WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cô Du Kích

Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng tôi, chết nửa con người…

Giang Nam

Tôi chưa bao giờ may mắn được diện kiến một cô du kích, nhìn từ xa xa cũng không luôn, có chăng là chỉ thấy loáng thoáng qua sách báo hay phim ảnh. Sài Gòn Tiếp Thị Online , số ra ngày 21 tháng 12 năm 2011, có tấm hình một cô “đứng trên toà sen” (trông) rất … ngộ:

Tại một hồ nước trên cánh đồng thuộc xã Đại Cường (Đại Lộc, Quảng Nam) có một pho tượng cô du kích đầu đội mũ tai bèo, vai mang súng. Bức tượng khi xây có thể là thạch cao trắng, nhưng bây giờ, người ta thấy đã loang lổ nhiều mảng đen.

Trong hồ nước, nông dân làm chuồng nuôi vịt. Qua mấy ngày mưa lũ, đàn vịt không còn, chỉ còn lại cái chuồng xiêu vẹo tả tơi. Một bác nông dân vác cuốc đi ngang dừng lại góp chuyện: “Mấy tháng trước, hồ nước sạch sẽ lắm, không ai dám thả vịt, thả cá, nước trong vắt. Nhưng từ khi thay Phật bà bằng cô du kích thì ra như ri đây”. Phật Quan Âm? Tôi ngạc nhiên và nhìn kỹ thì thấy có điều lạ là cô du kích này đứng trên… toà sen.

Bác nông dân này nói: “Hồi trước, bà con chúng tôi quyên góp tiền và xây ở đây một tượng Phật bà. Được sáu tháng thì chính quyền không cho để tượng nữa, đòi đập. Ông M., người phát động xây tượng, sợ đập thì uổng phí mới kêu thợ sửa tượng lại thành cô du kích”.

Mới đây, tôi lại được thấy “một cô” khác nữa, qua ảnh chụp khi đã qua tuổi thanh xuân: Bà Phạm Thị Chiều, vợ nhà thơ Giang Nam, vừa qua đời tại Nha Trang, hưởng thọ 83 tuổi. Bà chính là “cô du kích” trong bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam, từng lay động nhiều thế hệ những người yêu thơ suốt 53 năm qua.

Nhà thơ Giang Nam và bà Phạm Thị Chiều - Ảnh: Trần Đăng

Nhà thơ Giang Nam và bà Phạm Thị Chiều – Ảnh: Trần Đăng

“Cô du kích” trong bài thơ với tiếng cười “khúc khích” và đôi mắt “đen tròn” đã bị “giặc giết em rồi quăng mất xác”, còn bà Chiều thì vẫn gắn bó với nhà thơ Giang Nam đến tận hôm nay.

Sở dĩ có sự “vô lý” trên là do nhầm lẫn từ một nguồn tin của cơ sở trong thành báo ra. Nhà thơ Giang Nam nhớ lại: “Tôi và nhà tôi có cảm tình với nhau từ khi còn ở chiến khu Đá Bàn (Khánh Hòa) trong kháng chiến chống Pháp. Mãi đến năm 1955 chúng tôi mới cưới nhau. Cuộc chiến tranh chống Mỹ mỗi lúc một khốc liệt, để tránh sự bố ráp của kẻ thù, tổ chức phân công cả hai chúng tôi vào hoạt động tại Biên Hòa. Chẳng bao lâu sau, vợ và con gái tôi bị địch bắt giam tại nhà tù Phú Lợi. Giữa năm 1960, tôi nghe tổ chức thông báo rằng vợ con tôi bị địch sát hại trong nhà tù này. Quá đau đớn, trong một buổi tối ở rừng, tôi đã viết xong bài thơ Quê hương. Sau này tôi mới biết, thông tin trên là do nhầm lẫn”.Sự nhầm lẫn ấy để thi đàn Việt Nam có thêm một thi phẩm làm lay động lòng người suốt 50 năm qua về lòng thủy chung của những đôi lứa yêu nhau thời chiến, đã phải chịu nhiều đau thương mất mát để giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc.

