WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đôi điều với Tiến Sỹ Nguyễn Nhã về Hoàng Sa

131029100320_than_dong_dat_viet_464x261_bbc_nocredit

Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.

Hôm đó, ngay sau phần thuyết trình, một người đã xin phép được gọi Tiến Sỹ Nguyễn Nhã bằng anh cho thân thiện và đã được Tiến sỹ vui vẻ nhận lời.

Nhưng tôi lại vẫn còn khách sáo và giữ kẽ nên hôm đó luôn dùng từ “Tiến sỹ”. Hôm nay xin phép được gọi bằng anh, một người đi sau có đôi điều tâm sự cùng người đi trước.

Người cử tọa thứ nhất nhờ anh xác nhận có phải anh đã phát biểu:

“Ngày trước Đài loan chiếm đảo Thái Bình, thuộc quần đảo Tường Sa, đảo này chính tôi đã đổi tên là Ba Bình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cũng hoan hô lắm, vì cho rằng Đài Loan là đồng minh chiếm giữ hộ.”

Lời phát biểu này đã được đưa lên diễn đàn Bấm Đàn Chim Việt. Anh cho biết anh đã không nói như thế, nhưng anh nghĩ như vậy và ở Việt Nam có nhiều người nghĩ như vậy.

Tiến lại gần sự thât

Theo chính sử, năm 1946 Trung Hoa lợi dụng việc giải giới quân đội Nhật đã chiếm đảo Ba Bình và đóng giữ đến nay.

Gần đây có dư luận cho rằng năm 1946 họ rút khỏi đảo Ba Bình nhưng đến năm 1956 họ quay lại. Theo tôi nếu có thật báo chí miền Nam đã rầm rộ đưa tin và dư luận đã không thể để yên cho chính phủ. Là một nhà nghiên cứu về Biển Đông thấy dư luận như thế anh cần tìm ra sự thật thay vì suy nghĩ theo người khác, suy nghĩ theo đám đông.

Tôi là người thứ hai phát biểu. Sau khi chia sẻ suy nghĩ về ngày 19/1/1974, về cảm tình dành cho anh và về Tập San Sử Địa số 29 mà tôi đã được đọc trước 30/4/1975. Tôi đã góp ý anh “viết sử cần hết sức khách quan, không nên nghĩ theo, dù rằng có nhiều người nghĩ như vậy”.

Anh có trả lời nhưng dường như chưa hiểu ý tôi. Bài viết trên diễn đàn BBC anh lại cho rằng vì tinh thần dân tộc, vì tinh thần yêu nước nên anh đã thiếu khách quan.

Người thứ ba khi nghe anh trả lời tôi đã nhận xét “để có giá trị lâu dài cho hậu thế người viết sử phải trung thực không thể vì cảm tính cá nhân”.

Trong sinh họat tại Úc, khi một người thuyết trình, người tham dự thường rất thẳng thắn đóng góp xây dựng. Vì thế tôi không đồng ý khi anh mượn lời:

“…một nữ du học sinh ở Úc cũng lên phát biểu nhận xét về không khí vừa sôi nổi vừa quá khích gay gắt của một số cử tọa”.
Theo tôi hôm ấy mọi người tham dự đều rất quan tâm đến Hòang Sa, đều rất thông cảm hòan cảnh và rất tôn trọng anh.

Hôm đó anh Nguyễn Hưng Quốc, người đồng chủ tọa, trong phần phát biểu đã cho biết đây là lần đầu tiên anh ấy nhận nói về một đề tài có liên quan đến chính trị.

Toàn buổi thuyết trình, ngọai trừ một bạn trẻ du học đề cập đến tình trạng ngư dân bị nhà cầm quyền Trung Quốc cấm đánh cá, các cử tọa khác biết anh phải về lại Việt Nam nên chỉ trao đổi những điều gì anh đã nói.

Tôi có may mắn được tiếp xúc với nhiều sử gia Úc. Họ không chỉ được đào tạo và thực hành các phương pháp sử học. Họ có căn bản vững vàng về kinh tế, xã hội, văn hóa, và nhất là về chính trị.

