WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bầu cử Mỹ: Còn 60 ngày, biết bao nhiêu việc

Kể từ cuối tuần này, cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2012 đã bước vào giai đoạn thật quan trọng: chỉ còn có đúng 60 ngày để hai ứng viên Barack Obama của đảng Dân Chủ cũng như ứng viên Mitt Romney của đảng Cộng Hòa thực hiện những cuộc vận động thu hút lá phiếu cử tri.

Hình ảnh rõ ràng nhất là ngay sau buổi tối Đại Hội Đảng Dân Chủ kết thúc ở Charlotte, N. Carolina, ông Obama lên đường đi New Hampshire, trong khi ông Romney có mặt tại Iowa và đề tài được 2 ông nói đến là chuyện tạo việc làm cho người dân, để giảm bớt tình trạng thất nghiệp. Tại Iowa, ông Romney cho rằng “43 tháng liền tỷ lệ thất nghiệp vẫn ờ mức trên 8% là điều đau lòng, chứng tỏ ông Obama không biết cách giải quyết vấn đề, dẫn đến tình trạng 23 triệu người đang thất nghiệp”, nhắc lại cam kết chỉ 4 năm đầu trong cương vị tổng thống, “tôi hứa sẽ tạo được 12 triệu việc làm cho người dân”. Ở New Hampshire, ông Obama đổ lỗi cho các vị dân cử Cộng Hòa chỉ biết nghĩ đến quyền lợi đảng phái, “không tiếp tay với hành pháp để tạo thêm công việc làm cho dân”. Vẫn theo lời ứng viên Dân Chủ, “nếu cánh Cộng Hòa thông qua dự luật mà tôi đã đệ nạp, chúng ta tức khắc có thêm cả triệu việc làm”.

Giải quyết tình trạng thất nghiệp là một trong những đề tài các đại biểu của cả hai đảng nói tới tại Tampa và Charlotte. Những cuộc tiếp xúc bên lề hai đại hội Cộng Hòa và Dân Chủ cho thấy những điểm các đại biểu của cả 2 đảng quan tâm nhất gồm có:

1- Kinh tế và thất nghiệp: đây là 2 từ được nói đến nhiều nhất, chỉ thua có số lần tên ông Obama và Romney được các đại biểu nhắc đến.

Trong cuộc họp báo bên lề ở Charlotte, Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Lao Động Mỹ AFL-CIO là ông Richard Trumka nói “kinh tế và thất nghiệp là những điều dân chúng Hoa Kỳ quan tâm đến nhiều nhất”, và ứng cử viên nào đưa ra được chính sách thực tiễn nhất để tạo việc làm, giúp phát triển kinh tế vững vàng “sẽ là người được cử tri tín nhiệm” trao chiếc chìa khóa mở cửa Tòa Bạch Ốc.

Ông Neil Newhouse, Cố Vấn Ủy Ban Tranh Cử Mitt Romney, cho rằng 2 vấn đề quan trọng này “chỉ được giải quyết với điều kiện phải thay đổi lãnh đạo” để tình hình quốc gia “không ở mức tệ hơn nữa trong 4 năm tới”. Cố Vấn David Plouffe của ông Obama thì nói “người dân Hoa Kỳ thấy rõ Tổng Thống (Obama) không chỉ đã giúp quốc gia vượt qua giai đoạn khó khăn nhất mà còn xây dựng được nền tảng vững chắc để tiến bước trong 4 năm tới”.

Một số nhà phân tích bầu cử dự đoán cuộc bầu cử sẽ “định hình” trong vòng 45 ngày nữa, tức vào giữa tháng Mười dân chúng Mỹ có thể đoán biết ai là người sẽ lãnh đạo quốc gia. Trong trường hợp đến lúc đó 2 bên vẫn còn ngang ngửa, báo cáo thất nghiệp phổ biến vào ngày thứ Sáu mùng 2 tháng 11 sẽ giữ vị trí quyết định thắng bại: nếu tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 7%, ghế tổng thống của ông Obama sẽ rất vững vàng, nếu vẫn ở mức 8% hay cao hơn, có khả năng ông Romney sẽ là ông chủ mới của Tòa Bạch Ốc.

