WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê

Ông Nguyễn Chí Thiện, sinh năm 1939 tại Hà Nội, tác giả của tập thơ nổi tiếng Hoa địa ngục vừa qua đời ngày 02/10/2012 tại nước Mỹ. Những dòng sau đây xin được thay cho lời cầu nguyện tốt đẹp nhất tới linh hồn người quá cố và những bạn hữu, thân nhân và những người yêu quí ông.

Kể cả sau này khi thời thế đã thay đổi và Hoa địa ngục được xuất bản chính thức ở Việt Nam thì có thể vẫn có nhiều độc giả không thiện cảm với những từ ngữ thường quá bộc trực, cay đắng hay mang tính chửi thẳng của tác phẩm này. Nhưng nếu đặt những cảm xúc hoặc những hình thức thể hiện sang một bên thì không thể không thừa nhận Hoa địa ngục đã dám phê phán ba yếu tố – ba vấn đề – mà cho đến tận bây giờ không phải ai cũng nhận ra hoặc dám đụng đến, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh thường được gọi là “Bác” và chủ nghĩa Marx-Lenin.

Ngay năm 1959, trước khi vào tù lần thứ nhất và khi mới chỉ chớm tuổi 20, Hoa địa ngục[i] đã chĩa sự phê phán không úp mở vào đúng Đảng:

“Tôi thường đi qua phố
Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ
Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo
Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên
Dốc tàn hơi thổi đứt đoạn như rên
Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Đảng
Đã mang lại Ấm no và Ánh sáng!”
(“Tôi thường đi qua”, 1959)


và bản chất gieo rắc cái ác của Đảng:

“Trên mảnh đất, Đảng gieo mầm tội lỗi!
Trong lành cũng phải tanh hôi!
Trẻ con chưa nứt mắt đã tù rồi!
Bạo lực đi về rất vội!
(“Trên mảnh đất”, 1964)
Càng về sau, qua những lần tù càng dài thêm, sự phê phán và nhận thức về bản chất Đảng lại càng sâu hơn và, dĩ nhiên, gay gắt hơn:
“Không ai kêu nổi một lời
Mồm dân Đảng khóa đã mười mấy năm!”
(“Gửi Bertrand Russel”, 1968)
Đảng bắt câm, bắt nói, bắt khóc, bắt cười
Bắt đói, bắt làm, hé răng oán thán
Là tù ngục mục xương độc đoán
Phải chăng đó giá công lao huyết hãn
Mấy ngàn ngày đánh Pháp những năm xưa”
(“Đồng lầy”, 1972)

“Đảng thực chất chỉ là Đảng cướp
Dựng triều đình mông muội giữa Văn minh
Sống tạm thời nhờ thủ đoạn yêu tinh,
Nhờ súng đạn Tàu, Nga, bắt bớ.”
(“Đảng”, 1973)

Và đây, Hoa địa ngục phác lên một hình ảnh toàn trị thu nhỏ của Đảng, kiểm soát hết các nhân quyền cơ bản:

Nhà văn nhà báo
Nhà giáo nhà thơ
Nhà thờ nhà chùa
Đều sợ đều thua
Nhà tù – nhà Vua!
Chớ đùa với Đảng!”
(“Nhà văn”, 1980)

Còn về “Bác”, Hoa địa ngục đã đề cập nhiều lần trong nhiều giai đoạn khác nhau nhưng có thể nói bài “Không có gì quí hơn độc lập tự do” là bài điển hình cho cái nhìn tổng quát nhưng xuyên thấu qua mọi lớp vỏ tuyên truyền về Hồ Chí Minh hay của chính Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nếu vẫn thành kiến về những đại từ nhân xưng như “thằng”, “nó”, “con” thì có thể có hơi khó khăn để đồng cảm được với sự bộc trực, tinh ý của Hoa địa ngục lúc mới có 29 tuổi:

“Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!

Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Đảng nó
Đó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Độc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó…”
(“Không có gì quí hơn độc lập tự do”, 1968)
Và chỉ bằng hai câu thôi, Hoa địa ngục đã có thể tóm gọn “Bác”:
“Bác Hồ chúng ta
Kịch gia xuất sắc”
(“Tên hề”, 1971)
Về chủ nghĩa Marx-Lenin tức chủ nghĩ cộng sản, điều đáng ngạc nhiên nếu không muốn nói là kinh ngạc, trong một hoàn cảnh ngặt nghèo thông tin, tuổi đời còn rất trẻ và chắc chắn không có nhiều thời gian để đi học hay tự đọc, vì đã phải liên tục đi tù, nhưng Hoa địa ngục ngay lúc chưa đầy 25 tuổi đã nhận ra sai lầm rất chính trị:

“Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản!”
(“Mỗi lầm lỡ”, 1963)

Dường như năm tháng tù đày triền miên lại làm cho Hoa địa ngục nhận thức sâu hơn chủ nghĩa Marx-Lenin về sự bất tương thích và hệ lụy của nó đối với dân tộc:

Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước, phá nhà.”
(“Đồng lầy”, 1972)

Và đây Hoa địa ngục đã nói về chủ nghĩa Marx cách đây gần 40 năm mà lại gần giống như những gì ai đó mới lần đầu lên tiếng gần đây:

“Chủ nghĩa Mác chỉ là không tưởng
Trái với bản chất con người, reo rắc tai ương

Nếu cứ ngu si ôm mãi chủ nghĩa này
Nếu cứ thẳng tay bóp mãi dạ dầy
Đất nước nở mặt nở mày làm sao được nữa!
Dân tộc ta phải quăng ngay nó vào bếp lửa
Nồi cơm mới có thể mong đầy
Tự do, no ấm mới sum vầy”
(“Chủ nghĩa Mác”, 1984)

Có thể nói, so với tuổi đời của bản thân, Hoa địa ngục đã nhận thức được rất sớm và cũng dám phê phán bác bỏ rất sớm, mặc dù không hệ thống, về ba trụ cột chính của quyền lực cộng sản tại Việt Nam: Đảng, Bác, Marx-Lenin.

Nếu nhìn lại “Nhân văn-Giai phẩm” và “Xét lại chống Đảng”, những hoạt động và biến cố xảy ra gần trước và sau so với Hoa địa ngục, trong ánh sáng nhận thức về ba trụ cột đó thì lại thấy nhận thức của Hoa địa ngục còn sớm cả so với thời đại nữa. Trong “Nhân văn-Giai phẩm” đã có những tiếng nói, bài viết và thái độ bất ưng, phê phán sâu sắc về sự chà đạp nhân quyền cơ bản hay vấn đề pháp trị của Đảng và có thể có cả những phê phán ẩn dụ về lãnh tụ nữa nhưng tất cả vẫn còn hoàn toàn trên tinh thần chấp nhận Đảng, tránh xa vấn đề “Bác” và không hề đề cập đến Marx-Lenin. Ở “Xét lại chống Đảng” cũng tương tự, chỉ là không đồng ý với chính sách của Đảng lúc đó, còn về chủ nghĩa Marx-Lenin, Hồ Chí Minh và Đảng đều vẫn được tôn trọng – tinh thần này gần như vẫn được các cựu thành viên của các biến cố đó giữ nguyên cho đến tận gần cuối những năm 1990.

Nhìn lại bối cảnh khắc nghiệt, tăm tối của Hoa địa ngục cách đây gần nửa thế kỷ và thực trạng hôm nay còn rất nhiều bậc trí giả vẫn tự coi Đảng, Bác là những thứ húy kỵ, lại càng thấy cái ghê gớm nhất, đáng kính phục nhất của Hoa địa ngục: không phải là bản lĩnh tù đày, kiên gan trong cô đơn hay trường thơ tố cáo in trong trí nhớ, mà là sự nhìn ra sớm, nhìn thấy triệt để nhưng lại không giấu mọi người về cái Ác rất to lớn – cái Ác ở tầm quốc gia, dân tộc.

Hoa địa ngục đương nhiên phải chia tay trần thế nhưng chắc chắn không bao giờ phải đi về địa ngục.

© 2012 pro&contra

——————————————-

[i] Các bài thơ trích dẫn ở đây đến từ hai nguồn: Hoa địa ngục, Thơ Nguyễn Chí Thiện

