WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tuỳ bút tháng tư + Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương lai

Hòa giải cần thiện chí từ 2 phía. Ảnh On the net

Giờ đã là giữa tháng 4/2010, sắp đến ngày tròn 35 năm đất nước thống nhất từ đỉnh cổng trời Hà Giang đến đất mũi Cà Mau. Cái giá phải trả cho sự kiện này không nhỏ: 1,1 triệu liệt sĩ, trong đó 500 ngàn người có mộ được quy tập đủ danh tính, 300 ngàn người phải chịu nằm dưới mộ vô danh và 300 ngàn người vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Ở phía bên kia cuộc chiến, các con số tương đồng cũng đâu có thua kém và họ cũng là con dân nước Việt cả thôi! Là người viết văn, nhưng có thói quen điều tra xã hội học, ghi chép lại làm lưng vốn cho ngòi bút của mình nên trong đầu tôi miên man ám ảnh bởi những con số, trôi ra thành câu chữ trăn trở trên mặt giấy giữa tháng tư lịch sử này…

35 năm sau cuộc chiến, nếu tôi chen số ”0” vào giữa sẽ là 305 ngàn ha rừng đầu nguồn ở 10 tỉnh biên giới đã được mấy ông quan đầu tỉnh tùy tiện cho nước ngoài thuê 50 năm mà giá thuê 1m2/năm chỉ đủ mua vài cọng rau muống thôi ư? Điều đáng để tôi trăn trở âu lo là trong đó có 240 ngàn ha rừng được cho các chủ doanh nghiệp nói tiếng Hoa, quốc tịch Trung Quốc, Đài loan, Malaysia “thuê đất trồng rừng” ở những vùng biên giới nhạy cảm! Tôi đã thử điều tra một dự án của họ ở mấy xã thuộc huyện Tràng Định- Lạng Sơn, chợt giật mình vì hình như nếu tôi không nhớ lầm thì gần 40 năm trước mình đã từng thăm dò quặng bauxite bằng phương pháp địa vật lý. Hay như một dự án trồng rừng khác ở Hà Giang, tôi ngờ rằng trong phạm vi mấy xã đó có những điểm triển vọng vàng sa khoáng.  Nói đến rừng đầu nguồn, tôi lại liên tưởng đến vấn nạn xuất hiện tràn lan, vô tổ chức các công trình thủy điện vừa và nhỏ, không chỉ dẫn đến nguy cơ tàn phá rừng, hủy hoại môi sinh, xả lũ vô tội vạ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi năm ngoái mà còn chiếm mất diện tích canh tác tốt nhất của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Điều tra quanh thị trấn du lịch, nghỉ dưỡng Sa Pa, trong bán kính 30 km có tới 17 dự án thủy điện nhỏ? Ai cũng biết, địa điểm thiết kế lòng hồ thủy điện nhỏ lý tưởng là thung lũng giữa núi, đó cũng là nơi có ruộng trồng lúa vốn rất hiếm hoi của người Dao, Mông, Thái, Tày, Nùng…ở Tây bắc, Việt Bắc. Họ mất rừng, mất ruộng nên lũ lượt tha hương làm dân di cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên, bỗng chốc họ từ nạn nhân trở thành thủ phạm phá rừng vì buộc phải đốt rẫy làm nương ở nơi đất mới. Cái vòng luẩn quẩn phá rừng kia bao giờ chấm dứt? Câu hỏi này tôi đã từng đặt ra trong lọat 5 bài viết về Tam Nông trên báo Văn Nghệ Trẻ, nhân hội nghị Trung ương 7, khóa X họp vào giữa năm 2007, vẫn rơi vào im lặng.

