WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

VN: Nhà sư tự thiêu vì công nợ?

Một nhà sư tại Việt Nam vừa tự thiêu. Báo chí Việt Nam đưa một mẩu tin rất ngắn và cho rằng đó là vì nguyên nhân “nợ nần” cá nhân.

Tên của nhà sư là Đại đức Thích Thanh Hoằng (tục danh Nguyễn Thành Mười, 42 tuổi). Thời gian và địa điểm nhà sư  tự thiêu là chùa Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao, H.Quỳnh Phụ, Thái Bình lúc 22 giờ 30 ngày 28.11.

Theo báo Thanh Niên: “Ông Mười xuất gia từ năm 1995, trụ trì chùa Sơn Đồng từ năm 2002 đến nay. Về nguyên nhân vụ việc, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình đã ra thông báo khẳng định, việc tự sát bằng hình thức tự đốt của Đại đức Thích Thanh Hoằng là hành động tiêu cực cá nhân; xuất phát từ sự mâu thuẫn với những người đã đến chùa bắt nợ, là bế tắc trong xử lý công nợ chứ không phải do mâu thuẫn với nhân dân và chính quyền thôn, xóm”.

Một ngày sau vụ tự thiêu, nhà sư này đã được chính quyền địa phương tổ chức chôn cất mà không có sự điều tra chi tiết nào.

Ở Việt Nam, thỉnh thoảng vẫn xảy ra các vụ tự thiêu lẻ tẻ vì những bức xúc cá nhân lẫn nguyên nhân xã hội hay chính trị, nhưng chính quyền thường ém nhẹ các vụ việc, thậm chí đổ cho tai nạn hay người tự thiêu bị “tâm thần”.

Vụ tự thiêu hồi năm trước của một thanh niên ở Đà Nẵng mà dư luận cho là vì những bức xúc liên quan tới giải phóng mặt bằng, được báo chí mô tả bị tâm thần. Gần đây nhất, mẹ chị Tạ Phong Tần đã tự thiêu ít ngày trước phiên xử của con gái nhưng báo chí trong nước cũng không được phép đề cập tới. Cái chết của bà Đặng thị Kim Liêng đã không đem lại sự giảm án dù ít nhất cho con gái mình.

 

6 Phản hồi cho “VN: Nhà sư tự thiêu vì công nợ?”

  1. dinh chi says:

    muô’n chê’t thì chê’t chung, ôm mìn lao vô UBND dê~cùng chê’t vo’i bon dã gây oan tra’i cho mình, nhu thê’ dô`ng thòi cuñg giu’p cho nhuñg nguòi kha’c no’i lên duoc nhuñg gì oan khuâ’t mà nhà nuo’c làm cho ho.

  2. Tuần tử says:

    Công cái con mẹ gì hả thằng CAM công lý. Còn trường hợp tự thiêu của TT. Thích Quảng Đức thì you giải thích sao đây ? Có phải Ông ta đã bị tên cs đội lớp Thầy tu Thích trí Quang giựt dây, xúi dại không?

  3. MẠNH says:

    Tu hành sao có nợ nần ?? Các vị sư VN đừng nên tự thiêu, vì dầu có tự thiêu thì vẫn bị bọn chó Cộng nó bóp méo sang chuyện khác. Uổng công !

  4. Bút Thép VN says:

    Thời VNCH những vụ “tiền bạc, nợ nần, tình cảm, cay cú, uất ức” muốn tự tử thì được “cách mạng” đề cao, cổ vũ bằng mọi giá để mượn xác đấu tranh cho “chính nghĩa chống Mỹ cứu nước”, đổ thêm dầu, tưới xăng cho ngọn lửa bốc thật cao cho báo chí chụp hình đưa tin rầm rộ.

    Nhưng tới thời VC thì cho dù tự thiêu cho đạo giáo cũng sẽ được bôi bẩn bằng những “hành động tiêu cực cá nhân; xuất phát từ sự mâu thuẫn với những người đã đến chùa bắt nợ, là bế tắc trong xử lý công nợ chứ không phải do mâu thuẫn với nhân dân và chính quyền thôn, xóm”.

    Vậy cũng còn may vì không bị gán cho những nhãn hiệu bẩn thỉu hơn: bê bối vì tư tình.

    Ôi cong ly thời VC là thế đấy!

  5. cong ly says:

    Những vụ tự tử vì tiền bạc, nợ nần, tình cảm, cay cú, uất ức… vẫn thường xảy ở nhiều nước trên thế giới. E.Durkheim nhà Xã hội học thế kỉ 19 chia ra làm 4 loại tự tử:1.Tự tử vị kỉ: cá nhân hòa nhập xã hội kém, xảy ra khi cá nhân bị bỏ rơi, không được quan tâm đến và cá nhân sống chỉ vì bản thân mình. 2.Tự tử vị tha: cá nhân hòa nhập xã hội ở mức độ rất cao,quên đi bản thân mình, tự tử vì lợi ích của nhóm.3.Tự tử phi chuẩn mực:cá nhân ở trong tình huống nhiễu lọan, hỗn độn, khủng hỏang, mất phương hướng do các quy tắc xã hội cũ bị phá vỡ nhưng các quy tắc xã hội mới chưa hình thành. 4. Tự tử cuồng tín: tự tử do niềm tin mù quáng chi phối, do cá nhân chịu áp lực của các quy tắc xã quá cao, bị kiểm sóat, điều tiết quá gắt gao, trừng phạt quá nặng nề về mặt hệ giá trị, đạo đức.Phần lớn là do các cá nhân có rối lọan tâm thần hoặc bị trầm cảm. Về các vụ tử tử gần đây có liên quan đến người Việt cho thấy hầu hết các vụ tử tử đều rơi vào loại thứ 1 – Tự tử vị kỉ và không thấy trường hợp tự tử nào ở loại thứ 2,3,4 cả điều này cho thấy các cá nhân hoà nhập xã hội quá kém không theo kịp các quan hệ xã hội dẫn đến các quan hệ xã hội của họ lỏng lẻo và rơi vào trạng thái bị cô lập. Trường hợp một thanh niên ở Đà Nẵng và mẹ chị Tạ Phong Tần là do cá nhân hòa nhập xã hội kém, không hiểu biết về pháp luật và không thích ứng được với thực tế xã hội. Trường hợp Đại đức Thích Thanh Hoằng là hành động tiêu cực cá nhân, đơn độc do nợ nần không có khả năng thanh toán và thiếu sự trợ giúp của các quan hệ xã hội (gia đình, bạn bè, người thân…).
    Tóm lại chết không phải là cách hay cho dù cái chết có thể lấy lại danh dự giống như hình thức tự tử vị tha hay chết có thể trốn tránh trách nhiệm với người sống giống như trường hợp tự tử loại 1 do đó dừng có ai dại mà bắt trước những trường hợp tự tử như trên.

Leave a Reply to dinh chi