WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Không tả, không hữu, chỉ có gốc”

Hạ Long Bụt Sĩ Lưu Văn Vịnh

Áp dụng VIỄN KIẾN mênh mông của LÝ ĐÔNG A từ thập niên 1940 vào Thế Kỷ 21:

* Viễn kiến Chính trị: Nhân chủ-Dân chủ-Liên bang Nam Hải.

* Viễn kiến Văn hoá: khai quật gốc tích Lạc Việt: ba chặng:

Thái sơn-Ngũ hồ Ngũ lĩnh-Phong châu.

Dân Chủ là Phân quyền và Tản quyền, phải chăng VN nên kết thành 9 châu tự trị đồng quy, đồng tiến, đồng tôn?

Hạ Long Bụt sĩ LVV

gio to

A- VIỄN KIẾN CHÍNH TRỊ

Từ thập niên 1940 Lý Đông A đã đưa ra một viễn kiến chính trị cơ bản: Dân chủ trên nền tảng Nhân chủ. Thế giới ngày một gần nhau, độc lập dân tộc phải nằm trong cộng đồng quốc tế, thể chế độc tài không có đất đứng, mà dân chủ đích thực cũng không nên là loại Dân chủ giằng co giữa các đảng phái giành dựt nhau (đảng tranh) sẽ làm dân tộc mất sức mạnh tập trung.

Dân chủ cho người dân Cơ Hội bình đẳng-người dân có Nghĩa vụ và có Quyền lợi, dân chủ đi cùng với Nhân chủ, lấy con Người làm cứu cánh, Nhân chủ là Nhân chủ siêu nhiên, không bị thiên nhiên chi phối (Thiên-Địa-Nhân tam tài).

Dân chủ chân chính của dân tộc Việt đưa đến một Đảng của toàn dân, một CÔNG Đảng, nghĩa là vô đảng (vượt ý niệm đảng phái phe nhóm), một Việt Duy Đảng với Hiến pháp tu chỉnh mỗi 30 năm, và tiểu tu mỗi 10 năm. Muốn xây dựng một nền dân chủ chân chính dân tộc như vậy cần vào được:

Đáy Hồn của Tổ, Đáy Tầng của Dân và Đáy Lòng của Sử”

Dân chủ phân quyền, ngay cấp Huyện cũng được hưởng qui mô Tự Trị, kinh tế Bình sản theo Lạc chế truyền thống.

“Ta sống cả muôn năm ở trong ta,

lấy sức ngầm đó đứng lên chuẩn bị cho thời đại 2000”.

Dân tộc độc lập, cứu quốc tồn chủng, trong thời đại mới liên kết chặt chẽ với quốc tế, một Liên Bang Đại Nam Hải, với các nước Nam Dương, Phi, Mã Lai, Xiêm, Miến Điện… là những hậu duệ Bách Việt Đại Việt sẽ là sức mạnh hợp tung đối kháng với mưu đồ bành trướng của Đại Hán.

Lý Đông A nhấn mạnh: Chính trị là Thiết kế và Chấp hành nhân sinh (xem Ám Thị Biểu của LĐA), cách mạng là cần thiết để thăng hoa đời sống.

B- NHÌN SÂU QUÁ KHỨ NẮM BẮT TƯƠNG LAI DÀI

Nòi giống nào muốn trường tồn cũng phải có những hồn thiêng ẩn hiện trên dòng sinh mạng, Lý Đông A mang hồn nước, lặn sâu trong lòng Sử Việt để vớt lên những trầm tích mà thời gian nghìn vạn năm đã che phủ xoá mờ.

Sử quan của Lý Đông A đưa ta về 3 chặng chính của nòi Việt:

1-     Chặng Thái Sơn-bên sông Hoàng Hà-Việt cùng Hán, Di, đã tranh giành hoa địa này và Việt đã giữ ưu thế khá lâu, với căn bản văn hoá tinh thần là Hà Đồ (vẽ trên mình rồng), Lạc thư (viết trên mai rùa), sau bị giống Hán từ Altai-Thiên sơn tràn xuống.

2-     Chặng Ngũ Hồ Ngũ Lĩnh, nam Dương Tử Giang: nòi Việt chuyển từ Văn hoá sang Vũ lực, chế Sắt (khi Hoàng Đế đánh Xi Vưu, Việt tìm ra sắt và nam châm). Tuy mất Hà Đồ Lạc Thư, bị Hán lấy làm của mình, Việt-Viêm Đế (phương Nam) vẫn giữ được Lạc chế (bình dân, bộ lạc), chữ Môn (chữ nòng nọc) và hèm vật tổ Rồng-Tiên.

3-     Chặng Phong châu: lui dần về phương Nam, lúc này nước Văn Làng cần tụ tập con dân nên mới có huyền thoại bọc trứng trăm con, cương vực rất rộng, từ Ngũ Hồ tới Mã Lai, Đông hải…, sang Miến với tục ăn trầu, nhuộm răng, vẽ mình, thờ cúng Tổ tiên, chuyện Gậy thần Sách ước.

Lý Đông A tìm ra một số chi tiết lịch sử đáng làm luận đề nghiên cứu:

* 1 -Vua Hùng cho vua Nghiêu Rùa Thần, nhờ đó Tầu chế ra Quy lịch.

* 2 -Xi Vưu thuộc giống Miêu, tức Việt.

* 3-Lào, Xiêm, Miến (gốc Thái) cũng từ Thái Sơn xuống.

* 4-Sách Chúc Phương Thi ghi từ Dương Tử Giang về Nam là Cửu Mân (9 giống   Việt), Bát Lạc (8 giống Lạc), Lạc Việt Tam Ân (3 giống Ân)… tất cả là Bách Việt.

* 5-Ba nước Sở-Ngô-Việt từng mưu tính phục hưng Việt.

* 6-Nam Việt thời Triệu Đà (gốc Hán) thoả hiệp với Việt để cai trị mà không đồng hoá.

* 7-Tiểu Việt thời Tượng Quận, Nam Việt, Giao Chỉ gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Nam Việt.

