WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những sự bất ngờ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012

Trước ngày bầu cử vài tháng, qua thăm dò Thổng thống Obama hơn đối thủ Mitt Romney vài điểm, khi cuộc tranh cử diễn ra, Obama vẫn đẫn đầu hơn Mitt Romney nhưng dần dần ông Romney có khuynh hướng thu ngắn khoảng cách nhất là ngày 3/10, sau khi thắng Obama trong cuộc tranh luận ông đã rút ngắn hơn cách biệt trước đây. Về phiếu cử tri đoàn đa số thăm dò cho thấy Obama khoảng 230 trong khi Mitt Romney chỉ được khoảng 195 điều này cho thấy cán cân nghiêng về phía Obama. Nhiều thăm dò cho thấy hai bên ngang ngửa nhau hoặc cách biệt chừng một hai điểm. Sau khi trận bão Sandy tràn vào Nữu Ước cuối tháng 10, qua một thăm dò cho thấy khỏang cách giữa Obama và Mitt Romney ngày càng xa hơn, đường xanh tiêu biếu của Dân chủ Obama đi lên và đường đỏ tiêu biểu của Cộng hòa Romney đi xuống, đó là một “ngã rẽ tâm tình”, khoảng cách ngày càng xa, có lẽ thăm dò này đúng hơn cả. Có thể trận bão Sandy, gây thiệt mạng khoảng 100 người, 4 triệu người bị mất điện, thiệt hại gần 50 tỷ… đã khiến nhiều cử tri muốn Obama ở lại tòa Bạch ốc để lo hàn gắn những đổ vỡ do thiên tai đem lại. Trong khi đó nhiều thăm dò khác cho thấy hai bên vẫn còn ngang ngửa.

Tối 6/11 người Mỹ trên toàn quốc theo dõi say mê và hồi hộp trên truyền hình, từ chập tối người ta bắt đầu cộng phiếu tại những tiểu bang đã xong, con số kết quả tạm thời cho thấy hai bên còn ngang ngữa. Khoảng 9 giờ tối (giờ Texas) kết quả sơ khởi cho thấy Mitt Romney 174 điểm cử tri đoàn, Obama 163 điểm, về phiếu phổ thông Mitt Romney hơn Obama chút đỉnh. Khi ấy các nhà bình luận cho biết hai bên chưa ngả ngũ, họ cũng không tiên đoán gì mới hơn, người ta vẫn đang đếm phiếu tại những tiểu bang đã bầu xong.

Số phiếu cử tri đoàn chưa có dấu hiệu thay đổi mấy, nhiều người vẫn nghĩ rằng hai bên còn ngang ngửa cho tới giờ phút chót. Khoảng mười một giờ thì trên truyền hình có sự sôn sao, nhiều tiếng cười rõn rã, người ta đã cộng thêm được nhiều tiếu bang khác và cho thấy ông Obama đã được 274 phiếu cử tri đoàn, coi như thắng cuộc. Đếm phiếu vẫn tiếp tục nhưng không còn được chú ý mấy, khi ấy Romney mới được 180 phiếu. Kết quả hơi bất ngờ vì trước đó không lấu Mitt Romney có hơn Obama một chút.

Sau cùng Obama được 332 phiếu cử tri đoàn Mitt Romney được 206 phiếu, phiếu phổ thông của Obama 61,170,401 (50.5%) Mitt Romney 58,163,977 (48%) kết quả cho thấy người dân vẫn tín nhiệm Obama với tỷ lệ cao, khác với nhiếu thăm dò trước đây, hai bên không ngang ngửa như người ta tiên đoán mà Obama hơn Mitt Romney rất nhiều.

Một điều bất ngờ hơn là ngày bầu cử 6/11, thị trường chứng khoán Wall street phấn khởi, Dow Jones lên khá cao 133 điểm, các nhà đầu tư lạc quan hy vọng Romney thắng cử, với một Tổng thống mới có thể họ sẽ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng sau ngày bầu cử trắng đen rõ ràng, người ta nghĩ chứng khoán sẽ lên vùn vụt vì tin vui Tổng thống Obama tái đắc cử, thắng lớn, được nhân dân tin tưởng. Khi được tin Obama vẫn ở lại tòa Bạch Ốc, (theo Reuters), hôm sau ngày bầu cử (7/11) thị trường chứng khoán tụt dốc thê thảm, khi mới mở cửa Dow jones mất 330 điểm, khi đóng cửa Dow Jones mất 313 điểm. Các nhà đầu tư thấy ló dạng ‘bức tường tài chính, fiscal cliff”, thuế sẽ tăng (tax increases) và cắt giảm chi tiêu (spending cuts) 600 tỷ vào đầu năm tới.

Đó là một điều bất ngờ cho những người tham gia chứng khoán, ông Obama đã thắng lớn, được cử tri tín nhiệm với số phiếu khá cao nhưng các nhà đầu tư (Investors) lại bi quan, thất vọng lớn khi Obama tái đắc cử, họ không tin tưởng ông ta. Hơn ai hết là những nhà đầu tư làm kinh tế, họ đã từng trải và biết quá rõ chính sách kinh tế lụn bại của Obama. Tăng thuế và cắt giảm chi tiêu chính phủ sẽ là trở ngại lớn cho hoạt động kinh tế của họ. Ngày hôm sau 8/11, vẫn còn bi quan, Dow jones xuống thêm 121 điểm … đó là những món quà đầu tiên của Wall street kính tặng Tổng thống Obama thắng lớn năm 2012. Trong khi người dân phấn khởi thấy Obama thắng cử, các nhà đầu tư lại mong mỏi cho Mitt Romney được bầu làm Tổng thống vì họ hy vọng ở đường lối chính sách kinh tế mới của ông ta may ra có thể cứu vãn tình trạng kinh tế chết dở hiện nay, họ mong có một sự thay đổi nào đó khả dĩ thoát ra khỏi vũng lầy.

