WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dân chủ và nhân quyền

Trong lãnh vực chính trị, phát hiện lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20 vừa qua không phải là vấn đề dân chủ. Mà là nhân quyền. Quyền làm người của mọi người.

Trước, mọi chế độ dân chủ đều ít nhiều có chút khuyết tật.

Trên nguyên tắc, một chế độ dân chủ dược xây dựng trên quyền quyết định của dân chúng và nhắm đến việc phục vụ lợi ích của dân chúng.

Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến giữa thế kỷ 20, hầu hết các chế độ dân chủ đều loại trừ nếu không phải một số người này thì cũng một số người khác.

Xưa, ở Hy Lạp và La Mã, nó loại trừ toàn bộ phụ nữ, những người nô lệ, những người nhập cư và những người dưới hai mươi tuổi. Trong hai thế kỷ 18 và 19, ở hầu hết các quốc gia được gọi là dân chủ ở Tây phương, cái gọi là dân chủ chỉ áp dụng cho những người đàn ông da trắng. Phụ nữ bị loại trừ. Những người da màu cũng bị loại trừ. Những người dân ở các thuộc địa, bất kể nam hay nữ, đều bị loại trừ.

Sang đến thế kỷ 20, các nước xã hội chủ nghĩa cũng mệnh danh là dân chủ, thậm chí, còn được tuyên truyền là dân chủ nhất, một số đông dân chúng thuộc các giai cấp phi-vô sản vẫn bị loại trừ; những người bất đồng quan điểm chính phủ lại càng bị loại trừ, hay nói theo chữ khá thông dụng hơn ở Việt Nam sau năm 1975, bị xem là phó-thường-dân. Một thứ công dân hạng hai hay hạng ba. Chứ không phải là công dân thực sự.

Ý thức được các khuyết tật ấy, nhân loại, một mặt, thừa nhận các khác biệt về văn hóa trong ý niệm dân chủ; mặt khác, không ngừng tìm cách để hoàn thiện dân chủ trên phạm vi toàn cầu. Dù có những khác biệt nhất định, một nền dân chủ thực sự ở đâu cũng bao gồm bốn yếu tố chính: cơ chế (mechanism), thiết chế (institution), xã hội dân sự (civil society) và quyền công dân (citizen rights). Không có cơ chế (chủ yếu qua cách bầu cử tự do theo nhiệm kỳ) và thiết chế (vừa phân lập và độc lập, đặc biệt giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp) thích hợp, không thể có dân chủ thực sự. Nhưng nếu không có xã hội dân sự và quyền công dân, mọi cơ chế và thiết chế, dù “hiện đại” đến mấy, cũng không thể bảo đảm được dân chủ.

Trong bốn yếu tố kể trên, khái niệm quyền công dân gắn liền với khái niệm nhân quyền hay quyền làm người.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân quyền. Nhưng định nghĩa căn bản nhất là: đó là quyền căn bản mà người ta có chỉ vì đơn giản: người ta là con người. Là người, bất kể màu da, tôn giáo hay giai cấp, ai cũng có những quyền ấy. Đó là những quyền được san sẻ một cách phổ quát, đồng đều và thiêng liêng. Phổ quát: ở đâu cũng có. Đồng đều: ai cũng có. Thiêng liêng: không ai được chiếm đoạt của người khác.

Trong các quyền gọi là căn bản ấy, có các quyền chính như:

Quyền được sống (right to live)

Quyền được xét xử một cách công bình (right to a fair trial)
Quyền được tự do ngôn luận (freedom of speech)
Quyền được tự do tư tưởng và tôn giáo (freedom of thought and religion)

Trong phạm vi một quốc gia, hầu hết các quyền làm người căn bản ở trên đều trùng hợp với các quyền công dân. Sự khác biệt căn bản là: quyền làm người có tính chất toàn cầu, liên quốc gia, bất chấp các thể chế.

Mang một kích thước rộng lớn và căn bản như vậy, khái niệm nhân quyền không đồng nhất với khái niệm dân chủ. Dân chủ, như đã trình bày ở trên, bao gồm cả cơ chế và thiết chế; nhân quyền chủ yếu là những giá trị, với chúng, các cơ chế và thiết chế chỉ là những phương tiện để hiện thực hóa chứ không phải là cứu cánh. Dân chủ nhắm đến việc trang bị quyền lực cho nhân dân, với tư cách một tập thể; nhân quyền nhắm đến việc trang bị quyền lực cho từng người, với tư cách cá nhân. Liên quan đến chính trị, dân chủ quan tâm đến vấn đề ai cai trị ai; nhân quyền quan tâm đến việc người ta cai trị như thế nào.

Chính vì vậy, một số quốc gia tuy trên danh nghĩa là dân chủ, ở đó, chính quyền cũng do dân bầu lên đàng hoàng (electoral democracy), nhưng ở đó, nhân quyền vẫn ít nhiều bị chà đạp.