Tháng tư năm nay cũng vừa tròn 45 năm chiến thắng Hàm Rồng (3/4/1965- 3/4/2010). Không ai có thể phủ nhận đây là chiến thắng vĩ đại, oanh liệt nhất trong năm đầu tiên của cuộc chiến tranh đất đối không vô cùng ác liệt. Chỉ trong 2 ngày, trung đoàn pháo binh 228 đã cùng dân quân các làng Yên Vực, Nam Ngạn, Đông Sơn đã kiên cường bám trụ, bắn hạ 87 máy bay phản lực Mỹ, giữ được cây cầu Hàm Rồng nguyên vẹn. Tôi đã 2 lần đi làm phim về trận đánh này (2005 và 2010) nên hiểu rõ mất mát hy sinh ở đây suốt những năm chiến tranh cũng rất lớn. Trên diện tích khoảng 1 cây số vuông quanh khu vực Hàm Rồng, người Mỹ đã trút xuống 20 vạn tấn bom, 8.000 người đã chết, 13.000 người bị thương vong. Những con số ám ảnh tâm thức, xui khiến tôi năm 2005 đã cất công đi tìm nhân chứng lịch sử- ông Nguyễn Văn Bê, một trong số 13.000 người bị thương bên cây cầu Hàm Rồng. Ông Bê quê ở xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, nhưng vào lúc tôi đi  tìm, ông đang cuốc đất thuê cho chủ trang trại trồng dứa ở ngoại vi thị xã Bỉm Sơn. Ông bị thương trong trận đánh ngày 3/4/1965. Một mảnh bom đã găm qua mũ sắt, chui vào đỉnh đầu, đến nay chỗ bị thương vẫn còn phập phồng mảng da đầu. Sau khi ra viện, xuất ngũ vài năm thì vết thương trên đầu mới tái phát, biến ông  Bê thành người ngu ngơ, biết gì về các thủ tục vốn đã khá phiền phức để hưởng tiêu chuẩn thương binh. Tính đến thời điểm 2005 là vừa tròn 40 năm ông không hề được hưởng tiền trợ cấp. Trớ trêu ở chỗ chiếc mũ sắt có vết thủng trên đỉnh đầu của ông lại cũng được người ta đem trưng bày ở nhà Bảo tàng cách mạng tỉnh Thanh suốt 40 năm ấy, còn người thủng đầu, nghe thiên hạ đồn: “Ông muốn có sổ trợ cấp phải làm thủ tục “đầu tiên”, không có thì nghỉ cho khỏe!” Chẳng biết 5 năm qua, sau lần gặp tôi, ông sống ra sao, đã được cấp sổ hay chết rồi vẫn còn ôm mối hận? Ngẫu nhiên tháng tư dương lịch hàng năm thường trùng hợp với dịp tết “Hàn thực” vào mồng 3 tháng 3 âm lịch. Người ta ăn đồ nguội như bánh trôi, bánh chay làm từ đêm trước để ngày tết không phải dùng đến ngọn lửa oan nghiệt từng thiêu đốt mẹ con Giới Tử Thôi thời chiến quốc. Trùng Nhĩ sau khi lên ngôi vua đã vô ơn, bạc đãi và hắt hủi các công thần khiến ông phải cõng mẹ trốn vào rừng ở ẩn. Vua sai người gọi không được bèn nghe lời nịnh thần, cho đốt rừng tất ông phải ra, nhưng ông cùng mẹ thà chết cháy chứ không chịu quay về nhìn mặt lũ bất nhân. Bởi thế, tết “Hàn thực” năm nay, ăn đĩa bánh trôi tôi lại nhớ tích xưa, ngậm ngùi thương ông Nguyễn Văn Bê, miên man suy ngẫm sự đời những năm hậu chiến.

