WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một Vĩ nhân đi vào Lòng Lịch Sử Nhân Loại

Sự ra đi của Nelson Mandela tạo niềm thương tiếc vô biên không chỉ cho 53 triệu người dân Nam Phi mà cho toàn thể nhân loại. Chắc chắc người dân Nam Phi sẽ mãi mãi ghi nhớ ông như một người cha, “Tata” gọi theo tiếng Nam Phi, một vị Tổng Thống da đen Nam Phi đầu tiên đã cống hiến cả cuộc đời tranh đấu chống lại chính sách kỳ thị chủng tộc và cuối cùng đã chiến thắng giành lại quyền tự do dân chủ cho đại đa số người dân da đen trong tinh thần bất bạo động. Hơn thế nữa ông cũng còn được xem như nhà lãnh đạo được quý mến, kính trọng nhất trong số những nhà lãnh đạo trên toàn thế giới vào cuối thế kỷ 20, là hiện thân cho sự vận động tự do, dân chủ, dân quyền chuyển giao quyền lực một cách hòa bình trong tinh thần hòa hợp và tôn trọng.

Nelson Mandela

Nelson Mandela

Nhân loại từ thành phần nguyên thủ quốc gia cho đến người dân bình thường kính phục, ngưỡng mộ, quý mến ông nói và viết rất nhiều về ông không phải vì ông đã là Tổng Thống nước Nam Phi mà là cuộc đời ông, quan niệm nhân bản và cung cách cư xử thái độ của ông đến giới lãnh đạo, thành phần thống trị người da trắng đã bỏ tù ông trên một phần tư thế kỷ, đàn áp đối xử bất công đến người dân Nam Phi trong suốt gần hai trăm năm.

Hành trình đi đến tự do cho ông và cho đại đa số người dân Nam Phi là một hành trình gian nan và nhiều chông gai. Ông sinh ra vào năm 1918, vùng nông thôn Transkei, thuộc tỉnh Eastern Cape, xuất thân từ bộ tộc Thembu, người cha là vị tộc trưởng hội đồng bộ tộc, do đó ông thấm nhuần tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng và tự hào về bộ tộc mình. Ông mồ côi cha khi lên 9 tuổi, tiếp nhận nền giáo dục trung học của những nhà truyền đạo người Anh Quốc. Sau đó ông vào trường Đại Học Fort Hare dành cho ngườI da đen, theo đuổi ngành luật, nơi đây ông có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc nhiều người lãnh đạo da đen.

Năm 22 tuổi, không có tiền ông phải bán hai con bò để có tiền đi lên thành phố Johannesburg xem như thành phố lớn nhất Nam Phi, nơi đây ông gặp gỡ nhiều nhà hoạt động da đen và tham gia tổ chức African National Congress (Nghị Hội Dân Tộc Phi) gọi tắt là ANC. Tổ chức này khởi đầu là những thanh niên phi châu quốc gia yêu nước cương quyết chống chủ nghĩa cộng sản. Sau đó họ đứng lên phát động phong trào chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc cũng để mở rộng kêu gọi sự tham gia nhiều thành phần từ đó chấp nhận những người theo chủ nghĩa cộng sản.

Tại thành phố này ông tiếp tục hành nghề luật sư giúp cho người da đen, đồng thời cũng trực tiếp tham gia “phong trào phản kháng” và bị bắt năm 1956 cùng vớI 156 nhà hoạt động da đen khác.

Ông được phóng thích không lâu sau đó. Ông vẫn tiếp tục tìm cách đi vận đông chống lại chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc không chỉ ở Nam Phi và nhiều quốc gia thuôc châu phi và liên kết với giới lãnh đạo ở Anh quốc. Ông bị bắt lại vào năm 1962 với tội phạm nghiêm trọng hơn là chủ mưu hoạt động cách mạng vũ trang, bạo động và phá hoại bị kết án chung thân khổ sai và đầy sang đảo Robben. Trong phiên tòa này ông đã đọc bài diễn văn lịch sử dài 4 tiếng đồng hồ nói lên khát vọng tụ do dân chủ, triết lý chính trị của ông và chấm dứt với câu để đời “Đây là lý tưởng mà tôi sẵn sàng chết cho nó.”

Sau vụ án nhiều người Nam phi bao gồm người da trắng Nam Phi tin rằng tổ chức ANC không còn nữa, và sự nghiệp chính trị của Nelson Mandela xem như chấm dứt. Có người nghĩ rằng ông sẽ phải chết trong tù.