2- Tranh luận: có 3 cuộc tranh luận giữa ông Obama và ông Romney (bắt đầu vào ngày mùng 3 tháng Mười ở Denver để bàn cãi về chính sách đối nội, ngày 16 tháng Mười để trả lời các câu hỏi do cử tri đặt ra, và kết thúc vào ngày 22 tháng Mười tại Baca Raton, Florida với cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại).

Cả 2 ứng viên đã bắt đầu sửa soạn cho những cuộc tranh luận sẽ góp phần định đoạt lá phiếu cử tri sẽ dành -hay không dành- cho họ. Hồi 1996, ứng viên Ronald Reagan thành công nhờ thắng cuộc tranh luận với Tổng Thống Jimmy Carter; năm 2000 ông Al Gore của đảng Dân Chủ gặp trở ngại vì không trả lời sát những câu hỏi do cử tri đặt ra khi tranh luận với ứng viên George W. Bush của đảng Cộng Hòa.

Dự đoán: trong cương vị của nhà lãnh đạo đương nhiệm cộng với những bản phúc trình được nghe hàng ngày về tình hình quốc tế, ông Obama sẽ có lợi thế ở cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại, nhưng phải chống đỡ khá vất vả về chính sách đối nội và trước câu hỏi “nước Mỹ có khá hơn trong 4 năm ông Obama nằm quyền hay không” mà ứng viên Romney sẽ nhấn mạnh để lấy phiếu của cử tri. Ngoài tình trạng thất nghiệp, ông Romney sẽ đánh mạnh vào những vấn đề khác, như mức phát triển kinh tế giảm, 4 năm liền mỗi năm ngân sách thâm thủng 4,000 tỷ dollars, đạo luật cải tổ bảo hiểm y tế gây chia rẽ quốc gia và tăng thêm thâm thủng ngân sách v.v…

Một số chiến lược gia Dân Chủ như bà Celinda Lake tin rằng muốn chống đỡ mức tấn công của ông Romney, ông Obama phải “đưa ra những chính sách rõ ràng hơn trong 4 năm tới để cử tri thấy an tâm khi ông ngổi ở Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa, quên hẳn suy nghĩ phải thay đổi lãnh đạo mà phía ông Romney đang hô hào”.

Các quan sát viên bầu cử cũng dự đoán ông Obama có lợi thế vì tài hùng biện, và “phải nhớ ông ta phản ứng rất nhanh” như Thượng Nghị Sĩ John McCain đã nói sau khi thất bại ở cuộc tranh luận với ông Obama khi dự cuộc đua tiến về Tòa Bạch Ốc hồi 2008.

Hai ứng viên phó tổng thống -Josphe Biden và Paul Ryan cũng gặp nhau trong cuộc tranh luận được tổ chức tại Daneville, Kentucky hôm 11 tháng Mười-. Cả 2 ông đều nổi tiếng có tài ăn nói vì từng qua rất nhiều cuộc tranh luận ở nghị trường, ông Biden lại có thêm kinh nghiệm sau những cuộc tranh luận ở các cuộc bầu cử vòng sơ bộ của đảng Dân Chủ.

3- Những tiểu bang quyết định ghế tổng thống 2012: cuộc bầu cử chưa diễn ra nhưng kết quả ở nhiều tiểu bang đã được định sẵn, chẳng hạn như California sẽ thuộc về đảng Dân Chủ, tiểu bang Texas nằm trong tay đảng Cộng Hòa. Ngay 2 tiểu bang nằm ngoài lục địa Hoa Kỳ cũng đã có kết quả: Hawaii sẽ bỏ phiếu cho ông Obama, tiểu bang Alaska ủng hộ ông Romney.

Tất cả các cuộc thăm dò cử tri đều nói có từ 10 đến 12 tiểu bang vẫn chưa nghiêng về phía bên nào và đó là những nơi cả 2 ông sẽ dồn thì giờ và bỏ những khoản tiền khổng lồ để vận động, chẳng hạn như 70 triệu dollars quảng cáo tranh cử cho Ohio và Florida, 50 triệu dollars khác được dành riêng cho Virginia. Nên nhớ: Florida quyết định kết quả cuộc bầu cử năm 2000, Ohio là nơi tất cả các ứng viên Cộng Hoa đều thắng trên đường về Tòa Bạch Ốc, Virginia là tiểu bang 44 năm liền ủng hộ đảng Cộng Hòa, cho tới năm 2008 mới nghiêng về phía Dân Chủ.

