WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi một nhà thơ xem tranh

Ngựa và thiếu nữ tinh sương (1995)  sơn sầu trên giấy plast 26 x 16in. Nguồn Da Mầu

Ngựa và thiếu nữ tinh sương (1995)
sơn sầu trên giấy plast 26 x 16in. Nguồn Da Mầu

Trong mục Đối Thoại trên tạp chí văn học nghệ thuật mạng Tiền vệ. Họa sĩ Trịnh Cung viết có vẻ hằn học và thóa mạ tôi trong một bài feeback ngắn có tựa đề là “KHI MÔT NHÀ THƠ XEM TRANH “về nhận xét của tôi trên Tạp chí văn học nghệ thuật internet Da màu. Khi tôi có vài nhận xét về bức tranh “Ngựa và thiếu nữ tinh sương” (NVTNTS) của họa sĩ Đinh Cường như sau:
“Họa sĩ Đinh Cườnglà một họa sĩ có nhiều tranh đẹp, song. Bức tranh “Ngựa và thiếu nữ” của Đinh Cường nhiều người xem có nhận xét rất “phản cảm”.

Tranh khỏa thân thường là gợi cảm. Nhưng phải tự nhiên để phô bày cái đẹp. Tôi chưa thấy người đẹp ở truồng nguyên vẹn nào , cởi truồng phi ngựa như vậy, vì lông ngựa cọ vào ngứa lắm.”

Thường thì những phản hồi cho một bài viết hay ý kiến do tác giả bị phê bình khen hay chê, thì do chính họ trả lời trực tiếp, giống như người viết feeback này, trả lời ông Trịnh Cung. Đằng này lại do một người khác (Trịnh Cung) là bạn cùng trong giới hội họa lên tiếng, nhưng lời lẽ tỏ ra trịch thượng mạt sát, lên giọng dậy dỗ người khác như: ”Bằng nhận xét của mình, nhà thơ Quỳnh Thi đã bộc lộ không chỉ sự yếu kém trong trình độ “đọc tranh” của mình, mà còn cho thấy sự yếu kém về văn hóa phê bình nghệ thuật khi dựa lưng hiện thực chủ nghĩa để nhìn nhận đầy thô tục về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. . .”

Cũng cần phải nói cho rõ. Trên tạp chí mạng Da màu có mục Bình luận, nhưng thực ra đó chỉ là mục phản hồi ý kiến của người đọc của tờ tạp chí, thường là những ý kiế , khen hay chê , ngắn gọn về một bài viết, tranh vẽ, truyện ngắn hay thơ.

Ý kiến trên của tôi, chỉ là một ý kiến nhận định phản hồi ngắn của một người xem bức tranh. Chứ đây không phải là một bài phê bình Tác phẩm nghệ thuật như họa sĩ Trinh Cung nói. Rất sai. Ông mạt sát tôi: “Sự yếu kém về “đọc tranh”, và yếu kém về văn hóa phê bình nghệ thuật khi dựa lưng hiện thực chủ nghĩa để nhìn nhận đầy thô tục về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm . . .”
Xin hỏi ông Trịnh Cung “Yếu kém về “đọc tranh” của tôi là ở chỗ nào? Chữ “đọc tranh” ông nhấn mạnh ở đây có hàm ý là một người không biết xem hay ngắm tranh, chăng?

“Rồi lại yếu kém về văn hóa phê bình nghệ thuật khi dựa lưng hiện thực chủ nghĩa để nhìn nhận đầy thô tục về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. . .”

Cũng lại xin hỏi ông. Bức tranh “Ngựa và thiếu nữ tinh sương” là tranh trừu tượng hay tranh hiện thực? Mà ông lại bảo tôi, dựa lưng hiện thực để nhìn nhận đầy thô tục… Ý của ông nói là tranh trừu tượng hay sao? Và tôi nhận định thô tục ở điểm nào?
Xem tranh trước hết là xem hình thể bức tranh, xem tác giả vẽ cái gì? Ý nghĩa ra sao? Rồi sau đó mới xem màu sắc , bố cục.v.v. .“
Bức tranh “NVTNTS” của Đinh cường là một bức tranh hiện thực rõ ràng, không cần phải vắt trí suy nghĩ xem ông vẽ cái gì, như khi ta xem một bức tranh trừu tượng khó hiểu. Không những riêng tôi có ý kiến, mà có ý kiến khác trên Da màu của ông Thường Mộng: “Mùng 2 Tết xem bức tranh Ngựa, rất “ngựa”. . .