Những dòng chữ trên tôi vừa đọc được trên trang Dân Luận,  cùng với phản hồi của một vị độc giả (chắc) không dễ tính:

Re: Cô du kích trong bài thơ “Quê hương” qua đời

thichkhach (khách viếng thăm) gửi lúc 23:50, 30/12/2013 – mã số 107004

Bản tin nì đã đăng vào ngày 18.4.2013 trên tờ dantri.com ạ. Hâm nóng mần chi rứa? chưa tới giỗ đầu nhá.

http://dantri.com.vn/van-hoa/co-du-kich-trong-bai-tho-que-huong-cua-giang-nam-da-ra-di-720975.htm

Nhờ đường link này, tôi được biết thêm đôi điều về đời sống tình cảm và “hoạt động cách mạng” cô du kích thứ hai:

Nhờ công tác phong trào và viết báo tốt, khoảng đầu năm 1954, ông được điều động về căn cứ Đá Bàn. Ở đây anh lính Nguyễn Sung đã gặp cô gái xinh đẹp Phạm Thị Triều. Dù tình trong như đã nhưng hồi ấy chuyện yêu đương trong cùng tổ chức rất nghiêm ngặt. Cũng may mọi người điều thương nên trước ngày ông ra Bình Định tham gia đoàn sĩ quan liên bộ đình chiến, chuẩn bị cho việc lý kết hiệp định Genève, đơn vị đã tổ chức lễ cưới cho hai người. Vợ chồng trẻ ở với nhau được hai ngày thì ông lên đường.

Cái kiểu “cưới nhau xong là đi” của vợ chồng Giang Nam, có thể, khiến nhiều người nhớ đến bài  Mầu Tím Hoa Sim của Hữu Loan. Riêng tôi lại bỗng nhớ đến một đoạn tạp văn của ông Võ Phiến:Lúc ấy chính quyền quốc gia lo đùm túm kéo nhau vào Nam, và tổ chức cuộc di cư cho đồng bào Miền Bắc. Di cư là đi cả nam lẫn nữ, cả già lẫn trẻ: công chức già thì vào theo nhà nước để lãnh hương hưu, các cụ cố thì theo con cháu vào để được nuôi nấng và chết giữa đám con cháu v.v… Cũng lúc ấy, cộng sản lo liệu công việc của họ có lớp lang: 

- Vũ khí, họ chôn giấu lại một số ở Miền Nam; 

- Cán bộ và binh sĩ, họ chọn lựa một số cho ở lại: có hạng được bố trí để len lỏi vào các cơ quan quốc gia, có hạng trở về cuộc sống thường dân chờ thời cơ, có hạng đổi vùng để hoạt động, có hạng vừa lẩn trốn vừa bám lấy địa phương để hoạt động v.v… 

- Địa chủ, phú nông, trót bị ngược đãi tù tội, đều được tha thứ, giải thích, dỗ dành để xóa bỏ hận thù. Những thành phần không dỗ dành được thì họ thủ tiêu, vì xét nguy hiểm đối với tính mạng những cán bộ nằm vùng của họ; 

- Tập kết theo nguyên tắc: Đưa ra Bắc hạng trai trẻ có thể làm việc đắc lực và sản xuất giỏi cùng hạng có uy tín có khả năng; bỏ lại trong Nam hạng lão nhược có thể làm một gánh nặng cho quốc gia. Cố ý gây phân ly chia cách, làm thế nào để mỗi gia đình đều có kẻ đi người ở; 

- Gấp rút tạo thêm nhiều liên hệ giữa thành phần tập kết ra Bắc và dân chúng Miền Nam: đặc biệt là tổ chức những đám cưới cấp tốc khiến
cho hàng chục vạn binh sĩ và cán bộ Việt cộng ra đi bỏ lại trong Nam bấy nhiêu cô vợ trẻ, có những cô chỉ ăn ở với chồng được đôi ba hôm.
 Bấy nhiêu cô vợ trẻ và gấp đôi gấp ba chừng ấy cha mẹ già cùng cô cậu chú bác v.v… là một lực lượng đáng kể. Bằng chính sách tập kết và gây
liên hệ này, cộng sản cưỡng bức một số người về sau phải làm nội tuyến cho chúng.
.. Chính vì như thế mà thư từ hình bóng của cán binh tập kết có giá trị đặc biệt quan trọng: những năm 1956, 57, 58, cán bộ từ ngoài Bắc xâm nhập vào hoạt động, trong người họ bao giờ cũng mang theo một số thư từ, hình bóng của cán binh tập kết. Đó là lợi khí hết sức đắc dụng giúp họ đặt các cơ sở quần chúng đầu tiên. Gây được cơ sở quần chúng, vận động được sự đóng góp số lương thực tiền bạc cần thiết để nuôi quân rồi, bấy giờ các lực lượng vũ trang tại chỗ bắt đầu được thành lập, các lực lượng vũ trang ngoài Bắc kéo vào. Sau đó mới có cái Mặt trận Giải phóng ra đời. Như vậy, cuộc chiến hiện nay không hề khởi đầu từ những bất mãn chống một chế độ độc tài gia đình trị, không hề khởi đầu từ sau việc chính quyền Sài Gòn từ chối cuộc tổng tuyển cử 1956, không hề khởi đầu từ ngày khai sanh mặt trận nọ mặt trận kia. Cuộc chiến này xuất hiện ngay từ những cuộc liên hoan chia tay giữa kẻ ở người đi trong thời hạn 300 ngày tập kết, những cuộc liên hoan có hát có múa, có bánh trái tiệc tùng… Nó xuất hiện ngay từ những đám cưới vội vã sau ngày đình chiến, những đám cưới lắm khi tổ chức tập thể, do trưởng cơ quan, trưởng đơn vị chủ tọa. Nạn nhân đầu tiên của cuộc chiến này không phải là những kẻ ngã gục vào 1958, 1959, mà là những cô gái tức khắc biến thành góa bụa từ 1954.

