WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mitt Romney & Barack Obama Ai thắng ai?

LND: Tuần báo The Economist số ngày 6/10 – 12/10/2012 dành 20 trang để viết về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 6/11 sắp tới. Bài báo phân tích lập trường và cách ứng xử của hai ứng cử viên Mitt Romney và Barack Obama.

The Economist làm nổi bật 11 vấn đề: (1) Bế tắc tại quốc hội, (2) Giải pháp cho thâm thủng ngân sách 1000 tỉ mỹ kim, (3) Gỉải pháp vực kinh tế Hoa Kỳ dậy, (4) Sự khác biệt ý kiến về hệ thống chăm lo sức khỏe của dân, (5) Vấn đề giáo dục trung tiểu học và đại học, (6) Chính sách di dân, (7) Bế tắc về năng lượng và làm sạch bầu không khí (8) Cách giải quyết các điểm nóng trên thế giới, (9) Khác biệt ý kiến về chi phí quốc phòng, (10) Đối sách với tình trạng tội phạm và nhà tù trong nước, (11) Quan niệm đối với các vấn đề đồng tính luyến ái và quyền phá thai của người phụ nữ.
Sau cùng The Economist đặt câu hỏi “Ai thắng ai?” và hậu quả của nó với bài: “Four more weeks” (Bốn tuần lễ nữa). 

** Sau đây là nội dung bài báo **

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần này bắt đầu với nhiều thuận lợi cho ông Romney. Với những triệu chứng như chỉ số thất nghiệp cao trên 8%, kinh tế tăng trưởng một cách èo ọp ở chỉ số 2%, lợi tức gia đình trung bình giảm 4.6% so với năm 2009 (là năm ông Obama bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống), ngân sách thâm thủng hơn 1000 tỉ mỹ kim suốt 4 năm liền, chiến tranh Afghanistan nhì nhằng không hơn không thua, một cuộc cải tổ bảo hiểm sức khỏe không được sự hậu thuẫn lưỡng đảng gây nhiều tranh luận và bất hòa trong nước thì cái hy vọng tái đắc cử của ông Obama rất là mong manh. Nếu ông Mitt Romney biến cuộc bầu cử này thành một cuộc trưng cầu dân ý về thành quả của đương kim tổng thống Obama thì ông sẽ thắng dễ dàng.

Nhưng ông Romney đã không làm được như vậy, và cuộc bầu cử tổng thống này không phải là một cuộc trưng cầu dân ý mà là một sự chọn lựa. Đa số cử tri Mỹ không bằng lòng với hiện trạng nhưng có thể họ không bỏ phiếu cách chức ông Obama. Cử tri Hoa Kỳ biết hiện trạng tuy không khích lệ gì nhưng không phải hoàn tòan do lỗi của ông Obama. Ông Obama kế thừa những hệ lụy do tổng thống George Bush để lại, cũng như cuộc khủng hoảng của đồng Euro tại Âu châu, và kinh tế Á châu trì trệ. Tuy nhiên cử tri có thể bỏ phiếu “mời ông Obama về vườn” nếu họ thấy người thay ông có một chính sách chấn hưng quốc gia rõ ràng minh bạch.

Và đó là điều, theo 11 tiểu đề phân tích trên, cho thấy ông Romney lúng túng chưa làm được. Trong khi đó cử tri thấy được chính sách của tổng thống Obama, và biết rằng với một quốc hội bế tắc vì tranh chấp đảng phái ông Obama 4 năm tới cũng chỉ có thể tiếp tục các kế sách hiện nay. Sẽ không có ngân sách kích cầu kinh tế (stimulus), sẽ không có thêm nhiều tiền cho giáo dục, không có chính sách mới cho vấn đề di dân. Cũng sẽ không có chương trình lớn làm sạch không khí, và sẽ không có gì mới mẻ trong chương trình săn sóc sức khỏe của dân ngoài việc thi hành “Affordable Care Act” như luật quy định.

Ông Romney nếu muốn đắc cử phải làm rõ các chính sách của ông và làm ngay, vì ông chỉ còn vài tuần lễ. Ông có chương trình giảm thuế, và nói sẽ làm giảm độ thâm thủng ngân sách bằng cách lấp các lỗ hổng trong luật thuế nhưng không nói các lỗ hổng đó là những lỗ hổng nào. Ông nói ông sẽ tìm cách hủy bỏ “Obamacare” và luật kiểm soát tài chánh (Financial Regulations), nhưng không giải thích rõ ông sẽ thay chúng bằng gì. Sự lờ mờ trong cách trình bày đường lối của ông Romney làm cho cử tri khi đi bầu đứng trước một sự lựa chọn: bắn đại một mũi tên vào bóng tối (khi bầu cho ông Romney), hoặc tái cử một đương kim tổng thống.

