WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Diễn Đàn thế giới đầu tiên về Dân chủ tại Strasbourg

 

Khi nói Dân chủ, ngưòi ta thường nhắc lại thành quả Cách mạng chấm dứt chế độ Quân chủ lâu đời ở Pháp. Nhưng nền Dân chủ ra đời từ cuộc Cách mạng đó giống như một lâu đài nguy nga xây cất chưa xong mà kiến trúc sư biến mất sau đó. Chính trị đại diện vận hành trong một khoảng trống lớn khi cử tri trong các cuộc bầu cử ngày càng vắng nhiều, sự khủng hoảng xã hội làm cho công dân thêm thờ ơ về việc hành xử quyền công dân của họ.

Diễn Đàn thế giới về Dân chủ tổ chức từ ngày 5 tới ngày 11 tháng 10 – 2012 tại Strasbourg, Thủ đô Âu châu, là một trắc nghiệm về Dân chủ trước những thay đổi xã hội chính trị sâu xa như sự lớn mạnh những phong trào cực tả và cực hữu, những hình thức mới về phong trào dân tộc, …Tất cả làm cho dân chúng tự hỏi về những giá trị xưa nay, những định chế, vai trò thật sự của giới làm chính trị, sự công bằng xã hội.

Vài nét về Hội đồng Âu châu (Conseil de l’ Europe)

Hội đồng Âu châu tọa lạc tại Strasbourg nhưng Cơ quan này lại bị nhiều người không biết hoặc dể lầm lẩn với các Cơ quan khác của Âu châu như Conseil européen là phiên họp định kỳ của Quốc trưởng và Thủ tướng Chánh phủ của các Quốc gia thuộc Liên Hiệp Âu châu và Hội đồng Liên Hiệp Âu châu (Conseil de l’Union européenne) là phiên họp các Tổng Bộ trưởng để cùng với Quốc Hội Âu châu quyết định luật lệ và ngân sách của Liên Hiệp Âu châu. Vậy Hội đồng Âu châu hoàn toàn không quan hệ gì với Liên Hiệp Âu châu hết cả.

Hội đồng Âu châu được thành lập năm 1949 bởi Công ước Luân-đôn (Le Traité de Londres). Hai năm sau, năm 1951, Công ước Paris ra đời thành lập Cộng đồng Âu châu về than và thép. Đó là giai đọan khởi đầu đưa các Quốc gia Âu châu vào chung một tổ chức. Lần theo thời gian, Hội đồng Âu châu tập hợp gần như tất cả các Quốc gia Âu châu, 47 Quốc gia, ngoại trừ Biélorussie, trong lúc đó Liên Hiệp Âu châu chỉ có 27 Quốc gia Hội viên ( năm tới 2013, sẽ có 28 Quốc gia với sự gia nhập của Croatie).

Với 10 Quốc gia sáng lập, Hội đồng Âu châu lần lần mở rộng bao gồm gần hết Âu châu sau khi khối cộng sản sụp đổ . Mục tiêu quan trọng của Hội đồng là thiết lập một không gian chung về Dân chủ và Luật pháp để bảo đảm những quyền Tự do và Nhơn quyền. Ngày nay, Dân chủ trở thành một lý tưởng động viên những quốc gia chống đối dân chủ như Tàu, Việt nam và các nước Ả-rập, kêu gọi thực hiện cải tổ mạnh dạn để san bằng những bất bình đẳng xã hội và sự khủng hoảng đại diện chính trị. Đặc biệt, khoảng cách gia tăng giữa tầng lớp ưu tú và đại bộ phận dân chúng trong xã hội Âu châu, đòi hỏi suy nghĩ lại vai trò mới của công dân và những tương quan khác giữa người đại diện và cử tri.

Một quốc gia Âu châu muốn gia nhập vào Hôi đồng Âu châu phải ban hành Qui ước chung, tức bản văn bảo vệ Nhơn quyền và những quyền tự do căn bản, tổ chức những cuộc bầu cử tự do, bãi bỏ án từ hình và bảo đảm thượng tôn luật pháp. Tòa án Nhân quyền Âu châu mà mọi công dân Âu châu đều có quyền trực tiếp thưa gởi có nhiệm vụ bảo đảm sự tôn trọng Qui ước.

Hội đồng Âu châu luôn luôn lấy Dân chủ và Dân quyền làm mục tiêu chánh cho những hoạt động của mình.