Nhưng qua trại tù đã không làm nhụt đi ý chí, quyết tâm mà nghịch lại là nơi đã giúp ông gia tăng nội lực tinh thần, tính nhân bản, sức phán đoán, nhận định chính trị. Qua những lời như sau: “Người tước đoạt tự do của người khác cũng là một tù nhân của lòng hận thù, bị giam cầm đằng sau song sắt của thiên kiến và hẹp hòi.” Ngoài ra ông vẫn tiếp tục theo đuổi học ngành luật trong tù, không ngừng vận động với thế giới bên ngoài qua thư từ, yêu cầu ủng hộ cho phong trào chống lại chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc.

Theo thời gian chính nghĩa, lẽ phải tất thắng, phong trào chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc lên cao, được sự đồng tình ủng hộ nhiều quốc gia trên thế giới. Váo năm 1989 Tổng Thống Nam Phi da trắng phải đồng ý nói chuyện thương lượng với ông trong nhà tù, chuẩn bị phóng thích ông. Tháng 2 năm 1990 Tân Tổng Thống Nam Phi De Klerk ra lệnh thả tự do cho ông sau 27 năm cầm tù.

Vào tháng 4 năm 1994 cuộc tổng tuyển cử tự do, mỗi người dân Nam Phi dù trắng hay đen có quyền hành xử lá phiếu lựa chọn người mình tin tưởng và Nelson Mandela đã thắng cử trở thành vị Tổng Thống da đen đầu tiên của nước Nam Phi. Khi đó ông được 75 tuổi. Một trong những mục tiêu đầu tiên của ông là hòa hợp, hòa giải với khối ngườI da trắng, và ngay cả những kẻ thù của ông, những người hành hạ, bỏ tù ông, phế bỏ chính sách kỳ thị chủng tộc, bất bình đẳng, phân chia giàu nghèo. Trong buổi lễ nhậm chức ngày 10 tháng 5 năm 1994 ông nói:

Chúng ta đã chiến thắng trong nỗ lực gieo hạt giống niềm tin cho đến hằng triệu con người. Chúng ta đồng thuận cùng xây dựng một xã hội mà trong đó mọi người Nam Phi, da đen lẫn da trắng có thể tin tưởng hãnh diện không còn sợ hãi, đảm bảo quyền tối thượng cao quý nhất của con người, một quốc gia đa chủng tộc sống hòa bình với chính mình và với thế giới.”

Sau 5 năm cầm quyền, ông quyết định không tái tranh cử Tổng Thống mặc dù xác suất tái đắc cử rất cao, một lần nữa ông đã làm tấm gương sáng cho những nhà làm chính trị trên toàn thế giới cho những chế độ mù quáng bám chặt vào quyền lực để có thể hy sinh hằng triệu mạng sống.

Ông còn được xem như người nhận nhiều bằng tưởng thưởng, huy chương cao quý nhất của nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong số đó có giải hòa bình Nobel vào năm 1993.

Tuần lễ này những nhà nguyên thủ quốc gia từ Tổng Thống, Thủ Tướng, Hoàng Gia, các dân biểu cùng với các giới tài tử, nghệ sĩ nổi tiếng khắp nơi trên hoàn vũ cùng tụ tập về thủ đô nước Nam Phi Pretoria để tỏ lòng kính mến, tiễn đưa ông một tù nhân, một vị Tổng Thống, một chính khách, một người đi xây dựng hòa bình thế giới đến nơi an nghỉ cuối cùng, sau đó sẽ mai tang ông ở Qunu nơi ông sinh ra. Riêng tại Hoa Kỳ bốn vị Tổng Thống tiền nhiệm và đương nhiệm Barrrack Obama, George Bush, William Clinton và Jimmy Carter cũng sẽ đi đến dự tang lễ. Đây có thể xem như sự kiện đầu tiên xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ từ ngày lập quốc.

Nelson Mandela đã để lại di sản vô giá không chỉ cho người dân Nam Phi mà cho cả cộng đồng nhân loại là đức tính quả cảm, kiên nhẫn, khoan dung, không hận thù, tình thương và tôn trọng nhân phẩm giá trị cao quý con người. Hơn thế nữa cung cách hành xử của ông mãi mãi là bài học cho xã hội loài người và cho những chế độ độc tài toàn trị còn sót lại trên hành tinh trái đất.

Tùng Sơn

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Một Vĩ nhân đi vào Lòng Lịch Sử Nhân Loại”

  1. Tudo.com says:

    ————————————————-XIN THÔNG BÁO TIN BUỒN————————————————–

    —————–Một Vĩ Nhân Đấu Tranh Cho Tự Do Nhân Quyền Của Việt Nam Đã Qua Đời !——————

    Nhạc sỹ, MC Việt Dũng vừa qua đời lúc 10:30 sáng ngày 20-12-2013 tại California vì một cơn trụy tim.