14 Phản hồi cho ““Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    HOA MIỀN BẮC

    Ôi hay thật hai đóa hoa miền Bắc
    Hai đóa hoa ai biết rõ lâu nay
    Đóa hoa đỏ của thợ thơ Tố Hữu
    Đóa hoa đen Nguyễn Chí Thiện lạc loài
    Hai đóa hoa đều ngợi ca về Bác
    Mà nghe tuồng như hai hướng riêng nhau
    Hoa Tố Hữu là hoa đầy tâng bốc
    Chí Thiện ơi sao hoa chỉ đắng cay
    Giữa hai đóa cái nào là sự thật
    Hoa tàn rồi có để lại mai sau
    Một làn hương hay là làng xú thối
    Vẫn còn kia âm vang mãi trên đời
    Vườn Việt Nam chưa từng hoa nở rộ
    Rộ kiểu này hoa xứng được để đời
    Thơ Việt Bắc đúng là thơ Tố Hữu
    Địa Ngục Hoa Nguyễn Chí Thiện vào đời
    Hai đóa hoa một đen và một đỏ
    Đôi sắc màu tương phản để cùng chơi
    Ta đứng giữa ngắm thôi nào phê phán
    Chuyện tự nhiên là việc của người đời
    Điều cao đẹp có mùa xuân én lượng
    Còn sá gì bọn bồi bút nơi nơi
    Mong một ngày thanh bình trên đất nước
    Để ngàn hoa phô sắc thật trên đời !

    THƯỢNG NGÀN
    (14/10/12)

  2. hai duong says:

    mất mát và hy sinh không ai muốn bao giờ nhưng đất nước bị xâm lăng thì không thể ngồi yên. Những mất mát và hy sinh đó Đảng và nhân dân Việt Nam không mong muốn nhưng không thể sống mãi trong cảnh lầm than được. Tội lỗi lớn nhất là lũ xâm lăng, những kẻ muốn chia cắt mảnh đất hình chữ S này, những kẻ chà đạp lên chủ quyền dân tộc

    • Trúc Bach says:

      Gời anh hai duong !

      - Cái món “đất nước bị (Mỹ) xâm lăng” của anh đã “nỗi thời” rồi, bời vì ngay nay, dù kẻ ngu xuẩn đến mấy thì cũng biết rằng Mỹ nhẩy vào tham chiến tại VN là muốn ngăn chặn làn sóng Hán Hóa của Mao tràn xuống phia nam (cũng như ngày nay Mỹ đang cố quay trở lại Á Châu với cùng mục đích như trước 1975)…chứ Mỹ nào có muốn chiếm đất đai biển đảo của VN đâu mà bảo rằng xâm lược ?

      - Chỉ có Hồ Chí Minh và đảng cs bắt dân miền bắc “sống mãi trong cảnh lầm than”, chứ miền Nam trước 1960 thì nhân dân đâu có sống trong cảnh lầm than ?! Cho tới khi Hồ Chí Minh tuân lệnh Mao Trạch Đông thành lập cái gọi là MTGPMH để tiến hành cuộc chiến tranh hầu mở đường cho Mao xuống ĐNÁ, thì dân miền Nam mới phải sống trong cảnh lầm than mà thôi .

      - Anh có biết ai là thủ phạm “chia cắt mảnh đất hình chũ S này” không ? Chính Hồ Chí Minh đấy anh ạ…anh nên tim hiểu thêm về HĐ giơ Ne Vơ để biết rằng Hồ Chí Minh – theo lệnh Mao Trạch Đông – đã cho Tạ Quang Bửu cùng Phạm Văn Đồng tháp tùng Chu Ân Lai đến Giơ Ne Vơ để ký với thực dân Pháp đấy .

      - Chưa có thời đại nào mà chủ quyền dân tộc VN bị chà đạp tàn bạo như trong “thời đại Hồ Chí minh” …Việc Trung Cộng lấn chiếm biên giới đã xẩy ra từ những thập niên 1960, ngay trước mắt Hồ Chí Minh (anh tìm đọc “30 năm Sự Thật Quan Hệ Việt Trung…” do Hà Nội xuất bản thì biết) . Và ngày nay, Chủ quyền VN càng ngày càng bị Trung Cộng chà đạp trắng trợn – đặc biệt – ở ngoải Biển Đông…mà trước năm 1973 – khi VNCH còn hiện hữu thì không hề bị .

      Anh nên học hỏi thêm về lịch sử để biết ai là kẻ bán nước, ai là người giữ nước …. (*)

      (*) “Học sinh VN dốt sử Việt” vốn là chủ trương của đảng và nhà nước CHXHCNVN, nên việc khuyên anh học hỏi thêm sử Việt là rất khó cho anh ….nhưng cũng khuyên cầu may .

  3. Trúc Bạch says:

    Các anh chị cháu ngoan bác Hồ cứ thỉnh thoảng lại lên diễn đàn ca tụng chiến thắng “thần thành” của bác và đảng….