Sử học là môn khoa học xã hội học, học về con người. Nếu người viết sử không hiểu về chính trị, cố tránh vấn đề chính trị, hay “phi chính trị” vấn đề, thì làm sao họ có thể hiểu được các biến cố chính trị do chính con người tạo ra.

Là người, kẻ ít người nhiều đều có tính chủ quan. Nhất là khi đã tự chọn một đề tài và đeo đuổi nghiên cứu nó. Môi trường sinh họat tự do sẽ giúp cho học thuật trở nên khách quan hơn, trung thực hơn, đến gần với sự thật hơn.

Năm 1990, trong một buổi hội thảo tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc, sau nhiều trao đổi với giáo sư sử học David Marr tôi đưa ra nhận xét ông ấy thiếu khách quan khi viết sử Việt. Ông David Marr trả lời ông ấy viết, người khác viết, ông ấy viết lại, người khác viết lại, viết cho đến khi đến gần sự thật. Ông ấy ngầm trả lời không nên xem những điều ông ấy viết ra là chân lý.

Ngày nay tôi đã đọc được nhiều công trình nghiên cứu về sử Việt khá lý thú và gần sự thực hơn.

Vì thời gian có hạn nên hôm anh Nguyễn Nhã đến Melbourne tôi chỉ đưa ra một số vấn đề nhưng chưa nói được ý.
Khi anh nhắc đến Hải Đội Hoàng Sa, tôi muốn trao đổi với anh, Hoàng Sa và Trường Sa nằm chính giữa biển Đông. Với vị thế chiến lược này nước nào kiểm soát được hai quần đảo là kiểm soát được tuyến đường hàng hải quốc tế càng ngày càng trở nên quan trọng.

Mặc dầu hai quần đảo không có cư dân, các Vua triều Nguyễn vẫn lập ra các hải đội ra vào canh phòng kiểm sóat. Việc trao tòan quyền cho những người địa phương, về chiến thuật là để họ bảo vệ quyền sống của ngư dân địa phương.

Còn về chiến lược các Vua đã nhìn xa, đã thấy trước sự quan trọng của Hòang Sa và Trường Sa, thành lập Hải Đội là để giữ gìn hai quần đảo cho hậu thế chúng ta.

Khi anh nhắc đến tiếp thu Trường Sa, 30/4/1975, anh cho biết chỉ hai ngày sau tàu quân sự Trung Quốc đã xuất hiện trong vùng.

Về đề tài này, trên báo Tuổi Trẻ, có bài báo nhắc đến ký ức của người chỉ huy ông Mai Năng: “Một binh sĩ Sài Gòn nói với tôi rằng sau khi đã nhận biết đối phương qua giọng nói thì họ bình tĩnh hơn, vì lực lượng giải phóng đảo là quân đội miền Bắc, đều là đất nước Việt Nam cả”.

Vì thế khi nghe anh nói tôi đã nêu ra ý kiến nếu quân Trung Cộng tấn công Trường Sa tôi tin rằng các binh sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nổ súng để tuyên bố chủ quyền.

Tầm nhìn chiến lược

“Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn xa, cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại Hoàng Sa”

Việt Nam Cộng Hòa là một nước nhỏ nên chiến lược của chúng ta phụ thuộc chiến lược của nước lớn Hoa Kỳ. Năm 1971, Hoa Kỳ thay đổi chiến lược bắt tay với Trung cộng. Năm 1973, họ ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam, cắt giảm viện trợ và gián tiếp bàn giao miền Nam cho Khối cộng sản.

Trong thế nước nhỏ, lực yếu và đang chiến tranh, ngày 19/1/1974, khi quân Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh nổ súng theo tôi chỉ nhằm một mục đích duy nhất là xác định chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.
Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn xa, nhìn chiến lược, nhìn cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại Hoàng Sa.

Khi trận Hải chiến Hoàng Sa còn đang diễn ra, ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên cáo với nhận định:

“Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.” Nhận định này là một nhận định chiến lược ngày nay đã trở thành sự thực.