Hôm 7/11, một bài (của Sara Murray và Patrick O’Connor) trên tờ The Wall Street Journal có đăng lại trên yahoo cho biết nguyên nhân lớn nhất khiến Romney thất cử (Biggset reason Romney lost the election) là “lack of money”, thiếu tiền. Đấy cũng là một tin bất ngờ vì mặc dù Romney là nhà giầu đại phú, tài sản vài trăm triệu nhưng lại thua tiền tranh cử so với ông Obama một người nghèo chỉ có vài ba triệu. Những tháng đầu năm nay vì thiếu tiền cuộc tranh cử của Romney đã bị giam hãm không phục hồi được, người đại diện Cộng hòa này đã trầy da tróc vẩy qua tranh cử nội bộ, ông phải chi tiêu quá nhiều tiền vì tranh cử nội bộ để được đề cử đại diện đảng nên đã cạn tiền. Ngay từ mùa xuân, điều ưu tư lớn nhất của chiến dịch vận động Romney là tiền (Back in spring, the Romney campaign’s biggest worry was money). Theo nhận xét của các phụ tá, mùa hè vừa qua, Romney vất vả mệt nhọc để gây quĩ có lẽ là lý do lớn nhất và duy nhất cho sự thất cử của ông. Khi Obama xài tiền như nước cho cuộc chạy đua thì Romney không đủ khả năng (The Obama campaign spent heavily while Mr. Romney couldn’t) Obama đã có cơ hội tấn công Romney nhiều đòn nặng khiến cử tri có thành kiến tiêu cực về ông.

Vì phải bận rộn gây quĩ, thiếu tiền Romney đã thiếu tiếp xúc với cử tri tại các tiểu bang lưng chừng (swing states) như Virginia, Florida, New Hamsphire, Colorado, Wisconsin, Iowa, Nevada và thua gần hết tại các bang quyết định này. Trong tranh cử, ai nhiều tiền, quảng cáo cho nhiều sẽ ở thế thượng phong .

Ngoài ra những lý do chính khác ta có thể kể như.

Có thể người dân không muốn thay đổi lúc này, mặc dù sau nhiệm kỳ bốn năm, Hành pháp Obama chưa có thành quả tốt đẹp gì về kinh tế, thất nghiệp nhiều nhưng người ta vẫn muốn ông tiếp tục làm nốt các chương trình còn dở dang hơn là thay ngựa giữa dòng.

Thường thì người dân bầu một đảng làm hai nhiệm kỳ liên tiêp, Obama cần đi nốt nhiệm kỳ hai. Cử tri bầu cho đảng này giữ Hành pháp và đảng kia nắm Lập pháp để cân bằng quyền lực, người ta sợ độc tài. Nay Dân chủ làm Tổng thống và Cộng Hòa vẫn năm Hạ viện với tỷ lệ 54% tức 234 ghế, hơn Dân chủ 39 ghế, Dân chủ nắm Thượng viện nhưng chỉ hơn Cộng hòa 6 ghế.

Obama là Tổng thống đương nhiệm vẫn có lợi thế hơn, ông dã làm cho Romney bị tê liệt vì những đòn hiểm độc như cho phổ biến lời Romney chê trách 47% những người không đóng thuế. Obama đã cho cử tri thấy hình ảnh một Romney ứng cử viên của nhà giầu khiến họ mất nhiều cảm tình với người đại diện Cộng hòa này.

Một ngày gần đây, những màn giao tranh, đấu đá sẽ diễn ra tại Hạ viện khi Obama tăng thuế những người có lợi tức cao. Chủ tịch Hạ viện John Boehner cho biết Hạ viện nay nằm trong tay Cộng hòa, họ đã được cử tri giao cho sứ mạng không tăng thuế, sẽ không thỏa hiệp với Obama trong khi ấy Tổng thống cho biết sắn sàng chiến đấu với Hạ viện. Người dân đã muốn Cộng hòa giảm bớt quyền lực của Hành pháp.
Romney đã bỏ lỡ cơ hội trong kỳ tranh cử này, ông có lợi thế là đối thủ mình đã đưa nền kinh tế Mỹ tới chỗ lụn bại, tỷ lệ thất nghiệp rất cao 7.9, dân không có việc làm, nợ nần lên tới 16 ngàn tỷ, chi tiêu quá nhiều (6,000 tỷ trong 4 năm so với 4,200 tỷ của Bush trong 8 năm). Romney đã không khai thác được thế yếu của đối thủ một cách trọn vẹn, ông lại sơ hở khiến cử tri mất tin tưởng và họ đã chọn Obama ở lại tòa Bạch ốc.

Romney đã chuẩn bị cho đốt pháo bông tốn 25 ngàn đồng tại Boston để mừng chiến thắng nhưng ông đã thất bại nặng nề, phu nhân phát khóc, hiền thê ứng cử viên phó tổng thống Ryan ngậm ngùi rơi lệ. Một phần lớn vì thiếu tiền tranh cử như đã nói ở trên đã khiến Romney thua cuộc, hai bên chi tiêu tổng cộng trên hai tỷ, nếu kể cả chi phí bầu Quốc hội tổng cộng lên tới 6 tỷ, cuộc tranh cử đắt giá nhật từ trước tới nay. Nhưng phải nói Romney không nắm được cơ hội, trong khi đối thủ của ông thất bại nặng về kinh tế mà vẫn chuyển bại thành thắng hạ Romney đo ván. Đường lối vận động cử tri của Romney đã thua xa đối thủ Obama, một tay cáo già về tranh cử và gây quĩ, người đã từng hạ nhiều chính trị gia tiếng tăm giầu có như Hillary Clinton, McCain trong cuộc tranh cử bốn năm về trước.

Romney đã tỏ ra sơ hở rất nhiều trong những lời phát ngôn bất lợi cho mình để đối thủ nắm được và phơi bầy cho cử tri thấy một hình ảnh một Romney sát cánh với người giầu, ác cảm với những người sống bám vào trợ cấp, không đóng thuế. Obama nhờ tài hùng biện và nhất là nhờ mị dân tối đa và hứa hẹn, đã tự tạo ra hình ảnh một người thân dân, biết lo cho dân nên mặc dù chính sách kinh tế của ông đã và đang lụn bại nhưng vẫn thuyết phục được cử tri tin tưởng và bỏ phiếu cho mình thêm một nhiệm kỳ nữa. Nói về sự hứa hẹn Romney thua Obama là cái chắc, Obama là bậc sư trong nghệ thuật này. Phải nói Romney thiếu sự lanh lợi hoạt bát so với đối thủ của ông, cờ tới tay mà không phất được, thất bại là do chính sự vận động tranh cử không khôn khéo của mình. Cuộc tranh cử này cũng sẽ giúp Cộng hòa rút được nhiều bài học mới, có thể họ sẽ phải bỏ bớt tinh thần bảo thủ cực đoan, thời thế nay đã biến đổi rất nhiều, tâm tình của người dân đã không còn như cũ.