Nếu thống đốc Mitt Romney đắc cử có nhiều cơ may đảng Cộng hòa sẽ chiếm đa số tại Thượng viện, đảng Cộng hòa sẽ rộng tay hành động và sẽ có nhiều thay đổi. Trước hết là giảm thuế và các chi phí lớn (Medicare, Medicaid, An sinh xã hội, ngoại trừ ngân sách quốc phòng) đều phải được cắt giảm.

Tổng thống Romney sẽ hủy bỏ hay làm nhẹ các cơ chế kiểm soát sinh hoạt tài chánh, sẽ thay đổi cách thi hành luật Affordable Care Act của tổng thống Obama hay nếu có thể sẽ hủy bỏ nó. Ông Romney sẽ có thái độ cứng rắn đối với các quốc gia nghịch với Hoa Kỳ và xích gần lại với các đồng minh hơn.Tuy nhiên ông Romney sẽ rất thận trọng khi phải quyết định đưa Hoa Kỳ vào một cuộc tranh chấp vũ trang. Về các vấn đề xã hội như phá thai, ngừa thai, đồng tính luyến ái, quyền xử dụng súng tổng thống Romney sẽ không ảnh hưởng trực tiếp được gì vì các quyền đó dành cho các tiểu bang quyết định. Nhưng ông có thể ảnh hưởng qua Tối cao Pháp viện. Đa số các thẩm phán Tối cao Pháp viện hiện nay đều đã già sẽ về hưu và một tổng thống Cộng hòa nhiệm kỳ 2013-2016 (và nếu cả nhiệm kỳ sau 2017-2020), đảng Cộng hòa sẽ có thể thay đổi màu sắc của Tối cao Pháp viện để xử lý các vấn đề xã hội theo hướng Cộng hòa bảo thủ.

Lúc này khó nói “Ai thắng Ai” . Cho đến cuối tháng 9 vừa qua tổng thống Obama có vẻ có nhiều lợi thế. Nhưng điều này có thể thay đổi vì còn 2 cuộc tranh luận giữa 2 ứng cử viên (TBN: cuộc tranh luận đầu tiên ngày 3/10 vừa qua cho thấy ông Romney nắm ưu thế) và biết đâu có những biến loạn về kinh tế tài chánh và tình hình quốc tế bất lợi cho ông Obama không tiên đoán đươc.

Thảm trạng hôm nay của Hoa Kỳ là trong hai thập niên qua quốc gia này chia rẽ thành hai phe: 50-50 không nhân nhượng nhau. Một nửa nghĩ chính phủ cần làm nhiều hơn cho người dân, một nửa cho rằng chính phủ đã can thiệp quá nhiều vào đời sống người dân.

Và đó là lý do trong các cuộc bầu cử tổng thống vừa qua người thắng không hơn người thua bao nhiêu và làm cho hai khuynh hướng không thể tìm thấy điểm dung hòa, càng ngày càng xa nhau và chia rẽ nhau hơn. Nước Mỹ từng có truyền thống sinh hoạt lưỡng đảng như Thượng nghị sĩ Edward Kennedy (Dân chủ) đã có thể làm việc với Thượng nghị sĩ John McCain (Cộng hòa), Bill Clinton (tổng thống Dân chủ) có thể làm việc với Newt Ginrich (Dân biểu Cộng hòa, Chủ tịch quốc hội). Từ năm 2010 khi đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ nghị viện (TBN: và với sự xuất hiện của nhóm Tea Party cực hữu) thì quốc hội Hoa Kỳ hoàn toàn bế tắc. Theo luật ký ngày 3/8/2011(Tự động cắt giảm chi phí) thì cuối năm 2012, ngân sách quốc phòng phải giảm chi 600 tỉ mỹ kim và các chi tiêu khác phải giảm 600 tỉ (theo một chương trình giảm chi 10 năm ). Giảm chi quốc phòng sẽ làm giảm sức mạnh của Hoa Kỳ. Và phải gỉảm chi khác thì làm sao trang trải chi phí luật định cho thành phần “baby bommers” đến tuổi nghỉ hưu trong những năm tới nếu quốc hội không đồng ý với nhau để có một giải pháp thay cho luật “tự động cắt giảm chi phí quốc gia”. Cho nên nếu quốc hội vẫn bế tắc thì Hoa Kỳ không tránh được khủng hoảng an ninh và an sinh xã hội.