Khi vào trang website Damau, mới nhìn vào bức tranh, thoáng một vài phút suy nghĩ, tôi tự hỏi “Tại sao Đinh Cường lại vẽ ngựa và thiếu nữ như thế, thiếu gì cách vẽ ngựa và phụ nữ, để tránh việc người xem tranh hiểu lầm? Vì Trong dân gian ta hay nghe những cuộc chửi lộn giữa phụ nữ với nhau: “Đồ đĩ ngựa”. Xem bức tranh nói trên của Đinh Cường, tôi liên tưởng ngay đến câu chửi rủa này, nên có phản ứng muốn viết ít dòng feeback về bức tranh , thế thôi. Nhưng phải viết sao đây cho có “văn hóa” tránh tiếng tục tĩu không hay. Bèn phải dùng lời thanh thoát ẩn dụ.

Xem một bức tranh hay tác phẩm văn chương đã phổ biến rộng rãi trước công chúng, người thưởng ngoạn có quyền phê phán, khen hay chê một tác phẩm. Tác giả phải chấp nhận, vì đó là dư luận của người đọc, người xem. Miễn là ý kiến nhận xét phải trung thực khi phê phán hay hay dở, nghĩa là phải có dẫn chứng để bảo lưu ý kiến phê bình của mình. Còn chuyện đúng sai theo suy luận và trình độ của mỗi người, vả lại người nhận xét phê bình thường hay chủ quan. Nếu tác giả thấy ý nghĩa tác phẩm của mình bị hiểu sai, thì cũng có quyền đính chính hay biện hộ theo ý kiến của mình trước dư luận.

Một tác phẩm nghệ thuật, là hội họa, điêu khắc hay âm nhạc. Tự nó đã cất lên tiếng nói, hay tiếng thét, tiếng kêu. Không cần dẫn giải bằng văn tự người ta mới hiểu. Song cách hiểu của mỗi người khác nhau, không vì thế mà ông Trịnh Cung lấy cớ thóa mạ một cách láo xược người khác, theo kiểu kết bè kết phái. Tác phẩm lại không phải của mình. Mà là của “bạn” mình!

Xin trích một đoạn nữa. Trịnh Cung viết: ”. . . Và hình như còn một thứ quyền tối thượng hơn nữa, đó là quyền của một cá nhân tự cân nhắc các ý kiến trước khi công bố nó để tránh phải nhận lãnh những hậu quả tai hại mà nó mang lại… và Để tránh cái nhìn chủ quan, thiển cận sẽ làm tổn thương không chỉ các tác giả của những tác phẩm ấy, mà người đánh giá còn bị chính sự phê phán vội vã xốc nổi của mình quay lại làm tổn thương mình. . .”

Ông họa sĩ viết rất đúng, nên tôi nhắc lại một chuyện cũ đã qua về ông, và người bạn thân thiết của ông là TCS để ông nhớ lại việc mình vu khống bạn mình trong thời chiến tranh Quốc cộng.

Trước đây nhiều năm tôi còn nhớ, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ( TCS) mới qua đời. Vì muốn mọi người biết ta đây là bạn thân của một nhạc sĩ lớn. Vì quan điểm chánh trị quốc cộng sao đó, Họa sĩ Trịnh Cung viết sai, nói xấu về TCS. Khiến dư luận lúc đó coi ông là tên phản bạn. Có người sống ở Việt Nam đã mua tranh của ông, quá tức giận, giật tấm tranh treo trên tường xuống và xé nát bức tranh vì khinh bỉ “một tên phản bạn”. Sau đó Trịnh Cung trả lời như thế nào tôi không rõ, vì dư luận và ông họa sĩ Cung sống ở Việt Nam. Theo sự kể lại, những bạn hữu của nhạc sĩ TCS rất phẫn nộ và đã đoạn giao với Trịnh Cung.

Vết nhơ này khó mà biến mất theo thời gian, vì những bài báo liên quan đến người nhạc sĩ tài hoa còn sờ sờ ra đó.

Nhẽ ra tôi không nên viết những gì không liên quan đến bức tranh NVTNTS nhưng vì những gì ông viết trước đây mà ông không nhớ lại, nên tôi nhắc cho ông nhớ vì ông đã viết những lời chí lý mà quên mình đã viết sai sự thật và vu khống cho người nhạc sĩ tài hoa đã chết lại là bạn thân thiết của mình, Hỡi ơi!

