WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [26]

 

Tiếp theo phần trước

writer

Tôi nhảy lên chiếc xe khách chạy ra hướng Bắc đầu tiên tôi thấy, tiền xe hết 100 nghìn khi xe dừng lại Nha Trang mờ sớm. Trong túi tôi giờ chỉ còn gần 200 nghìn. Đến Nha Trang tôi ghé vào nhà người quen, định hỏi mượn tiền. Vào được một lúc thấy bất an, tôi lộn cửa đằng sau đi ra ngoài đường, nhảy xe ôm ra đường cái, lại thấy xe đi Quãng Ngãi, tôi lên xe luôn. Đang đi thì người quen ở Nha Trang nói có công an đến nhà họ. Tôi đoán rằng tôi phải qua khỏi địa phận miền Nam sẽ không bị gây khó dễ nữa. Vì Bộ công an chia khu vực, phần phụ trách miền Nam chẳng mấy khi gặp tôi, nên họ thấy tôi vào Nam bèn tìm mọi cách giữ, để tranh thủ khai thác thông tin về những anh em blogger miền Nam.

Đến Quảng Ngãi, tôi chỉ còn đủ tiền mua vé tàu về đến ga Vinh, để tránh nghi ngờ vì đi người không ra Bắc, tôi làm quen với một người bộ đội. Xách giúp đồ anh ấy lên tàu. Xuống đến Vinh tôi vào nhà người bạn mượn tiền và đi xe khách về nhà. Tôi viết câu chuyện hành trình bị giữ trong Nam trên blog của mình.

Mùa hè năm sau, tháng 6 năm 2011 tôi đi máy bay vào Sài Gòn để dự buổi họp của truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, tôi có bài phát biểu tham luận sẽ đọc ở buổi họp. Trước khi đi có một người giáo dân liên tục hỏi bao giờ tôi đi, bao giờ tôi lên máy bay. Ngồi trên máy bay tôi nghi hoặc tại sao anh ta hỏi tôi nhiều như thế, khi lí do anh ta đưa ra là hỏi chỉ để nhờ tôi vào đó mua một cái đĩa phim phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Paul II, trước đây có bao giờ anh ta hỏi chuyện tôi mấy đâu. Tôi chợt nhớ ra Giáo Hoàng Pau II mới chỉ xét phong thánh chứ chưa được phong thánh. Máy bay đến nơi, người đó lại gọi điện hỏi tôi đến chưa. Tôi trả lời điện thoại xong, giở hành trang lấy bản tham luận định đọc ở buổi họp xé làm nhiều mảnh. Tháo sim khỏi một máy điện thoại hay dung. Kiểm tra cuộc gọi đi gọi đến , tin nhắn của máy còn lại.

Ra đến ngoài cửa sân bay tôi thấy ngay một tốp an ninh gặp năm ngoái đứng sẵn có Huy, Thành, Hùng, Kiên và vài người nữa. Họ có đến 8 người, sán lại tôi bắt tay, rồi tự đỡ hành lí của tôi, quàng vai, nắm tay kéo tôi lên một chiếc ô tô họ chờ sẵn. Ngồi trên xe, tôi hỏi.

- Thế định bắt đấy à, đây chưa làm gì nhé.
Huy trả lời.

- Ai bắt anh làm gì, lâu không gặp mời đi cà phê thôi.
Cán bộ Hùng cười nói.

- Tại lần trước anh bỏ về đột ngột, anh em chả kịp chào nhau, giờ mới phải gặp.
Tôi nói.
- Lần trước ông bảo giữ đồ để tôi phải làm việc, tôi chấp nhận mất đồ thì không làm việc nữa. Thế là dứt điểm, còn lần này tôi vào đây chả làm gì cả, tôi có việc phải đi.
Họ không nói gì, tôi quay sang nhìn an ninh Kiên đầu trọc bảo.

- À cái thằng này, mày lừa tao nhé, lần trước mày bảo an ninh Đà Nẵng sao giờ mày ở đây.?
Kiên cười trừ, không nói gì.

Lần trước đó vài tháng, cuối năm 2010 tôi đi cùng luật sư Huỳnh Văn Đông vào Đà Nẵng. Đông nhận bào chữa cho giáo dân Cồn Dầu trong vụ cưỡng chế đất của chính quyền. Tôi làm trợ l‎í cho Đông. Nói là trợ lí nhưng thực ra làm đủ mọi việc từ đi lo ăn uống ngủ nghê cho đến cả ngồi đọc hồ sơ, bàn bạc tìm luận cứ bào chữa. Lúc phiên tòa diễn ra, công an Đà Nẵng bắt tôi tại cổng tòa. Nói là cần kiểm tra giấy tờ, họ đưa tôi về trụ sở công an, hỏi han loanh quanh đến chiều khi phiên tòa đã xong mới cho tôi về. Hôm đó Kiên trọc ngồi đó giới thiệu là công an quận Đà Nẵng.