Trước bối cảnh này câu hỏi được đặt ra cho cử tri là: Tái cử tổng thống Obama, chấp nhận hiện trạng hay bầu ông Romney để tạo thay đổi dù không biết đó là những thay đổi gì. Chỉ biết chắc rằng ông Romney sẽ cắt giảm chi tiêu các chương trình bình dân cần cho người yếu kém trong xã hội với một chút hy vọng mong manh tình trạng thâm thủng ngân sách quốc gia sẽ được giải quyết phần nào.

Hai sự chọn lựa khác nhau như nước với lửa! Và do đó, cuộc bầu cử này sẽ là cuộc bầu cử quan trọng nhất của thập niên này.
Oct. 8, 2012

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

 

 

 

Tags:

4 Phản hồi cho “Mitt Romney & Barack Obama Ai thắng ai?”

  1. yen tran says:

    Tôi chọn TT Obama

  2. lêphê says:

    “Cũng như nhiều người Việt mình muốn nước Việt Nam được độc lập nên họ đã mời cộng sản vào miền Nam Việt Nam.”(trích)Câu ví von SAI ở trường hợp này.Phải nói ngược lại là dân sống trong chế độ dân chủ tự do,nhưng vì chiếntranh ,chuẩn bị chiến tranh đối đầu với bọn BC + và cả khôi CS phiá sau ,nên có HAN CHẾ ,có luật lệ nghiêm khác (theo nhu cầu tình hình) nên có một số trí thứcchồn lùi,một số phật tử bị lung lạc ,nhăm mắt theo thầy,một số ham quyên ,cho nên đứng núi này trông núí nọ. Họ theo cộng sản hay thật ra về huà với thầy chùa trí thức, công sản tay sailât đổ chế độ đang sống để mơ ước một chếđộ khác tốt đẹp hơn .
    Như mải tìm hạnh phúc tự do,dân chủ mà họ mù mớ về y niệm ,họ chỉ nghỉ là BC cho họ,,,nhưng khi vào tròng ,chạm thực tế bon bc. thì họ :ngả ngửa ” người ra nhưng,như nàng kiều ,đả sa vào tay Mả giám sinh (phật gíao) còn bị tú bà (CS)đâp cho một trận vì lầm trao cái trinh tiét cho tên sở khanh …
    Người ta gọi là “thả mồi bắt bóng” Mồi mất mà bóng củng không còn…
    Do đó chúng ta nên bầu cho Obama hêm bốn năm nửa ,vì nhửng việc ông đả làm như giử hảng xe Mỷ để công nhân khỏi thất nghiệp vì hảng phá sản.đả ra lệnh giết binladen (cố nhiên TT không tự tay giết ,nhưng nhửng người tìm ra binladen ,nhưng phải có lệnh giết cũả TT mới được.Dưới chính quyền của Obama thì bất cứ hành động nào cho quốc gia đều phát xuất từ chính quyền mà người đứng đầu hiện nay là TTOBama,,,cho nên giết binladen là công của chính phủ Mỷ dưới sư điều hành của Obama,công của Oama vậy.
    Như ở Vn ,CS đàn áp dân chúng ,giam cầm tra tấn ,vu oan giá họa cho dân,ăn cướp của dân lại không phải là chính phủ vc,là tội của ntdửng sao ? vât giá leothang ,giá xăng thời ông bush đương nhiên là giá xang của 12 năm về trước,Bây giờ cả thế giới xăng lên giá chớ đâu riêng nước Mỷ ? Một Ông Romney sẻ làm gì để hạ gíá xăng ?ĐS Mỷ bị giết vì một tên điên nào đó làm phim chọc giận hồi giáo. Trong phương diện ngoại giao,cương vị chính phủ ,thì phải làm sao xoa dịu cơn phẩn nộ của hồi giáo cái đả. Nói như Ông Romney thì ngay cả dảng CH và dân ủng hộ ông ta củng không chấp nhận được,họ gọi là “đổ dầu vào lửa” ,rất nguy hiểm…Ông Romney chê nước Anh,đồng minh thân cận của Hoa kỳ là thất sách,muốn kiếm phiếu dânDoThái ở Mỷ ,xúi DoThái đánh Iran…Nếu thật ,Ông Romney có giúp dân DoThái đem quân qua đánh iran không ?.Như vây là đại loạn.Cón an sinh xả hội .obamacare rất đang hoan nghênh .Co biết Mỷ là đai cường quốc mà về an sinh xả hôi,ytế thua rất nhiểu nước (như Canada,Australia).
    Cho nên chỉ phê bình chỉ trích và mơ ước một sự thay đổi qua lời hưá hẹn,gióngnhư dân miền Nam nhiều người vẩn thích nghe CS hứa hẹn: tự do dân chủ hạnh phúc ấm no,con nít được nuôi dưởng ,người già có viện dưởng lả,người tàn tật được san sóc,năm nhà thương ,đi học không trả tiền//…
    Sướng lámsướng lắm giờ mới trắng mắt ra;
    Cho nên với kinh tế thế giới suy giảm chớ chẳng riêng nuớc Mỷ,tình hình chính trị căng thẳng ,tình hình chiến tranh Biển Đông đầyhối hộp ,gay cấn thì chúng ta có nên THẢ MỒI BẮT BÓNG không?
    Và có nên tái chọn TT đươngnhiệm Obama? Nhất là nhửng người gọi là Walking, đi bộ dài dài.?
    (lp)

