WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mitt Romney: Chuyện vẫn chưa yên

Mitt Romney. Ảnh Election 2012

Khi những hình ảnh trong buổi tiếp xúc giữa ứng viên Cộng Hòa Mitt Romney trong buổi gặp gỡ với những người ủng hộ bị lộ cho báo chí, các thành viên trong Ban Tham Mưu Tranh Cử cũng như các chiến lược gia của đảng chỉ biết lắc đầu chán nản. Lý do: người thu những đoạn phim này đã vi phạm 3 quy định được đặt ra ngày từ lúc ban đầu: không được thu hình, không được phổ biến với bất cứ ai, và đương nhiên, đừng nói gì với báo chí.

Bất kể ủng hộ đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa, tất cả những người tham dự những cuộc gặp mặt mang tính “đặc biệt” này đều được dăn dò rất kỹ lưỡng những quy định đã có từ lâu và tuyệt đại đa số đều tuân theo một cách nghiêm chỉnh, nhưng thỉnh thoảng vẫn có một vài người… xé rào! Quy định này cũng được áp dụng cho cả giới truyền thông, điển hình một số nhà báo làm việc cho những cơ sở truyền thông lớn của quốc gia được chấp thuận vào chụp một vài tấm ảnh, sau đó phải rời chỗ khi các ông bà ứng cử viên bắt đầu nói chuyện, không một nhà báo nào được phép ở lại. Đó là điều giới truyền thông “đương nhiên” phải biết, phải thuộc nằm lòng, anh hay chị nhà báo nào vi phạm quy định sẽ bị “trừng phạt” bằng cách không được cung cấp những tin tức cần biết, gọi điện thoại hỏi thăm không ai trả lời.

Dĩ nhiên, trong thời đại ai cũng có phone cầm tay có thể thu hình thu tiếng quá dễ dàng, các Ban Tham Mưu Vận Động Tranh Cử phải tìm đủ mọi cách để chận đứng chuyện tin tức bị lộ. Giữa tháng Năm vừa rôi trong buổi nói chuyện của Tổng Thống Barack Obama với những người ủng hộ ở New York, nhân viên trong Ban Vận Động tái tranh cử cho ứng viên đảng Dân Chủ tịch thu tất cả cell phone, máy ảnh của người tham dự. Hôm đó, cả trăm người đồng ý bỏ số tiền 40,000 dollars để ăn tối với ông Obama không một ai có tấm ảnh chụp chung với Tổng Thống hay đứng chụp chung với nhau, ngoại trừ những tấm hình do chính ban tổ chức chụp và gửi đến tận nhà cho từng người.

“Hầu như tất cả mọi cử tri đều nhận được thư mời tham gia góp tiền giúp một ứng viên nào đó vận động tranh cử”, bà Leslie Sorrell, người từng là phụ tá cho ông Romney ở cuộc vận động 2008 nói, “nhưng chỉ có một số rất ít được chúng tôi xếp vào danh sách những người hết lòng ủng hộ và bạn bè của ứng viên được mời dự những cuộc gặp gỡ đặc biệt như thế này”. Sự khác biệt của cuộc gặp “đặc biệt” và những buổi tiếp xúc vận động tranh cử: ứng viên có dịp chia sẻ những cảm nghĩ riêng tư về kế hoạch tranh cử, về chương trình vận động và những điều có thể ảnh hưởng tới cuộc vận động, thay cho những bài diễn văn mang nội dung kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho mình và chê bai chính sách, đường lối của đối phương.

Được mời gặp riêng một ứng cử viên khác xa với được mời cùng với cả ngàn người nghe ứng cứ viên đó nói chuyện”, bà Beth Mundy, từng làm việc với Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ John Kerry -khi ông Kerry ra tranh cử tổng thống cách đây 8 năm- góp ý kiến. Bà Mundy giải thích rõ ràng và dễ hiểu hơn: “gặp gỡ giữa người ra tranh cử với một nhóm nhỏ tựa như một cuộc họp mang tính gia đình, đương nhiên ai cũng phải biết không nên đem chuyện gia đình ra nói với mọi người, nhiều khi không nói ngay cả với bạn bè thân nhất”. Bà nhấn mạnh “đó là điều ai cũng hiểu, được các nhân viên của Ủy Ban Vận Động nhắc nhở” nhưng chính bà cũng hiểu dù cố gắng đến đâu đi chăng nữa “điều đáng tiếc là bao giờ cũng có người tìm đủ mọi cách để vi phạm!”.