Ông hỏi lại người bạn thân “trước đây” của ông là Đinh Cường xem có đúng không, nếu quên Đinh Cường sẽ bổ sung thêm ông Trịnh Cung ạ.

Cuối cùng ông lại vu khống tôi “Vậy mà một nhà thơ như Quỳnh Thi lại không nhìn ra vẻ thanh khiết của linh hồn bức tranh lại dùng phương pháp liên tưởng hiện thực chủ nghĩa để đưa cái đẹp của bức tranh đi về hướng trần tục thô bỉ. Nếu coi đây là lời bông đùa không đúng chỗ này đã xúc phạm đến tác giả và nhiều người yêu nghệ thuật nghiêm túc khác trên trang bàn về nghệ thuật nghiêm túc và chuyên nghiệp như Da Mầu.”

Ông họa sĩ Trịnh Cung cũng có vẽ tranh trừu tượng và làm thơ, vậy ông có hiểu những ý tưởng ẩn dụ của tôi khi tôi viết ít dòng ý kiến không. Mà lại vu cáo tôi khi viết những lời mạt sát trên?

Bức tranh hiện thực rất “ngựa” của Đinh Cường, còn sờ sờ trong bài viết của ông Trịnh Cung. Tôi nghĩ quí vị độc giả là người am tường, nên tôi không cần viết gì thêm nữa.

QUỲNH THI
( 03 – 02 – 2014 )

© Đàn Chim Việt

36 Phản hồi cho “Khi một nhà thơ xem tranh”

  1. HỒ XUÂN HƯƠNG says:

    ( vua chúa thần thánh nào cũng từ ” ĐÓ ” mà chui ra cả sao lại bảo là tục là bẩn … chính ra phải là ” trong sáng, trong sạch như buổi sáng ” tinh sương “, bụi trần chưa vẩn đục chớ … kẻ nào dám bảo là ” TỤC ” ( tức là bẩn ) hãy vận dụng đủ cả 7 tỉ Nơ-ron ( tế bào óc ) của kẻ đó để làm sao mà ” thuyết phục ” nổi được ta, bằng không đầu óc, “tư duy ” của kẻ đó mới chính là ” TỤC “, không xứng đáng cho xem tranh ? Ờ mà sao, hễ cứ động đến cái đó cứ hùa nhau cho là tục, là thế nào nhỉ ? Nằm trên nhung lụa, vàng bạc, châu báu… giá trị quí muôn vàn mà sao : ” Chúa dấu Vua yêu chỉ một cái này ! “, là sao trả lời đi .

  2. Tien Ngu says:

    Bravo anh Tạ Bảo Công!

    Cán Cộng và cò mồi thuộc loại…đình cao trí tuệ. Họ chỉ biết…nhìn tranh…

    Chị Hồng chắc mắc bận tíu tít, ý kiến coi bộ lâu…lên khuôn. Tiên Ngu chờ lâu đâm…rảnh, vòng qua cái topic này, thì gặp ý kiến này, thiệt là….trúng ý…

    ( tặng Quỳnh Thi)

    Ngựa nhìn…sự thật trần truồng
    Ngơ ngác tự hỏi…nên buồn hay vui

    Năm nay là….ngựa, hỡi ôi…
    Việt Nam vẫn bị đảng chơi…không quần
    Quỳnh Thi nhìn thấy…lầm bầm
    Rũi lông ngựa…cọ, ngứa ran…cửa mình

    (Thương em, thiều nữ, còn trinh…?)

  3. Bùi lễ says:

    Sorry, tớ không rành những thứ như xem tranh, đọc thơ … đối với tớ như “nước đổ
    đầu vịt” ! Dĩ nhiên là người vẽ có ý của họ mà theo tớ thì không ai biết . Người đọc/xem
    chỉ là đoán già đoán non đôi khi nhờ thế mà làm tăng giá trị của bức tranh/bài thơ .

    Khi nhìn bức tranh này thì thấy “ngộ” thôi .