Giờ thì lại thấy Kiên trọc ở đây với nhóm an ninh Sài Gòn này.

Tốp an ninh đưa tôi đến một đồn công an. Dẫn tôi lên gác và lấy đồ của tôi ra khám xét máy ảnh, máy tính, máy quay phim. Tôi cười nhạt.

- Dạo này càng ngày càng không có luật nữa, tự nhiên lôi người ta về đồn công an, tự nhiên khám xét đồ, tự nhiên giữ người.
Một cán bộ an ninh quay ra cười nói.

- Với ai còn thắc mắc , chứ anh biết quá rồi, an ninh đâu cần luật.
Người ta khám đồ kỹ lưỡng xong, dường như họ chưa tìm thấy cái muốn tìm, họ mở máy tính của tôi và xem xét mọi nơi. Chán chê họ một cán bộ an ninh trắng trẻo trạc bằng tuổi tôi hỏi giọng Bắc.
- Anh vào đây dự buổi họp truyền thông Chúa Cứu Thế phải không.?
Tôi lăc đầu. Họ vặn.

Trên trang mạng Dòng Chúa Cứu Thế có thông báo là anh sẽ dự cuộc họp, vậy anh không vào dự họp thì là gì.?

Tôi trả lời.

- Các ông có bằng chứng là tôi trả lời với họ là sẽ đến không.?
Anh an ninh già tóc bạc nói giọng Bắc nhìn tôi, sau này tôi biết ông ta tên là Trần Tiến Tùng, trung tá an ninh phòng pa35 Công an TPHCM, ông Tùng gằn giọng hỏi.

- Thế anh vào dự buổi truyền thông này, bài tham luận anh định đọc ở buổi họp đó đâu.? Trong chương trình họ nói là anh sẽ có một bản tham luận đọc ở đó.
Tạ ơn Đức Mẹ chỉ bảo đường lành ( tôi thầm thốt tên tác phẩm tiểu thuyết của văn hào lỗi lạc là một vị linh mục người Rumani ,văn hào C.V Gheorghiu, người đã có một loạt những tác phẩm về bản chất cộng sản như Giờ Thứ Hai Mươi Lăm, Lối Thoát Cuối Cùng, Đức Mẹ Chỉ Bảo Đường Lành… và tôi thầm cười nghĩ đến bản tham luận ở đâu đó trong khu sân bay cùng với chiếc điện thoại mà lưu nhiều số điện thoại liên lạc, tôi đã tắt máy và tháo sim bỏ vào thùng rác). Tôi lắc đầu nói.

- Tôi nói rồi, họ mời, chưa chắc tôi đã đến dự, anh thấy đó, không có bằng chứng là tôi nhận lời. Cũng chính vì vậy tôi không soạn bài phát biểu, tham luận hay cái gì cả. Anh xem điện thoại của tôi ( một cái còn giữ lại ) có số liên lạc với ai liên quan đến buổi truyền thông đó không.

Khi đẩy điện thoại ra cho ông ta xem, tôi chợt nhớ người giáo dân kia gọi tôi liên tục trước khi đi vào số máy ở điện thoại này. Và cả khi tôi xuống sân bay, từ lúc tôi bị an ninh đưa về đây đã gần hai tiếng anh ta không gọi gì nữa. Tôi cố mở cuộc gọi đến, đẩy số anh ta gọi cho ông Tùng xem và nói.

- Đây, chỉ có một người giáo dân này gọi tôi liên tục để hỏi có vào Sài Gòn nhờ mua đĩa. Anh có thể gọi anh ta để kiểm tra.
Trung tá Trần Tiến Tùng xem điện thoại, ông ta bỏ qua những cuộc gọi liên tục của người giáo dân kia để xem các cuộc gọi khác. Ông ta đặt máy điện thoại tôi xuống bàn, không hỏi gì. Để cho người trẻ tên Tuấn hỏi tôi tiếp dự định tôi vào đây, đi đâu, làm gì.

Tôi kể sẽ đến nhà người họ hàng xa, và nhờ họ dẫn đi chỗ nào có sới đánh gà chọi để xem. Vì gà chọi ngoài Bắc đánh không đeo cựa sắt như gà chọi miền Nam. Nên tôi rất muốn tò mò muốn xem như thế nào, bởi tôi rất đam mê món gà chọi nhau ấy.