Qua thăm dò cho thấy Obama được dân tộc thiểu số nhất là da đen và gốc Mễ ủng hộ nhưng họ chỉ chiếm khoảng 26 % dân số, ngoài ra phụ nữ và nhất là giới trẻ đã mang lại cho ông nhiều phiếu bầu. Thực ra phụ nữ cũng như giới trẻ đa phần là da trắng, ông đắc cử nhờ số phiếu cũa người da trắng vì họ chiếm 70 hoặc gần 70% dân số.

Khi mới nhậm chức năm 2009, ông Obama đã dùng phương thức bail out hàng ngàn tỷ, lấy công quĩ để cứu thị trường chứng khóan, thị trường tài chánh đang sụp đổ để người dân lấy lại niềm tin. Mới đầu người ta cho là đi đúng đường nhưng dần dần tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao, từ 7.8 khi mới nhậm chức lên tới 10% cuối năm 2009, năm 2010 có giảm chút đỉnh, năm 2011 và 2012 có giảm đôi chút nhưng nay vẫn là 7.9. Ông Obama chỉ cứu được thị trường tài chính, thị trường chứng khoán chứ chưa cứu được nền kinh tế suy trầm, trái lại tình hình còn tồi tệ hơn thời Bush rất nhiều và sau bốn năm vẫn đổ lỗi cho nhiệm kỳ trước của Cộng Hòa. Hai năm sau khi Dân chủ vào tòa Bạch ốc, vì không có việc làm, người dân bất mãn và đã biểu tình phản đối chính phủ đã “hứa lèo” với họ và đã bỏ phiếu cho Cộng Hòa trong kỳ bầu cử Hạ viện đầu tháng 11. Năm 2010 Cộng Hòa đã lấy thêm được 63 ghế thành 242 ghế, Dân chủ chỉ còn 193 ghế. Cho tới nay tình hình kinh tế cũng chẳng có gì khả quan hơn, chính phủ chi tiêu kích thích kinh tế nhưng thất bại khiến cho những món nợ nay đã cao ngập đầu.

Có lẽ nước Mỹ sẽ không bao giờ trở lại nền kinh tế thịnh vượng thời Bill Clinton những năm cuối thập niên 90 vì nay tình hình kinh tế toàn cầu trên thế giới đã gần như hoàn toàn thay đổi. Các nước giầu, tân tiến như Hoa Kỳ, Tâu Âu, Nhật bản không còn giữ được địa vị phồn thịnh như xưa vì bị các nước nghèo cạnh tranh. Nhiều nước kém mở mang trước đây như Đài Loan, Đại Hàn, Singapore.. nay đã trở thành những nước giầu tân tiến. Những nước nghèo trước đây như Hoa Lục, Ấn độ, Nam Dương, Mã lai, Ba Tây… nay đều đã có nền kinh tế tăng trưởng cao, họ chiếm các thị trường trên thế giới và cạnh tranh ngay tại Mỹ, châu Âu và Nhật bản nhờ giá nhân công rẻ mạt. Không riêng gì tại Mỹ, hiện nay tình hình kinh tế thế giới nhất là Âu châu cũng đang chết lên chết xuống.

Bất kể tình hình kinh tế còn quá nhiều những đám mây đen u ám, Obama vẫn thắng cử với tỷ lệ cao, nhìn về tương lai nước Mỹ , nay chưa thấy ai có nhận định lạc quan nào về kinh tế mà trái lại gần đây một số chuyên gia lại tỏ ra rất bi quan. Những người này cho rằng có thể năm 2013 nước Mỹ sẽ rơi vào tình trạng suy thoái recession, hậu quả của một nên kinh tế yếu kém, nợ nần , thất nghiệp cao, và tăng trưởng thấp. Dù vậy người dân vẫn để cho ông Obama có cơ hội tiếp tục hoàn tất các kế hoạch dở dang để đưa Hoa kỳ vượt qua cam go thủ thách nhất là về kinh tế, nay kinh tế vẫn là đề tài hàng đầu, người Mỹ luôn luôn thực tiễn, họ chỉ chú ý đến nồi cơm của họ.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

Tags:

21 Phản hồi cho “Những sự bất ngờ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012”

  1. kbc3505 says:

    Bầu cử đã qua, ông Obama tái đắc cử. Đây cũng là cái may cho Việt Nam vì chính sách đối ngoại đối với VN sẽ liên tục, Mỹ sẽ giúp VN thoát ảnh hưởng của Tàu, dân chủ và nhân quyền sẽ từ từ cải tiến dưới sức ép của Mỹ và đòi hỏi của người dân.

    Mỹ chẳng dại gì lấy chén kiểu đấu với chén sành Tàu đít đỏ bằng vũ khí mặc dù mạnh hơn nhiều.
    Muốn đấu với Tàu trong thế kỷ này, Mỹ phải sử dụng Việt Nam, và chính quyền độc đảng cộng sản VN là con bài Mỹ sẽ dùng để đấu với Tàu trong tương lai. Việt Nam chỉ theo Mỹ hoặc làm trái độn cho Mỹ. Nếu mất Việt Nam, Mỹ sẽ mất ĐNA – Á Châu- và sẽ thua. Cứ nhìn hiệp ước thương mại TPP và những ưu đãi Mỹ dành cho Việt Nam trong quá khứ và trong những ngày sắp tới, nhiệm kỳ hai của Obama sẽ là những biến tiến ngoạn mục cho Việt Nam.