    Bức tranh này mà được “bác” Hồ chí Minh phê,
    “không có gì quí hơn buổi sang được cưởi ngựa”

    thì chắc các con/cháu “bác” sẽ tranh thủ cưởi ngựa vào mổi buổi sang. Như
    vậy bức tranh này sẽ qu’i hơn câu của “bác” trước kia, “không có gì qu’i hơn Độc lập,
    Tự do, Hạnh phúc” mà hơn 30 cố gắng cạn kiệt tài sản đất nước mà cứ ở 1/3
    chặn đường .

    J/k cho vui chứ không có ý gì về bức tranh cã .

    • Gã Xem Tranh says:

      Xem tranh mà như “nước đổ đầu vịt” thì đúng là hết xí wách “trên bảo dưới không nghe” rồi, kiểu này thì dù có uống đến 5 viên Viagra cùng một lúc cũng vô vọng thôi!

      Con ngựa đâu có biết xem tranh, thế mà không biết cái mùi gì đã kích thúc nó phải nghển cổ quay đầu mở rộng đôi mắt nhìn thẳng vào tâm điểm tranh kià. Hoạ Sĩ Đinh Cường tài giỏi thiệt!

  4. NẮNG NGÀN says:

    CÓ GÌ ĐÂU

    Có gì xúm lại mà la
    Đinh Cường vẽ thế mới ra cuộc đời
    Không tin cứ hỏi mọi người
    Có ai không khoái làm người xem tranh
    Cứ coi như chuyện đành rành
    Ngựa trên ngựa dưới một cành hoa tiên
    Chi đâu mà phải than phiền
    Ngay như chú ngựa cũng còn ngoảnh xem !

    TRĂNG NGÀN
    (12/02/14)

  5. vb says:

    ” Bức tranh hiện thực rất “ngựa” cuả Đinh Cường, còn sờ sờ trong bài viết cuả ông Trịnh Cung. Tôi nghĩ quý vị độc giả là người am tường nên KHÔNG CẦN VIẾTGÌ THÊM NỮA”.

    May quá, cám ơn Trời, Phật!
    Tôi không ngờ một người mang danh nhà thơ, “thi sĩ”…mà từ văn phạm, cách chấm câu, ngắt chữ, đến cách xử dụng tiếng Việt …thê thảm đến như thế này:
    *Cũng cần phải nói cho rõ. (tại sao chấm câu ở dây, rõ cái gì, ai biết?
    *Cũng lại xin hỏi ông. (hỏi cái gì, đủ nghĩa chưa mà đã chấm?

    *Ý kiến trên cuả tôi, chỉ là Ý KIẾN NHẬN ĐỊNH PHẢN HỒI ngắn của một người xem bức tranh. (ghê chưa chỉ có vỏn vẹn hai dòng mà đâu là ý kiến, nhận định, phản hồi …’đi liền tù tì’!
    *…ông Trịnh Cung lấy cớ thoá mạ một cách láo xược…( chắc trong tiếng Việt thoá mạ còn có ý tốt, đẹp nữa nên nhà thơ phải thêm vào chữ láo xược cho “chắc cú”!).
    Một “tỉ” lỗi trong cả hai bài cuả QT đã được đăng ở ĐCV, không có hơi sức đâu mà lôi ra nữa!

    Đó là vỏ, còn đây là ruột:
    *Tại sao ĐC lại vẽ ngựa và thiếu nữ như thế, THIẾU GÌ CÁCH VẼ NGỰA VÀ PHỤ NỮ để tránh việc người xem tranh hiểu lầm?(muốn định hướng hả? QT nghĩ thế nào khi có người hỏi: ” thiếu gì cách làm thơ mà sao thơ QTdở như thế? heheheh!)
    *…người thưởng ngoạn có quyền khen hay chê một tác phẩm. TÁC GIẢ PHẢI CHẤP NHẬN,vì đó là dư luận cuả người đọc, người xem. (phải chấp nhận cái ngu, cái dốt ư. Bố khỉ!).
    *…vì trong dân gian ta hay nghe những cuộc chửi lộn giữa phụ nữ với nhau: ” Đồ đĩ ngựa”. Xem bức tranh trên cuả ĐC , tôi LIÊN TƯỞNG ngay đến câu chửi ruả này…(sao “liên tưởng” khéo thế! Lần sau vẽ tranh ông ĐC làm ơn hỏi trước nhà thơ xem ‘người’ sẽ liên tưởng cái gì để …tránh liên tưởng bậy nhé! Bố khỉ!)
    *Xem tranh TRƯỚC HẾT là xem hình thể bức tranh. Xem tác giả vẽ cái gì? Ý nghĩa ra sao? RỒI SAU ĐÓ mới xem màu sắc, bố cục.v.v..( quý độc giả làm ơn ghi nhớ xem tranh phải xem cái gì trước, cái gì sau vì nhà thơ cuả chúng ta đã “lập trình” cả rồi. Như trong bức tranh này, trước tiên phải xem ‘hình thể’ đã, xem nó là “tam giác” hay lá tre, lá vông v.v… rối nhìn kỹ màu sắc xem nó tuyền đen hay óng ánh bạch kim, hồng hay thâm nữa nhé! Bố khỉ!).