* 8-Đạo Thần Tiên là gốc của Tiểu Việt.

* 9-Nhà Lý: quân điền, vua quan gần với làng xã.

* 10-Nhà Trần: bỏ phong kiến trang điền, dậy văn lẫn võ, cấm rượu chè, bài bạc, quốc sử chép từ Triệu Đà.

* 11-Từ đời Trần Nhân Tôn, ta dùng nhiều đồ Tầu, văn chương, ca xướng Tầu.

* 12-Đời Lê Thánh Tôn: làng tự trị (Lạc chế), công điền.

(Ngoài điểm 1,2 và 3 thuộc Tiền sử chưa kiểm chứng rõ, riêng điểm 3 nhiều học giả đã đồng ý Xi Vưu gốc Việt – Mân Việt (vùng Phúc Kiến) và Lạc Việt có lẽ rất gần gũi nha ; nhà Trần, gốc Mân từ Phước Kiến sang, họ là ngư dân duyên hải suốt dọc Trung-Hoa sang tới Bắc Việt. Các điểm còn lại có thể gọi là chính sử-LVV).

LẠM BÀN

1-     Viễn kiến của Lý Đông A (LĐA) cho ta những cột mốc tư tưởng để xây dựng một đất nước Việt hậu Cộng Sản: Dân chủ phân quyền, bình đẳng cơ hội vượt lên vọng động giai cấp, vượt thoát tri chướng phân lập Tả hay Hữu, Tâm với Vật, lấy nhân chủ, giữ gốc dân, gốc nước làm bàn đạp xây dựng kiến quốc, trong thế liên lập quốc tế của nhân loại Đông Tây.

Từ thời Lạc điền, Lạc chế quân chủ phân quyền, thiết yếu của Dân chủ là Tản quyền (ngược với tà kiến của độc tài là tập quyền!), ta có thể suy diễn, mường tượng một Việt Nam 90 triệu dân, phân ra 9 Châu tự lực tự trị, kết nối trong tinh thần Bách Việt đa nguyên đa diện truyền thống Lạc. Chín Châu một bọc Việt trong tinh thần Đồng quy, Đồng tôn, Đồng tiến mà nhà Trần đã áp dụng thành công .

2-     Đảng của một nhóm không thể đại diện quốc dân, đảng của toàn dân là Công (công chúng) đảng, cũng là vô phe đảng, dân chủ tập trung cần tránh đảng tranh của thể chế dân chủ Đại nghị. Sự phân quyền qua Lập pháp-Hành pháp-Tư pháp, ba chân vạc của Dân chủ, đặt trên căn bản Nhân chủ và Dân tộc, kết thành một Lạc chế với Lạc hầu Lạc tướng (như Thủ tướng, Thủ hiến?) ở 9 châu, có thể ứng dụng Dân chủ Cơ năng mà LĐA muốn đặt định cho tương lai. Cơ năng linh động với thực tại, ứng dụng vào thực tế, Dân chủ mà bền vững, mở rộng mà không tan rã chia rẽ, đấy là cơ năng dân chủ hữu hiệu. Quân chủ lập hiến, khá tốt đẹp tại Anh quốc, Nhật Bản, Thái Lan…dự trù bất thành của Phạm Quỳnh thời 1945… cũng phần nào gần với viễn kiến của LĐA, với truyền thống Lạc hầu Lạc tướng và Dân chủ cơ năng, với phép vua thua lệ làng và nghĩa đồng bào của nòi Việt, đấy chính là không tả không hữu, chỉ có gốc.

3-     Trong 2000 năm Việt sử, LĐA là người đưa ra một hệ tư tưởng toàn triệt, bao gồm Triết, Sử, Xã hội, Chính trị, Kinh tế. Ông quán đạt mọi mặt truyền thống văn hoá Việt để tổng hợp sáng tạo một tinh tuý tinh thần, một Sách Ước cho dân tộc, giở ra từng trang mà nhìn lại, từng dòng để tiến bước, tránh gai góc bùn lầy cạm bẫy do vọng tưởng, vọng động, vọng tâm Đông Tây bầy đặt ra. Nhìn Ám Thị Biểu của LĐA phác lược, ta thấy ngay một đầu óc quảng bác, nắm bắt yếu điểm các hệ phái tư tưởng Duy Tâm, Duy Vật, Duy sinh, đưa ra tập đại thành Thiên nhiên-Người-Dân, trong nhân đạo với xã hội tự tính tiến hoá thăng hoa bình sản. Xưa nay, chưa ai làm nổi công trình tóm tắt, so sánh tư tưởng rõ và rộng đến thế.

4-     LĐA nhìn thấy rất sớm thất bại của Cộng Sản, nhận thức rất sớm nhu cầu tìm về đáy hồn dân tộc làm bàn đạp phục hưng văn hoá Bách Việt-bao gồm một chu vi rất rộng từ Dương Tử giang xuống toàn vùng Đông Nam Á ngày nay.

5-     Diễn trình thâu hoá để sáng tạo đã được cố gs Nguyễn Đăng Thục gọi tắt là Hợp Sáng (tổng hợp-sáng tạo) trong bộ Tư Tưởng Việt Nam xb khoảng 1960 và tái bản 1992, sau đó đến công trình của Kim Định, tuy Kim Định cố rời xa tư tưởng LĐA, nhưng không thể chối bỏ nguồn cảm hứng từ LĐA. GS Kim Định đào sâu kho tàng cổ sử Việt, tìm về Trống đồng, Hà đồ Lạc thư, Việt Nho… là gì nếu không phải là bản sắc của nòi Việt mà LĐA đã vạch ra.