    kbc3505

  2. May Vu says:

    Bên Hoa kỳ ,Cộng hòa ( đỏ ) Dân chủ (xanh ) đả chia ranh giới Cử tri đoàn (electoral vote) , Tiểu bang lớn Cali tự động có 55 về Dân chủ ,Taxas về 38 v về Cộng hòa ,chỉ còn các tiểu bang Trái độn (swing states) vùng sôi đậu nừa QG và nửa CS như ( 72 cắm cờ chiếm đất ) chưa phân thắng bại là Ohio 18 ,Florida 29 và năm nay thêm W,Virginia mà bất cứ Tổng thống Hoa kỳ nào không thấng tiểu bang này là không thắng tồng thống ,gần 11 pm thì ông Rommy vẩn dẩn đầu ,khi phiếu sát nút Ohio , lọt vể Onama và hơn 270 mà chưa có tiếng Phone Rommy chúc mừng và đang đợi chờ Florida , và cuối cùng Obama lên tới 303 ,quá dư Dân chủ không cần Florida TUYÊN BỐ CHIẾN THẮNG ,Cọng sư viên Cộng hòa củng nghĩ là các máy đếm LẦM , Kéo dài hơn tiếng đồng hồ mới lò tò ra tuyên bố thua trận ,bầu bán chấm dứt , Chúc mừng đối thủ Obama làm kẻ chờ kết quả ,như chờ thi Tú tài,mà phải đi ngủ trể ?
    Ông Rommy ứng cử viên Cộng hòa CÔ ĐƠN muốn đem kỷ nghệ chiến tranh ( warfare) lại thị trường ,mà Gấu cha ,Gấu con BUSH bị ong chích mỏ sao không ló mặt ,lại thêm không hứa cho Thượng nghị sỉ thân Việt nam Mc Cain chức vụ nào ? Hay vẩn còn hặm hực Mụ Sarah Palin được vé Phó TT, không như Clinton tranh cử cho Obama ? Bức tranh trên cho thấy muốn thành công gỉ củng cần nhiều sự đóng góp ,nhất là THANH BẠCH và TRONG SẠCH và tiếng nói sẻ manh hơn .
    Bên Hoa Kỳ bầu bán ứng cử Thành công ,thất bại là chuyện THƯỜNG ,rồi củng là BẠN BẺ ,CỘNG TÁC với nhau ,Thấy phốt lổi lầm từ bỏ chức vụ như CIA Petraeus rồi dần dân chúng vẩn kính NỂ ,Chứ ngoan cố (Lì ) kiểu TT Nguyển v Thiệu mà NIXON bị truất phế ,Thống đốc Louisianan Edwins Edward ,William Jefferson hối lộ bị bắt quả tang ,thì hết thuốc chửa

  3. Tong Vo says:

    Tôi hoàn toàn đồng ý với bài góp ý của bạn trương đình trung !
    Ông trọng đạt viết bài như báo tabloid Mỹ và y chang như Fox news, Karl Rove, Dick Morris !
    Vấn đề chúng ta không ai muốn đạp người ngã ngựa, cái chung ta quan tâm là nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khách quan vì sao Romney và DCH thua cử lần này ! và vì sao Obama thắng landslide.
    Như 1 câu truyện ngụ ngôn dạy dỗ : phải tìm hiêu nguyên nhân vì sao người ta giỏi hơn mình để mình tiến bộ ! Không phải tự khen mình và ru ngũ chính mình !
    Nếu DCH Mỹ không cải tổ cái vision va adaptive theo xu hướng thời đại thì DCH sẽ lụn bại theo thời gian tương lai ! Chắc chắn chúng ta đều mong muốn có đa đảng trong chinh trị Mỹ sẽ tốt hơn cho 1 quoc gia, thay vì chỉ là 1 đảng dân chủ mạnh cũng không tốt cho Mỹ vì thiếu sức cạnh tranh .
    DCH Mỹ bây giờ trong đầu thế kỹ 21 mà vẫn cái tầm nhìn của thập niên 1960s, thập niên của chiến tranh lạnh !!!

  4. Johnny To says:

    VÀI THIỂN Ý

    T. Jones once wrote: ” Friends may come and go, but enemies accumulate.”

    Chúng tôi có vài thiển ý:

    a) Giả sử rằng ông Mitt Romney ở Đảng Dân chủ, còn Obama ở Cộng hòa; thì ai thắng, ai bại !

    b) Về khả năng điều hành nước Mỹ thì ông Romney giỏi gấy trăm lần ông Obama !

    c) Trong nhiệm kỳ TT 45th này (2013-2016), nước Mỹ về Kinh tế, Xã hội, etc. càng suy thoái thậm tệ hơn !
    (còn tiếp)

    Hwy Tse, S&FR, Boston USA.

    • vủnhưcẩn says:

      a/Đảng DC và CH có khác nhau trong việc điều hành đất nuớc.Nếu đổi đảng cho 2 ucv,thì ông Romney “đắc cử” nhưng chủ trương củng là chủ trương của đảng dân chủ (không khác Ông Obama bây giờ).
      b+c/không có cơ sở.Nhận xét hàm hồ.
      Tómlại 3 chử a,b,c đả không thuyếtphục ,nếu không nói là SAI,thì “còn tiếp” làm gì !.
      Hơn nửa Obama đả thắng cử ,đả là TT re-elected,đối thủ đả công nhận ,còn có chi mà “hoạnh hoẹ” nửa.
      Hay đây củng là triêu chứng kỳ thị của dân annam có tử trong máu như “giao chỉ” nào đó ?
      xe fini!
      (vnc)

      • T u i says:

        Tui đồng ý với nhận xét của ông “vủnhưcẩn”. Ông viết được nhưng ông có khuyết điểm là đánh dấu hỏi, dấu ngã trật tùm lum hà. Chịu khó viết cho đúng chính tả tiếng Việt nha ông. Tiếng Việt còn là người Việt còn; người Việt còn là nước Việt còn.

    • Johnny To says:

      (tiếp theo)

      THỂ HIỆN DÂN QUYỀN (We The People)

      Báo mạng Examiner.com đã đưa tin, tính cho đến sáng ngày 14/11/2012, đã có 50 TB đã đề đạt Thỉnh nguyện thư xin được TÁCH RỜI khỏi Chính phủ Liên bang Washington.
      Texas đẫn đầu và Hawaii and Massachusetts joint at the end, etc.
      cf. http://www.examiner.com/article/texas-leads-petition-to-secede-from-us
      (còn tiếp)

      Hwy Tse, S&FR, Boston, USA

      • NgocNghech says:

        Tách được, cứ tách đi, tách ra rùi sẽ biết !
        Tàu cọng chưa bể, Mĩ muốn vỡ? Thật đáng tiếc !