    Nhưng Nguyễn Chí Thiện đã “bạch hóa” được cái “giá cắt cổ” mà nhân dân miền Bắc đã phải trả cho cái chiến thắng này của Hồ Chí Minh và đảng csVN chỉ bằng hai câu thơ :

    “Chốn thôn trang vắng bóng trai làng
    Giấy báo tử rơi đầy mái rạ .

    Còn Chế Lan Viên thì cho ra một con số cụ thể và rất “ấn tượng” , cũng qua hai câu thơ :

    Mậu Thân 2000 người xuống đồng bằng
    Chỉ một đêm, còn sống có 30 !

    Cám ơn nhân chứng Nguyễn Chí Thiện và Chế Lan Viên !

  4. Trương Thúy Sơn says:

    Từ trước đến nay tôi vẫn yêu thơ của Hữu Loan và rất phục cái con người có cái tầm nhìn (vision) để thấy được cái xấu xa, sai trái của CS ngay từ ngày nó còn nằm trong trứng nước, có cái khí phách để chống lại nó và sự can đảm quyết chí không theo chúng dù là bị trù dập, đọa đày, tù ngục. Tôi xem Nguyễn Hữu Loan như là thần tượng của tôi. Hôm nay, tôi đọc được nhiều về những bài thơ và con người của Nguyễn Chí Thiện và những suy tư, hành động của ông, rất tiếc là lúc ông đã vĩnh viễn ra đi, tôi củng có thể nói nhà thơ bât khuất Nguyễn Chí Thiện là người được tôi xếp vào thần tượng mà tôi mến phục cùng với nhà thơ tài hoa, can đảm Nguyễn Hữu Loan.
    Nguyện cầu cho linh hồn ông được bình an và phiêu diêu nơi miền cực lạc. Hy vọng “hoa địa ngục” của ông sẽ nở ra và biến mảnh đất Việt Nam trở thành thiên đường của hạ giới.
    Trương Thúy Sơn

  5. D.Nhật Lệ says:

    Một người can đảm như nhà thơ NCT.thì phải nói là liều mạng,chứ không chỉ can trường mà thôi đâu !
    Đọc những gì ông diễn tả khi tìm cách đột nhập Toà ĐS.Anh với nhà giáo kiêm ký giả Bùi Văn Phú thì phải
    công nhận ông liều chết chỉ với mục đích truyền ra thế giới tập thơ tố cáo chế độ cs.tàn ác của ông vì ông luận rằng người nước ngoài là kẻ ngoài cuộc làm gì hiểu được sự phi nhân của người CS.!
    Dù sao đi nữa,thời đó người dân miền Bắc được quản lý chặt chẽ mà ông dám làm thơ phản kháng chế
    độ như thế là điều cực kỳ hiếm có đối với 1 cá nhân công dân mạt hạng,chứ không phải chức sắc của chế
    độ như các văn thi sĩ trong 2 nhóm Nhân Văn và Giai Phẩm.
    Đọc bài của Phan Nhật Nam thì biết thêm những tên tham gia bôi bẩn,vu cáo ông hơi…bị nhiều.Khởi đầu
    từ nhóm Duy Dân rồi Sài Gòn Nhỏ của Đào Nương thông qua nhóm “3 tay” Việt Thường-Lý Tuấn-Nam
    Nhân ở Anh.Trong bộ 3 này có tay Lý Tuấn (đội lốt là cựu sĩ quan VNCH) mà tôi từng nghi ngờ chúng có
    mục đích xấu,dù VT.vốn làm báo Nhân Dân (CS) giả “khổ nhục kế” rồi xuất cảnh qua Anh.Đặc biệt có tên
    Trần Thanh trước đây thường thấy viết nhiều bài,xây dựng thì ít mà phá hoại cộng đồng thì nhiều,cũng
    nhảy vào đánh hôi nhà thơ NCT.
    Do đó,chúng ta cần phải đối chiếu lời nói hay bài viết của tác giả để biết mục đích tốt hay xấu của họ.
    Chưởi bới nhiều mà bản thân đương sự không làm gì hay không chịu tham dự những việc cộng đồng
    thì đích thị là có ý đồ gây phân hoá và bát nháo cộng đồng.Nói rõ hơn,đó là tay sai “nằm vùng”.