6-     Giữa thời đại Ý thức hệ, với Mác xít trên đà mạnh 1920-30-40, Tôn Trung Sơn đưa ra chủ thuyết Tam dân, Việt Nam với QDĐ Tam dân và Đại Việt với Sinh tồn thuyết để đối chọi, riêng LĐA đã phân tích sâu sắc sự thiếu sót của các luận thuyết Duy Tâm, Duy Vật, Duy Sinh và thay vào đó là cuộc vận động tư tưởng lớn lao chưa từng thấy trong lịch sử Bách Việt, bao gồm được cả hình nhi thượng lẫn hình nhi hạ, từ lý luận tới thực tiễn áp dụng, ông là đầu óc Tri-Hành hợp nhất, mà chỉ tiếc rằng sau này môn đệ nghiêng về thuyết mà thiếu hành, khiến tư tưởng LĐA từ 70 năm nay vẫn nằm trên giấy tờ học thuyết. Có thể ví: LĐA đã khai phá quặng mỏ mà chưa hoặc không mấy ai cắt rũa rèn kim…

7-     Tất nhiên, khi bàn về cổ sử các học giả thường đề ra giả thuyết và với thời gian, các giả thuyết đó sẽ dần dần được chứng minh đãi lọc. Một vài điểm mà LĐA đưa ra cần phối kiểm lại, thí dụ:

i.     Khu Liên là người Việt, sau cuộc khởi nghĩa thất bại của Hai Bà Trưng (năm 43) chạy về phía Nam lập ra nước Lâm Ấp, theo vài bộ sử thì Khu Liên lập nước Lâm Ấp vào năm 192, gốc Ấn độ, cháu ngoại Phạm Hùng, kế tiếp là Phạm Hồ Đạt tức Bradresvara với ảnh hưởng Sanskrit, Hindu và Phật.

ii.     Đại khối Bách Việt có phần khác với khối Mã Lai Đa đảo (malayo-polynesian) như Nam Dương, Mã Lai… về nhân chủng và gốc văn hoá, Lạc Việt xuống châu thổ sông Hồng, Điền Việt từ Vân Nam xuống Chieng Mai Thái Lan tk 13, như vậy nếu thổ dân ViệtNam-Thái Lan-Diến Điện… có gốc Mã Lai Đa đảo thì làn sóng Bách Việt tràn từ nam Dương Tử xuống cũng khó cùng gốc. Chiêm Chàm có thể thuộc tộc Bách Việt không?

iii.     Gia Long có công thống nhất… nhưng lại đặt nước ta vào bàn tay Pháp- thật ra Gia Long có nhờ sự giúp đỡ của Pháp, nhưng non 60 năm sau, Pháp mới chiếm Nam Việt.

iv.     Phái thân Pháp… phe chân chính như cụ Phan Chu Trinh, phe gian tà mưu lợi riêng như Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu- Hiện nay Phạm Quỳnh được đánh gía là một học giả uyên bác, chủ trương Quân chủ lập hiến của ông có thể tránh cho VN cuộc sát phạt đổ máu suốt 30 năm với hơn 3 triệu người Việt chết oan. Chính Phan Bội Châu sau này cũng trở về gần với Phan Chu Trinh trong chủ trương Pháp –Việt đề huề, khai dân trí, học Pháp để tiến tới độc lập. Khi cụ Phan Bội Châu ngỏ ý với Lương Khải Siêu nhờ Nhật vào VN chống Pháp, thì họ Lương đã gạt đi (6- tr.18), cụ Phan cũng từng muốn Tôn Văn giải phóng VN (6- tr.20) trước, làm bàn đạp giải phóng Lưỡng Quảng sau, Tôn Văn thì lại muốn đảng VN gia nhập đảng cách mạng Trung Quốc trước. LĐA đã sớm nhìn ra hậu ý của Tầu Quốc hay Cộng từ 1940 và hẳn không đồng ý với chiến lược của cụ Phan mà ông vốn kính trọng.

8-     Nhà Phật có 84000 pháp môn, LĐA để lại một kho tàng vĩ đại mà hậu thế có thể đi vào bằng nhiều cửa, từ cao vời triết lý, trung quán xã hội, lịch sử, chính trị, tới hình nhi hạ tổ chức, giáo huấn… Trong thế kỷ XX, miền Nam có Huỳnh Phú Sồ để lại một giáo phái với cả triệu tín đồ, thì LĐA cũng đã để lại một quốc bảo tinh thần rộng lớn bao quát cho tộc Việt, cho nhân loại. Cả hai vị là những chất xám đặc sắc của dân tộc.

9-     Hiện tại, xã hội Việt đã và đang Đương biến-Tiệm Biến và sẽ tới giai đoạn Thuế biến (lột xác), Đột biến và Đặc Biến. Hành trình dân tộc từ quá khứ sâu xa, đến tương lai thật dài đòi hỏi sĩ phu cừ suý Việt tức thời thiết kế thiết giáo thực hiện bằng được Sử mệnh nòi Việt vậy.

*

Trong một thời gian ngắn, ngoài 20 tuổi, thiên tài LĐA đã đi từ Đông sang Tây, từ hiện đại tới cổ sử, tiền sử, nhằm hình thành một pho Sách Ước thích hợp cho tộc Việt.  Những dòng tìm hiểu, ứng dụng tư tưởng LĐA trên đây, cốt yếu là lấy đại thể hơn là tiểu tiết, để ứng dụng trong thời đại mới.

Lưu Văn Vịnh cẩn chí

4-2013.

Nguồn: Chuyển hoá

 

11 Phản hồi cho ““Không tả, không hữu, chỉ có gốc””

  1. Vũ duy Giang says:

    Lý Đông Á là một trong những nhà chính trị VN có tầm”nhìn xa,trông rộng”ngay từ những năm 1940 trong tập”Chu Tri Lục”(bàn về sự hiểu biết chu toàn),tập 3,ông đã phân tích những nguy cơ của kế hoạch”Đại Hán”của Tầu Quốc và Tầu Cộng,gồm vài điểm quan trọng sau:
    1)Quy luật lịch sử Tầu là: “Tài hóa,thu nhân tâm”,và”Hưng Hoa,diệt Di”(hay”Man Di”là những chủng tộc không phải là Hán tộc,như VN).
    2)”Tam dân chủ nghĩa”của Tôn Văn(=Tôn Dật Tiên)cũng chỉ là 1 chủ ngĩa đế quốc.Chính Tôn Văn đã từng nói với cụ Phan Bội Cha6i là:”Các ông bất tất phải làm,chỉ là 1 tỉnh của Tầu,chúng tôi làm xong
    thì xong”.Và sau này,Tưởng Giới Thạch cũng nói:”VN là Tầu,VN để Tầu làm giúp cho”.
    3)Năm 1911,Tôn Văn đề xướng”Ngũ Tộc Cộng Hòa”gồm 90% nhân khẩu Tầu,10% là Mãn Thanh, Mông Cổ,Tây Tạng,Miêu(là Việt núi).Năm 1916,Tôn Văn luận”Quốc Tộc”,tức đúc các dân tộc vào 1 lò,mà thống nhất thế giới,chia ra thành Tỉnh,quận,huyện,..
    4)Năm 1940,Chính trị Địa Lý Bộ của chính phủ Trùng Khánh,ra tập Đông Á địa lý,quy định 8 con đường phát triển của nòi hán như sau:

    1.Tây Bá Lợi Á(Siberia),2.Tây Tạng(đã bị TQ chiếm đóng),Ba Tư,3.Tân Cương(cũng bị TQ chiếm), 4.Ấn Độ(cũng bị TQ chiếm 1 vùng đất biên giới),5-VN,Thái lan,Miến điện,Singapore(bị đe dọa?), 6.Nam Dương((thoát khỏi cuộc đảo chính 1965 của 3,5 triệu đảng viên CS Nam dương,với mục đích thành lập nước”Nam Dương Hoa Kiều Cộng Hòa”đúng như bài đăng trên báo”Đại lộ Nguyệt san”ở Shanghai,từ ngày 1,tháng 5,1933,cũng là nhờ 90%dân nước này theo đạo Hồi,và quân đội chống CS đã kháng cự,và tàn sát gần nửa triệu đảng viên CS,và Hoa kiếu ở đây),7.Úc châu-8.Thái Bình Dương liệt đảo(như Hoàng Sa,trường Sa,..)và Hàn Quốc.

    Về VN,thì bài báo này chỉ định miền Bắc VN”quy về mẫu quốc TH”,miền Trung và Nam kỳ sẽ do Hoa Kiều thống trị,giống như Pháp cũng đã “chia,để trị”VN,nhưng có nhân nhượng cho Bắc kỳ(Tonkin) cho Pháp”bảo hộ”(protectorat),Nam kỳ(Cochinchine) thành thuộc địa(colony)của Pháp,và Trung kỳ(Annam) để cho Hoàng Triều nhà Nguyễn làm”bù nhìn”cho Pháp cai trị.

    Ngoài ra Lý Đông Á còn nhấn mạnh:” Đối riêng VN,Tầu đang nghiên cứu cách nào thành lập 1 tỉnh, nuôi Việt gian(đả có từ thời LĐA,rồi được VM xử dụng để tiêu diệt các đảng phái quốc gia,và bây giờ được những người”chống Cộng chết bỏ”nhai lại,để”chụp mũ cối”!),diệt chữ”quốc ngữ”,tiễu trừ”dân tộc ý thức”của VN,khiến cho người VN tự tưởng là dòng dõi dân Hán,khôi phục chữ Nho(qua viện Khổng Tử,văn hóa,phim ảnh,như hiện nay),và chính sách thống trị VN của TQ”

    5)Tựu trung cũng chỉ vì tầm quan trọng của đất nước VN,theo LĐA:”Đất ta là đất cơ sở của Thái bình Dương,trung tâm của Đông Nam Á,tư lệnh đài quốc tế,Tầu được ta,thì tiến lên”xưng bá”loài người,lui về thì TỰ THỦ muôn đời(như TQ đã dùng Triều Tiên và VN để tự thủ trong thời kỳ chiến tranh của Mỹ ở những vùng naỳ)…đứng vào thiên hiểm của trung tâm…đời nay,nếu ta muốn SỐNG, phải hết sức MẠNH,mà ta HỮNG HỜ(như CSVN hiện nay),là thì tất DIỆT.Lại đời nay,diệt tức là TOÀN DIỆT đó.Ta ĐỪNG hòng làm Hòa Lan,hay THỤY SĨ…vì ta là XƯƠNG HÓC giữa CỔ HỌNG Chú CHIỆC…”

    Hơn nữa,LĐA đã nhìn rõ,ngay từ 1943,là sau chiến tranh Thế giới thứ 2,nhiều nước sẽ”đổi mới” theo chiều hướng”liên minh”,mà VN trong liên minh”Đại nam Hải”(ASEAN)phải thật mạnh,để đối kháng với TQ.

  2. Lâm Vũ says:

    Chính khí Việt

    Một ngày lạnh nước người không tri kỷ,
    Ta vỗ án hét thành ca chính khí.
    Ðông thê thê như gió thổi u hồn,
    Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.

    Lòng sống chết buồn vui bừng nổi dậy
    Thoát lăm le như dục người chọn lấy,
    Năm nghìn năm làn máu bén dạt dào,
    Sóng lớp lớp rượu ba tuần thuở ấy.

    Tiếng vang vang như thần kêu quỷ hét.
    Trời ngập ngập như quân khiêu tướng thét,
    Gọi quá khứ vị lai những u hồn
    Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết.

    Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc,
    Sông Bạch Ðằng sóng vỗ thuyền cắc cắc,

    Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao,
    Ðồng Ðống Ða xương người phơi man mác.

    Buổi Sát Thát chàm vai thề đầu mất,
    Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất,
    Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng,
    Lúc Cứu Quốc vòng bôn lao uất uất.