  5. Trong Dat says:

    Xin lỗi tôi đã đánh máy vội sai tên họ của ông
    Thưa ông Trung, TÔI KHÔNG HỀ NÓI LÀ OBAMA ĐÃ TĂNG THUẾ TRONG QUÁ KHƯ xin ông không cần phải giải thích nhiều vì vấn đề đó tôi và mọi người cũng đã biết cả , tôi nói
    “thuế và cắt giảm chi tiêu chính phủ sẽ là trở ngại lớn cho hoạt động kinh tế của họ”
    Là tôi muốn nói trong những tháng sắp tới sẽ có cắt giảm chi tiêu, tăng thuế để giảm nợ và khiếm hụt, (cái này TV, báo chí đều đã nói và ai cũng biết cả.)Tôi đã dựa theo bản tin Yahoo hôm đó về tình hình chứng khoán và v/đ tăng thuế, giảm chi tiêu sắp tới chứ tôi không dám tự phóng lên như vậy, bản tin đó nói rõ khi biết Obama thắng cử stock đã xuống nhiều vì họ e ngại những tháng sắp tới sẽ có tăng thuế, giảm chi, fiscal cliff. . Tính tôi cẩn thận, khi có căn cứ nào thì tôi phải dựa vào đó. Bản tin hôm đó cho biết stock xuống vì lý do đó, thường stock lên xuống không ai biết trước, nếu biết thì đã giầu rồi, sau khi stock lên, hay xuống thì người ta mới nói lý do. Bản tin Yahoo họ giải thích như vậy chứ không phải tôi nghĩ ra mặc dù tôi cũng là người đã chơi stock nhiều năm. Còn nếu họ nói sai thì ông có thể viết một bài cảnh giác bà con ta không nên tin Yahoo

    Câu kết luận của ông
    “Xin cầu chúc cho ông viết được nhiều hơn để giúp mở mắt cho những độc giả trung bình như tôi; những người luôn mong đợi ở các cây bút bàn chuyện thời sự người Mỹ gốc Việt một thái độ khách quan và độc lập tư tưởng, giúp hướng dẫn dư luận cho bà con mình, hơn là chỉ làm công việc cóp nhặt ý kiến của các tác giả ngoại quốc, mà họ xem là giỏi, đem ra show off với đồng hương của mình”

    Xin thưa tôi không dám nhận, tôi chỉ lâu lâu viết một bài nói quan điểm, ý kiến riêng của mình chia sẻ cùng độc giả chứ không dám hướng dẫn dư luận, tôi không đủ khả năng làm chuyện đó nên chỉ cóp nhặt đó đây chút chút cho vui thôi.
    Tôi thấy trên diễn đàn này có nhiều người đọc giỏi, thí dụ như ông chẳng hạn, họ góp ý hay lắm nhưng tiếc rằng họ lại khiêm tốn không viết lên cho bà con đọc. Tôi mong những người giỏi như ông viết cho độc giả Việt nam đọc để họ mở mang kiến thức hơn lên thì hay lắm.
    Xin cám ơn, tôi nghĩ ta nên chấm dứt bàn luận ở đây, vì trúng trật cũng chẳng đi tới đâu. Chúc ông mạnh giỏi
    Xin cám ơn nhiều
    TD

  6. Lê Hiền says:

    Một cách khách quan nhất mà nói thì trong cuộc bầu cử Mỹ 2012 này không một ai có thể thắng ông Obama được. Làm chính trị kiểu mị dân để lấy phiếu cử tri như thế này thì luôn mua chuộc được nhiều người.

    Thực tế là có hơn 26% tổng số phiếu cử tri (như được nêu ra trong bài này) nhắm mắt bỏ phiếu ủng hộ ông Obama. Ông Obama đã chỉ cần được khoảng 25% phiếu của những cử tri Dân Chủ gộc (họ bỏ phiếu cho Dân Chủ trong mọi trường hợp) vậy là toàn thắng.

    Đã có nhiều cử tri Dân Chủ bỏ phiếu cho lập trường Romney lần này vì vấn đề kinh tế suy yếu, thất nghiệp cao, nhưng không thể nào địch lại trên 30 triệu phiếu nhắm mắt bầu cho Obama.

    Những cử tri quen dựa vào chính phủ không chỉ có hại cho quốc gia mà còn có hại cho chính bản thân họ. Nhưng họ không đáng trách nhất. Đối với một sản phẩm xấu thì người cho đáng trách hơn người nhận.

  7. khangkhai says:

    Tôi đã đọc được bài diễn văn thắng cử của tổng thống OBAMA , rất hay và rất ý nghĩa !!! Tôi cũng được nghe nói bài diễn văn của thống đốc Mitt Romney dài 5 phút cũng rất hay và rất cảm động và người ta còn đánh giá đó là bài diễn văn hay nhất từ trước đến nay của ông Romney…Vậy ai đó có thể dịch bài diễn văn đó cho mọi người cùng đọc để học hỏi và thấy được cái hay của nước Mỹ khi tranh cử không ???? Vô cùng cảm ơn ….!!!!

  8. kbc3505 says:

    Khi tổng thống Obama được tuyên bố đắc cử năm 2008, thị trường chứng khoán xuống 486 points (5%). Lần này ngày đầu xuống 313 points (2.4%) và ngày kế tiếp xuống 121 points , tổng cộng hai ngày liền mất 434 points và ngày cuối cùng trong tuần không xuống nữa. Lên hay xuống cũng là điều bình thường vì giới đầu tư thường đánh giá tổng thống đắc cử có đáp ứng sự mong mỏi mà bỏ tiền ra giao dịch hay giữ lại đợi chờ.

    kbc

  9. Trong Dat says:

    Cám ơn ông Trần đình Trung đã góp ý đầy đủ về bài viết
    Bài viết chỉ thể hiện một số ý kiến của tôi, thực ra tôi cũng dựa vào ý kiến của các bản tin đăng trên Yahoo trên internet và thêm vào một số ý kiến cá nhân . Nói chung bài viết của tôi chỉ là phản ảnh ý kiến cá nhân, tôi không hề khẳng định là đúng hay sai và bài góp ý của ông chỉ thể hiện ý kiến cá nhân của riêng ông chứ cũng không có gì đúng sai và cũng không thấy có gì mới lạ.
    Sở dĩ tôi nói bất ngờ vì trước ngày bầu cử đa số các thăm dò đều cho thấy hai bên ngang ngửa nhưng khi đếm phiếu thì thấy Romney thua đậm, về thị trường chứng khoán không phải là ý kiến cá nhân của tôi mà tôi dựa vào bản tin của Yahoo hôm đó (tôi quên tên tác giả), bản tin hôm trước cho biết stock lên vì hy vọng có TT mới, hôm sau khi Obama tái đắc cử, stock xuống họ cho biết các nhà đầu tư thất vọng ở tin này, không phải do tôi nghĩ ra mà tôi dựa nhiều vào bản tin đó.

    Câu
    “Tắt lại là câu ông Trọng Đạt viết đó không đúng với sự thật!”

