WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ba Lan tiếp tục cải tiến luật về người nước ngoài

Hội thảo góp về luật với người nước ngoài, do giám đốc cục Ngoại Kiều Tomasz Cytrynowicz chủ trì. Ảnh Đàn Chim Việt

Dự thảo sửa đổi luật về người nước ngoài chuẩn bị được đưa ra đệ trình quốc hội để tiếp tục cải tiến các qui định tạo điều kiện cho người nước ngoài dễ dàng hội nhập với các cộng đồng dân cư ở Liên hiệp châu Âu. Sơ bộ có thể nói lần sửa đổi này về cơ bản là điều chỉnh các vấn đề bất hợp lý trong quá trình thực hiện do liên quan đến các ban ngành khác nhau. Ví dụ như xin giấy phép lao động ở một văn phòng thuộc bộ lao động rồi lại phải sang nộp hồ sơ cư trú ở một văn phòng khác. Hay là gia hạn giấy tờ cư trú thì do một sở thuộc ủy ban tỉnh giải quyết nhưng visa chờ đợi trong thời gian văn phòng này xét duyện thì lại phải xin ở sứ quán Ba Lan ở nước ngoài. Toàn bộ những vấn đề đó đã được kết thúc trong một cuộc họp liên ngành vào giữa tháng 10 vừa qua mà nhân vật tích cực nhất chính là bộ trưởng nội vụ Jacek Cichocki.

Đây là một chính khách rất trẻ sinh năm 1971, tốt nghiệp khoa báo chí chính trị và triết học ở Đại học Warszawa và nhiều năm kinh nghiệm trong các phòng ban của chính phủ, cũng như có thời gian làm giám đốc trung tâm nghiên cứu phương Đông, cho nên vô cùng năng động và không ngại ra quyết định tháo gỡ các gút mắc. Bản thân ông cũng là người ủng hộ các giá trị phương Tây về nhân đạo và bảo đảm quyền cho di dân, thể hiện qua việc đăng cai tổ chức liên hoan phim đầu tiên chống tình trạng ngược đãi di dân, tổ chức ở Warszawa.

Bên cạnh đó là sức ép của các tổ chức phi chính phủ trong bối cảnh Ba Lan cổ xúy xã hội công dân và quĩ hội nhập của Liên hiêp châu Âu rót rất nhiều tiền cho các dự án giúp đỡ di dân. Các dự luật về người nước ngoài được cấp tiền để mời công chúng mà đặc biệt là người nước ngoài đến cho ý kiến. Trong buổi lễ độc lập vừa qua một công dân Ba Lan gốc Việt cũng được đại diện đặt vòng hoa. Đây là một cử chỉ rất quan trọng của tổng thống Bronislaw Komorowski, mà bố mẹ ông đều là hai vị giáo sư nổi tiếng ở Ba Lan, còn bản thân ông cùng vợ rất tích cực ủng hộ hình ảnh của một xã hội Ba Lan chấp nhận nhiều màu sắc chủng tộc của dân nhập cư.

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra thì bước tiến hiện nay về luật lệ đối với người nước ngoài của Ba Lan mới chỉ mở ra tia hi vọng cho một vị trí bình đẳng hơn cho công dân có gốc nước ngoài ở đây, cũng như mở đường cho người nước ngoài dễ dàng nhập quốc tịch Ba Lan.

Bộ luật tháo lỏng qui định nhập tịch mới chỉ bắt đầu có hiệu lực vào tháng Tám vừa qua và hầu như vẫn chưa có mấy người được nhập tịch nhanh chóng và dễ dàng hơn theo qui định này. Cần phải hiểu là ngược lại với các nhân vật cấp tiến và khá trẻ ở chính quyền trung ương như vừa nêu, lãnh đạo ở các cấp địa phương vẫn là những gương mặt cũ mà những ai từng phải lên làm giấy tờ ở văn phòng trên đường Długa chắc chắn đã quá quen trong những năm tháng bị quát tháo, hạch sách gây khó dễ và thậm chí cả ngược đãi. Có những cam kết được đưa ra trong những buổi trưng cầu dân ý nhưng chỉ là lời hứa suông, ví dụ như yêu cầu không đòi hỏi hộ chiếu gốc trong hồ sơ xin ân xá, hay là đòi ngân sách phải tuyển phiên dịch thường xuyên tại văn phòng giao dịch với người nước ngoài thay vì để họ phải tự kiếm tiền trả cho phiên dịch riêng.

Các tổ chức theo dõi nhân quyền của dân nhập cư cũng đánh giá thấp Ba Lan trong chỉ số Mipex cho các nước EU. Tuy nhiên cần phải hiểu quyền lợi không chỉ là chờ được ban phát mà các cộng đồng người nước ngoài cần phải đấu tranh để đòi hỏi những quyền cơ bản chính đáng của mình. Để phản đối tình trạng giam giữ vì nhập cảnh bất hợp pháp người ta đã tổ chức tuyệt thực trong trại và kết hợp với truyền thông để bắt chính phủ phải chi 700zl mỗi tháng để người xin tị nạn tự tìm thuê nhà và ổn định cuộc sống.

Cộng đồng người Việt ở Ba Lan trong một năm trở lại đây cũng bắt đầu dần nhận thức ra vấn đề này và chịu khó tham gia các hoạt động trong mạng lưới xã hội công dân, một vấn đề mà ở Việt Nam vẫn còn rất tế nhị. Ngoài ra cũng có những người Việt trong các tổ chức xã hội ở các nước Tây Âu góp phần gây sức ép trong các cuộc đàm phán hay quá trình ra quyết định thay đổi luật lệ ở Ba Lan. Lợi ích của chính phủ các nước Tây Âu hiện đang có lợi cho quá trình này, vì họ muốn các nước như Ba Lan mở cửa và tạo điều kiện cho di dân hội nhập để giảm bớt gánh nặng về trợ cấp và việc làm cho dân nhập cư ngay tại nước mình.

Sau khi hoàn chỉnh bộ luật về người nước ngoài Ba Lan sẽ phải tiếp tục áp dụng nhiều chính sách có lợi cho người nước ngoài vốn đang áp dụng ở các nước phát triển, ví dụ như chi ngân sách để dạy ngôn ngữ mẹ đẻ cho trẻ em cho người nước ngoài, và dạy tiếng Ba Lan cho bố mẹ các em, hay là mở rộng đối tượng phục vụ của hệ thống y tế nhà nước.

Nguồn Lê Hải Facebook

 

Tags:

Phản hồi