  6. Minh Đức says:

    Nói rằng Nhân Văn Giai Phẩm “chấp nhận Đảng, tránh xa vấn đề “Bác” và không hề đề cập đến Marx-Lenin” là đúng. Vì các nhà văn của Nhân Văn Giai Phẩm họ không chống lại chủ nghĩa Mác Lê. Họ chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN, họ chấp nhận chủ nghĩa Mác Lê nhưng họ chỉ không chấp nhận lối chỉ đạo văn nghệ là bắt phải viết theo khuôn mẫu sát với chỉ thị. Họ muốn viết theo ý nghĩ thật của họ với lòng yêu chủ nghĩa xã hội. Nhưng lòng yêu chủ nghĩa xã hội của họ thì không chấp nhận thiều cái xâu do chế độ độc tài toàn trị sinh ra. Mà đảng CSVN thì nhất định phải duy trì chế độ độc tài toàn trị. Cho nên nếu cho các nhà văn tự do viết theo óc họ nghĩ thì có thể chế độ độc tài toàn trị sẽ phải bị bãi bỏ mà miền Bắc có thể đi theo con đường của Tiệp Khắc năm 1968 hoặc có thể theo chế độ xã hội chủ nghĩa nhưng gần với ở Bắc Âu hơn. Nhưng đấy là điều “Bác” không muốn.

  7. Trung Kiên says:

    Lời tiễn biệt của BS Phạm Hồng Sơn với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện:

    Trích…”Nhìn lại bối cảnh khắc nghiệt, tăm tối của Hoa địa ngục cách đây gần nửa thế kỷ và thực trạng hôm nay còn rất nhiều bậc trí giả vẫn tự coi Đảng, Bác là những thứ húy kỵ, lại càng thấy cái ghê gớm nhất, đáng kính phục nhất của Hoa địa ngục: không phải là bản lĩnh tù đày, kiên gan trong cô đơn hay trường thơ tố cáo in trong trí nhớ, mà là sự nhìn ra sớm, nhìn thấy triệt để nhưng lại không giấu mọi người về cái Ác rất to lớn – cái Ác ở tầm quốc gia, dân tộc“.

    Đồng ý với BS Phạm Hồng Sơn! rằng…”Hoa địa ngục đương nhiên phải chia tay trần thế nhưng chắc chắn không bao giờ phải đi về địa ngục”.

    Người ra đi nhưng thơ ở lại
    Để mọi người cùng đọc lai rai
    Nhớ đến ông Thiện, ngẫm tương lai
    Mong một ngày TỰ DO trở lại

    Cám ơn BS Phạm Hồng Sơn và DCV.Info

    • Choi Song Djong says:

      Chào Trung Kiên.
      Mình đọc nhiều bài viết với những đề tài khác nhau và cũng đọc hầu hết những còm,tuy nhiên ít khi và hầu như kg thấy những “đỉnh cao” chuyên viết bài tôn giáo,mình cho rằng đối với họ thì vấn đề yêu nước là chuyện không tưởng mà trong lòng của họ chỉ chất chứa chuyện thù hằn bài xích tôn giáo.Nói đến nhà thơ NCT thì mình vẫn nợ bác ấy một email động viên,còn nhớ lúc người ta vu oan và đấu tố khi bác ấy đến Hoa Kỳ thì mình dù tin bác NCT chính là tác giả của tập thơ Hoa Địa Ngục nhưng không biết làm gì hơn ngoài cầu nguyện và nói lời bênh vực bác ấy mỗi khi có dịp.nay âm dương cách biệt và NCT vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong trái tim của mình và nhiều người.Thân mến

  8. Khinh Binh says:

    Trich: “Nhìn lại bối cảnh khắc nghiệt, tăm tối của Hoa địa ngục cách đây gần nửa thế kỷ và thực trạng hôm nay còn rất nhiều bậc trí giả vẫn tự coi Đảng, Bác là những thứ húy kỵ, lại càng thấy cái ghê gớm nhất, đáng kính phục nhất của Hoa địa ngục: không phải là bản lĩnh tù đày, kiên gan trong cô đơn hay trường thơ tố cáo in trong trí nhớ, mà là sự nhìn ra sớm, nhìn thấy triệt để nhưng lại không giấu mọi người về cái Ác rất to lớn – cái Ác ở tầm quốc gia, dân tộc.”

    Hay qua!! Xin cam on tac gia!

  9. NamQuan Nguyen says:

    Xin cam on O. Nguyen Chi Thien và nhà trí thưć trẻ Pham Hong Son. Những con nguoì không biết cuí dâù trước bạo lực !

  10. Thanh Chien o Uc Dai Loi says:

    Nghe tn nhà thơ ra đi, buồn rướm lệ. Người mà tôi vô cùng kính phục dù chưa gặp mặt.

Leave a Reply to Trúc Bach