21 giờ đêm 4 người an ninh dẫn tôi vào khách sạn cách đồn công an vài chục mét. Họ nói tôi phải ở đây làm việc tiếp, tạm thời không được liên hệ với ai ngoài họ, mọi nhu cầu ăn uống cần gì họ sẽ lo. Nếu không chấp hành họ sẽ có biện pháp mạnh, họ để lại 2 người với tôi trong khách sạn cùng với đồ ăn uống. Hai người an ninh này tôi đều gặp ở lần bắt trước, một người tên Huy, một tên Thành. Thái độ của họ lần trước cũng như lần này đều mềm mỏng, họ chỉ là người canh chừng không phải điều tra, cho nên nhiệm vụ họ giữ tôi làm sao yên ổn là được.

Sáng hôm sau Huy và Thành dẫn tôi đi ăn sáng, lúc ăn xong Huy mua thuốc lá và nước cho tôi rồi bảo.

- Hôm nay anh phải làm việc với anh Long, hy vọng sẽ nhẹ nhàng.

Lại là trung tá Long Tiết Canh nghĩ vậy tôi chặc lưỡi. Sở dĩ trung tá Long có tên Tiết Canh, tức món ăn bằng máu tươi là do anh em blogge trong Sài Gòn đặt, bởi bản tính hung hăng và sẵn sàng cho quân dưới quyền dùng bạo lực để trấn áp, đánh đập blogge. Tôi biết Huy nhắc nhở với thiện cảm tốt cho tôi, vì nếu tôi bị đánh bầm dập gì, thì với trách nhiệm trông chừng tôi anh ta ít nhiều cũng phải chăm sóc. Lần trước tôi bị đau dạ dày, anh ta phải điện hỏi bác sĩ rồi đi mua thuốc cho tôi uống.

Tôi được đưa vào đồn công an , lên tầng hai vẫn là phòng họp của công an phường. Lát sau trung tá Long xuất hiện. Tôi nhìn khuôn mặt lưỡi cày và cặp mắt diều hầu dữ dằn với dáng đi hung bạo của ông ta, tôi mỉm cười.

Dường như thấy cái nhìn và nụ cười của tôi có vẻ sẵn sàng chế giễu mọi điều tồi tệ sẽ xảy ra. Trung tá Long cầm tập hồ sơ đặt lên bàn, anh ta đặt bàn tay lên vai tôi vỗ vỗ nói.

- Hiếu à, khỏe không em. Lần trước anh em mình hơi nóng tính vì không biết nhau, lần này mình làm việc nhẹ nhàng không có gì đâu em.

Ông ta đi cùng hai người trẻ, họ ngồi xuống bàn, ông Long ra lệnh cho hai người trẻ kia.

- Lấy máy tính Hiếu ra xem đi.
Họ lấy máy tính của tôi ra xem, một lúc lắc đầu bảo không có gì. Ông Long hỏi.

- Hiếu có mail chứ.?
Tôi gật đầu.

Trung tá Long.
- Mở ra cho xem được không.?
Tôi gật đầu, mở máy tính , cắm usb 3g vào mạng. Mở hộp thư.

Trung tá Long xem các thư gửi đến, ông ta mừng rỡ reo.

- A thư của Hoàng Cơ Định đây, mày có quan hệ với Hoàng Cơ Định đảng Việt Tân đây, thư đây, xem mày trả lời gì.
Tôi mỉm cười , vì cái bộ dạng tử tế của ông Long không giữ được lâu, cái vẻ hòa nhã ban đầu mà ông ấy cố gắng tạo ra không phải bản chất của ông ấy đã khiến tôi mỉm cười, giờ nó bộc lộ vèo một cái đột ngột cũng chẳng khiến tôi bất ngờ. Tôi cười vì ông ấy không giữ được nó lâu hơn.

Tôi nói lạnh lùng.

- Cái thư đó chưa mở ra xem, ông mà mở ra xem là ông chịu trách nhiệm đấy. Vì thư người ta gửi đến cho tôi là quyền của họ, tôi không thể cản được. Cũng như hòm thư người ta để ngoài cổng, ai bỏ thư quảng cáo, thư mời gì đó thì ta không thể ngăn được. Còn nếu ta mở hòm thư, lấy thư bóc ra, thấy nội dung xấu, mà ta vẫn mang vào nhà cất thì có thể là tội tang trữ. Còn thư này chưa mở. Nếu ông nhấn vào mở thì phải lập biên bản là ông mở thư.
Trung tá Long nhìn tôi nảy lửa.