Cứ mỗi khi nghĩ đến Hoàng Sa, tôi đều nghĩ đến việc phải giành lại quần đảo này. Muốn giành bằng phương cách hòa bình hay bằng chiến tranh chúng ta đều cần nghiên cứu tình hình, tính khả thi và chủ động thích ứng với chiến thuật và chiến lược của các đại cường.

Biết lòng anh luôn nghĩ đến hòa giải hòa hợp dân tộc, cũng xin nhắc lại với anh bức hình được chụp ngày 19/1/2014 tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội, bức hình theo tôi đã nói được hai mặt của vấn đề.

Mặt chính một người lính trong quân phục Bắc Việt, ôm nón cối, tay cầm một bông hoa, đến để thương tiếc những chiến sỹ Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Hòang Sa. Người mất người còn đã thực sự hòa giải hòa hợp trong tinh thần Tổ Quốc Bên Trên.
Cũng trên bức hình là công an những người đại diện cho chế độ tay cầm loa tìm mọi cách để giải tán, để phá tan sự nghiêm trang của buổi lễ tưởng niệm. Mặt trái của bức hình đã nói lên sự thực của cái gọi là “hòa hợp hòa giải” giữa người dân và nhà cầm quyền cộng sản.

Khi anh nói về giáo dục, tôi đề nghị anh nói với các bạn trẻ về ba căn bản triết lý giáo dục của miền Nam: dân tộc, khai phóng và nhân bản. Thiết nghĩ làm gì cũng vậy nếu thiếu đi căn bản trước sau cũng dẫn đến khủng hoảng. Từ triết lý giáo dục miền Nam vì tinh thần dân tộc chúng ta cùng quan tâm đến Hoàng Sa, vì nhân bản chúng ta mới đề cao những phương cách hòa bình để giành lại Hoàng Sa và vì tinh thần khai phóng chúng ta mới thẳng thắn trao đổi học hỏi lẫn nhau.

Cuối cùng xin cám ơn anh, nhờ bài viết “Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1” chúng ta mới có thể hiểu nhau hơn, tôn trọng nhau hơn. Nhân dịp năm mới mong chúc anh, bạn đọc xa gần và gia đình một năm mới nhiều sức khỏe và nhiệt tâm để đi tiếp con đường giành lại những gì mình đã mất.

Nguồn: BBC

Đọc những bài cùng chủ đề:

TS Nguyễn Nhã nói về chủ quyền biển đảo

Khán giả buổi thuyết trình của TS Nguyễn Nhã

Thử chấm điểm buổi tọa đàm của TS Nguyễn Nhã

17 Phản hồi cho “Đôi điều với Tiến Sỹ Nguyễn Nhã về Hoàng Sa”

  1. noileo says:

    Quần đảo Hoàng sa, Trường sa vẫn trọn vẹn thuộc về chủ quyền Việt nam vào ngày 11-3-1945 khi Hoàng Đế bảo Đại đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập, tuyên bố xé bỏ các hòa ước bất bình đẳng mà triều đình nhà NGuyễn đã ký với Pháp ở thế kỷ trước, tuyên bố Việt Nam Độc Lập, đặt quốc hiệu mới là “Đế quốc Việt nam”, mời ông Trần Trọng Kim làm Thủ tướng, thành lập chính phủ Trần Trọng Kim, chính phủ đầu tiên của nước Việt nam độc lập,

    Một điều kiện rất cần thiết cho VN lúc ấy là chính quyền VN phải giữ đuọc sự ổn định & liên tục để sau khi cuộc chién tranh thế giới chấm dứt thì VN có thể xuất hiện trước cộng đồng thế giới như một quốc gia độc lập có chủ quyền, có như vậy mới mong duy trì & củng cố nền độc lập mà VN vừa mới dành được.

    Đó là điều mà Indonesia đã làm được(*), nhưng VN không làm đuọc.

    Ngày 19-8-1945 cộng sản Hồ chí Minh cướp chính quyền VN, đặt chính quyền VN vào tay cộng sản với ý đồ dựng nên tại Vn một nhà cầm quyền cộng sản theo con đường mác lê tội ác.