[(Võ Phiến. “Bắt Trẻ Đồng Xanh”. (Trích Tuyển Tập Võ Phiến, 2nded. Westminster, CA: Người Việt, 2006)].

Bà Phạm Thị Triều (hay Chiều ?) may mắn đã không trở thành goá bụa. Bà và phu quân cũng không bị thương tích hay trầy trụa gì ráo trọi cho đến khi chiến tranh chấm dứt, theo như lời của ký giả Trịnh Anh:

Bà Phạm Thị Chiều sinh năm 1931 tại Vĩnh Trường, Nha Trang trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Bà là Đảng viên 63 năm tuổi Đảng; nguyên Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Trường; cựu tù chính trị từng 2 lần bị địch bắt tù đày...ởng rằng vợ con đã bị địch giết hại, nhưng bất ngờ, năm 1962, sau 3 năm bị bắt, vợ và con gái ông được thả về do không tìm ra căn cứ kết tội ...”Vẫn theo ký giả Trịnh Anh :”…  năm 1968 bà Triều lại bị bắt lần hai vẫn với cô con gái nhỏ do sơ xuất của người giao liên đã để lộ đầu mối. Hai mẹ con bà bị địch buộc tội đưa ra tòa mấy lần nhưng không thành là nhờ một luật sư tốt bụng bào chữa giúp.

Cuộc đời của hai ông bà tuy nhiều gian nan nhưng vô cùng có hậu nhưng hậu vận của dân tộc thì ngược lại. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không đồng tình khi đọc những chữ thượng dẫn của nhà báo Trần Đăng: “… thi đàn Việt Nam có thêm một thi phẩm làm lay động lòng người suốt 50 năm qua về lòng thủy chung của những đôi lứa yêu nhau thời chiến, đã phải chịu nhiều đau thương mất mát để giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc.”

Dân tộc này chắc không mấy ai cảm thấy thoải mái với “nền độc lập tự do” hiện tại khi nhìn thấy biển đảo bị xâm lấn, và du kích đứng trên toà sen, rồi dẵm luôn lên luật pháp. Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ Đinh Đăng Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ thị Bích Khương, Nguyễn Công Chính, Tạ Phong Tần, Huỳnh Anh Tú,  Huỳnh Anh Trí …tuổi đời đều ít hơn tuổi đảng của bà kích Phạm Thị Triều, và đều lãnh những bản án hàng chục năm tù mà không cần có bằng chứng gì ráo trọi.

Tuy được an táng năm 2013 nhưng tôi e rằng cô du kích của chúng ta đã chết hồi năm 1977, vào lúc những kẻ khai sinh ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam quyết định khai tử nó. Còn với quần chúng thì cô chết sớm hơn nữa – từ tháng 9 năm 1975 – ngay sau khi mà “chính quyền cách mạng” đã hiện nguyên hình là một bọn cướp ngày, qua phương thức đổi tiền và cải tạo công thương nghiệp tư doanh, ở miền Nam.Phu quân của cô du kích Phạm Thị Triều, nhà thơ Giang Nam, tuy chưa chôn nhưng e cũng đã chết lâu rồi. Ông “tự vận” vào hôm 25 tháng 4 năm 1976, sau khi “đắc cử” và trở thành một ông nghị (gật) trong Quốc Hội Việt Nam, khoá IV.