- Được, tao sẽ không mở, mày cho biết quan hệ thế nào với Hoàng Cơ Định, tại sao ông ta gửi thư cho mày.?

Tôi trả lời.

- Tôi có lần đưa lên mạng địa chỉ mail của mình để quảng cáo xin tìm việc, từ đó có nhiều thư gửi đến cho tôi, thư quảng cáo , rao vặt, giới thiệu việc làm, bán vé máy bay, dịch vụ du lịch…..tôi nghĩ ông Hoàng Cơ Định thấy mail của tôi thì ông ấy gửi cũng quảng cáo gì đó.

Sự thực thì tôi cũng chẳng quan hệ gì mật thiết với ông Hoàng Cơ Định, thư của ông Định cứ toàn hỏi thăm gia cảnh nào là cháu khỏe không, nào là bé nhà cháu ngoan không….quanh đi quẩn lại, thư nào ông Định cũng chỉ hỏi thế. Nên tôi chán không buồn mở cả một loạt thư sau của ông Định nữa. Bởi vậy nên khi cho trung tá Long xem thư, có đến chục cái thư ông Định gửi mà tôi không mở xem.
Trung tá Long xem kỹ các danh mục thư, ông ta quay lại hỏi.

- Chắc mày còn hộp thư nữa, còn hộp thư nào mở tôi xem.

Tôi trả lời.

- Chắc ông muốn tôi mở đến hộp thư nào có lợi cho công việc của ông, lúc ấy ông mới tin tôi là không còn hộp thư nào nữa. Tôi nói luôn, tôi chỉ có hộp thư đấy thôi là nhớ tên và nhớ mật khẩu. Còn bao nhiêu hộp thư khác quên cả tên cả mật khẩu rồi.

Trung tá Long ngẫm nghĩ, quay sang hỏi lại về việc vào Sài Gòn, đến nhà thờ dự lễ truyền thông, bản tham luận đọc dấu ở đâu. Phần y hệt như trước đó trung tá Trần Tiến Tùng đã hỏi. Không có gì mới hơn, trung tá Long hỏi đến việc tôi đi châu Âu đến Đức.

- Ai mời đi?
- Tôi không biết , cái tên nước ngoài dài lắm, tổ chức văn học gì đó ở Berlin.

- Đi sang đó làm gì.?
- Đọc truyện ngắn mình viết.

- Sau đó sang Pháp gặp Vũ Thư Hiên, và được ông Hiên cho máy quay phim, thế từ lúc về có liên lạc gì lại với ông Hiên không.?
- Không liên lạc gì.

- Tại sao ông ấy cho anh máy, mà về lại không liên lạc hỏi thăm gì.?

- Tại vì tôi biết trước sau các ông cũng hỏi, vì các ông nghĩ là người ta cho tôi phương tiện, sau đó sẽ liên lạc để chỉ đạo tôi hoạt động này nọ. Nên tôi nhận máy xong là về tôi không liên lạc với ông Hiên nữa. Như cờ bạc người ta gọi là ăn non ấy.

Có tiếng chân người đi cầu thang lên, trung tá Long ngừng hỏi nhìn ra. Trung tá Trần Tiến Tùng và cán bộ Tuấn đến. Họ ngồi quanh bàn lặng lẽ. Cán bộ Tuấn nói.

- Sếp đến bây giờ.

Tất cả ngồi im lặng, không ai nói gì, tôi hút thuốc nhìn ra ngoài cửa sổ. Lát sau có tiếng trung tá Tùng nói.

- Hiếu quay lại, ngồi ngay ngắn nào.

Tôi quay lại, thấy thượng tá Tuấn đang vào. Căn phòng im lặng, không ai cử động gì. Trung tá Tùng tóc bạc cúi đầu nhìn bàn tay mình đang đặt trên bàn, ông ta còn nhiều tuổi hơn cả thượng tá Tuấn chỉ huy của ông. Trung tá Long nhìn sếp vẻ sẵn sàng chờ lệnh.

Thượng tá Tuấn lại ngồi xuống cái ghế đầu bàn, tháo kính ra lau. Tôi nhìn ông ta mỉm cười vì thái độ này tôi đã gặp lần trước, tôi còn đoán ông ta đeo kính, cất khăn đi rồi và mới bắt đầu nói. Y rằng ông ta cất khăn, đeo kính mới nói.

- Chắc anh không cần nói, em nhìn anh cũng biết anh là ai.?