    Hành động nói trên của cộng sản Hồ chí Minh đã phá vỡ sự ổn định & liên tục rất cần thiết của chính quyền VN, khiến VN bị suy yếu dần

    mà một trong những hậu quả tức thời vào lúc ấy là sau khi cs Hồ chí minh lên ngôi Vua mới thay thế Vua bảo Đại, ngày 2-9-1945, thì qua năm sau, năm 1946 quân Đài Loan tiến vào Ba bình.

    Lúc đó cs Hồ chí Minh-the serial killer & cs Võ NGuyên giáp-tên đồ tể Hà nội & cs Phạm văn đồng-chuyên gia ký văn tự bán nước, chỉ lo ám sát người VN, thủ tiêu người Hà nội, những ai bất đồng chính kiến với cộng sản, chứ “chính phủ Hồ chí Minh” không quan tâm đến việc phản đối Đài loan, không quan tâm đến việc bảo vệ Truong sa & Ba bình.

    Quân Đài Loan đã chiếm đóng ba bình từ 1946 khi VN là VNDCCH tập 1 dưới ách cai trị của “chủ tịch Hồ chí minh & chính phủ Hồ chí Minh”

    Như vậy trách nhiệm để mất Ba bình là thuộc về chính phủ Hồ chí Minh của VNDCCH tập 1, cai trị VN từ 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946, là khi cs Hồ chí Minh lừa gạt thanh niên hà nội thuộc thành phần không cộng sản, không có liên hệ xa gần với cộng sản, hy sinh đánh Pháp, giữ chân Pháp (**)cho cs Hồ chí Minh & cs Võ Nguyên giáp và chủ lực quân cộng sản trốn ra khỏi hà nội

    (**) quân Pháp này do cs Hồ chí minh & cs Võ Nguyên giáp đón vào hà nội trong ngày 19-5-1946 “sinh nhật bác Hồ chí Minh”, thực thi bản văn tự bán nước ngày 6-3-1946, một thứ hòa ước Patenotre, đặt VN vào vòng nô lệ PháP lần thứ 2.

    *****

    Năm 1949, qua một văn kiện mang chữ ký của Tổng Thống Pháp Vincent Auriol & Hoàng Đế bảo đại của VN, Pháp trao trả độc lập cho VN [bao gồm cả phần đất "Nam klyf" theo đòi hỏi của HD bảo đại],

    Như đã nói trên, cs Hồ chí Minh đã ký bản văn tự bán nước ngày 6-3-1946 trao cho Pháp nền độc lập của VN, đánh dấu chấm hết cho VNDCCH tập 1, nên đã phải có văn kiện nói trên, như một bản văn pháp lý xác định việc Pháp trao trả độc lập cho VN, dựng lại VN như một quốc gia độc lập có chủ quyền.

    VN lúc này mang quốc hiệu là “Quốc gia Việt nam”. Chính là Thủ tướng Trần văn Hữu của quốc gia VN, tại cuộc hội nghị quốc tế San Francisco 1951 đã một lần nữa tuyên bố & khẳng định chủ quyền của VN trên Hoàng sa & trường sa mà không gặp một sự phản đối nào. Lúc này Đài Loan rút ra khỏi ba bình.

    *****

    Năm 1950 cs Hồ chí minh & cs Võ NGuyên giáp đón quân tàu mao trạch đoong vào VN, làm bung xung cho giặc tàu xử dụng xương máu Vn làm công cụ bạo lực xích hóa VN, bành trướng chủ thuyết Mác lê mao vào VN , gây nên cuộc chia cắt VN năm 1954, đặt miền bắc VN vào quỹ đạo Tàu cộng, làm chư hầu & vệ tinh, tay sai cho tàu cộng, ngay sau đó đài loan lại trở lại Ba bình.