Tuy nhiên, ở đây, có mấy điểm cần được nói ngay:

Một, khái niệm dân chủ dựa trên bầu cử chỉ là cách hiểu thông thường, đơn giản và phiến diện nhất. Nó chỉ đáp ứng được một trong bốn yếu tố nòng cốt của dân chủ nêu trên mà thôi. Đó không hẳn là dân chủ thực sự. Chính vì vậy, người ta mới phân biệt dân chủ tuyển cử (electoral democracy) với dân chủ thực sự (effective democracy hoặc liberal democracy).

Hai, nếu có một số quốc gia dân chủ nhưng không tôn trọng nhân quyền thì, trên thế giới, không hề có quốc gia nào tôn trọng nhân quyền mà lại không dân chủ.

Nói cách khác, ở đây, có hai luận điểm chính:

Thứ nhất, việc tôn trọng nhân quyền nhất thiết sẽ dẫn đến dân chủ như một cơ chế để hiện thực hóa sự tôn trọng ấy.

Thứ hai, nhân quyền chính là một nội dung thiết yếu để dân chủ thực sự là dân chủ. Có thể nói những phát hiện và những sự thừa nhận về nhân quyền từ giữa thế kỷ 20 đến nay đã cung cấp cho khái niệm dân chủ một nội hàm mới khiến nó hoàn chỉnh và hoàn thiện hơn. Đó là một thứ dân chủ không có tính loại trừ. Dân chủ cho mọi người. Tất cả mọi người.

Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

2 Phản hồi cho “Dân chủ và nhân quyền”

  1. ong vo ve says:

    Ở Việt Nam, quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của mọi công dân nói riêng được đảm bảo bằng hiến pháp, pháp luật và được thực thi nghiêm minh trong thực tế, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do của nhân dân nhưng không dung túng cho những hành vi lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để tuyên truyền xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động, bạo lực…vu cáo của một số tổ chức quốc tế đối với quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của Việt Nam.

  2. NGÀN KHƠI says:

    NHÂN QUYỀN VÀ DÂN CHỦ

    Thế gian quý nhất con người
    Cho nên quý nhất chi hơn nhân quyền
    Nhân quyền quyền sống con người
    Sống người đích thật, khác đồ tầm vơ
    Thế nên người phải trọng người
    Nhân quyền mới được phát huy rõ ràng
    Còn như dối gạt, gian ngoan
    Nhân quyền chi có, mà toàn yêu ma
    Vậy nên dân chủ làm đầu
    Đó là nền tảng đầu tiên nhân quyền
    Chỉ vì mọi thứ độc tài
    Hại quyền bình đẳng, nhân quyền còn đâu
    Thế nên phải nghĩ trước sau
    Khinh con người trước, khinh sau nhân quyền
    Vậy thì dân chủ còn gì
    Chỉ trò giả dối, còn chi để ngờ
    Nói chung, vì bởi độc tài
    Dân quyền đã mất, chủ còn chi đâu
    Vậy nên dân chủ do dân
    Dân quyền là bởi bản thân con người
    Đơn sơ cốt nói vậy thôi
    Nếu ưa chi tiết, phải thêm công bằng
    Công bằng đâu phải ngang bằng
    Mà bằng với giá trị riêng mỗi người
    Tức là giá trị mỗi người
    Cùng công đóng góp, tạo nên công bằng
    Công bằng chẳng phải thẳng băng
    Cá mè một lứa, công bằng mà chi
    Thế nên nhân ái ở đời
    Cũng là quy củ tạo nên công bằng
    Nếu toàn đố kỵ, tị hiềm
    Công bằng kiểu đó, chỉ đồ dã man
    Vậy nên, giữa cõi thế gian
    Chỉ ngu mới dám địa đàng dựng xây
    Bởi đời như cánh cò bay
    Chao qua chao lại, có ngay bao giờ
    Ngày xưa Các Mác quả khờ
    Muốn làm cò gỗ lượn lờ mà chơi
    Sự đời thật quả buồn cười
    Nghĩ ngông mà cũng khối người tin vô
    Mới thành đầu Sở mình Ngô
    Trăm năm thử thách có nào ra chi
    Bây giờ nhân loại cười khì
    Mác ơi là Mác, ông đi đường nào
    Đường lên vô sản quá cao
    Đường trên mây ấy, lẽ nào mà tin
    Nên chi kinh tế thị trường
    Trăm năm khống chế, phải tìm đường ra
    Đúng là giữa cõi ta bà
    Đặt điều sai quấy, người ta hận mình
    Dẫu sao, thương quá Mác ơi
    Thương ông khờ khạo, khiến đời sầu đau !

    THƯỢNG NGÀN
    (31/10/12)

Phản hồi