WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thiên tài quân sự Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông và chiến thắng sông Bạch Đằng

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông-Vân Trà và từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng. Với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ khác căng tay chèo thật nhanh ra sông và dựa vào Ghềnh Cốc lập thành một dãy thuyền chặn đầu thuyền địch trong thế chấn chiến hạm ở ngang sông. Trong lúc thủy chiến dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương). Cũng có nơi nói Đức Hoàng đế Trần đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) đã xông ra tấn công giặc theo kế hoạch đã dự trù trước. Trước đó, đạo quân của hai vua chỉ huy đóng ở vùng Hiệp Môn bên bờ sông Giáp (sông kinh Thần, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của giặc. Đạo quân của hai vua tấn công từ phía sau của quân giặc khiến chúng càng bị lúng túng và tổn thất rất nặng. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân khác của địch bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát. Nhưng vừa lên tới bờ chúng lại rơi vào ổ phục kích của quân ta, và một trận đánh ác liệt đã xảy ra. Trời về chiều khi chiến trường sắp kết thúc, cánh quân của Thoát Hoan đóng gần đó vẫn án binh bất động không tới tiếp ứng, hắn đã bỏ rơi Ô Mã Nhi cùng với thuộc hạ chống đỡ thụ động trước sự tấn công của quân ta và đạo quân này hoàn toàn bị quân ta tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dần, tức là từ sáng ròng rã kéo dài đến chiều.

Đặc điểm của sông Bạch Đằng là khi nước lớn rất nhanh mà nước rút cũng khá lẹ. Cho nên khi nước rút quá lẹ như thế thuyền của giặc Nguyên bị cọc gỗ đâm trúng, lật đỗ cả, quân giặc chết đuối vô số kể, máu đã chan hòa cả dòng sông. Quân ta tịch thu được hơn 400 chiến thuyền, Tước Nội Linh Tự Đỗ Hành bắt sống được Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Ngọc (Nhiều tài liệu khác ghi là Tích Lê Cơ hay Tích Lê Cơ Đại Vương. Viên tướng Mông-cổ này tên là Tích Lê Cơ, còn Vương là tước hiệu. Chữ Ngọc? chép lầm từ chữ chữ Vương? Chú thích Toàn Thư) và đem dâng cho Thượng hoàng Thánh Tông.

An-Nam Chí-Lược (sử của giặc Nguyên do phản thần triều đình nhà Trần ghi lại) có ghi các tướng Nguyên là Phàn Tiếp và Hoạch Phong đến tiếp ứng cho Ô Mã Nhi, nhưng không ghi rõ sống chết. Tuy nhiên, trong Nguyên Sử có chép về Phàn Tiếp như sau (tờ 10 b 2-3): «Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chận. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị súng bắn, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết».

Chiến thắng Bạch Đằng có một ý nghĩa quan trọng đó là quân dân Đại Việt đánh tan toàn bộ đoàn quân triệt thoái của giặc triệt thoái bằng đường thủy do Ô Mã Nhi đích thân chỉ huy. Từ bấy lâu nay mỗi khi nhắc tới chiến thắng này chúng ta thường đề cập tới Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là người đã có công tạo nên nó. Các quyển sử xưa như Cương Mục, Toàn Thơ thường nhắc tới người lãnh đạo tối cao của quân dân nhà Trần vào lúc đó là Đức Hoàng Đế Trần Nhân Tông (tức Hoàng đế Kim Phật) đã lãnh đạo thành công hai lần kháng Nguyên 1285 và 1288. Khi đề cập tới Hưng Đạo Vương về trận Bạch Đằng chúng ta cần đặc biệt nhắc tới Đức Hoàng đế Trần Nhân Tông. Đức Hoàng đế Trần Nhân Tông vừa là bậc lãnh đạo chính trị kiêm chỉ huy tối cao về quân sự (mặc dù Hưng Đạo Vương là Tiết chế được xem như là tổng tham mưu trưởng, nhưng Đức Hoàng đế Trần lại là vị tổng tư lịnh tối cao), và là người đã đề ra mọi đối sách từ ngoại giao đến quân sự nội trị với kết quả là Đại Việt đã thành công đánh bại giặc Nguyên qua hai cuộc xâm lăng của chúng. Khi quân Mông-cổ tràn qua xâm lăng đất nước chúng ta lần thứ hai, lần thứ ba, nếu không có trí tuệ sáng suốt, tài ngoại giao khéo léo, nghệ thuật lãnh đạo cuộc chiến một cách đầy mưu lược, cũng như lòng can đảm để đương đầu trước mọi tình hình và nhân từ trong việc đối xử với người trong gia tộc, dân chúng, binh lính cho đến kẻ thù thì Đức Hoàng Đế Kim Phật làm sao có thể hội tụ được sức mạnh của toàn dân tộc để chống lại quân thù. Ngài là bậc Thánh Quân có một không hai trong lịch sử dân tộc nên đã được các danh tướng như Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Tảng v.v… hết lòng phù trợ. Đó là những sự thực lịch sử mà mỗi người trong chúng ta cần ghi khắc và lấy tấm gương sáng ngời của Ngài truyền lại cho thế hệ con cháu chúng ta sau này.