Tí nữa thì tôi không ngăn nổi mình cười phá lên, vì tôi nghĩ trong đầu thượng tá Tuấn sẽ nói câu đó. Một câu nói mà tôi gặp ông ta lần thứ hai chưa nói ra đã thấy rồi. Thế mà các thuộc hạ dưới quyền ông người già tóc bạc như ông Tùng, người xấp xỉ tuổi ông ta như trung tá Long và một lô các người khác nữa làm việc bao năm nay với ông ta, họ im lặng kính cẩn như lần đầu tiên nghe thấy sếp nói việc mới mẻ.

Tôi cười thành tiếng không to lắm.

- Anh Tuấn nói câu này lần thứ hai, lần trước anh cũng nói vậy.
Thượng tá Tuấn bật chợt mất vẻ lạnh lùng, uy quyền, anh ta ấp úng.

- À, à ừ nhỉ.
Tôi quyết định phá vỡ vẻ uy quyền của ông ta đang tràn ngập căn phòng này, tôi bồi câu rất bỗ bã.

- Trông anh Tuấn bảnh bao thế này, chắc là có bồ bịch gì mới là lượt thế, lúc nào cũng phong lưu, sếp to mà lại đẹp trai, tóc cứ đen nhánh thế kia thì lắm em theo lắm.

Lướt nhanh các khuôn mặt cán bộ dưới quyền ông Tuấn, tôi thấy mặt trung tá Long dại đi, ba người khác ngỡ ngàng nhìn tôi, còn ông Tùng cúi đầu cố giấu nụ cười mỉm, cán bộ trẻ Tuấn quay mặt đi nhìn ra ngoài. Có lẽ họ không ngờ tôi nói với sếp họ một cách dân dã như đường phố.

Thượng tá Tuấn mím môi, anh ta đắn đo cách xử trí ở tình huống mà anh ta cũng bất ngờ. Nhất là trước mặt thuộc cấp. Thật ngạc nhiên, anh ta từ tốn nói.

- Hiếu à, em biết là cái răng cái tóc là góc con người, mình ăn mặc gọn gàng là điều nên làm. Nhất là cán bộ nhà nước, đâu phải cứ ăn mặc đẹp là có bồ bịch gì đâu…..

Thượng tá Tuấn nói dài về trang phục, dường như ông ta nói cho cấp dưới ông ta nghe là chính, vì khi nói ông nhìn họ, còn họ người cúi đầu, người tỏ vẻ khâm phục ông ta nói hay. Khi ông ta nói gần hết y về trang phục, tôi bồi thêm câu nữa.

- Nhưng mà nghe nói anh giàu, nhiều đất lắm, người ta thấy anh đi với một bà chuyên buôn đất, có phải không ạ, có mảnh nào rẻ em mua chuyển nhà vào đây ở cho vui cùng các anh.

Thượng tá Tuấn lần nữa ngớ người, ông ta nhìn đám quân mình, thấy nụ cười trên mặt mấy đám lính. Ông ta không vẻ nghiêm trang nữa mà bắt đầu nói bỗ bã theo cách của tôi.

- Mày cứ nghe linh tinh, tao làm cán bộ đất cát có gì, đây tử vi, mày là thằng biết xem tử vi thì thấy ( sao mà ông nghĩ tôi biết xem tử vi, hay ông ta đọc Đại Vệ Chí Dị thì nghĩ tôi biết xem nhỉ ) tử vi tao cung này, lấy đâu ra đất. Còn tao cũng là con người như bao người bình thường, tao cũng có quan hệ bạn bè, thậm chí là bạn học cũ, họ làm nghề này nghề kia, nhưng việc bạn bè gặp nhau đâu có liên quan gì đến công việc. Mày chỉ nghe mấy đứa nó nói láo, nhất là cái con Tần (Blogger Tạ Phong Tần sau này chị bị bắt và kết án 10 năm tù vì tội viết blog mà nhà nước cho là chống phá chính quyền).

Thượng tá Tuấn đang nói thao thao, dường như ông thấy đang sa đà quá vào chuyện đâu đâu, ông ta dừng phắt lại, nhìn tôi hỏi.
- Thế nào, mày đã nhớ vợ nhớ con chưa.?
- Nhớ rồi.
- Thế có muốn về không.?
- Có ạ.
- Thế về mà ngoài kia ( Hà Nội ) có biểu tình hôm chủ nhật tới, thì ở nhà hay ra đó xem.?
- Có ra xem ạ.
- Ra xem thấy biểu tình có tham gia không.?
- Ra xem mà thấy có biểu tình mà không tham gia thì ở nhà cho xong, ra làm gì anh.
Thượng tá Tuấn có vẻ thất vọng vì câu trả lời của tôi, ông ta nói với lính.

- Điện thoại Hiếu đâu, đưa cho nó gọi về nhà.