© Tưởng Năng Tiến

25 Phản hồi cho “Cô Du Kích”

  1. TÈO says:

    THÊM MỘT CHINH PHỤ NGÂM KHÁC

    Trong bài “nữ du kích ” này, thiễn nghĩ ,nhà văn Tuỡng Năng Tiến đưa ra nhiều chi tiết rất quan trọng mà đời đã bõ quên một cách khá tàn nhẫn.Truớc khi tập kết, Cộng sãn đã lập một kế hoach tổ chức nhiều ngày giả vờ lể liên hoan trong âm mưu dụ các gái quê vào bưng tham dự cho bộ đội cán bộ tỏ tìnhrồi làm tình ngay trang các bụi rậm. Mục đích cuả thủ đoạn này là cột chặt nguời gái quê vào nguời chồng tập kết với hưá hẹn 2 năm trở về.Một phần bị chưả có con.
    Nhiều truơng hơp , báo tin giả bằng radio hay liên lạc viên bảo chồng đã vào Nam đang công tác trong bưng . Thế là cô gái kết hôn vội vã đó riú rít tiếp tế đũ thứ luơng thưc vào bưng tuởng cho chồng nhưng thực tế , nàng đã bị lưà. Bị lưà để tiếp tế cã năm trời sau mới vỡ lẽ. Đây là truờng hợp mà sách “A Thousand tears falling có kể lại , mẹ cuả chị Yung Krall (Dung) đã cay đắng đã gặp phải. Bản thân kẻ này , năm 1975, đã nhìn tận mắt nghe tận tai nguời phụ nữ nghe đồn chồng về quê không tìm vợ mà lại ở trong đơn vị. Đến khi gặp hỏi ra thì nguời vợ bật ngưả khi nghe lời chờng than thở: ” Anh đâu có muốn nhưng Bác và Đãng khuyến khích quá nên không ngăn nỗi phải lấyvợ ngoài đó và có bốn con.” Ngàn giọt lê rơi …AThousand tears falling…

    Nếu điều tra sâu rộng hơn vô số uẩn khúc mà nguời phụ nữ phải đớn đau chịu đựng.Đớn đau như Bà mẹ Gio linh nhận năm giấy báo tử,ba bà me Nguyễn Thị Thứ nhận tới chín giấy báo tử cuả con mình.

    Chinh Phụ Ngâm cuả thời đại này tới nay vẫn chưa ra mắt để làm chứng nhân cho những thống khổ vô tận cuả phụ nữ VN đồng thời để làm chứng nhân cho tội ác cuả bọn phù thủy “Cách Mạng”.

  2. vu trung says:

    Trước là tượng Quan Thế Âm, sau lại thành tượng Du Kích, thế có thể gọi bức tượng nầy là Quan Du Kích không nhể ?

  3. UncleFox says:

    Lâu nay vẫn nghe cán bộ Việt Cộng bị “Nguỵ” bắt giữ nếu may mắn không ra nghĩa trang thì cũng than tàn ma dại vì những cuộc tra tấn lấy khẩu cung . Thế mà bà Thị Chiều đã hai lần bị tóm cổ mà vẫn trở về chiến khu an toàn không mẻ một miếng …
    Hê hê … nhà báo Trịnh Anh viết bài ca ngợi O Ru Kít hay tuyên dương ngành Tư Pháp VNCH vậy nhỉ ? Các đồng chí “tác nghiệp” thế này thì biết đến bao giờ “VNCH mới lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” như nguyện ước cháy bỏng của đảng ta và các Rư Nợn Viên được đây ?

  4. Tập Làm Văn says:

    Xưa kia chánh điện Phật Toà
    Bây giờ biến dạng đặt bà việt gian
    Du kích phá hoại xóm làng
    Ám sát khủng bố làm càn giết dân!

  5. Trần Tưởng says:

    Mẹ kiếp ! (Xin lỗi qúy vị , muốn xài ngôn ngữ lịch sự với Vixi ,cũng không thể ).
    “Giặc bắn em rồi ,quăng mất xác
    Chỉ vì em là du kích ….. ”

    Bị giặc bắn , mãi đến 50 cái niên sau ,mới được … chết ; hổng biết lúc bị quăng xác ,cô du
    kích Phạm thị Triều có bật ngồi dậy mà nói với giặc : ” Ê ,tao chưa ̣được chết ,tụi bay quăng nhè nhẹ ”
    không nhỉ ?