Có những con số người vô tâm thọat nghe thấy dửng dưng, nhưng tôi thì không thể. Tài liệu thống kê gần đây cho tôi biết, 35 năm sau cuộc chiến, Việt Nam ta có: 3,2 triệu người định cư ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; 500.000 người đi làm thuê ở 40 quốc gia; 250.000 người đi lấy chồng nước ngoài, chủ yếu ở Trung quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia; 30.000 du học sinh ở châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ… Trong số 3,2 triệu người Việt định cư ở hải ngoại hiện nay, số ra đi trước ngày 30/4/1975, kể cả số di cư từ thời thuộc Pháp chỉ khoảng 1 triệu, số còn lại hơn 2 triệu người chủ yếu rời bỏ đất nước từ nửa cuối thập niên 70 và cả thập niên 80 của thế kỷ trước. Thế hệ chúng tôi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, sao những người được chúng tôi giải phóng lại ào ào bỏ nước mà đi đông đến vậy? Đất nước qua 24 năm đổi mới, ta vẫn tự hào về tốc độ tăng trưởng ngọan mục trong 12 năm liền (1996- 2007). Thế nhưng chất lượng tăng trưởng thì sao? Cánh kéo phân hóa giàu nghèo giãn ra tới mức chỉ một nhúm người đi xe triệu đô, cưỡi máy bay riêng, ngủ biệt thự sang trọng, trong khi có nửa triệu người đi làm thuê kiếm sống ở xứ người và 250 ngàn cô gái hơ hớ tuổi xuân phải lấy chồng chồng ngoại để có tiền cứu đói hay trả nợ cho gia đình. Trong cộng đồng  3,2 triệu người Việt hải ngoại, tôi biết có khoảng 300 ngàn chuyên gia cấp đại học và trên đại học, phần lớn đều tha thiết mong có cơ hội phụng sự Tổ quốc. Đó là nguồn nhân lực tuyệt vời cho công cuộc phát triển, sao các nhà quản lý trong nước lại ghẻ lạnh, hờ hững với họ? Tôi có thời gian làm Thư ký tòa sọan cho tạp chí Thế giới vi tính (PC World VN), một tạp chí hàng đầu về CNTT nên hiểu khá rõ nội tình vụ việc ông Trương Trọng Thi- người Pháp gốc Việt, nhà phát minh thuộc tốp tiên phong của thế giới về máy tính cá nhân và công nghệ vi xử lý, ngay từ năm 1973 đã có nguyện vọng hợp tác đầu tư với Nhà nước ta về lĩnh vực này và bị ghẻ lạnh ra sao. Cố GS Trần Lưu Chương sinh thời có lần tâm sự với tôi: “Hãy tưởng tượng ở thời điểm năm 1973, lúc châu Á và cả thế giới còn đang ở buổi bình minh của cuộc cách mạng tin học, nếu ta ủng hộ Trương Trọng Thi lập xưởng chế tạo PC và tổ chức nghiên cứu công nghệ vi xử lý thì Ấn Độ và Trung Quốc chỉ có nước chạy theo bái ta làm sư phụ, chứ đâu như bây giờ ta thua họ 10 năm phát triển công nghiệp phần cứng và gia công phần mềm xuất khẩu.” Lại nữa, con số 30,000 du học sinh, nghiên cứu sinh VN đang ở Tây Âu và Bắc Mỹ là nguồn chất xám trẻ vô cùng quý giá, sao 70- 80% trong số họ không muốn về nước, đâu chỉ vì đãi ngộ thấp mà còn vì điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến bị cơ chế dị mọ trong nước kìm hãm?…

Có tiếng gà gáy sáng cất lên thao thiết, chơi vơi, lạ hóa giữa không gian khu đô thị mới, chất ngất các tòa nhà chung cư cao tầng. Ông lão hàng xóm cùng tầng 11 của tôi bảo, ông nuôi chú gà tre Nam Bộ làm cảnh, cho nguôi nỗi nhớ làng quê Đông Anh bị giải tỏa làm sân “gôn”, bứng ông cùng bà lão răng đen, vấn khăn mỏ quạ ra nhập hàng ngũ cư dân đô thị mới. Tiếng gà làm tôi liên tưởng đến buổi tọa đàm “Kê minh thập sách- minh triết trị quốc an dân” tại Hội trường tầng 3, nhà số 53 Nguyễn Du – Hà Nội vừa diễn ra hôm 15/4/2010. Hơn 600 năm trước, bà Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu đã dâng lên vua Trần Duệ Tông bản “Kê minh thập sách” gồm 10 điều phản biện và kiến nghị, hòng cứu đất nước ra khỏi khủng hoảng toàn diện về chính trị, quân sự, kinh tế. Mỗi lời của bà tới nay vẫn còn tươi rói màu xanh của cuộc sống, thiết thực với hiện tình đất nước, ngỡ như ta đang đọc một bản góp ý cho văn kiện Đại hội đảng CSVN lần thứ XI, ví dụ:

“…Ba, ngăn chặn lũ lộng quyền để phòng chính sự sâu mọt.

Bốn, thải loại bọn tham nhũng để trừ tệ đục khóet của dân.

Năm, xin chấn hưng văn hóa giáo dục khiến ánh đuốc rực cùng mặt trời chiếu khắp.