    Tóm lại, mọi tang thương mất mát của VN suốt trên 68 năm qua đều do bọn cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh & võ Nguyên giáp & cs Phạm văn Đồng & “lão thành cách mạng”…

  2. Thề độc ! says:

    “Sự thật thì…”

    Là một học sinh trung học trước 1975 tại Sài Gòn, tôi “long trong” nói cho các anh chị dư lợn viên biết là trong chương trình Lịch sử, phần “lịch sử cận đại” – đặc biệt là về đệ nhị thế chiến – các thày – cô dậy lịch sử miền Nam đều dậy rằng (đại ý) :

    - Sau hai quả bom do Mỹ đánh xuống Trường Kỳ và Quang Đảo, Nhật đã đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện và tại hội nghị Posdam (hậu Yalta ) thì việc Giải giới quân đội Nhật đã được Hội Quốc Liên (LHQ sau này) phân chia như sau :

    - Trên đất liền, lấy vĩ tuyến 16 làm chuẩn, phía Nam sẽ do quân đội Anh đảm trách (Pháp nhân cơ hồi này đã theo chân quân Anh trở lại Sàigòn), còn phíá bắc và bao gồm cả các đảo ở Biển Đông, trong đó có Ba Bình (và Bạch Long Vĩ) thì sẽ do quân cũa Trung Hoa ((Tưởnng Giới Thạch) đảm nhận việc giải giới .

    Vì lúc Này, tại Việt Nam, đã hình thành một quốc gia Việt Nam độc Lập của chính phủ Hồ Chí Minh (do Hồ chí Minh “cướp” chính quyền từ tay chính phủ Trần Trong Kim – việc này không bàn ở đây) , nên Chính Phủ Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm việc tiếp đón đoàn quân Trung Hoa của tướng Lư Hán vào (miền bắc) VN để giải giới quân Nhật . (việc Hồ Chí Minh đút lót vàng, gái và thuốc phiện cho Lư Hán để tiêu diệt các lực lượng quốc gia trong thời kỳ này đều đã được bạch hóa).

    Phần vì sự quạy phá của đám quân ô hợp do Lư Hán chỉ huy, phần vì Lư Hán đòi Hồ Chí Minh đút lót nhiều quá (sau tuần lễ vàng), nên Hồ Chí Minh đã “chủ động” Mời Pháp trở lại “Bắc Kỳ” để thay thế quân đội Tẩu qua hiệp ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946 với câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh :

    “Thà ngửi rắm Tây một lúc còn hơn là ăn cứt Tầu xuốt đời !”

    Khi Pháp ra thay thế quân Tầu tại miền Bắc thì chính phủ Hồ Chí Minh đã bỏ quên đám quân Tầu vẫn còn đang đóng tại Ba Binh , và kể từ đó thì..Than ôi !

    Sau khi Hồ Chí Minh cùng thực dân Pháp ký chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17, thì Ba Bình (lúc này đã nằm gọn trong tay quân Tầu Tưởng) lại nằm vào vùng lãnh thổ quản lý của Quốc Gia Việt Nam – sau này là VNCH – Nhưng vì mới dành lại độc lập từ tay Pháp nên không đủ lực, sau đó lại bị bắc Việt tấn công liên miên nên VNCH đã không thể đòi lại BB từ tay Trung Hoa Dân Quốc bằng quân sự, mà chỉ ra các thông cáo chủ quyền bằng giấy tờ mà thôi (xem các văn kiện của Ngô Đình Diệm ký từ 1956..) (*)

    Như thế, rõ ràng là Ba Bình đã bị Đài Loan chiếm từ thời VNDCCH dưới quyền quản lý của chính phủ Hồ Chí Minh, và cũng từ đó đến nay, chưa ai đưa ta được một bằng chứng – ngôn từ hay văn bản (kể cả báo chí tư nhân tại miền Nam) – nào nói rằng VNCH đã “hoan nghênh Đài Loan giữ dùm Ba Bình” cả .

    Những tên cáo buộc Nguyễn Văn Thiệu “hoan nghênh Đài Loan giữ dùm Ba Bình” thì hoặc là những tên khốn nạn, vô học, hoặc là mù về lịch sử – Nguyễn Nhã là “nhà nghiên cứu Biển Đông” chắc không phải là người mù về sử !

    Tôi thách tất cả các “trí thức XHCN” đưa ra được một bằng chứng về việc VNCH hoan nghênh Đài Loan giữ gùm Ba Bình” !