Trương Hán Siêu đã ca ngợi chiến thắng ở sông Bạch Ðằng qua

Bài Phú Sông Bạch Ðằng

Khách có kẻ: Chèo bể bơi trăng, buồm mây giang, gió. Sớm ngọn Tương kia, chiều hang Vũ nọ. Vùng vẫy Giang, Hồ: tiêu dao Ngô, Sở. Ði cho biết đây, đi cho biết đó. Chằm Vân-mộng chứa ở trong kho tư-tưởng, đã biết bao nhiêu, mà cái trí khí tứ phương, vẫn còn hăm hở!

Mới học thói Tử-trương: bốn bể ngao du. Qua cửa Ðại-than sang bến Ðông-triều, đến sông Bạch-Ðằng, đứng đỉnh phiến-chu. Trắng xóa sông kềnh muôn dặm, xanh rì dặng ác một màu. Nước trời lộn sắc, phong cảnh vừa thu. Ngàn lau quạnh cõi, bến lách đìu-hiu. Giáo gậy đầu sông, cốt khô đầy gò. Ngậm ngùi đứng lắng ngắm cuộc sống phù du. Thương kẻ anh hùng đâu vắng tá, mà đây dấu vết hãy còn lưu.

Kia kìa, bến sông, phu lão người đâu. Lượng trong bụng ta, chứng có sở cầu. Hoặc gậy trống trước, hoặc thuyền bơi sau. Vái tạ mà thưa rằng: Đây là chỗ chiến địa vua Trần bắt giặc Nguyên, và là nơi cố-châu của vua Ngô phá quân Lưu đây.

Đương khi: muôn đội thuyền bày, hai quân giáo chỉ. Gươm tuốt sáng lòe, cờ bay đỏ khí! Tướng Bắc quân Nam đôi bên đối lũy. Đã nổi gió mà bay mây, lại kinh thiên mà động địa. Kìa quân Nam-Hán nó mưu sâu, nọ Hồ-Nguyên có sức khỏe. Nó bảo rằng: phen này đạp đổ nước Nam , tưởng chừng có dễ.

May sao: Trời giúp quân ta, mây tan trận nó, khác nào như quân Tào Tháo bị vỡ ở sông Xích-bích khi xưa, giặc Bồ Kiên bị tan ở bến Hợp-phù thuở nọ. Ấy cái nhục tày trời của họ, há những một thời, mà cái công tái tạo của ta lưu danh thiên cổ.

Tuy vậy, từ thuở có trời có đất, vẫn có giang-san. Trời đặt ra nơi hiểm-trở, người tính lấy cuộc tồn-an. Hội này bằng hội Mạnh-tân, như vương-sự họ Lã; trận nào bằng trận Dung-thủy, như quốc sĩ họ Hàn. Kìa trận Bạch-Đằng này mà đại-thắng, bởi chưng Đại-vương coi thế giặc nhàn. Tiếng thơm còn mãi, bia miệng hao mòn. Nhớ ai sa giọt lệ, hổ mình với nước non!

Rồi vừa đi vừa hát rằng:

Sông Đằng một dải dài ghê!
Cuồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Trời Nam sinh kẻ anh hùng.
Tăm kềnh yên lặng, non sông vững-vàng

Khách vừa đi vừa hát rằng:

Vua Trần hai vị Thánh-quân.
Sông kia còn dấu tẩy trần giáp-binh
Nghìn xưa gẫm cuộc thăng-bình.
Tài đâu đất hiểm, bởi mình đức cao.

Nguyên văn chữ Nho của Trương Hán Siêu, Đông Châu dịch.

Khảo về địa-dư và lịch-sử tỉnh Quảng-Yên (Nam-phong tạp-chí, tập XIV số 8, tháng 6-1924).