Diễn Đàn thế giới đầu tiên về Dân chủ

Hôm thứ hai 8 tháng 10 vừa qua, Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon, chánh thức khai mạc Diễn Đàn.

Mục tiêu của Diễn Đàn nhằm thảo luận sự cách biệt xảy ra giữa những mô hình xã hội, chính trị và kinh tế đang có với những thực tế mới của thế giới ngày nay.

Những thách thức về khí hậu, môi trường, nạn khủng bố, tội ác có tổ chức và sự gia tăng nhân số, đặt lại cách thức điều hành quốc gia dựa trên những hệ thống quốc dân đại diện. Hơn nửa, dân chủ phải phù hợp với thực tế của thế kỷ 21 mà công dân các quốc gia đều đòi hỏi nhiều quyền được tham dự vào những quyết định công cộng . Diển Đàn cũng thảo luận những sức mạnh nào sẽ định hình thể chế dân chủ trong tương lai? Những tiếng nói mới cất lên từ Mùa Xuân Ả-rập sẽ tạo được sự ổn định bền vững chăng? Và những tiếng nói ấy có thể là nguồn suy nghĩ cho những định chế dân chủ tây phương nhằm thực hiện những cải tổ không?

Diễn Đàn là cơ hội tập họp nhiều nhân vật đến từ giới chính trị, hàn lâm của thế giới để cùng nhau đặt nền tảng cho một cuộc đối thoại trên qui mô toàn cầu nhằm bênh vực và cổ vũ những giá trị phổ quát về hòa bình, dân chủ và nhân quyền vừa tìm giải đáp cho những thay đổi sâu xa đang diễn ra trong xã hội hiện nay.

Trong tuần lễ khai mạc bắt đầu nhiều chương trình khác nhau như chương trình về Dân chủ qui tụ những chuyên viên thượng thặng có nhiệm vụ nâng cao những cuộc thảo luận của Diễn Đàn, những buổi thuyết trình và những nhóm thảo luận theo chủ đề, những “Gặp gở Dân chủ Thế kỷ XXI” ( Carrefours Démocratie au XXI siècle), tập họp những tác nhơn của đời sống công cộng theo chuyên ngành, cũng như những biến cố công cộng lớn.

Điều rất đặc biệt là để mở đầu Diễn Đàn thế giới về Dân chủ, 200 thanh niên tuổi từ 16 tới 24 họp nhau tại trụ sở Hội Đồng Âu châu trong 2 ngày 5 tới 7 tháng 10 để thảo luận với các vị Dân biểu Âu châu về những chủ đề của Diễn Đàn. “Đại Hội Đại biểu Thanh niên” này sẽ được phổ biến trực tiếp trên mạng suốt thời gian Diễn Đàn hoạt động do nhóm bốn mươi thanh niên tham dự đóng góp công việc điều hành Diễn Đàn thực hiện.

Chủ đề thảo luận

Những nhà chuyên môn sẽ họp thành nhóm theo chủ đề thảo luận. Họ là những người hoạt động trong đời sống công cộng, trong nhóm làm việc, sẽ trao đổi với nhau những kinh nghiệm hiểu biết và thực hành về việc điều hành quốc gia theo dân chủ, về quyền dân chủ tham dự của ngưởi dân, về trách nhiệm của vai trò báo chí, …

Các chủ đề thảo luận nhóm ở Diển Đàn:

- Những giá trị phô quát, những thách thức toàn cầu và thực tế địa phương
- Thị trường có cần tới Dân chủ không và ngược lại?
- Thứ Dân chủ nào cho sau Mùa Xuân Ả-rập?
- Những giá trị chống lại những giá trị? Dân chủ và tôn giáo.
- Những giá trị ảo? Dân chủ và hệ thống mạng thông tin xã hội mới
- Một kiểu mẫu cho tất cả mọi người? Dân chủ và sự toàn cầu hóa
- Dân chúng chống lại tiền bạc: mất niềm tin?
- Người ta có thể áp đặt Dân chủ không?

Ngoài chương trình chính yếu nhằm vào những chủ điểm trên đây, chương trình triển lãm và chiếu phim, bên lề Diễn Đàn còn có thêm nhiều chương trình phụ «đại chúng» tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau của thành phố Strasbourg .