    (Lý Ðông A)

    LĐA sinh năm 1921, mất giữa 1946 (Tài liệu của đảng CSVN cho biết đã “tiêu diệt” được Lý Đông A, đảng trưởng Đại Việt Duy Dân trong cuộc giao tranh giữa quân hai đảng tại Hòa Bình). Lời đồn, hồi nhỏ 13,14 ông đi tu ở chùa Yên Tử (Hà Nam), gặp Phan Bội Châu lúc cụ bi giam lỏng ở Huế, tham gia Quang Phục Hội, khởi nghĩa ở Lạng Sơn, thấy bại, chạy sang Tầu, ở với cụ Nguyễn Hải Thần… Chính ở đây Lý Đông A nghiên cứu và viết những tác phẩm triết lý chính trị đuyuợc tuyền tụng đến bây giờ. Về nước lập đảng Đại Việt Duy Dân, đánh nhau với Việt Minh (CS)…

    Bài thơ nổi tiếng trên của LĐA – chắc hẳn viết lúc lưu lạc bên Tầu – cho thấy cái “hào khí ngất trời” của một người còn rất trẻ và cực kỳ yêu nước. Lời thơ cũng theo lối cổ của một người giỏi Hán văn, khác hẳn thơ của Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện (học chương trình Pháp). Nhưng thơ của hai vị đều hừng hừng như viết bằng máu, bằng lửa…

    • vu doan says:

      “Lý Ðông A tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, sinh năm 1920, tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Ông thông hiểu về Dịch Lý, Phật Học, và Lịch Sử, v.v… khi mới 16 tuổi.

      Năm 1942, Ông bắt đầu viết các sách thuộc bộ “Ðại Việt Duy Dân Ðại Cương Thảo Án Quốc Sách Toàn Pho”, tức là các sách thuộc chủ thuyết Duy Dân Nhân Chủ. Sách Ông viết rất nhiều (khoảng 30 bộ) nhưng phần lớn không được phổ biến vì nhiều lý do, và một số bị thất lạc.

      Nhà cách mạng Lý Ðông A đã quyết tâm đi làm cách mạng cứu nước giữ nòi bằng cả trái tim đầy máu nóng, một lòng yêu nước thương nòi nồng nàn. Các tác phẩm của Ông ngoài phần văn chương trác tuyệt và tâm huyết ngút trời đối với Quốc Gia Dân Tộc, còn là một hệ tư tưởng tuyệt vời cao sâu thực tiển, nhân ái, viễn kiến chính trị suốt dọc, làm nền tảng cho cuộc cách mạng phục hoạt sắp tới cho dân tộc Việt và là một cuộc cách mạng khuôn mẫu cho nhân loại sau này. Các tác phẩm của Ông đã được xuất bản : Ðạo Trường Ngâm, Huyết Hoa, Chu Tri Lục, Duy Nhân Cương Thường, Thiết Giáo, Việt Sử Thông Luận, và một số tài liệu.

      Tóm lại, Lý Ðông A được kể là một trong số ít triết gia Việt Nam, một nhà cách mạng nhân bản xã hội, một nhà chính trị đạo đức, một nhà đại thi hào của dân tộc.

      Sau năm 1946, người ta không còn ghi nhận những hoạt động nào của Ông, ngoài những lời đồn đãi là Ông đã bị Cộng Sản thủ tiêu như đã thủ tiêu lãnh tụ của các đảng phái cách mạng thời đó”.

      • Builan says:

        Cảm ơn bác vu doan
        Nếu như không may mắn được đọc COM cuả bác, tôi cũng chã biết gì nhiều hơn, vaì lời xưng tụng goí gọn trong cái nghiã TRIẾT GIA !!
        Người ta cố tình chôn vuì là phải !!

        “..Tóm lại, Lý Ðông A được kể là một trong số ít triết gia Việt Nam, một nhà cách mạng nhân bản xã hội, một nhà chính trị đạo đức, một nhà đại thi hào của dân tộc. ”

        “Sau năm 1946, người ta không còn ghi nhận những hoạt động nào của Ông, ngoài những lời đồn đãi là Ông đã bị Cộng Sản thủ tiêu như đã thủ tiêu lãnh tụ của các đảng phái cách mạng thời đó”.
        _ Có nghiã là “Bọn đầu trôm đuôi cuớp – quân đầu đương xó chợ- vô sản chuyên chính – CS …” chúng đã thành công trong sự nghiệp : TRÍ PHÚ DỊA HAÒ ĐÀO TẬN GỐC TRỐC TẬN RỄ !

        Hỡi TRÍ THỨC SĨ PHU ! Còn những ai biết về caí chết củ Triết Gia
        Triết Gia LÝ ĐÔNG A không chết – không bao giờ chết- ông vẫn là bất tử-là vốn quý cuả dân tộc – maĩ maĩ được tôn vinh !! Ngược lại nhũng người … còn đương thở hít khí trời- còn ăn hột ngọc trơi..TRUM CHĂN “thầm lặng”… xem như ĐÃ CHẾT !!! Rồi sẽ thành “tro buị thâm lặng” trong nay mai !

        Có lẽ nào quý vị nhường cho những kẻ hèn mọn GÕ KHÔNG RA CHỮ như tôi viết thay hay sao ???
        Hãy cùng nhau viết hên hết sự thật – Trước thực trạng- thực tế cuả non sông tổ quốc – lòng dân… sau 38 năm đoạ đày -”nín thở qua sông” !
        Thưa trí thức sĩ phu : Đã sang sông rồi sao vẫn còn nín thở ???

  3. chíphèo says:

    Quả thật không ai hay ít người biết LýđôngÁ.Chỉ khingục sỉ NCThiện được qua Mỷ với tâp thơ HĐN thì cómột tờ báo nhắc tới LĐA là nhà CMVN vàchứngminh cuốn thơ của NCT tác giả là thơ ĂN CẮP của LĐA và nói là LĐA có lẻ bị VC thủ tiêu. Gióng như cuốn thơ NTTB của HCM ,nhân đượcLHQ /Unesco vinh danh là nhà văn hoá lớn của VN nhưng LM Lêhửumục dả chứng minh thơ không phải của Hồtinh làm mà ‘chôm” của một người tù già QDĐ đả chết trong tù khi Hồtinh bị gaim chung…(Chứng cớ rành rành nên LHQ đả không lam lể vinh danh,nhưng tụi BC cứ vinh danh và lập lờ coi Hồ tinh là nhà văn hóa lớn đươc LHQ vinh danh).
    Về NCT ăn cắp thơ của LĐA làm của mình thì còn được hổ trợ của ĐàoNương /SGN. ĐN/SGN viết nhiều bài chê,chưởi ,mạ lỵ ,bêu xấu ngục sị NCT cho đến trước và sau khi Ông chết .ĐN trong cuôc họp báo đả thách thức NCT “đấu” tiếng phalangsa vớimụ ta.và còn hạ nhuc người ngục sỉ có nhửng vần thơ chống cộng rất có giá trị,bằng cách tự cho mình là “ giáosư” đọc đíttê cho “em”học sinh’ NCT viết…Và gần đây,khi NCT đả xanh cỏ ĐN thình thoảng nhắc đền đểkhinh thị chơi !(Tờ báo SGN/ĐN đả được Túgàn cho là tờ báo của CS nên bà ta đính chánh ,đồng thời cho đăng một số bài của HO,gọi là rửa vết “đỏ” bôi trên mặt.)
    Trở về với LĐA …v”thì biết gì về lý thuyết Lý Đông A mà bàn …loạn ..”.Và với cái tựa “không tả không hửu chỉ là gốc” thì biết là tác giả muốn nói “không CS(tả) không QG (hửu) mà chỉ là cái góc tức mình- ên ,tức Trung lập rồi ,còn gì nửa. Nhưng thời buổi này ,tình hình này có cho phép trung lập không,và làm cách nào trung lập? Khó lắm ! Bởi vì trung lập sao được khi bên này kéo qua một chút ,bên kia kéolại .Trung lập nước nhỏ càng khó. Co người nói Trung lập nều có chỉ có ẤnĐộ là giử đươc trung lập với cả Nga Tàu (tả) và MỶ/ĐồngMinh(hửu) mà thôi vì dân số đông ,bên nào củng níu kéo về phiá mình nên bên nào củng giúp đở.mà không dám làm mất lòng……
    Cho nên bài viết chỉ là giới thiệu môt nhà CMVN từ giửa thếkỷ 20 và nhửng tưtưởng,nhửng triết lý,nhửng lýthuyết về CMVN đi theo hướng nào để giử cái gốc Việtnam…
    (cp)

    • Lê Dân Việt says:

      Thật ra thì tác phẩm giá trị nhất của lãnh tu Lý Đông A của Đại Việt Duy dân là cuốn “Huyết Hoa”, mà kẻ hèn này có dịp gặp một lãnh đạo cao cấp Đại Việt Duy dân, người Bình định cho mượn đọc khi còn ở trại tỵ nạn bên Thái lan vào những năm 80′s của thế kỷ trước. Cuốn sách này đưa ra được quan niệm dân vi qúy, và đề cao tinh thần dân tộc kiểu người Nhật. Tuy nhiên, không đưa ra được giải pháp canh tân xứ sở, vì năng tính tự tôn dân tộc thái quá. Dẫu sao thì lãnh tụ Lý Đông A là có thật, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện có lẽ cũng bị ảnh hưởng một phần tư tưởng của Lý Đông A, hoặc là đảng viên của Đại việt Duy dân, cho nên bị Đào Nương ganh ghét, vì sau khi tập thơ Hoa điạ ngục của NCT được đăng tải ở Hải ngoại, đã làm ông nổi hơn Đào Nương (?). Do vậy, ĐN không từ bất cứ cơ hội và lời lẽ nào để khẳng định NCT (người qua MỸ) là giả và là chôm thơ của Lý Đông A. Và trong nội bộ, đảng Duy dân vẫn cho rằng Lý Đông A chưa chết, (cũng như đảng Dân Xã ( Phật giáo Hoà hảo tin rằng đức Huỳnh Phú Sổ chưa chết) mặc dù cả hai vị này đã bị CS giết ( hoặc mất tích từ năm 1945- 1946 (?), cho nên họ cũng ngầm để cho Đào Nương vu khống NCT “chôm” thơ của LĐA như HCM chôm ” Ngục Trung Nhật ký của tướng Trung hoa quốc dân đảng vậy, để phần nào còn tin rằng Lý Đông A còn sống. Đây là những vụ nhùng nhằng “lich sử” của nhũng đàn anh của chúng ta trong công cuộc đánh Pháp, đuổi Nhật, đả Việt Minh.

      Nói tóm lại, con đường giải Cộng cứu nước, không thể nào tự lập như tư tưởng Lý Đông A, mà cũng không thể nào chỉ trông chờ vào Mỹ, hay Nga, hay Ấn…mà phải biết vận dụng thế cờ của các cường quốc, để tự lách mình vào chiều hướng chung của nhân loại mà phát triển, mà không đánh mất đi cái tinh hoa văn hoá của dân tộc mình. Văn hoá dân tộc nào cũng có cái hay, cái dở. Cái gì hay của dân tộc khác thì ta phải học hỏi, cái gì dở của ta phải loại bỏ, chỉ có vậy mới tồn tại và phát triển để cạnh tranh công bằng với nhân loại trên toàn thế giới. Nhất là đừng bao giờ tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ của loài người”, thật là bỉ ổi và trơ trẽn vồ cùng tận. Trong khi đó cả lũ đều dốt nát về mọi phương diện, chỉ giỏi đi ăn mày thiên hạ.

  4. vu doan says:

    Hai ông KB và DCK biết gì về lý thuyết Lý Đông A mà bàn …loạn .