Trung tá Long đứng dậy nhanh nhẩu tìm điện thoại đưa cho tôi. Tôi nghĩ vui, giá mà quát tiếng to kiểu như- đưa kiểu đấy à- thế nào Trung tá Long cũng giật mình hốt hoảng. Tôi cầm điện thoại đang bấm số. Thượng tá Tuấn nói.

- Gọi về báo nhà là sức khỏe tốt, mọi việc bình thường. Nói ngắn gọn thế thôi.
Tôi bỏ máy xuống bàn, như kiểu không muốn gọi nữa và nói.

- Bị công an bắt vào đồn, thì phải bảo là đang bị bắt, sao lại gọi là bình thường. Nếu gọi thế thì thôi em không gọi nữa.

Thượng tá Tuấn nhìn tôi, thấy tôi có vẻ cũng không muốn gọi thật. Ông ta hỏi.
- Thế không muốn báo cho nhà yên tâm à.?
- Không, cho lo cho quen đi, đời còn nhiều lần bị thế này nữa.

Thượng tá Tuấn lắc đầu.

- Vậy thôi, giờ về chỗ ngủ, cứ đợi lệnh nhé.
Tôi nói.

- Anh là cấp to ở đây rồi, việc này anh quyết định chứ ai mà còn đợi lệnh nữa.
Thượng tá Tuấn đứng dậy nói.

- Mày cứ nghĩ là tao to lắm ‎, việc của mày phải ban giám đốc TP quyết định. Cứ ở đây đi.

Tôi lầu bầu.

- Anh giữ thì có, ban giám đốc CATP làm gì biết em là ai.

Thượng tá Tuấn phẩy tay ra hiệu ‎ bảo tôi đừng nói.

- Còn gì nữa, ban giám đốc CATP còn chưa chắc,việc mày còn phải xin ‎ kiến bộ ( bộ công an) nữa ấy. Chúng tao đâu có quyền gì, mày tưởng bọn tao cứ thích giữ ai là tự bọn tao giữ à.

Tôi lại nhớ đến Kiên trọc, có lẽ thượng tá Tuấn nói đúng, Kiên trọc lúc ở Đà Nẵng, lúc ở đây. Chắc hẳn Kiên trọc là quân số của Bộ Công An mới hoạt động rộng như vậy, tôi nghĩ đến người giáo dân đã gọi điện hỏi tôi liên tục khi trước. Anh ta ở ngoài Bắc, chưa vào Nam bao giờ. Có lẽ vai trò Kiên Trọc ở sân bay là liên hệ với anh giáo dân để biết được giờ tôi đến, cho hội an ninh ở đây đón long. Lúc đưa tôi về đến đây xong, mấy hôm nay không thấy Kiên trọc đâu.

Thượng tá Tuấn đi về trước, trung tá Long, Tùng và mấy người nữa lát sau về. Chỉ còn Huy và Thành ở lại trông tôi. Họ đưa tôi về khách sạn nghỉ. Hôm sau chủ nhật không làm việc gì, đến hôm thứ hai Huy nghe điện rồi nói.

- Anh Hiếu à, sếp duyệt để anh về. Giờ anh làm em cái cam kết là không viết hay kể cho ai những chuyện làm việc ở đây.
Tôi hỏi.

- Ờ được, mày đưa anh cái giấy tạm giữ, hay căn cứ nào là anh việc ở đây, thì anh sẽ không nói gì. Chứ giờ bọn mày bắt anh, chả có giấy tờ gì chứng tỏ anh bị bắt hay làm việc với công an,bắt thì âm thầm không ai biết, sao anh phải cam kết cơ chứ. Còn anh nói thẳng, ở đây xẩy ra những gì với anh, anh viết đúng thế, nếu cam kết vậy thì anh cam kết. Còn không thì thôi, bỏ vụ cam kết này đi. Nếu không vừa ‎ lòng sếp mày, thì anh ở đây tiếp, giờ anh cũng chả có gì vội. Về Hà Nội biểu tình cũng xong rồi. Giá cam kết hôm trước nữa để được về đi biểu tình thì có khi anh cũng cam kết để về.

Tôi leo lên giường, lấy điều khiển ti vi mở xem. Huy và Thành bàn bạc với nhau, gọi điện nói chuyện với ai đó. Lát sau họ quay lại bảo tôi mang đồ đạc ra sân bay. Họ đưa tôi đến cửa làm thủ tục và dặn dò.

- Lần sau vào, anh gọi bọn em nhé.
Tôi trả lời.

- Tao không dại nữa, lần sau vào tao sẽ đi tàu hay xe khách cho mày không biết.

Thành cười.