Theo tính toán của phía Dân Chủ, ông Romney không có nhiều hy vọng vì phải thắng cả 3 tiểu bang nêu trên cộng với Indiana, North Carolina và New Hampshire. Bên Cộng Hòa có cách tính khác: ông Paul Ryan sẽ đem lại chiến thắng ở Wisconsin, các tiểu bang gồm Iowa, Colorado và New Hampshire cũng đang nghiêng về phía ông Romney. Mọi định đoạt chính trị cho cả 2 bên vẫn nằm ở Florida, Virginia và Ohio.

© Đàn Chim Việt

 

Tags:

6 Phản hồi cho “Bầu cử Mỹ: Còn 60 ngày, biết bao nhiêu việc”

  1. Mỹ nghèo says:

    Vì quyền lợi của dân nghèo ở Mỹ , tốt nhất nên ủng hộ Obama .

    Dân chủ chắt chiu , để dành , xây dựng . Cộng Hoà phục vụ cho tầng lớp giàu có , vay mượn nhẹ lãi đem ra nước ngoài đầu Tư tạo nên thất nghiệp trong nước .

    Xâng dầu tăng theo chiến tranh , tăng theo tình hình bất ổn Trung Đông , dân giàu càng giàu , dân nghèo chịu tận . Địa ốc suy sụp , ngân hàng thâu nhà , ngân hàng lời , dân vay tiền mua nhà mọi mất nhà , dân nghèo lãnh đủ .

    Nợ nần phá sản Cộng Hoà Tám năm xài xả Láng , dân chủ bốn năm Nai lưng chống đỡ còn bị Cộng Hoà kỳ Đà cản mũi , dân nghèo Mỹ ôm chịu thất nghiệp kéo dài . Lỗi này hoàn toàn do Cộng Hoà .

    Muốn nước Mỹ phát triển Cần phải có giai đoạn phục hồi , dân chủ làm được nếu Cộng Hoà chịu tiếp tay . Tuy nhiên , nếu Cộng Hoà thắng chắc chắn dân giàu Mỹ sẽ càng thêm giàu , dân nghèo phải xin trợ cấp dài hạn vài mươi năm nữa .

  2. quang phan says:

    Muốn biết người dân Mỹ đang ủng hộ ứng cử viên nào- giữa Obama và Romney- thì hãy nhìn vào kết quả của những cuộc thăm dò ý kiến mới nhất dưới đây của hai viện Gallup và Ramussen:
    Ngày 8 tháng 9: Kết quả của Viện Gallup: Obama 48%, Romney 45%. Viện Ramussen: Obama 46%, Romney 44%.
    Viện Gallup cũng cho biết có đến 52% cho rằng Obama làm việc giỏi, 42% không đồng ý.
    Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến được công bố ngày 6 tháng 9 của Viện Gallup : 69% khoái cựu tổng thống Bill Clinton.
    Năm ngoái, Viện Gallup cho biết dân Mỹ xếp hạng Bill Clinton và Ronald Reagan là hai trong số ba vị tổng thống vĩ đại nhất của Hoa kỳ.

  3. DâM Tiên says:

    Theo Dâm thấy, thì hai đảng CH và DC tại Mỹ cũng same same như nhau thôi.
    Anh nào cũng là tư bản. Anh này tư bản đất đai địa ốc, nhà băng; anh kia tư bản
    về khoa học kỹ thuật…

    Có ai nói, bên Dân chủ chỉ co cụm ở quê nhà, có lẽ không chính xác lắm đâu.

    Này coi, bà Clinton / Dân chũ đi khắp thế giới, chuyện nhớn chyện nhỏ, oai
    phương lẫm liệt, mấy ông vua chúa nước ngoài thấy bà là…run lên hừ hừ…

    Đừng có v ội nói theo kinh điển, là anh này ờ nhà ta(o), anh kia ở hàng xóm.
    Với Mỹ, có sự phân công vô tình hay vô hình cả đó. Ainsi soit-il. ( Dâm)

