WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khả năng đổ vỡ của nền kinh tế Trung Quốc

Tờ Economic Times của Ấn Độ vừa dẫn lời Marc Faber, nhà xuất bản các tạp chí Gloom, Boom&Doom cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể phát triển chậm lại và thậm chí “đổ vỡ” trong vòng một năm tới bởi giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và hàng hoá giảm sút là tín hiệu cho thấy bong bóng bất động sản của nước này chuẩn bị nổ tung.

Thị trường chứng khoán Thượng hải giảm 13% trong mấy tháng đầu năm nay

Trả lời phỏng vấn hãng truyền hình Bloomberg tại Hong Kong, ông Marc Faber nhận xét rằng chỉ số tổng hợp thị trường chứng khoán Thượng Hải đã không lấy lại được tốc độ phát triển của năm 2009.

Ông nhận định: “Thị trường đang nói với bạn rằng có điều gì đó không ổn. Kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại. Dường như rất có thể kinh tế nước này sẽ đổ vỡ trong khoảng 12 tháng tới”.

Chỉ số giao dịch thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày 1/5 đã giảm 1,8%, mức giảm sâu nhất trong hai tuần qua, sau khi Ngân hàng trung ương nước này lần thứ ba yêu cầu nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng trong nước.

Trong bối cảnh đó, chỉ số tổng hợp thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 12% trong năm nay – mức tồi tệ nhất ở châu Á – bởi các nhà hoạch định chính sách tìm cách kiềm chế các khoản cho vay tràn lan vốn được thúc đẩy bởi động cơ muốn thu lợi nhuận tối đa trong lĩnh vực bất động sản.

Giám đốc quỹ đầu tư Hedge Jim Chanos và nhà nghiên cứu kinh tế Kenneth Rogoff thuộc trường Đại học Harvard (Mỹ) cũng cảnh báo về khả năng sụp đổ của kinh tế Trung Quốc.

Hai chuyên gia này cho rằng Trung Quốc “đang trên đà trượt vào mớ hỗn loạn, bởi nền kinh tế nước này lấy phát triển bất động sản làm động lực tăng trưởng”. Ông Chanos nói rằng có tới 60% giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc dựa vào lĩnh vực xây dựng. Trong khi đó, ông Ragoff cảnh báo rằng bong bóng nợ của Trung Quốc có thể gây ra sự suy thoái kinh tế của khu vực trong một thập kỷ.

Liệu quả bóng bất động sản có nổ?

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản như: cấm các ngân hàng cho khách hàng vay tiền để mua nhà thứ ba; tăng lãi suất đối với các khoản cho vay mua nhà và tỷ lệ tiền trả trước đối với việc mua nhà thứ hai.

Giá nhà đã tăng 11,79% ở 70 thành phố trong tháng 3 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2005. Chính phủ Trung Quốc đã quyết định không tăng lãi suất cho vay, song lại tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng nhằm kiềm chế giá bất động sản.

Ông Faber cho rằng việc kiềm chế đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản có thể kích thích các nhà đầu tư quay sang đầu tư vào thị trường chứng khoán. Chừng nào cổ phiếu trên  thị trường chứng khoán còn “đúng giá,” các nhà đầu tư Trung Quốc có thể chưa chuyển sang mua vàng tích trữ.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc, Ngân hàng xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc, ba ngân hàng lớn nhất nước này đã giảm xuống gần mức thấp nhất do những lo ngại về các khoản nợ xấu có thể tăng lên làm “lu mờ” lợi nhuận thu được.

Tập đoàn Citigroup hồi tháng 3 đã cảnh báo rằng trong “kịch bản tồi tệ nhất”, các khoản cho vay không được thực hiện của cỗ máy đầu tư của chính quyền các địa phương Trung Quốc, được sử dụng để bơm vào các dự án kích thích cơ sở hạ tầng, có thể phình to tới 2.400 tỷ nhân dân tệ vào năm 2011.

Nguồn: Bee.net.vn. Minh Tâm (Theo ET)

3 Phản hồi cho “Khả năng đổ vỡ của nền kinh tế Trung Quốc”

  1. Lê Chiêu Đồng says:

    Khủng hoảng là qui luật. Nó có mặt tích cực là tạo cơ hội cho nền kinh tế cơ cấu lại. Lẽ dĩ nhiên nó có nhiều hậu quả xấu. 3 khu vực kinh tế lớn là Mỹ, Liên Âu và Trung Quốc đương nhiên phải gặp khủng hoảng để tái lập các cơ cấu kinh tế mới. Mỹ thì đã diễn ra. Châu Âu đang bước vào. Còn Trung Quốc thì thời gian tới chắc chắn vỡ bất động sản. Có điều ở những quốc gia tư bản, xã hội có phương cách tự điều chỉnh nên thiệt hại sẽ hạn chế. Còn ở các nước theo mô hình Trung Quốc, xã hội không có khả năng tự đièu chỉnh, thiệt hại là vô chừng. Thậm chí dẫn đến bạo loạn, chia rẽ, và tan vỡ. Qua đây ai cũng thấy con đường của Việt Nam đã rõ nét rồi.

  2. thế kỷ says:

    Kinh tế Trung Cộng nổ tung ra là điều mừng cùa nhân loại.

  3. keomienxa says:

    Cai nay thi toi khong co ban tam, boi vi toi o My chu khong phai o Trung Quoc, toi bi that nghiep hon 1 nam nay, cho den bay gio van chua tim duoc viec lam, nha cua thi bi mat gia, may bua nay thi truong chung khoan tuot doc the tham, khong biet nen kinh te My roi se ra sao.

Phản hồi