    Xin thành kính phân ưu cùng tang quyến và cầu nguyện cho Việt Dũng sớm siêu thoát.

    Cũng xin nguyện tiếp tục:

    ———————————————-” Gửi một chút quà cho Quê Hương “——————————————
    ———————————————-Gửi một chút niềm tin cho Quê Hương —————————————

    ————————-Và gửi góp thêm chút lửa để giúp dân sớm ta đốt sạch bọn CS tham tàn.—————

    • saovang says:

      Chương trình tang lễ Nghệ Sĩ Việt Dzũng

      Thứ Sáu ngày 27/12/2013:

      4:00 chiều: Lễ phát tang tại Peek Family Room #1.
      8:00 tối: Lễ truy điệu tại tượng đài.

      Thứ Bẩy 28/12/2013:

      8 giờ sáng -8 giờ tối: Thăm viếng.

      Chủ nhật 29/12/2013:
      8 giờ sáng -8 giờ tối: Thăm viếng.

      Thứ Hai 30/12/2013:

      7:30 sáng: Điếu văn.
      9:30 sáng: Thánh lễ tại nhà thờ Thánh Linh.
      12:30 chiều: Hạ huyệt tại nghĩa trang Good Shepherd.

      Trên các trang mạng , người ta đọc thấy đầy những lời tiếc thương về sự ra đi của người nghệ sĩ yêu nước, yêu dân tộc Việt Dzũng – điển hình là dưới đây:

      ***Thật không ngờ vào một buổi thứ sáu cuối tuần có một tin buồn .
      Mắt tôi đã mờ đi và không tin là sự thật .
      Tất cả chúng ta đã mất một người đồng hành tranh đấu cho quê hương .
      Cầu nguyện cho Anh được yên giấc ngàn Thu .

      *** Không cầm được nước mắt và sự xúc động……..Cảm ơn anh, Việt Dzũng .

      *** Việt Dzũng, nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà báo, người hoạt động quên mình, tận tâm, không ngừng cùng đồng bào hải ngoại giương cao ngọn cờ vàng chính nghĩa chống cộng sản, tranh đấu cho quyền làm người, tình thương và công lý, chân thiện mỹ, truyền thông và nghệ thuật. Anh Việt Dzũng là con cưng của nước Việt, vừa qua đời tại nam California hôm nay Thứ Sáu ngày 20.12. 201 3.

      Nguyện cầu cho linh hồn Việt Dzũng vĩnh viễn bình an ở Nuớc Trời cùng Thiên Chúa, các Thánh, và các Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam muôn thuở.

      *** Anh là thiên tài của dân tộc Việt Nam hải ngoại sau 30/04/1975, một trái tim yêu giống nòi, yêu dân tộc trong những năm dài tha hương xứ lạ quê người.

      Ai cung mong, ngày Anh trở về quê hương là ngày vinh quang cho những người trẻ đầy nhiệt quyết và lý tưởng cho tự do.

      Tôi cúi đầu lần cuối giã từ Việt Dzũng, một trái tim Việt cho tôi nhiều can đảm để sống và hãnh diện là người Việt Nam hải ngoại, với ý chí xây dựng lại những đổ nát do cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn do ngoại bang hợp cùng bọn tay sai buôn dân bán nước dầy xéo quê hương dấu yêu của chúng tôi.

      *** Thành kính phân ưu cùng gia đình anh Việt Dũng,vô cùng thương tiếc người nghệ sĩ tài hoa đã nặng lòng với quê hương, dân tộc Việt Nam.

      *** Thương tiếc anh, một người nghệ sĩ tài hoa mà mộc mạc, và luôn trải lòng yêu quê hương, dân tộc Viet Nam qua bài ca, tiếng hát và sinh hoạt đời thường!

      *** Vô cùng thương tiếc Nhạc sĩ tài hoa ,nhà tranh đấu cho Tự do Việt Dzũng.

      *** MC Việt Dzũng, một người tài hoa của nền âm nhạc hải ngoại. Anh lúc nào cũng hướng về quê hương Việt Nam có nhân quyền và toàn dân được tự do hạnh phúc.

      *** Vô cùng thương tiếc Việt Dũng một người chống cộng kiên cường , một tấm gương sáng cho những kẻ ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản .

      • saovang says:

        Đêm Nhạc Việt Dzũng “Như Một Lời Chia Tay”

        Lúc: 7 giờ tối Thứ Sáu 27/12/2013
        Tại: Trung Tâm Văn Hóa và Sinh Hoạt Cộng Đồng, 6-8 Bibbys Place, Bonnyrigg, SYDNEY

        THƯ MỜI
        Kính thưa Quý Anh Chị,

        Được tin, Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng ra đi, Không ai trong chúng ta không xúc động ! Hầu hết, Anh Chị Em đã rơi lệ khi hay tin này !

        Bước đường đấu tranh,
        Những dòng nhạc đấu tranh cho Quê Hương.
        Nay đã vắng bóng một người !

        Anh Chị Em trong nhóm Thân Hữu Sydney sẽ tổ chức một chương trình Hát Nhạc Việt Dzũng với chủ đề :
        “NHƯ MỘT LỜI CHIA TAY”

        Với những giọng ca thân thương của Sydney.

        Trân trọng kính mời Quý Anh Chị bớt chút thời giờ tham dự để cùng chúng tôi đốt nén hương lòng yêu thương, tiếc nhớ một người con yêu của Mẹ Việt Nam Tự Do, chưa kịp chống nạng trở về hôn chân Mẹ !

        Đêm nhạc Việt Dzũng “Như Một Lời Chia Tay
        Được tổ chức:

        Thời gian: 7 giờ tối Thứ Sáu 27/12/2013
        Địa điểm: Trung Tâm Văn Hóa và Sinh Hoạt Cộng Đồng, 6-8 Bibbys Place, Bonnyrigg, NSW 2177

        Trân trọng kính mời.

        Sydney, ngày 22/12/20134
        TM/Nhóm Thân Hữu Sydney.

        Vũ Trọng Khải (0415.512.515)
        Trịnh Băng Tâm (0404.069.909)

  2. saovang says:

    “khoan dung, không hận thù, tình thương và tôn trọng nhân phẩm ” của bầy Quỷ Đỏ Việt cộng ngay trong những giờ phút đầu tiên khi Miền Nam bị rơi vào tay bọn chúng là dưới đây :

    “NHỮNG LÁ THƯ TỪ TUYẾN ĐẦU TỔ QUỐC “ – TQLC LÊ CÔNG TRUYỀN : Ngay sau khi cuởng chiếm xong Miền Nam, VC còn giết người không một tấc sắt trong tay và giết một cách dã man, tàn bạo như:

    -Thiếu Tá Huỳnh Túy Viên, cựu sinh viên sĩ quan Khóa 20 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, quận trưởng quận Ðầm Dơi, bị VC giết bằng cách cho người móc mắt ngay tại quận lỵ vào đầu tháng 5 năm 1975.

    -Khi chi khu Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên thất thủ, Thiếu tá Chi Khu Trưởng Trần Vũ bị VC giết bằng cách lấy đũa tre vót nhọn đâm mù cả đôi mắt rồi cột ở chuồng bò cho đến chết .

    -Thiếu Tá Bùi Văn Ba, quận trưởng quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long bị VC dùng dao phát cỏ chặt đầu.

  3. saovang says:

    “khoan dung, không hận thù, tình thương và tôn trọng nhân phẩm ” của bầy Quỷ Đỏ Việt cộng ngay trong những giờ phút đầu tiên khi Miền Nam bị rơi vào tay bọn chúng là dưới đây :

    Trong tác phẩm La mort du Viet Nam, tác giả Vanuxem ghi lại câu chuyện của bác sĩ Vincent, một bác sĩ Pháp trong nhóm Bác Sĩ Không Biên Giới có mặt tại Vũng Tàu cuối tháng 4-1975 :

    Tại một bệnh viện dân sự, vị bác sĩ tiếp nhận 80 người bị thương gồm cả binh sĩ miền Nam lẫn dân chúng. Khi quân Bắc Việt tiến vào, vị bác sĩ được lệnh ngưng tức khắc việc điều trị bệnh nhân. Kế tiếp, lại có lệnh chuyển hết bệnh nhân khỏi bệnh viện. Bác sĩ Vincent đang chưa biết giải quyết ra sao thì viên chỉ huy Bắc Việt lên tiếng: “Chúng tôi đã có cách” . Dứt lời, y rút súng kê vào đầu người bị thương đang nằm ngay bên cạnh bóp cò. Bác sĩ Vincent la lên phản đối thì lập tức bị lôi đi và tiếng súng tiếp tục nổ trong các phòng bệnh viện. 80 bệnh nhân biến tức khắc thành các xác chết.

Leave a Reply to saovang