  4. Nguyễn cờ Tướng says:

    Cờ tướng thì chỉ biết có 32 quân, cách đánh là mã nhật, tịnh điền, xe liền, pháo cách. Biết gọn thế thôi. Nhưng nghe lõm bõm, cờ xuất tướng là thế lâm nguy. Cờ thí xe là mất cả thủ lẫn công. Ứng viên (Ư/v) Romney thì nghe cũng không có gì xuất sắc, điều làm nản CH khi bầu sơ bộ vì không có người xứng tầm. Dư luận thì khen có, chê có, còn thống kê (poll) có vẻ sát nút. Ư/v Obama lợi thế là đương nhiệm nhưng lại bị kinh tế suy thoái không chữa nổi (tuần rồi tỉ lệ thất nghiệp xuống 8.1% từ 8.3% nghe đâu lại là ảo vì thất nghiệp không đi tìm việc). Trở lại cờ xuất tướng, ngay gần 4 năm trước khi vào tòa Bạch Ốc TT Obama chưa có chiến lược quốc thái dân an nhưng ngài lại biểu dương tài hùng biện, họp báo liên tu ti, thăm viếng xã giao các nước liên chi hồ điệp. Ngay ngày đó người viết lưu tâm tới cờ xuất tướng. Bị đối phương chiếu, không có quân che chở phải xuất tướng, nghĩa là tướng không nằm trong ví thế an toàn. Tại sao dùng chiêu chưởng như vậy khi chưa cần dùng, còn HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG, ngài đi ra ngoài tầm vóc cửa cường quốc hay ảnh hưởng của giải hòa bình. Nói nhiều nói qúa hóa đa ngôn. Có lẽ không lầm thì trong thời gian cần nói vừa qua, tranh cử phải nói là chuyện thường nhưng ngài bị phê bình ít xuất hiện trong các cuộc họp bá́o (Nói như vậy không phải là ngài không nói nhưng nói sợ lập lại chăng). Thí xe, có lẽ xin hiểu là cỗ xe của DC là ngài cựu TT Clinton, Vị cựu TT cũng hùng biện không kém, còn là người sáng chói nhất của DC. Vị cựu TT đang đàn nâng ngài ư/v trên diễn đàn đại hội, lại đang lận lội vận động dùm cho ngài TT. Từ thuyết gia nổi tiếng của cuối thế kỷ 20 chẳng biết vì lý do gì Vị cựu TT trở thành chuyên gia vận động từ nhiều năm qua. Từ thành phố này qua thành phố khác, kết qủa không thấy poll nào nói nhưng cũng chung chung (thắng có thua có). Tuy nhiên đi vận động kỳ này coi như mũi tên bắn nhiều đàn sẻ. Ư/v thắng dễ dàng cho 2016, nếu CH thắng cam go ngay từ bây giờ tới 2016 (ư/v 2016 đã bao hàm sau đại hội rồi). Thêm vào đó các tranh luận sơ khởi trong DC 2008, vị cựu TT cũng không thiếu lời chê bai, bây giờ nói lại khó có hiệu qủa, không lẽ cử tri mau quên. NHững chuyện lẩm cẩm của cả hai ư/v đưa bầu cử kỳ này tới qúa cân bằng chưa phân thắng bại, tuy nhiên kinh tế thất nghiệp vẫn là điều chủ chốt, còn ngoại giao thi người bỏ phiếu it hiểu, chỉ một phía tỏ rõ đó là vị TT đương kim (đà nhắc tới Bin Laden chết, đặc biệt Bin Laden died, GM alive ” bail out “, tại sao chỉ nói GM mà không nói tất cả US, quên NO EASY DAY hay PRICE of POWER vừa xuất bản hay sao). Ngày bầu cử không xa, cầu mong cả hai ứng viên gặp may mắn nhưng đừng quên thắng cử hãy làm chớ đừng nói. Thời đại nói qua rồi.

  5. một người dân Việt says:

    Người ta vẫn ví Đảng Dân Chủ Mỹ có nhiều “âm tính” vì chỉ co cụm để lo cho riêng nước Mỹ. Còn Đảng Cộng Hòa Mỹ có nhiều “dương tính” thích đánh đấm lung tung làm tởn vía các quốc gia Hồi giáo, triệt tiêu luôn cộng sản Nga.
    Qua mấy bài viết về cuộc bầu cử 2012 tại Mỹ của Ô Nguyễn văn Khanh ta thấy ông có vẻ nghiêng về đảng Dân Chủ !
    Nhưng ta vẫn gọi Nguyễn văn Khanh là ông thì bây giờ phải làm sao ???

Leave a Reply to Le Viet