  3. Hiep Ton says:

    Tổng thống Obama chỉ là một luật sư và một thượng nghị sỉ giỏi, có tài nói chuyện thuyết phục. Trước khi làm TT, ông Obama chưa điều hành hay quản lý một tổ chức hay tập thể nào lớn cả. Hơn nữa vái “vía”, cái gương mặt ông Obama không tươi, không sáng. Dù là có cố vấn, có tham mưu bên cạnh để điều hành một quốc gia nhưng cái sắc diện của “thủ lảnh” rất quan trọng. Nếu là công dân Mỹ tôi sẽ bầu cho ông Rommey kỳ này.

  4. phan anh says:

    Taị sao tác giả lại đưa ý kêu gọi mọi người bầu cho Obama?
    Sợ bầu cho Rommey là bầu cho một người không biết sẽ đưa nước Mỹ lên hay xuống.
    Ngẫm nghĩ lại kỳ tranh cử 2008 vừa rồi, Obama là một người không ai biết đến. Mới làm được senator vài năm. Từng làm giáo sư dạy đại học và là người tổ chức các chương trình trong cộng đồng. Lý lich lại mơ hồ không biết có phài là người theo đạo Hồi không (đã đi hoc bên Indonesia hồi nhỏ và nên nhớ là nước Indonesia có nhiều tín đồ theo đạo Hồi). Trong lúc tranh cử Obama hứa đủ thứ để lấy lòng cử tri và được bầu làm tổng thống.
    Gần hết nhiệm kỳ 4 năm thì nên xét lại xem Obama đã làm được gì. Việc làm thì giảm được 0.02/% sau bốn năm với ngân sách quốc gia thâm thủng 5 ngàn tỉ đô la (Whoa! ai cũng có thể làm tốt hơn Obama). Obama care thì trên lý thuyết thì hay lắm nhưng tại sao lại bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm, còn nếu không mua thì sẽ bị phạt (Uuuh! sao lại độc tài giống cộng sản Việt Nam vậy). Giết được Bin Laden thì nhận là do mình tài giỏi và gan dạ (thế mới biết hái được quả thì la to không cần biết ơn của người trồng cây. Còn gan dạ thì sao lại dấu hình ảnh thi thể của Bin Laden lẫn chỗ mai táng. Gần đây vụ đại sứ Mỹ bị giết ở Bengazi bên sứ Ai Cập thì chính quyền Obama lại chối và không dám nói là do bọn khủng bố gây ra. Giá xăng bây giờ thì gần 5 đô la. Nhớ lại cuối thời ông Bush năm 2008, giá xăng chỉ gần 2 đô la. Thôi vài điểm chính nêu ra để quí vị ngẫm nghĩ.
    Thế mới biết chức tổng thống này ai cũng muốn cho nên mong các cử tri nên suy nghĩ kỹ rồi chọn Obama làm tiếp 4 năm nữa. Đừng thấy lợi trước mắt mà quên nhiều điều hại sau này. Cũng như nhiều người Việt mình muốn nước Việt Nam được độc lập nên họ đã mời cộng sản vào miền Nam Việt Nam.
    Cái họa cộng sản này không biết chừng nào mới gội bỏ được. Chúc quí vị được như ý.

Leave a Reply to yen tran