Vài diễn tiến tại Diễn Đàn

Trong phiên thảo luận với Ông Karas, Đại diện nước Áo, Phó Chủ tịch Quốc Hội, vần đề Dân chủ và Thị trưòng được nhìn vượt qua sự xung đột cố hữu, trái lại mọi người cùng đưa ra quan niệm «chúng ta vừa cần Dân chủ và Thị trường toàn cầu» .Tuy nhiên vì đã đặt vấn đề như vậy, chúng ta hiểu phải có một căng thẳng nào đó giữa dân chủ và sự hoạt động của thị trường thế giới.

Người ta sẽ tự hỏi như chủ đề thảo luận ở phiên hợp khoáng đại «Thị trường có cần dân chủ hay không hay ngược lại?».

Ông Karas trấn an cử tọa của ông: trên bình diện Âu châu, mọi việc đều được thiết lập rõ ràng theo Công ước Âu châu. Có vấn đề là phải một nền kinh tế bền vững, một chánh sách toàn dụng, an ninh xã hội bảo đảm. Luật pháp bảo đảm sự hoạt động của kinh tế thế giới.

Thủ tướng xứ Albanie, Ông Sali Berisha, nhắc lại trước đây Dân chủ vắng bóng ở xứ ông. Nhưng nay, ông xin phép được nói rõ theo nhận định của ông là những thành phần ưu tú về tài chính đã lợi dụng những nguyên tắc lớn của dân chủ cho những mục tiêu ích kỷ và yêu cầu dư luận hiểu tầm nghiêm trọng của tình hình và yểm trợ. Vì vậy mà chúng tôi đã hiểu phải có những cải tổ thật sự.

Đại diện của Đức cho rằng sự hoạt động của kinh tế rất phức tạp, nhưng nó phải tiếp tục đổi mới. Liên Hiệp Âu châu không có phương tiện để thực hành một chánh sách tài chánh, vì những quyết định không đủ kịp thời.

Vì hệ thống đồng thuận của 17 quốc hội khi có những quyết định quan trọng. Chúng tôi cần có cách điều hành mới. Tuy nhiên, ý nghĩ quay trở lại như trước kia là điều không thể làm được. Vậy phải sửa chữa những sai lầm, bảo đảm một cách điều hành thực hiện ngay những quyết định khi đã đưa ra.

Đại diện Nhật cho rằng, thị trường song hành với lớp trung lưu như những bảo đảm và cổ vũ cho nền dân chủ tương lai.

Đại diện Nga lấy làm tiếc ở xứ ông lớp trung lưu chưa đủ vững mạnh hay tích cực trong ý nghĩa mở ra một nền kinh tế thị trường thật sự.

Sự lên tiếng của đại diện các quốc gia vùng Nam mỹ La-tinh can thiệp tại Diễn Đàn đáng chú ý vì nó bộc lộ được đặc tính chánh trị xã hội của địa phương này. Ông Aristides Meijia, Cựu Phó Tổng thống Cộng Hòa Honduras và Ông Gérard Latortue, Cựu Thủ tướng Haiti, nhận xét «Chủ thuyết tân tự do làm cho dân xứ chúng tôi trở nên nghèo đi. Ông Meijia nói tiếp «Kinh tế tăng trưởng không đồng bộ» và «không thể có dân chủ mà không có sự đồng bộ được». Ông Latortue phát biểu «Dân chủ? Đồng ý”. Nhưng ông hỏi: “Thứ dân chủ nào đây? Thị trường không thể hoạt động ngoài luật pháp được. Nó phải cần có luật pháp bảo đảm sự công bình”.

Thủ tướng xứ Maroc, Ông Abdella Benkiranne, lên tiếng. Lời phát biểu của ông kéo Hội trường phải chú ý tới quan điểm của ông: «Ở xứ của các ông, trước đây tôn giáo và chính quyền là một. Các ông đã tách nó ra. Ở xứ chúng tôi, không phải như vậy . Sự Dân chủ hóa không phải là mô hình duy nhất và theo chúng tôi hiểu, nó không phải mang ý nghĩa hoàn toàn như nhau. Nó phụ thuộc vào nền văn hóa của mỗi dân tộc. Chúng tôi cần thay đổi theo nền văn hóa riêng của chúng tôi.