  6. lethiep says:

    Cám ơn bạn Tudo.com đã góp ý . Lẽ ra tui viết định có ý ý mỉa mai bọn Việt cộng, nhưng vì không có nhiều thì giờ nên viết hơi cẩu thả làm câu viết mỉa mai của tui bị hiểu lầm thành câu hỏi .

    Tui cũng đồng ý kiến như bạn . Sau khi ông chủ Liên xô và khối Đông Âu giã từ chủ nghĩa Cộng sản, nhìn quanh chỉ còn loe ngoe vài nước vẫn còn ôm cái chủ nghĩa rác rưởi đó, bọn Việt cộng – vừa nghèo vừa chẳng tự chế tạo được vũ khí , đạn dược … đành đã chọn Tàu cộng làm ông chủ vĩnh viễn từ nay . Nó vừa là nước lớn, vừa ở sát kế bên dễ cứu ứng . Mà muốn được ở dưới cái dù Tàu cộng thì dĩ nhiên phải thỏa mãn các nhu cầu của nó – Chẳng có gì cho không cả, trong mối bang giao quốc tế . Mà nhu cầu bao nhiêu ngàn năm nay của Tàu cộng là gì ? Là đất nước Việt nam .

    Đọc lại Bạch Thư phát hành năm 1979- trong đó bọn Việt cộng vạch ra rằng Tàu cộng luôn có manh tâm chiếm Việt nam – để mà thấy rằng bọn Việt cộng chúng đã rõ biết tâm địa xấu xa của ông chủ Tàu cộng , thế nhưng chúng chẳng lo canh tân khí giới, binh bị chi ráo trọi . Ngân sách quốc phòng chỉ ù lì ở mức dưới 2 tỷ đô la hàng năm, mãi đến nay mới nhích lên 3 tỷ đô – trong khi Tàu cộng chi 126 tỷ đô . Đừng chống chế rằng Việt nam là nước quá nghèo . Bọn Việt cộng đã bỏ ra những số tiền khổng lồ xây cất những công trình vĩ đại ( rồi bỏ đó, không dùng đến ) cho đến những chi tiêu như tổ chức Đại Lễ Thăng Long , xuống đến việc nhỏ như xây đài tưởng niệm cho gia đình tên Hồ chí Minh…Chúng trả lương cho không những công chức mà cho cả các đảng viên của chúng – thử hỏi có nước nào mà đảng viên được trả lương bằng tiền thuế của dân .Chúng còn dư tiền đến mức đề ra việc tổ chức những lớp dạy tiếng Việt cho con em người tỵ nạn chúng ta ở hải ngoại .

    Tui tin vào những gì Wikileaks tiết lộ . Và vì vậy, việc đặt mua tàu ngầm kilo chỉ cốt để che mắt người Việt trong và ngoài nước – và luôn cả thế giới – cho âm mưu dần dà sát nhập Việt nam vào lục địa Tàu cộng của chúng mà thôi .

  7. Chị HAI bán Cá Chợ San Jose - says:

    Chém cha cái lũ ba Tàu – Tưởng là chui rúc , trốn màu việt gian – Lẫn trong một nhúm quân tàn – Vẫn lòi mặt đểu Hán gian dơ , dày …

    • NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI YÊU VIỆT NAM - says:

      Chí lý quá , Chị Hai ơi !

      Chỉ mấy lời thơ đanh thép , sắc lẹm như dao làm cá thế kia , CHỊ HAI của Chợ San Jose , đã lật mặt chỉ đích danh tên gã ba Tàu họ Tưởng , thằng Hán gian mặt mo của Trung Nam Hải , chui trong lũ gian Rận vàng cccđ đang lóc nhóc ở xó này .

      • lethan says:

        Lý lịch của ” những” tên dư lợn viên đây nè :

        Liên tục đổi nicks Học Hỏi, Quốc Khánh, Joanbaotixita, Hiện Hữu, Tú Gõ, Công Tằng Tôn Nữ Nhu Mì, chungson, conmeo, Trần Hùng, “quockhach”, “vietquoc, vũ như vũ v…v…,

        Tien võ says:
        05/11/2013 at 22:29
        Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

      • nguyen trong says:

        Ước ao tui có tài viết như bác Tưởng Năng Tiến để làm cho mấy tên dư lợn viên tức muốn trào máu họng như thế này . Ha ha

Leave a Reply to Tập Làm Văn