  5. Lâm Vũ says:

    1.
    Tiền bán thế kỷ Hai mươi, một phần nhờ tiếp xúc với văn hóa Tây Phương, cái học An Nam nở rộ. Tạm chia ra hai khuynh hướng chính: Tây học và Hán Học. Hán học có các cụ Phan (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Khôi…); Tây học có Phạm Quỳnh, Lý Đông A… Tuy có những điểm khác, do nguồn học vấn khác nhau, ngưòi giỏi chữ Hán, kẻ biết tiếng Tây nhưng cả hai khuynh hường đều nhìn ra Dân Chủ là con đường giữ nước và tiến bộ…

    2.
    Giữa Phạm Quỳnh và Lý Đông A có một điểm khác biệt nhỏ: Pham Quỳnh đi trước nhưng chủ yếu theo hướng văn minh Âu Châu, Lý Đông A đi sau (trẻ hơn) hơn một hai chục năm nhưng lại có cái nhìn hướng “về nguồn” nhiều hơn. Nhưng cả hai đều là thiên tài lớn, tư tưởng bổ túc cho nhau…

    3.
    Phạm Quỳnh còn có cái lợi là biết dùng lợi thế của người Pháp (nắm quyền ở Việt Nam), cho ra tạp chí Nam Phong để phổ biến văn minh dân chủ đến thanh niên toàn quốc. Giới trí thức VN từ Nam chí Bắc đều lấy Nam Phong làm chỉ nam, dùng làm tài liệu học tập… (Việc Pham Quỳnh ra “làm quan” – thủ tướng của nội các triều đình Huế – tuy chẳng lợi lộc gì nhiều, nhưng cũng không làm hại gì đất nước).

    4.
    Tóm lại, đầu thế kỷ 20 nước ta có nhiều thiên tài văn hóa lớn, dư sức để dẫn dân tộc Việt đến chỗ phồn vinh. Nhưng rốt cục những tư tưởng lớn đó đều bị chủ nghĩa Mác nô dịch tàn phá thậm chí tiêu diệt. Các ông Lý Đông A, Phạm Quỳnh đều bị phong trào Việt Minh (CS) thủ tiêu mất xác, ngay sau ngày VM cướp chính quyền. Xác Pham Quỳnh sau được chính quyền Ngô Đình Diệm (vô tình) tìm ra, còn Lý Đông A đến ngày nay vẫn biệt tích…

    “Long mạch” của dân tộc Việt bị đứt quãng từ khi chủ nghĩa CS lan tràn ở xứ ta, là nguyên do mang đến thảm họa mất nước ngày hôm nay.

  6. Khinh Binh says:

    Người Việt có óc thần tượng, óc ấy thái quá thành nô lệ. “Triết lý Lý Đông A” nếu có cũng chỉ tóm gọn qua vài điều tiên đoán rất tương đối. Cụ ấy tuy (nếu) có giỏi nhưng chết trẻ, kiến thức chưa nhiều, không thể nào cập nhật được sự tiến bộ của thế giới hôm nay, mà bám vào kiến thức của một người đã sống vào thế kỷ trước? Thói đó bọn CS cũng đã làm với Marx, với Lenin, HCM…! Con đường rõ ràng như cụ Phan Chu Trinh, chả triết trác gì chả, thì không học.

  7. Dao Cong Khai says:

    Cái đó rất mật mờ và trong lịch sử VN không nói rõ nếp sống văn hoá đó cụ thể như thế nào. Chỉ biết một điều rõ ràng là văn minh Bách Việt yếu kém hơn văn minh Tàu nên nó bị Tàu đồng hoá, xâm chiếm và đánh đuổi chạy về phương Nam. Thứ 2 là khi Tàu nó có ý thức quốc gia thì Bách Việt chưa có, chỉ biết sống như những bộ lạc, do đó không tồn lại được ở bền Tàu. Ý thức quốc gia của người VN là do nho giáo của Tàu truyền sang cho người VN, thời Hai Bà Trưng thì người VN chỉ biết đánh đuổi Tàu chứ chưa có ý thức quốc gia. Ý thức quốc gia đó ở Tàu mạnh lên từ thời nhà Tần và gắn liền với phong kiến và độc tài. Cái ý thức đó nó có trước ở những quan Tàu sang đô hộ nước ta như Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Triệu Đà rồi sau đó nó từ từ truyền lại cho dân bản xứ người Bách Việt. Họ sang cai trị ở VN rồi họ bất mãn chống lại triều đình trung ương bên Tàu và muốn lãnh đạo dân Bách Việt xây dựng một quốc gia mới ở VN.

    Không tả, không hữu, mà chỉ có dân tộc! Cái này mơ hồ quá, từ khi lập quốc đến nay VN chưa bao giờ có cái thế đứng giữa như vậy, đúng ra giai cấp cai trị VN chẳng hiểu được cái thế mình đứng để có thể chọn đứng giữa; và liệu đứng giữa có nổi không? Đại diện của tả là Tàu, hữu là Tây. Văn hoá liên quan với Tàu là Nho, Phật và văn hoá liên quan tới Tây là Thiên Chúa Giáo. Xưa nay (truyền thống dân tộc) VN chuyên môn theo tả và những gì xẩy ra trong xã hội đó qua các chế độ phong kiến VN chúng ta đều biết cả rồi. Chỉ tới cuối thời nhà Nguyễn thì VN mới có một số người nhìn ra văn hoá Tây Phương và hô hào theo Tây, hậu quả là phe tả tới nay vẫn còn rất mạnh.

    Phân biệt tả hữu của tôi có khác với right wing, left wing của chính trị Tây Phương. Họ coi phe bảo thủ, bảo hoàng, cộng hoà, phe truyền thống theo chính quyền là phe hữu; còn dân chủ, cấp tiến, CS, xã hội là phe tả. Trong ứng dụng ở VN, phân biệt tả hữu theo kiểu của tôi, tôi thấy rõ CSVN và phong kiến cùng một phe tả, mặc dù CS dùng chiêu bài diệt phong kiến để xuất hiện, làm quen và tuyên truyền với quần chúng. Bản chất của CS cũng cùng phong kiến luôn. Trong ứng dụng thì VC diệt tôn giáo, nhưng khi thực hiện thì từng bước VC dùng kế chia để trị. Trước nhất VC thoả hiệp một phần với tôn giáo này để diệt tôn giáo kia, và do lịch sử và văn hoá VN nên ta thấy rõ ràng VC xài những người thuộc văn hoá tả. Bùi Tín gốc Nho Giáo, phong kiến nên được VC xài; khi kết nạp đảng, VC có thể kết nạp phật tử nhưng tuyệt đối không kết nạp người công giáo.