Thơ của Phan Lập Trai thì ghi

Biển Châu hiển phát Chương Dương độ
Dãn kiến sa âu phù chân chử
Dục mịch Trần Nguyên cổ chiến trường
Tưởng tại trung lưu soan khích xứ.

Dịch nghĩa:

Buổi sáng cưỡi thuyền nhỏ ra bến Chương Dương,
Chỉ trông thấy đàn chim âu bơi trên sóng nước.
Muốn tìm cảnh chiến trường xưa giữa quân Trần và quân Mông-cổ
Tưởng tượng ở chốn nước xoáy giữa dòng.

(Việt Nam Văn Học Sử Yếu tập I, giáo sư Dương Quảng Hàm, trang 152)

Ở đền Kiếp Bạc còn ghi lại câu đối bằng quốc âm để tưởng nhớ các bậc anh hùng dân tộc như sau:

Uy tan giặc Bắc, trận Sát Thát quân reo, một tay chống lại sơn hà: quét bụi Tống, rửa thù Nguyên, nòi giống vẻ vang hồn lịch sử ; Ơn khắp miền Đông, đền Đại Vương quốc tế, mảnh đã in còn sự nghiệp: tiếng sóng Bạch Đằng, vầng mây kiếp, khói hương phảng phất bóng anh hùng.

Dưới đây là phần trích trang nhà britannica.com có ghi về Hưng Ðạo Vương.

Tran Hung Dao born 1229? died 1300, Van Kiep , Vietnam, original name Tran Quoc Tuan, also called Hung Dao Vuong figure of almost legendary proportions in Vietnamese history, a brilliant military strategist who defeated two Mongol invasions and became a cultural hero among modern Vietnamese.

By the early 1280s the Vietnamese kingdom faced a growing threat from the Mongols under Kublai Khan, who had conquered China in the previous decade. When he was appointed…

Trang nationmaster.com Úc Đại Lợi đã ghi nhận Đức Hưng Đạo Vương là một tướng lãnh tài ba đã chiến thắng quân Mông-cổ vào thế kỷ thứ 13.

“Trần Hưng Đạo (陳興道) (1228-1300) was a Vietnamese Grand Commander-in-Chief during the Trần Dynasty. Born as Trần Quốc Tuấn (陳國峻), he commanded the Đại Việt (Dai Viet) armies that repelled two major Mongol invasions in the 13th century. His multiple victories over the mighty Mongol Yuan Dynasty under Kublai Khan are considered among the greatest military feats in world history. General Trần Hưng Đạo’s military brilliance and prowess is reflected in his many treatises on warfare and is a one of the most accomplished general in history. He’s one of a very few generals in history to have never lost a single battle or war under his command”.

Bản dịch Bạch Đằng giang phú của Nguyễn Hữu Tiến, Bùi Văn Nguyên

Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi
Lướt bể chơi trăng mải miết
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt
Cửu Giang, Ngũ Hồ
Tam ngô, Bách Việt
Nơi có người đi
Ðâu mà chẳng biết
Ðầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo
Học Tử Trường chừ thú tiêu diêu
Qua cửa Ðại Than
Ngược bến Ðông Triều
Ðến sông Bạch đằng
Rong chơi mái chèo
Bát ngát sóng kình muôn dặm
Bập bềnh đuôi trĩ liền nhau
Nước trời: một sắc
Phong cảnh: ba thu
Ngàn lau xào xạc
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy
Gò đầy xương khô
Buồn vì cảnh thảm
Ðứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá?
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
Bên sông, bô lão hỏi ta sở cầu
Có kẻ gậy lê chống trước
Có người thuyền nhẹ bơi sau
Vái ta mà thưa rằng:
Ðây là chiến địa buổi Trùng hưng Nhị thánh bắt Ô Mã
Cũng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoằng Thao
Ðương khi ấy:
Thuyền bè muôn đội
Tinh kỳ phấp phới
Tì hổ ba quân
Gíao gươm sáng chói
Trận đánh thư hùng chửa phân
Chiến lũy Bắc Nam chống đối
ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đổi
Kìa! Tất Liệt thế cường
Lưu Cung chước dối
Những tưởng gieo roi một lần
Quét sạch Nam bang bốn cõi
Thế nhưng:
Trời cũng chiều người
Hung đồ hết lối
Khác nào như khi xưa :
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết rụi
Ðến nay nước sông tuy chảy hòai
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi
Tái tạo công lao
Nghìn thu ca ngợi
Tuy nhiên;
Từ có vũ trụ
Ðã có giang sanh
Quả là trời đất cho nơi hiểm trở
Cũng nhờ nhân tài giữ được điện an
Hội nào bằng Hội Mạnh Tân, có vương sư họ Lã
Trận nào bằng trận Duy Thủy, có quốc sĩ họ Hàn
Kìa trận Bạch đằng mà đại thắng
Bởi Ðại vương coi thế giặc nhàn
Tiếng thơm đồn mãi
Bia miệng không mòn
Khách chơi sông chừ ủ mặt
Người hòai cổ chừ lệ chan
Rồi vừa đi vừa ca rằng:
Sông Ðằng một dãi dài ghê
Luồng to sóng lớn tuôn về bể Ðông
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh
Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan, muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.