    Thưa ông tôi thấy ông kết luận như vậy không ổn vì tôi cũng như ông hoặc ngay cả các nhà chuyên gia bình luận nổi tiếng cũng không ai dám nhận mình đúng sai, đây không phải là toán học 2 cộng 2 là 4 mà chỉ là bàn luận. Chính trị, kinh tế chỉ là tương đối không có vấn đề đúng sai
    Câu ông viết

    “Viết như vậy e không phù hợp với thực tế, chính phủ Obama có thể sẽ tăng thuế, nhưng chưa hề tỏ ra quyết tâm ” cắt giảm chi tiêu”. Suốt 4 năm qua chính phủ Obama chỉ giảm thuế, đặc biệt là giảm cho giai cấp trung lưu, ngay cả đã cắt payroll tax, và chỉ mới đòi chấm dứt chính sách giảm thuế của Bush cho giới giàu, nhưng chỉ đòi thôi và chưa hề làm. Cũng trong 4 năm đó, chính phủ này chỉ gia tăng chi tiêu, và tuy có hứa sẽ tìm cách cắt giảm, nhưng mức cắt giảm chắc không nhiều, bởi vì một cách căn bản thì chính sách của Obama là gia tăng chi tiêu để kích thích kinh tế và duy trì sự ổn định xã hội. Chính chủ trương chi tiêu đó đã gặp phải sự chống đối của phía đảng CH.”
    (ngưng trích)

    Thưa ông , thú thực tôi đọc ba lần nhưng không hiểu ông muốn nói gì.
    Phần ông góp ý thêm về nguyên nhân thất bại của Romney , chuyện nguyên nhân thất bại do thiếu tiền là do từ một bài viết của Sara Murray trên tờ Wall street journal chứ không phải do tôi nghĩ ra, dĩ nhiên nhận xét của họ phải chính xác hơn tôi và ông, tôi nghĩ họ phải giỏi hơn ông chứ không thể thua ông được.
    Phần ý kiến dài dòng của ông về những nguyên nhân thất bại của Romney chỉ hoàn toàn là ý kiến riêng của ông như trăm ngàn ý kiến khác mà thôi , những ý kiến của ông về Cộng hòa, về sự lựa chọn của cử tri.. vân vân…không đúng mà cũng chẳng sai vì không ai có thể kiểm chứng được
    Một lần nữa xin cám ơn ông đã góp ý
    TD

    • TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG says:

      Thưa ông Trọng Đạt,

      Xin vui lòng viết đúng tên họ của tôi, như đã được ghi rõ ràng trên phần phản hồi của tôi.
      Kế đến xin lỗi nếu tôi đã viết một đoạn mà ông đọc đến ba lần vẫn không hiểu. Tôi xin nhận lỗi là đã không diễn đạt được rõ để khiến ông cảm thấy khó hiểu. Xin phép ông cho tôi vắn tắt giải thích thêm về đoạn đó như sau.
      Ông viết rằng:
      “Hơn ai hết là những nhà đầu tư làm kinh tế, họ đã từng trải và biết quá rõ chính sách kinh tế lụn bại của Obama. Tăng thuế và cắt giảm chi tiêu chính phủ sẽ là trở ngại lớn cho hoạt động kinh tế của họ”
      Viết như vậy rõ ràng ông cho rằng chính sách kinh tế của Obama lâu nay là TĂNG THUẾ và CẮT GIẢM CHI TIÊU. Đó là điểm khiến tôi nghĩ là: ” E rằng không phù hợp với thực tế”. Bởi vì thực tế thì 4 năm qua chính phủ Obama đã không hề tăng thuế và cắt giảm chi tiêu. Ngược lại, chính phủ đó đã giảm thuế và gia tăng chi tiêu. Ngay đối với việc giảm thuế cho giới giàu của TT Bush, chính phủ Obama tuy muốn chấm dứt, cũng đã phải chấp nhận gia hạn cho đến hết năm nay. Còn chi tiêu, thì ai cũng biết là chính phủ Obama đã chi tiêu nhiều, nhất là các chi tiêu dành cho các Entitlement Programs. Đó là một thực tế mà ai cũng có thể kiểm chứng được dễ dàng. Thành ra khi ông viết như trong câu được trích ở trên cho rằng chính sách kinh tế của Obama là ” tăng thuế và cắt giảm chi tiêu chính phủ” , tôi mới tỏ ra e ngại là ông đã không viết đúng với thực tế. Cũng tương tự như tôi họ TRƯƠNG mà ông viết ra họ TRẦN vậy!
      Câu ông viết, và tôi trích dẫn đó, không thuộc loại ” ý kiến cá nhân” mà thuộc loại truyền đạt thông tin; hoặc nói như người Mỹ thì đó không phải là một statement of opinion, mà là một statement of facts. Tôi đồng ý rằng ý kiến, hay nhận định cá nhân thì có thể, ở mức nào đó, không chịu sự chi phối chặt chẻ của tiêu chuẩn giá trị ĐÚNG-SAI. Nhưng một câu nói về sự kiện thì luôn phải đạt yêu cầu về sự phản ảnh thực tế, tường trình đúng sự thật. Tôi viết ” e rằng không phù hợp với thực tế” là dành cho câu ông viết thuộc loại tuyên bố sự kiện, chứ không phải tỏ bày ý kiến. Tôi KHÔNG HỀ VIẾT RẰNG Ý KIẾN CỦA ÔNG SAI; tôi chỉ ngại rằng ông đã nêu một sự kiện không đúng trong thực tế. Xin ông hiểu rõ cho điều đó.
      Tôi đồng ý với ông rằng, một vài ý vụn vặt tôi viết cũng chỉ là ý kiến cá nhân, lại là ý kiến của kẻ vô danh tiểu tốt nữa. Tôi không dám vỗ ngực cho mình đúng đâu, bởi vì thường thì từ ý kiến đến chân lý là một khoảng cách rất xa. Chẳng qua tôi viết ra là nhằm mục đích trao đổi, góp phần khiêm tốn của mình làm rộng đường dư luận trên diễn đàn này. Thế thôí!