Điều đáng tiếc đó xảy ra với ông Romney hôm thứ Ba tuần trước.

Hình ảnh được gửi cho báo chí -đầu tiên là cho tạp chí Mother Jones, sau đó được đưa lên Youtube- là hình ảnh thu lại trong buổi gặp gỡ giữa ông Romney và thành phần quan khách chọn lọc, tổ chức ở nhà riêng của nhà hoạt động tài chánh Marc Leder tại Boca Raton, Florida cách đây vài tháng. Đại để hôm đó ông Romney nói rằng ông chẳng hy vọng gì ở nhóm 47% cử tri đang hưởng trợ cấp xã hội, tập thể này sẽ dồn phiếu cho đối thủ của ông là ứng viên Barack Obama. Phát biểu của ông Romney được hiểu -và rất nhiều người hiểu- là cứ 2 cử tri ở Hoa Kỳ thì có một người đang sống bằng trợ cấp dưới những hình thức khác nhau từ tem phiếu cho tới nhà ở…, thành phần này “không đóng thuế” cũng chẳng muốn tiến thân, tới mức ông ví von “họ trở thành nạn nhân (của những gì họ đang được chính phủ giúp đỡ)” và ông thấy “không cần phải tâm tới họ” trong cuộc vận động tranh cử năm nay.

Ngay sau khi tin này được phổ biến, các cố vấn và những chiến lược gia của ông Romney tìm đủ mọi cách để “chữa cháy”. Những lời giải thích được đưa ra, những bản thông cáo báo chí được phân phát cho mọi người, và một cuộc họp báo trực tuyến được tổ chức vào lúc 10 giờ đêm để đích thân ông Romney có cơ hội trình bày. Đại để ông và các nhân viên trong ban tham mưu không phủ nhận đã nói những điều giới truyền thông loan tải, nhưng ông chỉ khéo léo bảo điều ông nói không được mọi người hiểu “theo nghĩa tốt của nó”.

Nghĩa tốt mà ông muốn nói có thể tóm tắt như sau: chính sách kinh tế sai lầm của ông Obama đã khiến mọi chuyện trở thành tệ hơn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức trên 8%, vì không có việc làm nên nhiều người phải sống bằng trợ cấp xã hội, sống riết rồi họ nản chí vì thấy đời sống, tương lai chẳng có gì sáng sủa hơn. Lời giải thích của ông Romney và các cố vấn kết thúc bằng câu: chỉ có ông Romney mới thay đổi khuôn mặt kinh tế lẫn xã hội của Hoa Kỳ, tạo phấn khởi cho mọi người, kêu gọi cử tri bỏ phiếu ủng hộ ông, để ông có cơ hội xây dựng lại đất nước từ cảnh u   hiện nay biến thành một nước Mỹ đầy sống động mà ai ai cũng mong nhìn thấy. Trong quảng cáo vận động tranh cử bằng tiếng Spanish mới phổ biến đầu tuần này ông nói rõ hơn: sẽ là tổng thống của mọi người, bất luận giầu nghèo, bất kể đang được hưởng trợ cấp hay đang đi làm, không phải sống nhờ trợ cấp.

Đương nhiên phe ông Barack Obama tận dụng tối đa chuyện sơ hở của ông Romney. Người đầu tiên lên tiếng là ông phát ngôn viên Jay Carney của Tòa Bạch Ốc, bảo “làm Tổng Thống là phải lo cho mọi người” chứ không phải làm Tổng Thống chỉ cho một thành phần nào đó trong xã hội. Sau đó tới phiên chính ông Obama, không bỏ sót cơ hội để nói với cử tri ông là người được chọn “để lãnh đạo nước Mỹ chứ chẳng riêng cho một mình ai”. Thứ Bảy vừa rồi khi đến Wisconsin vận động tranh cử, ông Obama còn nhắc lại, nói đùa với cử tri là “chẳng thấy 47% nạn nhân mà ông Romney nói đâu cả”, chỉ thấy những công dân Hoa Kỳ “lo âu về đất nước” mà thôi.