Sáu, xin cầu lời nói thẳng để cho cổng thành cùng đường ngôn luận rộng mở…”

Tôi nhớ, trong buổi tọa đàm đó, khi anh GS Chu Hảo mời tôi lên phát biểu, tôi đã uống thuốc liều nêu ra hai ý hỏi lại các cử tọa cũng là hỏi chính lòng mình:

Một là bản “Kê minh thập sách” có 6 điều thuộc về minh triết trị quốc an dân ngắn gọn, khúc triết và 4 điều thuộc về binh pháp, đọc lên ngỡ như binh pháp Tôn Tử hay Binh thư yếu lược của Hưng Đạo đại vương vậy. Bà Nguyễn Thị Bích Châu chỉ là cung phi, mồ côi từ nhỏ, vào cung tự học mà tỏa sáng nên chăng coi đây là sự cô đúc trí tuệ của nhiều bậc thức giả dân gian vào trong văn bản lưu truyền cho hậu thế, thông qua sự phát ngôn của nhân vật lịch sử đã hóa thánh trong lòng dân ở các đền thờ miền quê Nghệ Tĩnh?

Hai là, phải chăng “Kê minh thập sách” tập hợp ý nguyện của dân chúng mà ra đời từ hệ quả tất yếu sau mấy chục năm chính sự suy đồi, vua tôi sa đọa? Thực tế lịch sử cho thấy nhà Trần sau hơn nửa thế kỷ lừng lẫy và 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, đến năm 1314 bắt đầu trượt dài trong sa đọa với sự lên ngôi của vua Trần Minh Tông. Ông vua này là con thứ, được vua cha cưng chiều đưa lên ngôi lúc mới 14 tuổi (SN 1300), chỉ ham ăn chơi, trác táng trong sự dung túng của thượng hoàng và sự o bế của lũ nịnh thần. Đến năm 1329, đang còn sung sức ở tuổi 29 Minh Tông đã vội lẩn tránh quốc sự, nhường ngôi cho vua Trần Hiến Tông mới lên 10 tuổi (SN 1319) để mình làm Thượng hoàng. Năm 1341, Hiến Tông chết lúc 22 tuổi, chưa kịp có con nên con thứ 10 của Minh Tông mới lên 5 tuổi (SN 1336) lên làm vua, hiệu là Trần Dụ Tông. Như vậy, từ năm 1314 đến 1369 là 55 năm triều đình mục nát, chính sự nhố nhăng như phường chèo nên năm 1369 một gã lưu manh Dương Nhật Lễ, con anh hề chèo gốc Hoa trong cung là Dương Khương cũng có thể cướp ngôi làm vua được 2 năm (1369- 1370). “Kê minh thập sách” dâng lên vua Trần Duệ Tông (1372- 1377), không được vua tiếp nhận nên năm 1400 nhà Trần mới mất về tay nhà Hồ, rồi cuối cùng nước cũng mất về tay giặc Minh ở phương Bắc.

Phải chăng khi một chính thể kéo dài sự mục nát suốt mấy chục năm, quyền bính lọt vào tay lũ lưu manh hạ đẳng, chính sự nhố nhăng như phường chèo, lại khước từ minh triết Việt trong “Kê minh thập sách” thì họa diệt vong là tất yếu?

Bài học lịch sử “Kê minh thập sách” cuối thời nhà Trần, nay nhân ngày giỗ thứ 633 bà Chính thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, tôi bồi hồi ngẫm lại vẫn thấy còn nguyên giá trị giữa bầu trời thủ đô tháng tư năm 2010…

Hà Nội 18/4/2010

Nguồn: Blog Quê Choa

32 Phản hồi cho “Tuỳ bút tháng tư + Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương lai”

  1. bacHo says:

    da den luc nguoi Vn trong v ngoai nuoc phai Doan Ket lai de XDDNVN neu khong DNVN se bi bon ngoai bang Xam Luoc va De Doa …NDVN se la No Le boi vi chung ta cu mai me Cau Xe chem giet lan nhau …ma quyen rang Ke Thu Truyen Kiep dang dung sau lung chung ta …

  2. Sigma says:

    Ke tu khi lap quoc neu thieu doan ket thi VN da khong the ton tai tren qua dia cau nay , nhung hien nay nguy co Vn bien mat dang tu tu he lo …
    Can gi phai HHHG khi nguyen nhan cua cai Khong HHHG da tim thay …Moi bat dong nghi ky trong dan toc chi xay ra khi cs du nhap vao nuoc ta vay cach duy nhat la tieu diet csvn tu khac HHHG se den mot cach tu nhien ma khong can lam gi ca. bang chung la nho giai tan dang cong san dong duong ma bon lua dao moi tap trung duoc ca dan toc de chien thang thuc dan phap.
    Da bao lan Dan Toc da lam muu bon cho de nay : nao la Doc lap dan toc (1945) ; Dinh chien tet mau than (1968) ; Hoa hiep Paris (1973) ; … (Trong Hiep dinh Paris khong thay co ghi nuoc nao ten chxhcnVN )
    Dung de lam muu bon luu manh nay lan nua hoi Dan toc VN.
    Dan toc VN phai tu dung len tieu diet tap doan toi pham csvn.