      Nhưng tôi không đồng ý về việc ông đem so ông và tôi với cô Sara Murray về việc giỏi-dỡ hay hơn-thua. Bởi đơn giản là tôi không biết rõ ông, cũng như ông không biết gì về tôi. Rồi còn đâu là tiêu chuẩn để định việc giỏi-dỡ hay hơn-thua đó? Cô Murray đó có bằng cấp cao hơn chăng? Rồi làm sao để biết là nhận xét của cô ta thì chính xác hơn? Có gì bảo đảm rằng nhận xét của cô ta hoàn toàn khách quan, không bị ý thức giai cấp hay political affiliation của cô ta chi phối? Rằng cô ta, bản thân là một big entrepreneur, nên vốn rất pro-business, và do đó ủng hộ đảng CH và có thiên kiến với đảng DC?
      Hay chỉ vì cô Murray là người da trắng,người Anh-Mỹ, nên ông cho rằng đương nhiên nhận định của cô ta là phải chính xác hơn của ông và tôi, hai kẻ da vàng mũi tẹt. Tôi rất mong là ông không nghĩ như vậy, bởi vì như vậy nghe có vẻ có óc sùng thượng người Anh-Mỹ quá, không hợp với lòng tự trọng của một người Việt nam cầm bút như ông.
      Trong các giáo trình dạy lý luận của người Mỹ, một trong những nhược điểm mà sinh viên thường được khuyên nên cố gắng hạn chế, và nên rất thận trọng khi lý luận, là việc viện dẫn đến những ý kiến của người khác, có bằng cấp hay chuyên môn cao, để hậu thuẩn cho luận cứ của mình, từ Anh ngữ là APPEAL TO AUTHORITY. Bởi vì có những legitimate appeal to authority, chẳng hạn như những viện dẫn trong lãnh vực khoa học, như ý kiến của các nhà khoa học về một lãnh vực chuyên môn của họ, hoặc ý kiến của các bác sĩ trong các vấn đề y học. Nhưng cũng có rất nhiều những fallacious appeal to authority; nhất là các ý kiến trong lãnh vực khoa học xã hội, như trong đề tài chính trị mà ông đang bàn, thì mức sai sót trong việc viện dẫn ý kiến hay quan điểm của người khác lại càng cao hơn. Lý do là trong đề tài chính trị nhận định của một người, dù bằng cấp địa vị cao bao nhiêu đi nữa, cũng khó tránh khỏi thiên kiến do đảng tính hay do giai cấp xuất thân chi phối. Cứ theo dõi hai hệ thống truyền hình Fox News và MSNBC thì thấy rõ điều vừa nói.
      Vì lý do vừa nêu trên, tôi thiển nghĩ việc ông đưa Sara Murray ra trong sự trao đổi này có vẻ như không thích hợp cho lắm, nếu không muốn nói là thiếu thuyết phục, và hơn nữa có thể khiến những độc giả tinh tường ngờ rằng ông mang đầu óc sùng mộ người ngoại quốc, và có mặc cảm tự ti dân tộc cũng nên.
      Cuối cùng, dù sao tôi cũng xin cảm ơn ông Trọng Đạt đã cất công viết một bài nhận định dài như vậy, và hơn nữa, lại đã ghé mắt xanh của ông đến phản hồi vụn vặt của tôi. Xin cầu chúc cho ông viết được nhiều hơn để giúp mở mắt cho những độc giả trung bình như tôi; những người luôn mong đợi ở các cây bút bàn chuyện thời sự người Mỹ gốc Việt một thái độ khách quan và độc lập tư tưởng, giúp hướng dẫn dư luận cho bà con mình, hơn là chỉ làm công việc cóp nhặt ý kiến của các tác giả ngoại quốc, mà họ xem là giỏi, đem ra show off với đồng hương của mình

      Trân trọng.

    • Tui says:

      Khi đọc bài viết của ông Trọng Đạt, thú thật, lúc đầu tui cũng định có đôi lời cùng ông, nhưng khi thấy ông nói rằng ông đọc ba lần vẫn không hiểu câu ông Trung viết tui nghĩ chẳng cần thiết phải nói gì nữa. Chỉ ngạc nhiên là trình độ nhận thức vấn đề nông nổi như ông Đạt mà cũng đi viết bình luận.

      • Người sửa sai says:

        Trên diễn đàn DCV cũng như nhiều diễn đàn khác thấy có nhiều tay đã đi đọc ké bài free không mất tiền, chê bai các tác giả viết viết dở viết sai mà không nhìn lại cái thân mình, trình độ đã thấp, ngoại ngữ thì i tờ lại hay chanh chua chê bai hỗn hào, mục đích phá hoại diễn đàn hơn là xây dựng. Mình thích ai thì đã có lá phiếu tại sao cứ phải bắt người khác viết theo ý mình.

        Chẳng thà không thích đọc thì đi chỗ khác chơi cho người khác đọc, trình độ đã không có lại thích dậy dỗ độc giả,. dậy dỗ cả tác giả mới đau chứ…

  10. TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG says:

    Có lẽ sự bất ngờ như ông Trọng Đạt viết chỉ có đối vớí Ông thôi, chứ còn đối với giới truyền thông,cũng như đa số những người theo dõi chặt chẻ đêm bầu cử, thì diễn tiến cuộc bầu cử chẳng có gì gọi là BẤT NGỜ cả. Bởi vì thủ tục bầu và kiểm phiếu của các tiểu bang khác nhau, việc thông tin lại không đồng bộ do khác biệt múi giờ, nên nếu một người nào đó chỉ chú ý theo dõi ở chỉ một đài TV thì có khả năng là sẽ thấy mức phiếu thắng thua có gì đó hơi… đột ngột. Còn nhìn chung thì cuộc đầu phiếu và kiểm phiếu đã diễn ra hoàn toàn bình thường, không có gì BÂT NGỜ đối với đa số những người theo dõi cả. Chẳng hạn, bang Florida, vẫn luôn như thường lệ, là bang có kết quả sau cùng; mãi đến hôm nay Thứ Bảy, 11/10, nghiã là 4 ngày sau, mới có final election result!

    Việc thị trường chứng khoán tụt điểm sau ngày bầu cử cũng không phải là điều BẤT NGỜ như ông Trọng Đạt nghĩ. Bởi vì đây không phải là lần đầu tiên xảy ra như vậy, mà là thông lệ xảy ra trong lúc giao thời của hai nhiệm kỳ TT. Cũng không phải là vì giới đầu tư thấy Obama đắc cử nên không bỏ tiền ra mua cổ phiếu khiến thị trường chứng khoán xuống điểm. Nguyên nhân là vì đối với giới đầu tư, đây là lúc giao thời, tình hình ngân sách chưa ngã ngũ, chưa biết là hai bên Hành và Lập pháp sẽ thỏa thuận với nhau ra sao, nên họ kìm lại mức độ mua bán cổ phiếu để chờ đợi, và điều đó khiến thị trường chứng khoán sụt điểm. Vài ngày,hoặc vài tuần nữa, khi dấu hiệu của sự thoả hiệp ló dạng, điểm của thị trường chứng khoán lại sẽ lên. Có nghĩa rằng không phải sự BÂT NGỜ của kết quả bầu cử đã khiến thị trường Wall Street sụt giá, mà chẳng qua là do thói quen đầu cơ ( speculation) muôn thuở của giới mua bán cổ phiếu mà thôi.