Không phải chỉ có một mô hình dân chủ mà thôi mặc dầu những nền dân chủ lâu đời muốn chứng tỏ mô hình dân chủ đó là phổ quát. Có lẻ tốt hơn hết là chúng ta đi đến một đồng thuận trên những giá trị chung mà tất cả chúng ta cùng chấp nhận đươc».

Nhiều đại diện khác nêu lên thực tế là thị trường có xu hướng khống chế sự vận hành của dân chủ. Làm thế nào giải quyết? Đây là câu hỏi đặt ra chưa có giải đáp.

Sự điều hòa kinh tế trên bình diện thế giới rất phức tạp bởi những xung đột quyền lợi giữa quốc gia với quốc gia. Ngay như giửa các quốc gia Âu châu đây, vẫn có sự cạnh tranh thuế vụ đôi lúc cũng không được lành mạnh cho lắm, điều đó chứng tỏ cái khó khăn của sự điều hòa kinh tế. Vậy nếu kinh tế không thể tự nó điều hòa được, liệu người ta có thể hình dung có thể có những nền kinh tế phát triển mà không cần tới dân chủ không?

Được chớ. Có vài nước độc tài phát triển mạnh, hơn cả những nước dân chủ kỹ nghệ phát triển lâu đời. Nhưng đó là những hình thức phát triển không thiệt. Nó chỉ có thể tồn tại trong ngắn hạn hoặc trung hạn mà thôi. Về dài hạn, không tránh khỏi sẽ bị nhiều khó khăn cơ bản. Không giải quyết được vấn đề môi trường nhiễm độc, nạn tham nhũng ăn sâu và lan rộng, xã hôi đầy dẫy bất công, lòng dân ta thán, …

Dung hòa giữa thị trường và dân chủ là điều cốt yếu cho đất nước phát triển, người dân mới hưởng được phúc lợi.

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

 

 

1 Phản hồi cho “Diễn Đàn thế giới đầu tiên về Dân chủ tại Strasbourg”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    DÂN CHỦ – LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ

    Dân chủ không thể không có lý thuyết về dân chủ. Dân chủ cũng không thể không có thực tế về dân chủ. Không có lý thuyết về dân chủ, thứ dân chủ ấy chỉ là thứ dân chủ cuội. Không có thực tế về dân chủ, thứ dân chủ ấy chỉ là dân chủ nói suông. Vậy nên, từ lý thuyết đến thực tế, đó cũng chính là bản thân hay cái xương sống của dân chủ.
    Nhưng dân chủ không thể không có hệ luận và nguồn gốc của nó. Hệ luận và nguồn gốc của dân chủ nói chúng lại đều là ý nghĩa sự tự do của con người. Con người có tự do mới có thể có dân chủ, đó là nguồn gốc của dân chủ. Có dân chủ, tất nhiên con người mới có tự do, đó là hệ luận hay kết quả tất nhiên của dân chủ.
    Vậy luận về dân chủ không gì ngoài là luận về nhân quyền. Đó là quyền làm người chân chính, hay đó là quyền tự do chân chính, và cũng là ý nghĩa dân chủ chân chính.
    Nhưng quyền làm người phải chăng tự nó có hay tự nó không có ? Quyền làm người tự nó có, vì đó là nhân phẩm, giá trị, ý nghĩa, quyền hạn tự nhiên của con người. Nhưng quyền làm người tự nó không có, bởi vì chính những thành xấu làm triệt tiêu, khống chế, làm hạn chế quyền làm người đó đi. Những thành phần xấu đó trong xã hội con người có thể là những cá nhân, những nhóm cá nhân, hay kể cả một giai tầng, giai cấp xã hội, hoặc những kẻ chỉ nhân danh đủ thứ trên đời. Nói chung, đó là những phần tử tiêu cực, phản động của xã hội. Đó chính là những thế lực, những kẻ nắm quyền, nói chung đó có thể là những thể chế, những chế độ, những nhà nước độc đoán, độc tài chẳng hạn.
    Nói như vậy cũng có nghĩa chính trị không bao giờ tách rời với kinh tế và xã hội. Dân chủ và tự do đích thực chỉ có thể đi liền với một xã hội có nền kinh tế, xã hội tự do thật sự. Nhưng nền kinh tế xã hội độc tài, độc đoán, độc tôn, có nghĩa cũng làm triệt tiêu đi mọi ý niệm và thực tế về tự do, dân chủ một cách đích thực nhất. Đó là lý do tại sao ngày nay mọi người hiểu được nền kinh tế thị trường, tự do trong hữu lý là nền kinh tế chính đáng, khách quan nhất. Trái lại các nền kinh tế kế hoạch hóa, bao cấp, độc tài theo các dạng trước đây đều là những yếu tố phản tự do, dân chủ một cách phi lý, hà khắc, ngu dần và tai hại nhất.
    Và nói thêm một khía cạnh khác, dân chủ và tự do đích thực cũng đi theo với nền văn hóa, văn minh theo kiểu dân chủ, tự do cách đích thực nhất. Văn minh, văn hóa chính là sự nhận thức, thói quen, ý thức, và bản chất sinh hoạt tự nhiên, hữu lý, khách quan của xã hội. Một nền văn hóa, văn minh mang tính tự do, dân chủ là yếu tố tất yếu của tự do, dân chủ đích thực. Trái lại mọi yếu tố phản văn hóa, phản văn minh theo dạng độc tài, độc đoán về xã hội, kinh tế, chính trị, đều là những nhân tố có tính phản động, bất công, phi lý và phản nhân quyền nhất về tất cả mọi mặt của toàn xã hội.
    Vậy kết luận lại, tự do dân chủ về mặt thực chất vừa mang tính cách thói quen, vừa mang tính cách hệ thống. Trong thói quen và hệ thống tự do dân chủ xã hội thực sự, không thể có thói quen hay hệ thống độc tài, độc đoán lọt được vào đó. Trái lại trong thói quen và hệ thống độc tài, độc đoán, cũng không thể có thói quen hay hệ thống tự do, dân chủ lọt được vào đó. Đó chính là ý nghĩa về khởi điểm và hệ lụy nói chung về ý niệm và thực tiển tự do, dân chủ trong xã hội mà mọi cá nhân con người đều liên quan đến.
    Thật ra, thói quen và hệ thống độc tài, độc đoán vẫn là thực trạng của con người từ khi chưa có nền tự do dân chủ của phương Tây kể từ khi phong trào Ánh Sáng của họ ở thế kỷ 18 mang lại. Đó chính là cột mốc để cho mọi nền quân chủ độc tài, độc đoán của phương Tây cáo chung, và những nhà nước kinh tế xã hội tư sản ra đời. Các xã hội các của loài người trong các châu lục khác về sau
    cũng phải căn cứ vào chính các cột mốc khách quan này. Bởi những nền quân chủ độc tài nơi các châu lục khác cũng đều cùng phải cáo chung tiếp theo sau chính dấu mốc quan trọng đó.