    Tôi khẩn khoản yêu cầu các “vị” hãy đưa bằng chứng “VNCH hoan nghên Đài Loan giữ dùm Ba Bình” ra để bọn CCCĐ (như tôi) phải câm miệng…hến ….Còn như không thì cho phép tôi xin được chửi thẳng :

    Chúng mày – những thằng, những con vu khống VNCH hoan nghênh Đài Loan giữ dùm Ba Binh – là những đứa ăn không nói có, tội ác tày trời , nếu chúng mày không đưa được bằng chứng thì kiếp này chúng mày dù có của đút vào mốm thì kiếp sau và đới con đới cháu chúng mày : Gái thì phải đứng đường kiếm khách, trai thì ma cô, xì ke ma túy !

    Cho đáng đới những tên ăn có, nói không !

    (*) Quân Tàu Tưởng cũng có đóng tại Bạch Long Vĩ, nhưng sau khi Tưởng phải chạy ra Đài Loan thì Bạch Long Vĩ lại do quân Tầu Mao chiếm (năm 1949), vì BLV nằm ở phía bắc vĩ tuyến 17, nên theo HĐ/Giơ Ne Vơ thì do VNDCCH quản lý, và chính Hồ Chí Minh đã (khôn khéo ?) “nhờ” TQ giữ dùm, cũng may là lúc đó TQ còn đang phải “cạnh tranh” với Liên Sô để tranh thủ tên đàn em Bắc Việt, nên (sau này) TQ đã trả lại Bạch Long Vĩ cho VN.

    • LeThiep says:

      Dối trá,”ngậm máu phun người ” là bản chất cố hữu của bè lũ đảng Việt cộng .

    • Hùng says:

      Vương Minh viết:
      “Năm 1946 chính quyền của Tưởng giới Thạch chiếm đảo Ba Bình từ tay quân đội Nhật Bản và giữ được 4 năm.
      Mới bị Trung Cộng đuổi ra đảo Đài Loan năm 1949 nên buổi ban đầu Đài Loan quá khó khăn về mọi mặt. Vì vậy, năm 1950 Tưởng Giới Thạch ra lệnh rút quân khỏi đảo Ba Bình.
      Tưởng Giới Thạch rút quân, nhưng người Pháp đang tập trung lực lượng để chống Việt Minh nên không cho hải quân ra chiếm lại.
      Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam năm 1954, đảo Ba Bình thuộc quyền quản lý của VNCH vì nằm bên dưới vĩ tuyến 17. Nhưng ông Ngô Đình Diệm lo củng cố thế lực, lo dẹp loạn giáo phái và xây dựng, củng cố chính quyền nên không có điều kiện đưa quân ra chiếm giữ đảo Ba Bình.
      Như vậy, đảo Ba Bình bỏ hoang từ năm 1950 đên năm đầu năm 1956.
      Được Mỹ giúp đỡ, nền kinh tế và quân sự của Đài Loan phát triển rất nhanh, quân đội đã vững mạnh, thừa sức chống lại Trung Cộng khi Trung Cộng đánh chiếm đảo Đài Loan, lại nhận thấy đảo Ba Bình nằm trong vùng biển chiến lược nhưng không có nước nào chiếm đóng, nên cuối năm năm 1956 Tưởng Giới Thạch ra lệnh tái chiếm đảo Ba Bình. Dù vậy, chính quyền Đài Loan cũng chi để một trung đội đồn trú và cũng chưa xây dựng gì nhiều.
      Những năm nửa sau thập niên 1960 trở đi, ngành hàng hải phát triển mạnh, vận tải hàng hải chiếm khối lượng lớn trong ngành vận tải của thế giới. Sau Mậu Thân 1968, nhất là đầu thập niên 1970, tình hình chiến tranh Việt Nam lại phát triển theo chiều hướng không có lợi cho đồng minh của Đài Loan là VNCH, nguy cơ đảo Ba Bình bị Trung Cộng hoặc Bắc Việt tấn công chiếm đóng ngày càng hiển hiện rõ. Vì vậy, năm 1971 chính quyền Đài Loan tăng quân số đồn trú trên đảo Ba Bình lên 1 đại đội và tăng cường trang bị vũ khí hiện đại cho đảo Ba Bình, đồng thời đầu tư xây dựng lớn về công sự, nhà cửa kiên cố, kể cả xây dựng đường băng cho máy bay quân sự cất cánh, hạ cánh.
      Đến nay trên đảo Ba Bình quân đồn trú của Đài Loan hơn 1 tiểu đoàn và có nhiều binh chủng kỹ thuật, có pháo hạng nặng và hỏa tiễn các loại đủ sức bắn hạ các loại máy bay, tàu nổi, tàu ngầm”.