    Ngày xưa khi đi công tác trong những vùng hẻo lánh, mật khu VC, gặp những nhà thờ, xứ đạo công giáo hoặc nghe thấy nhạc thính phòng, cổ điển Tây Phương… thì người quốc gia thấy an toàn hơn; trái lại nghe thấy toàn nhạc cải lương thì hoặc không có tiếng radio thì họ thấy vùng đó nguy hiểm. Rõ ràng có 2 thái cực văn hoá, xã hội và chính trị tả hữu ở VN. Hai thái cực này đã từng xung khắc nhau, gây ra hận thù chia rẽ nội chiến trong người VN với nhau và đỉnh cao là loạn Văn Thân, Cần Vương, và Bình Tây Sát Tả. Nội chiến mới nhất của VN là do ý thức hệ quốc cộng, nhưng nếu xã hội VN trung lập hoàn toàn như Mã Lai, Nam Dương cách đây vài thế kỷ thì VN sẽ đi theo phe hữu mà không có nội chiến giữa tả hữu. Ngược lại VN theo văn hoá Tàu nên mới có cuộc nội chiến vừa qua, được phe tả mô tả là cuộc chiến chấm xâm lăng và giải phóng dân tộc; đúng ra đó là cuộc chiến để tiêu diệt văn hoá tự do dân chủ Tây Phương. Lý do dân tộc VN vốn đã theo phe tả (phe Tàu) từ 2000 năm qua. Nghiên cứu kỹ Biến Động Miền Trung năm 1966 và những ổ CS nằm vùng miền Trung, chúng ta thấy nó mang nặng tư tưởng thời Cần Vương và Văn Thân; nó không có tư tưởng Bolchevik, mặc dù nó được chỉ đạo và lèo lái bởi bọn Bolchevik.

    Chỉ có thể theo tả hoặc hữu, nghĩa là theo Tàu hoặc Tây. “Dân tộc” theo Lý Đông A giải thích quá huyền ảo, mà chỉ có thực tế dân tộc theo văn hoá Tàu, nghĩa là theo Tả. Không thể xây dựng một thế độc lập như Lý Đông A được, mà chỉ có tả với văn hoá nho-lao~-phật, hữu với văn hoá thiên chúa giáo; còn khối thứ 3 cũng có đó là hồi giáo mà thôi. Nếu VN muốn theo con đường trung dung như Chiêm Chàm, Thái, Ấn, Mã Lai, Nam Dương thì sẽ rơi vào nhóm hồi giáo. Thê thảm hơn nữa! Thái, Ấn và Mã Lai có gốc gác liên quan tới hồi giáo, nhưng trong chính trị họ đã quyết tâm đi theo phe hữu, của Tây Phương.

    • Củ Lẫn says:

      Bạn ĐCK nói lăng nhăng, đài phát VNCH làm gì có chơi nhạc cổ điển Tây Phương! Chỉ có một thời có chương trình nhạc cổ điển Tây Phương bình giải (tên đúng của chương trình là gì tôi không nhớ nữa) do bà Minh Trang (mẹ cỉa ca sĩ Quỳnh Giao, bây giờ ở Mỹ) phụ trách, mỗi tuần một lần, chắc cũng chẳn ai nghe…

      Nói chúng, ý kiến của bạn ĐCK quá “bình dân giáo dục”, lượm lặt, cáo nhặt mỗ chỗ một tí, đâu có đủ để sao sáng một vấn đề lớn như thế nào là (ý thức) dân tộc, nguồn gốc Việt, ý thức quốc gia v.v. Ý thức quốc gia thật sự chỉ bắt đầu phổ biến vào thế kỷ 19, trước đó là những vương quốc, trong đó ông vua là tất cả. Ngưòi dân,”thần dân”, cũng là tài sản của vua. Ở Trung Hoa ngày xưa, một ông vua mất nước thì cả người thyường dân phải tự sát mới là “trung” (với vua) v.v.

      Viết “Bùi Tín gốc Nho Giáo, phong kiến nên được VC xài” là nói nhảm, chắc hẳn bị nhiễm độc cuốn TQĂN. Tác giả cuốn này viết rằng Công Sản là con đẻ của Khổng Giáo. Người Nga có biết Khổng Giáo là cái chi chi mà vẫn phải thờ Xít-ta-lin?

      Sự thật, thời “cách mạng mùa thu”, ông Bùi Tín vừa đậu tú tài Tây (học trường Quốc Học Huế ra). Tôi cũng không nghĩ ông Bùi Tín biết tiếng Hán (Tầu), chắc chắn chuau bao giơ học Tam Tự Kinh…

      Còn tại sao ông Hồ khi phát biểu điều gì liên quan đến “văn hóa” đều xặc mùi Khổng giáo? Giản dị là ông Hồ chỉ biết có hai thứ văn hóa, đó là Nho (do ông bố là một ông Phó bảng – đại khái là phó tiến sĩ Nho học – dạy dỗ hồi nhỏ) và văn hóa KGB học tại Mạc Tư Khoa. Vì ông Hồ muốn che giấu văn hóa KGB, nên chỉ có thể xổ văn hóa nho giáo (kiểu “trăm năm trồng người”) ra… Chính CS Mốt-cơ-va thời đó không hiểu điều này còn nghi ngờ ông Hồ theo chủ nghĩa quốc gia, phản lại giáo điều Mác-xít, khiến ông Hồ phải điêu đứng chịu kỷ luật một thời gian mới được cho về Á châu hoạt động trở lại (1932-1937). Vì nỗi oan “Thi Mầu” này, ông Hồ viết trong di chúc là “về suối vàng gặp bác Mác, bác Lê” (thay vì gặp Hùng Vương, Trần Hưng Đạo…).

      Còn nhiều chỗ viết bừa phứa nữa, như
      - “… nếu xã hội VN trung lập hoàn toàn như Mã Lai, Nam Dương cách đây vài thế kỷ”. Làm gì có cái “xã hội trung lập”?!
      - “Họ sang cai trị ở VN rồi họ bất mãn chống lại triều đình trung ương bên Tàu và muốn lãnh đạo dân Bách Việt xây dựng một quốc gia mới ở VN.” Viết thế này tức là chẳng biết Bách Việt là gì! v.v.

Leave a Reply to vu doan