    Nhưng lịch sử có bước tiến thì hầu như cũng thường hay có những bước lùi. Đó là học thuyết Karl Marx ra đời ở châu Âu vào khoảng năm 1884. Với học thuyết này, Marx đưa ra quan điểm xã hội vô sản, ý nghĩa đấu tranh giai cấp, ý nghĩa biện chứng luận của lịch sử, ý nghĩa ý thức hệ … nhưng tựu trung lại, đều nhằm thiết lập nền chuyên chính vô sản, nền kinh tế tập trung bao cấp, để cuối cùng đưa xã hội về mọi mặt trở thành độc tài, độc đoán. Ý nghĩa quan trọng của Marx vốn cho rằng tư hữu là nguồn gốc của giai cấp, như vậy muốn phá bỏ giai cấp phải phá bỏ tư hữu. Và câu nói hiểm nghèo quan trọng nhất của Marx chính là lời tuyên bố mọi cái gì không thuộc học thuyết Marx đều chỉ là của bọn tư sản, của bọn phản động. Chính câu nói nền tảng và cốt cán ấy đồng thời khái niệm đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản mà Marx đã đưa ra là ý nghĩa hay động lực to lớn nhất thủ tiêu mọi ý niệm tự do, dân chủ, nhân quyền theo nghĩa tư sản mà mọi người đều biết. Con đường duy nhất đó chính là độc tài vô sản, là lý do và mục đích của độc tài vô sản. Hệ lụy của con đường đó là còn là sự phá bỏ, tận diệt nền kinh tế tư sản, tức nền kinh tế thị trường, tự do, mà Marx gọi là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Niềm tin sắt đá đó của Marx là dựa trên quan điểm lý thuyết gọi là “biện chứng” do nhà triết học Hegel đưa ra và được áp dụng theo kiểu đầu Ngô mình Sở mà chính Marx đã thực hiện. Toàn bộ học thuyết của Marx cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo, chính trị, giáo dục … đều chỉ như thế, và cũng đã được nhà cách mạng Lênin hình thành nền nhà nước Xô Viết ở Liên Xô, tồn tại trên 70 năm mà mọi người đều biết. Đó là ý niệm mà những người cách mạng bôn schê vích gọi là cách mạng vô sản, hay nền dân chủ gấp cả triệu lần như vẫn được thông tin, tuyên truyền theo cách chính thống. Ngày nay thì qua gần một thế kỷ ở khắp nơi trên thế giới, mọi người đều thấy nên kinh tế Xô viết của Liên Xô, cả bản thân của Liên Xô và khối XHCN trước kia đã đi về đâu và mọi hệ lụy nó đã mang lại như thế nào khắp cả mọi nơi trên thế giới. Ngày nay di sản còn sót lại của nó là những nước có nền kinh tế thị trường đi theo định hướng XHCN như mọi người đều biết.
    Vậy thì tóm lại, ý nghĩa của dân chủ, tự do, từ lý thuyết đến thực tế là như thế đó. Thực tế chỉ đúng khi nó hướng dẫn bởi lý thuyết đúng. Thực tế chỉ tồi tàn khi nó không có lý thuyết đúng hay bị xỏ mũi bởi những lý thuyết tồi tàn. Ở đây mọi người có thể hiểu lý thuyết đúng là lý thuyết mang tính khách quan và khoa học. Học thuyết không đúng, sai lầm hay tồi tàn là những lý thuyết tự cương, chủ quan, theo các chiều hướng ngụy tạo, độc tài, độc đoán nhưng vẫn mệnh danh là khoa học, khách quan, quy luật hay đúng đắn. Như vậy trình độ nhận thức của con người có đủ cơ sở, giá trị khách quan, và ý thức của con người có đủ lành mạnh, sáng suốt, tích cực, thiện chí, cũng chính là nền tảng và mục đích của dân chủ, tự do đúng đắn mà không là gì khác. Chính những quan điểm phi nhân bản, những chiều hướng ngu dân, làm nô lệ hóa ý thức lành mạnh của con người, làm hạn chế mọi nhận thức, đánh giá đúng đắn về tự do, dân chủ đúng nghĩa của xã hội, chính là những kiểu tầm thường hóa xã hội, tầm thường hóa con người, được gọi là quan điểm nhân dân, quan điểm quần chúng một cách giả tạo, giả ảo và sai trái cũng là những yếu tố làm nhiễu loạn, triệt tiêu ý thức tự do, dân chủ một cách khách quan và đúng đắn nhất.
    Nên nói cho cùng, con đường chân lý của nhân loại chỉ có một, con đường đi lên của nhân loại chỉ có một, đó là con đường ý thức và thực tiển, con đường khoa học, nhận thức khách quan, con đường thực tiển lành mạnh về mọi mặt từ cá nhân đến xã hội một cách bao quát nhất trong đời sống về ý nghĩa của nhân quyền, tự do, dân chủ một cách đầy đủ, khách quan, bao quát, đúng đắn nhất về mọi mặt như trên kia chúng ta đã nói. Hay nói khác đi, sự đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền trong lịch sử nhân loại vẫn là cuộc đấu tranh lâu đời, lâu dài, và dài ngày nhất. Nó xảy ra trong cả mặt ý thức nhân văn và quyền lợi thực tiển. Nhưng nói cho cùng sự đấu tranh đó, tuy diễn ra trên rất nhiều khía cạnh, nhiều bình diện, chẳng qua cũng chỉ là sự đấu tranh hai mặt giữa điều đúng và điều sai, cái tốt và cái xấu, cái hay và cái dở, cái tiêu cực và cái tích cực, cái đi lên và cái trì trệ, cái tiến bộ và cái phản động v.v… giữa cá nhân con người và mọi người trong xã hội. Sự đấu tranh đó chẳng những xảy ra trong bình diện thực tiển mà cả lý thuyết khoa học, chẳng những ở trong chính trị, mà cả kinh tế, xã hội, lịch sử, nhất là cả phương diện văn hóa, hay tôn giáo nói chung.

    ĐẠI NGÀN
    (05/11/12)

Phản hồi