- Đúng đấy, anh cứ đi xe khách hay tàu, đừng có mà đi máy bay. Bọn em biết thì kiểu gì cũng phải đón anh. Thà chả biết thì còn không sao.

Mùa hè năm 2011 những cuộc biểu tình của người dân Việt Nam phản đối hành vi xâm lược của quân đội Trung Quốc trên vùng biển đảo Việt Nam diễn ra liên tiếp. Tôi tham gia gần như đầy đủ các cuộc biểu tình. Các cuộc biểu tình diễn ra vào ngày chủ nhật hàng tuần. Mấy cuộc đầu không có gì gay cấn. Cảnh sát quay phim và chụp ảnh chúng tôi. Rồi vào ngày thứ bảy, chính quyền địa phương kéo đến nhà đòi hỏi phải chấm dứt biểu tình với lí do gây ồn ào đường phố.Không thuyết phục được họ dùng lệnh triệu tập tôi lên trụ sở công an vào mỗi sáng thứ bảy để ngăn chặn tôi tham gia biểu tình. Lần sau đến ngày thứ sáu trong tuần, tôi đi ra khỏi nhà tìm đến nhà người quen ở nhờ, đợi chủ nhật thì tham gia biểu tình.

Cuối tháng 7 năm 2011 bỗng nhiên tôi thấy quanh nhà mình có nhiều thanh niên lạ mặt đứng ngồi trước cửa. Tôi lấy máy chụp ảnh và quay phim ghi lại hình ảnh của họ, biển số xe gắn máy và xe ô tô. Tôi ra khỏi nhà đi, họ đi theo như hình với bóng. Cũng thời điểm đó nhiều thanh niên Công Giáo ở Vinh và Thanh Hóa bị bắt đột ngột, trong số những người bị bắt này có quen biết tôi ở thời gian tôi hay đến các nhà thờ giao với một số giáo dân và linh mục. Cuộc bắt bớ diễn ra tới tận tháng 10, tổng số người bị bắt đến 14 người tất cả. Thấy bất an tôi đến nhà thờ Thái Hà tại quận Đống Đa, Hà Nội xin linh mục chánh xứ cho ở nhờ để nghiên cứu kinh Thánh.

Ở nhà thờ vài hôm, một sáng vắng người tôi đi dạo ở trước cổng nhà thờ, phát hiện bên ngoài tốp thanh niên hay đứng cửa nhà tôi xuất hiện. Họ ngồi quán nước trước cổng nhà thờ. Khi tôi đi ra thì họ đi theo, tôi tăng ga xe gắn máy thì nghe đằng sau tiếng xe của họ cũng rú ga. Tôi chạy vòng để quay lại nhà thờ. Họ đuổi đằng sau hô – cướp , cướp…

Rất may tôi mới ra khỏi nhà thờ đoạn ngắn nên vòng lại cũng nhanh. Tôi vào lại nhà thờ họ đứng ngoài nhìn, không vào theo vì trong nhà thờ rất đông người. Tôi không xuống sân nhà thờ ban ngày nữa. Tôi ở im bên trong dùng máy ảnh và máy quay ghi lại hình ảnh họ. Chuyển đi dạo ban ngày sang ban đêm, một đêm mưa tôi định về nhà vì nhớ con. Nghĩ rằng trời mưa thì họ không có chỗ trú sẽ rút đi. Ra gần cổng nhà thờ tôi bỗng thấy chiếc xe ô tô taxi đậu im lìm, tôi bỗng thắc mắc sao đêm hôm chiếc xe này lại ở đây nơi rất vắng khách. Tôi quay vào lấy máy ảnh ra chụp, rồi lên phòng đối chiếu hình dạng biển số xe. Thật bất ngờ, đây chính là chiếc xe cũng hay đậu trước cửa nhà tôi, giờ tôi đến nhà thờ thì chiếc xe lại đậu đây. Mấy tháng trước ở nhà, khi không thấy đám theo dõi bằng xe gắn máy đâu. Tôi tưởng họ bỏ rồi, ngó qua cửa sổ thấy chiếc xe taxi đậu im lìm, đã nghi vấn dùng máy ảnh chụp lại. Giờ so sánh mới thấy vẫn chiếc xe đó ở đây.

(Còn nữa)

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [26]”

  1. GIA TỘC HỌ BÙI says:

    Càng đọc càng mê văn phong của NBG và học được rất nhiều từ sự thông minh láu lỉnh và đặc biệt hài hước của Gió !