    HIỆN THỰC hay TRỪU TƯỢNG? Tôi không biết, chỉ thấy rằng qua mắt thịt cuả tôi, người ngợm gì chân tay dài ngoẵng…như ma! Thế là không “HIỆN THỰC CHỦ NGHĨA” tí nào cả! hehehe!

    Bất kể là trường phái nào, tôi không ‘ke”, tôi chỉ e rằng chú ngựa muốn “sực’ cái đám cỏ non lún phún ngon lành kia thôi. Không đến phiên mày đâu à nghen!

    Hèn chi tay hoạ sĩ “đánh thuê” Trịnh Cung chả chơi cái tít:” Khi nhà thơ xem tranh”, lại còn bắt nhà thơ phải “đọc tranh” nữa. Đểu thật!

    Kết luận : Tôi tự hỏi, BBT có thiếu bài vở không mà sao đăng những bài như thế này, hở giời!

    • SAO NGÀN says:

      VUI

      Quả Ban Biên Tập chịu chơi
      Đầy người nên khoái tranh vui Đinh Cường
      Đưa ra thiên hạ tỏ tường
      Ngựa người người ngựa vạn đường khen chê
      Niềm vui đúng thật thỏa thê
      Một lần xem đến nhớ hoài ngàn năm
      Dù ai phản đối hà rầm
      Thì đàn chim Việt mỗi con đều cười
      Cuộc đời ấy thế mới vui
      Cần gì mãi cứ gồng mình giữa nhau !

      NẮNG NGÀN
      (13/02/14)

  6. Yêu cầu BBT cho thay thế đoạn viết này, cho bài trước, vì đã viết sai là họa sĩ Trịnh Cung là tác gỉa bức tranh NVTNTS, nhưng đúng ra là họa sĩ Đinh Cường, xin cám ơn.
    Nhìn bức tranh, người tinh ý thấy ngay tác giả Định Cường có ý chửi lãnh đạo : Công Sản lột trần truồng, lột sạch (tham nhũng, ăn chặn, ăn cắp) nhục mạ cả một dân tộc.(Bởi những vụ buôn người, xuất cảnh lao động đem con bỏ chợ, xuất cảng cô dâu). Nhưng cả một dân tộc son trẻ đang vào thế cỡi ngựa phi nước đại, hừng hực đi lên, (ngả người ra sau) nhưng con ngựa (là lãnh đạo bất tài, ngu dốt) chỉ dậm chân tại chỗ (ý nói là lãnh đạo làm cho đất nước trì trệ). Lại còn ngoái đầu chỉ để nhìn L…, đầu óc của lãnh đạo lúc nào cũng chỉ chiếm ngụ bởi cái L…. Mặt của lãnh đạo thì đầy L…(Lãnh đạo thô bỉ hưởng thụ, dâm đãng, chỉ còn biết gục mặt vào L) Trịnh Cung chửi lãnh đạo : Dí L… vào mặt bọn chúng bay. Và thay con ngựa khác bớt tồi tệ, kém cỏi hơn đi thôi.
    Hoan hô họa sĩ Đinh Cuờng chửi lãnh đạo qúa độc hiểm mà vẫn đầy họa thuật
    Bức tranh đầy ẩn dụ sâu kín, mỉa mai, chua cay sao tác giả Quỳnh Thi và các ông con chien không thấy được cái sâu xa của bức họa mà chỉ cười cợt trên cái ý dâm tục ở ngay tầng hiện tượng của bức tranh? Tư duy của những lời bình thật là cạn cợt, kém cỏi, đã vậy khi bị dí đến bí tó thì lại chỉ sính quăng nón cối cho người đối thoại để thoát hiểm, chứ chằng chịu sửa mình. Mặc dầu không hề chỉ ra được người mà mình chụp nón cối lên có dấu hiệu, dù chỉ mảy may, than cộng ở điều gì?
    Chống cộng kiểu những con chien trên diễn đàn DCV chỉ xứng đáng đi dọn cầu tiêu cho họa sĩ Định Cường mà thôi.