    Ở chỗ khác, ông Trọng Đạt lạ viết rằng: ” Hơn ai hết là những nhà đầu tư làm kinh tế, họ đã từng trải và biết quá rõ chính sách kinh tế lụn bại của Obama. Tăng thuế và cắt giảm chi tiêu chính phủ sẽ là trở ngại lớn cho hoạt động kinh tế của họ” . Viết như vậy e không phù hợp với thực tế, chính phủ Obama có thể sẽ tăng thuế, nhưng chưa hề tỏ ra quyết tâm ” cắt giảm chi tiêu”. Suốt 4 năm qua chính phủ Obama chỉ giảm thuế, đặc biệt là giảm cho giai cấp trung lưu, ngay cả đã cắt payroll tax, và chỉ mới đòi chấm dứt chính sách giảm thuế của Bush cho giới giàu, nhưng chỉ đòi thôi và chưa hề làm. Cũng trong 4 năm đó, chính phủ này chỉ gia tăng chi tiêu, và tuy có hứa sẽ tìm cách cắt giảm, nhưng mức cắt giảm chắc không nhiều, bởi vì một cách căn bản thì chính sách của Obama là gia tăng chi tiêu để kích thích kinh tế và duy trì sự ổn định xã hội. Chính chủ trương chi tiêu đó đã gặp phải sự chống đối của phía đảng CH. Tắt lại là câu ông Trọng Đạt viết đó không đúng với sự thật!

    Còn bàn về những nguyên nhân thất bại của Romney, ngoài một vài lý do nhỏ, ông Trọng Đạt có vẻ nhấn mạnh đến sự thiếu hụt tiền tranh cử. Đây là cuộc tranh cử tốn kém nhất từ xưa đến nay, và nhiều báo cáo cho thấy về khoản gây quỹ tranh cử, Romney hơn hẳn các ứng cử viên CH trước đây, cũng như các ứng viên đối thủ hiện nay, và đã không hề tỏ ra thua kém Obama chút nào.

    Mặt khác khi nhấn mạnh đến khía cạnh tài chánh, ông Trọng Đạt đã bỏ qua những nguyên nhân quan trọng khác của việc Romney thất cử.

    Trước hết phải nói rằng sự thất bại của Romney bắt nguồn từ sự bế tắc chung của đảng CH. Khó khăn trước hết là đảng này đã không có những chính khách đủ tầm cỡ. Kể từ thời Bill Clinton, đảng CH đã không tìm được nhân vật đáng là đối thủ của Clinton, đã phải đành đưa ông Bob Dole ra, và kết quả là thua đậm (379 electoral voters cho Clinton so với 159 voters cho Bob Dole, và thua đến gần 6 triệu phiếu phổ thông) . Sau đó năm 2000, đảng CH cũng không kiếm được nhân vật nào khá hơn ngoài Bush. Nếu không có vụ ” hanging chad” ở Florida, và nếu không vì đa số thẩm phán Tối Cao PV là conservatives, thì Bush chắc đã không là TT, vì thua Gore đến nửa triệu phiếu phổ thông! Đến năm 2008, đảng CH lại cũng vẫn không tìm ra người, đành đưa McCain ra, và kết quả thế nào đã rõ.
    Năm nay, cũng bất đắc dĩ mà đảng CH phải chọn Romney. Giới thông thạo đều thấy Romney phải gượng ép lắm mới làm hài lòng được cánh cực hữu của đảng CH, và được đề cử. Nhưng khi gắng gượng như vậy, Romney lại đánh mất chính chủ trương thật sự của mình; một chủ trương gần với center hơn là extreme right.

    Nguyên nhân khác, quan trọng hơn, đó là đảng CH, về mặt ideology, đang trở nên lạc hậu. Những chủ trương bảo thủ về same sex marriage, abortion, immigration, về small government, giới hạn và giảm thiểu bộ máy và quyền hạn của chính quyền Liên Bang, v.v… đã không còn hợp thời; nhất là khi số cử tri gốc di dân ngày càng gia tăng, lên đến gần 28%. Đặc biệt nhất là chủ trương giảm thuế, buông lỏng điều tiết (deregulation) nói chung, và đối với ngành tài chánh nói riêng, đã tỏ ra lạc hậu và gây hậu quả nghiêm trọng, mà cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 là bằng chứng hiển nhiên. Hơn nữa, trong nền kinh tế toàn cầu hoá ngày nay, khi mức độ tương thuộc (interdependent) giữa các quốc gia là cao nhất, và trong tình hình đó, các quốc gia đang lên : China, Russia, India, Brazil, đang áp dụng chế độ State Capitalism, nghĩa là nhà nước đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế để cạnh tranh nhau, thì chủ trương Small Government của đảng CH rõ ràng là không còn thích hợp. Bởi vì thử nhìn lại xem nếu chính phủ Liên Bang không đóng vai trò quan trọng, mà quyền hạn đều nằm ở tiểu bang, thì làm gì có phi thuyền lên không gian, làm gì có hệ thống xa lộ xuyên bang, hệ thống tin học với những server lớn đầu tiên ra đời, và rồi còn biết bao nhiêu công trình liên bang lớn lao khác? Đến hôm nay mà đảng CH còn hô hào Small Gov. thì rõ ràng chỉ là để mị dân (demagogue) mà thôi.

    Điểm nữa là ông Trọng Đạt dường như không quan tâm đến một nguyên nhân khác của sự thất bại của Romney; đó là sự lựa chọn của cử tri. Dù thế nào đi nữa, thì sự bày tỏ nguyện vọng của cử tri vẫn là quan toà tối hậu. Đa số cử tri ngày nay không dốt nát và dễ bị lừa gạt bởi kỹ thuật tuyên truyền của giới vận động bầu cử. Thái độ của cử tri từ cuộc bầu cử 2008 đã rõ ràng, và tuy cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 có thổi ngọn lữa bảo thủ bùng lên một chút, khai sinh ra Tea Party movement, nhưng điều đó không kéo dài lâu. Tương lai, nếu đảng CH không thay đổi để có một chủ trương hợp thời hơn, họ sẽ thất bại nữa.

Leave a Reply to Tui