IV. Kết Luận:

Từ lâu nay các giới biên khảo nghiên cứu đã ngưỡng mộ vua Trần Nhân Tông qua các lãnh vực Thiền tông Phật giáo, văn hóa, giáo dục cũng như thơ phú. Hôm nay chúng tôi đề cập đến một khía cạnh tài ba khác của Vua Trần Nhân Tông, đó là lãnh vực quân sự.

Xuyên qua tài năng về mặt quân sự, vua Trần Nhân Tông, Phật hoàng Trần Nhân Tông là một bậc Thiên Tài Quân Sự trong một ngàn năm thứ hai của tộc Việt.

© Trúc Lâm Lê An Bình

Pages: 1 2 3

6 Phản hồi cho “Thiên tài quân sự Trần Nhân Tông”

  1. Vũ Duy Giang says:

    Thiền tông Phật giáo Trần nhân Tông,người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm tại núi Yên Tử(trên vịnh Hạ Long) là nơi để nhà Vua có tầm nhìn xa tận biên giới Việt Nam(vùng Cao bằng,Lạng Sơn),và Tầu (mỗi khi không có sương mù),để coi chừng động tĩnh của quân lính Bắc triều, mặc dầu nước Đại Việt đã 3 lần chiến thắng quân Mông(cổ)-Nguyên,và nhà Vua cũng đã truyền ngôi cho con,để”xuống tóc,quy Phật”tại rừng trúc(Trúc Lâm) trên núi Yên Tử.Phái Trúc Lâm có nhiều chùa phái ở khắp miền đất nước VN,và ở cả Âu Mỹ(Paris, Californie…) những nơi có nhiều người Việt sinh sống.

  2. Nguyễn Hannes says:

    rất hay .Chỉ có điều không nên so sánh hai cuộc rút lui với nhau được.cám ơn

  3. Buon cuoi says:

    Nhung nha lanh-dao Viet-Nam co nho va co co gang noi theo nhung tam guong sang ngoi do khong ?

  4. Bùi Tân Phong says:

    Khí Linh Tiên Liệt
    22:04, 2010-04-29

    Có cả ngàn năm thẩm định “Hoa văn”,
    Hơn một lần tuyên ngôn: Nước Nam có chủ!
    Dân là bạn; Xâm lăng là thú dữ,
    Roi tre dành những kẻ “nói không nghe”.

    Sống hiền hòa bên những lũy tre,
    Khi giặc đến biết vươn thành Thánh Gióng;
    Nam quốc sơn hà: Biển trời lồng lộng,
    Trăm giòng Âu-Lạc sống kiên cường.

    Tổ quốc vinh quang, Dân tộc trường tồn,
    Khi mỗi con người biết gìn giữ khí linh Tiên liệt!

    —–
    Ghi chú:
    Hoa văn: Văn hóa Hoa hạ.
    Phương ngôn Việt: Nói không nghe, đánh roi tre vào đít;
    Cũng ghi nhớ lời Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi:
    Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
    Quân điếu phật trước lo trừ bạo.

  5. Trung Hoàng says:

    Xin cáo lổi:

    Xuân trí trì YÊN trong dạ trống,

  6. Trung Hoàng says:

    Xuân lóng lòng THIỀN lọng hoa mai,
    Xuân đào đáo ÐẠO hoạ Long Ðài.
    Xuân hương hướng VIỆT nguyền đại nguyện,
    Xuân toả toà NAM chuyển pháp khai.

    Xuân khai hoà TRÚC hoả hoá long,
    Xuân tụng tùng LÂM tượng tướng rồng.
    Xuân trí trì YÊN trong do trống,
    Xuân tư sinh TỬ bóng bòng bong.

Leave a Reply to Nguyễn Hannes