  3. Haru Haru says:

    HHHG! ư…ừ….ứ…ự….Còn lâu ‘man’ ai mà tin các anh em đồng chí là có ngày “chạy” chết mẹ.Có ông Liêm đã từng đeo càng máy bay đó,bây giờ trời trở là đau nhức phải đi tập võ và khí công thấy ‘bà’,vậy mà có dịp HHHG là ổng xen dzô chụp hình với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng liền[đang có hình ảnh đàng hoàng ở Take 2Tango website ấy],zời ơi…! Thấy mà lo cho Người anh hùng VN nầy quá.Tớ thì không có gan trời như vậy,chạy một lần ra biển là đã bạo phổi lắm rồi.Bây zờ tụi nó có “tầu lạ” bao vây đi đánh cá còn không được thì làm sao mà chạy .HHHG chỉ là màn “giả điên khiên đồ” mà thôi.Tớ ơn ớn,xin kiếu.

  4. nvtncs says:

    Tôi xin phép dịch lại đúng chân chữ AUTO-COLONIZATION:

    Tự thực dân: một lớp người, thực dân, người cùng một nước, cùng một dòng giống, với họ.

  5. nvtncs says:

    Sau 1975, Âu-Mỹ có một chữ mới để diễn tả cái gọi là giải phóng miền Nam của ĐCSVN:

    TỰ ĐÔ HỘ ( AUTO-COLONIZATION )

  6. nvtncs says:

    “Give me Liberty, or give me Death!” is a famous quotation attributed to Patrick Henry from a speech he made to the Virginia Convention. It was given on March 23, 1775, at St. John’s Church in Richmond, Virginia, and is credited with having swung the balance in convincing the Virginia House of Burgesses to pass a resolution delivering the Virginia troops to the Revolutionary War. Among the delegates to the convention were future US Presidents Thomas Jefferson and George Washington. Reportedly, those in attendance, upon hearing the speech, shouted, “To arms! To arms!”

  7. Minh Quân says:

    Hòa Hợp Hòa Giải….xin hảy tỉnh ngủ và mỡ mắt dùm…cộng sản đả ký bao nhiêu Hiệp Định từ Geneve, Paris ….chúng có tôn trọng một Hiệp Định nào không ???…..hảy đưa tay sờ đầu con rắn hỗ mang, bạn sẻ có nhiều may mắn không bị cắn, hơn là bắt tay hoà hợp với cộng sản

  8. nvtncs says:

    Một nghìn năm nữa tôi cũng không HHHG với ĐCSVN.

    Không phải vì tôi “sân hận”, tuy những điều mà các ông CSVN đổ trên đầu người dân miền NAM Việt Nam chúng tôi còn đểu, còn độc ác gấp 10 lần những gì thực dân Pháp, người ngọai quốc, đã làm ( dưới thời thực dân Pháp, không có một triệu người nhẩy xuống biển để chạy trốn sự giải phóng của các ông ).

    Hoặc không phải vì nhớ tiếc cái mà các ông CSVN mỉa mai, chê bai, khinh mạt, gọi là “thây ma VNCH”, tuy cứ đến 30 tháng tư, tôi lại nhớ cái tỉnh Sàigòn của tôi trước khi các ông đến “giải phóng” nó.

    Làm sao HHG với các ông CS khi mở miệng ra là các ông nói dối; khi các ông chỉ lăm le lừa bịp. Thời buổi thông tin chớp nhoáng trên mạng, còn lừa bịp gì nữa. Không những các ông nói dối, các ông sợ, còn ghét sự thật, khi các ông không cho người trong nước đi tìm sự thật trên mạng.

    Cho nên giao thiệp với các ông chỉ mất thời giờ.

Leave a Reply to Haru Haru