Ngay chính các bình luận gia nổi tiếng của cánh bảo thủ Cộng Hòa cũng lên tiếng trách cứ ông Romney. Ông William Kristol của tạp chí bảo thủ Weekly Standard gọi phát biểu của ông Romney là “ngu xuẫn”, nhà bỉnh bút David Frum cho rằng lỗi lầm ông Romney phạm phải “to không kém lỗi Tổng Thống Gerald Ford từng phạm lúc ra tranh cử với ông Jimmy Carter hồi 1976”, khi ông Ford tuyên bố “không hề có chuyện “Liên Sô thống trị những nước chư hầu Đông Âu”.

Bài viết của bình luận gia bảo thủ David Brooks đăng trên tờ The New York Times còn đi xa hơn, ví von ông Romney thuộc cánh nhà giầu, “không biết gì về nước Mỹ” mà ông muốn lãnh đạo. Bài bình luận đó đặt câu hỏi tập thể 47% bị ông bỏ sót đó là ai, “có phải đó là những cựu chiến sĩ từng chiến đấu ở Iraq đang nhờ sự giúp đỡ của Bộ Cựu Chiến Binh? Có phải đó là những sinh viên đang trông chờ vào tiền vay được của chính phủ để đi học? Có phải đó là những người đã về hưu đang sống bằng tiền trợ cấp an sinh xã hội và Medicare?”.

Điều đáng mừng cho ông ứng viên Cộng Hòa là cũng có người lên tiếng bênh vực ông. Trả lời phỏng vấn của đài NBC, tỷ phú Donald Trump cho rằng ông Romney “không cần phải xin lỗi ai cả”, bảo thêm “những người trong nhóm ông ta nói đó sẽ không bỏ phiếu cho ông ta” và “nếu họ không bỏ phiếu cho mình thì đừng thắc mắc làm gì nữa” lo dồn nỗ lực vận động “để thu hút phiếu của thành phần cử tri độc lập”.

Blogger Erick Erickson

Một trong những blogger của cánh Cộng Hòa là ông Erick Erickson cũng có cảm nghĩ như ông tỷ phú Trump. Trên trang blog mang tên Redstate blog, ông Erickson viết rằng “phần lớn cử tri Mỹ đồng ý với những gì ông Romney đã nói vì quả thật, có quá nhiểu người đang sống bằng trợ cấp chính phủ”. Blogger nổi tiếng này viết thêm là Ban Vận Động Tranh Cử cho ông Romney nên đưa vấn đề này ra tranh cãi khắp nơi, để cho cử tri Hoa Kỳ biết chính sách theo dạng xã hội chủ nghĩa mà ông Obama thực hiện 4 năm qua đã đẩy người dân đến chỗ “phải trông chờ vào chính quyền”.

Đây không phải lần đầu tiên những gì ông Romney chia sẻ với những cừ tri và bạn bè thân tín bị tiết lộ ra ngoài. Đầu năm nay, một trong những người đóng tiền nghe ông nói chuyện kể lại với tờ The Wall Street Journal là ông Romney cho hay nếu đắc cử, một trong những việc đầu tiên ông sẽ làm là “thu nhỏ Bộ Giáo Dục”. Vài tháng trước đây, hình ảnh trên Youtube cho thấy ông hết lời ca ngợi tài làm ăn của ông John Schnatter, người dựng nên hệ thống pizza Papa Jones.

Hình ảnh đó được thu bằng điện thoại di động (cell phone) trong bữa tiệc giúp ông Romney vận động tranh cử do ông Schnatter đứng ra tổ chức tại nhà riêng ở tiểu bang Kentucky.

 

Tags:

Phản hồi