    • GIÓ NGÀN says:

      CHÍNH TRỊ VÀ NGHỆ THUẬT

      Đừng đưa chính trị vào đây
      Để làm phản biện có hay chi nào
      Cuộc đời bao chuyện tào lao
      Ngày xưa Tố Hữu có nào ra chi
      Ngàn năm nghệ thuật mãi ghi
      Trăm năm chính trị ra gì chi cam !

      THƯỢNG NGÀN
      (13/02/14)

  7. Nhìn bức tranh, người tinh ý thấy ngay tác giả Trịnh Cung có ý chửi lãnh đạo : Công Sản lột trần truồng, lột sạch (tham nhũng, ăn chặn, ăn cắp) nhục mạ cả một dân tộc.(Bởi những vụ buôn người, xuất cảnh lao động đem con bỏ chợ, xuất cảng cô dâu). Nhưng cả một dân tộc son trẻ đang vào thế cỡi ngựa, phi nước đại, hừng hực đi lên, (ngả người ra sau). Nhưng con ngựa (là lãnh đạo bất tài, ngu dốt) chỉ dậm chân tại chỗ (ý nói là lãnh đạo làm cho đất nước trì trệ). Lại còn ngoái đầu chỉ để nhìn L…, đầu óc của lãnh đạo lúc nào cũng chỉ chiếm ngụ bởi cái L…. Mặt của lãnh đạo thì đầy L…(Lãnh đạo thô bỉ hưởng thụ, dâm đãng, chỉ còn biết gục mặt vào L) Trịnh Cung chửi lãnh đạo : Dí L… vào mặt bọn chúng bay. Và thay con ngựa khác bớt tồi tệ, kém cỏi hơn đi thôi.
    Hoan hô họa sĩ Trịnh Cung chửi lãnh đạo qúa độc hiểm mà vẫn đầy họa thuật
    Bức tranh đầy ẩn dụ sâu kín, mỉa mai, chua cay sao tác giả Quỳnh Thi và các ông con chien không thấy được cái sâu xa của bức họa mà chỉ cười cợt trên cái ý dâm tục ở ngay tầng hiện tượng của bức tranh? Tư duy của những lời bình thật là cạn cợt, kém cỏi, đã vậy khi bị dí đến bí tó thì lại chỉ sính quăng nón cối cho người đối thoại để thoát hiểm, chứ chằng chịu sửa mình. Mặc dầu không hề chỉ ra được người mà mình chụp nón cối lên có dấu hiệu, dù chỉ mảy may, thân cộng ở điều gì?
    Chống cộng kiểu những con chien trên diễn đàn DCV chỉ xứng đáng đi dọn cầu tiêu cho họa sĩ Trịnh Cung mà thôi.

  8. Bob Vu says:

    con ngựa nhìn dúm thuốc lào
    con gái trăn trở té nhào né ngang
    con ngựa nghèo muốn chi sang
    con gái nẩy ngửa thênh thang quả lào
    con ngựa vờ vịt tầm phào
    con gái núng nẩy say lào khó coi

  9. Gã Xem Tranh says:

    Quỳnh Thi: “Họa sĩ Đinh Cường là một họa sĩ có nhiều tranh đẹp, song. Bức tranh “Ngựa và thiếu nữ” của Đinh Cường nhiều người xem có nhận xét rất “phản cảm”.

    Đâu riêng gì Quỳnh Thi “phản cảm” khi nhìn bức tranh trên của hoạ sĩ Đinh Cường, mà ngay cả con ngựa cũng hứng cảm nên quay đầu nghển cổ chăm chăm nhìn xoáy vào điểm đen của thiếu nữ, có đúng không nào?

  10. UncleFox says:

    Cô gái này có thể làm trò “cọ lông” rất thường nên vị tất đã ngứa . Chỉ tội nghiệp con ngựa, sớm tinh sương không khí hẳn trong lành lắm . Thế mà đang chạy, nó chợt phát giác ra “mùi lạ” . Dừng vó, quay đầu lại … “ngửi kiểm định” . Giàng ạ ! … ngẩn ngơ luôn !

Leave a Reply to UncleFox