  2. Choi Song Djong says:

    Lái Gió được sanh ra ngoài Bắc nên có một số người cực đoan ghép anh là cò mồi là an ninh giả dạng (tôi thấy tội nghiệp những người ấy vì nhìn quanh đâu cũng thấy kẻ thù và đánh giặc ở nơi không có giặc).
    Trách Nhiệm-Danh Dự của một công dân khi Quốc Gia nguy biến.Hãy sống với tinh thần Tổ Quốc hưng vong thất phu hữu trách,thưa quí vị

  3. Lamson72 says:

    Tôi đọc Người Buôn Gió lai rai thôi . Không thích Đại Vệ Chí Dị lắm . Nhưng tôi rất khoái tay Gió nầy về tính thông minh , linh hoạt và có chút hài hước, chút hí lộng . Văn chương chữ nghĩa bình thường . Không hoa hòe hoa sói . Không tả cảnh tả tình ướt át . Nhưng người nhìn thấu vấn đề , người biết tiên biết thoái . Biết chọc quê . Trước mọi tình huống biết suy nghĩ để tìm hướng đi hoặc đối phó thích hợp . Tôi đang say mê về cảnh tù đời tù của những người tù hình sự . Tù cải tạo tôi cũng là một nhân vật với lại có hằng trăm quyển hồi ký , Tù Chí Hòa với nhà văn Duyên Anh , Hoàng hải Thủy . Tù Hỏa Lò với Đặng Chí Bình người Biết Kích lẫm liệt của Miền Nam và thi sĩ trứ danh Nguyễn Chí Thiện . Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên . Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn . vân vân … nhưng chuyện tù cảnh tù đời tù của Người Buôn Gió quá sức hấp dẫn . Đọc mà nín thở , chuồng cọp Phú Quốc Côn Sơn chẳng ăn thua gì . Bốn năm tù cải tạo của tôi chả nghĩa lý gì . Như Một giấc ngủ trưa ( giống như 9 tháng tù của Người tù anh dũng Phan Thị Hài) Đời tù hình sự dứới chế độ nhà tù VC thật kinh khủng . Không thể tưởng tượng . Có tàn ác (dĩ nhiên) nhưng cái tàn ác vượt qua sức tưởng tượng của con người . Bọn công an chúng nó không còn tính ngượi Một lủ mặt người mà lòng thú . Phải dùng chữ sài lang mới có thể diễn tả được phần nào con người tính thú của bọn công an VC .

    Nhưng khi vào Blog Sự Thật Công Lý của Bà Tạ Phong Tần lại có một không khí hoàn toàn khác . Bà chửi rất bạo, chửi dữ dội bọn công an âm binh nhưng chửi vào hư vô . Để trả đủa bọn công an cắc ké âm binh đã hành hạ đánh đập bà vô cùng tàn nhẫn qua mấy bức hình bà Tần đưa lên . Quần áo rách nát người bầm dập . Quá bất nhẩn tôi có viết còm khuyên bà nên thay vì chửi rủa bọn âm binh để bị chúng đánh đập , bà hãy dạy dổ chúng nó bằng những lời êm ái . Bà không nghe còn nghi tôi là bọn công an giả dạng chiến binh QLVNCH . Tôi báo cho bà biết nếu bà không thay đổi là bà sẽ bị bắt bỏ tù khoảng 7 năm bà trả lời tôi bà chả sợ . Rồi bà nhạo báng bỉ thử cái tên Nguy Saigon của tôii . Tôi không biết giữa bà và Người Buôn Gió có sự mâu thuẩn , tôi khuyên bà nên bắt chước Người Buôn Gió , Phương Nam Đổ Nam Hải trong việc tranh đấu . Chứ vào tù rồi thì đâu làm gì được nữa . Bà lên giọng với tôi và tôi rút lui chờ đợi ngày bọn công an VC bắt bà vô tù . Ngày dó đã tới . Để rảnh kiếm những comments giữa Bà và tôi đưa lên đọc đở buồn

  4. T. says:

    Người Buôn Gió oai quá, đi đâu cũng có cẩu quan của bọn Hán gian theo dõi , canh gác!!! Sau khi các anh hùng loại ” ra ngõ gặp anh hùng” chết sạch bây giờ xuất hiện một loạt ANH HÙNG THỨ THIỆT như
    Người Buôn Gió, Nguyễn Văn Hải, Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Khang, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Văn Kha,….Chúc những ANH HÙNG THỨ THIỆT này luôn luôn Khỏe mạnh và bình yên để tranh đấu dành lại Độc Lập Cho quê hương, Tự Do cho dân tộc.

  5. Noname says:

    Tay này được AN đào tạo nghiệp vụ hổng có mất tiền !
    Sướng thật !

Leave a Reply to Choi Song Djong