      Hùng: Như vậy, Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam năm 1954, đảo Ba Bình thuộc quyền quản lý của VNCH vì nằm bên dưới vĩ tuyến 17. Nhưng ông Ngô Đình Diệm lo củng cố thế lực nên không đưa quân ra chiếm giữ đảo Ba Bình nên đảo Ba Bình bỏ hoang từ năm 1950 đên năm đầu năm 1956 thì mới bị Tàu Tưởng tái chiếm giữ.
      TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ VNCH.

  3. LeThiep says:

    *** “Lời phát biểu này đã được đưa lên nhiều diễn đàn thảo luận. Tiến Sỹ Nguyễn Nhã cho biết ông không nói như thế, nhưng ông nghĩ như vậy và ở Việt Nam có nhiều người nghĩ như vậy “. (Trích)

    Ai nghĩ như vậy hả Cộng nô Nguyễn Nhã ? Chỉ có bè lũ Việt cộng “ngậm máu phun người” thôi nhá.

    Chính xác là dưới đây nè:

    Tháng 5 năm 1976, báo Saigon Giải Phóng trong bài bình luận về việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974, đã viết: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi”.

    Năm 1988, khi quân đảo Trường Sa bất ngờ bị Trung Cộng tấn công, chiếm giữ đảo Gạc Ma, báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam tại miền Nam viết: “Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc chủ quyền Trung quốc không có nghĩa là chủ quyền về lãnh thổ của ta bị mất, mà chỉ tạm thời do Trung quốc cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em quản lý. Một ngày nào đó, chúng ta cần lấy lại, Trung quốc sẽ hoàn trả cho ta”!

  4. tranle52 says:

    Trung Cộng xua đuổi tàu cứu nạn VN

    ĐÀ NẴNG – Hôm thứ Năm vừa qua, tàu SAR 412 đã ra khơi từ Đà Nẵng và bị tàu của Trung Quốc uy hiếp khi đang trên đường cứu nạn các ngư dân Quảng Ngãi bị thương tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
    Trước đó, hôm thứ Tư 12/2, khi tàu cá của Việt Nam đang giăng lưới tại quần đảo Hoàng Sa thì một thuyền viên trên tàu gặp nạn. Nạn nhân là anh Trần Văn Đạt, 41 tuổi, bị cá cắn mất nhiều máu, tình trạng hết sức nguy kịch.
    Ngay lập tức, thuyền trưởng tàu cá liên lạc với trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (Đà Nẵng MRCC) để yêu câu được hỗ trợ cứu nạn khẩn cấp.
    Tối cùng ngày, tàu SAR 412 mang theo bác sĩ đã lên đường cứu nạn khẩn cấp. Sang đến ngày thứ Năm 13/2, nạn nhân bị thương đã được chuyển sang tàu SAR 412 để cấp cứu, sức khỏe dần hồi phục.
    Tàu SAR 412 sau đó đã đưa nạn nhân quay trở về đất liền. Thế nhưng trên đường vào bờ, tàu SAR 412 đã bị uy hiếp bởi một chiếc tàu lớn hơn có chữ và cờ Trung Quốc.
    Theo các báo mạng ở trong nước, một cán bộ trực ban Đà Nẵng MRCC cho biết, “Trên đường quay về bờ, thuyền trưởng Phan Xuân Sơn đã gọi qua Icom thông báo với trực ban Trung Tâm Đà Nẵng MRCC, rằng tàu SAR 412 đã bị một tàu có chữ và cờ Trung Quốc uy hiếp xua đuổi ngay trên khu vực biển quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam). Con tàu này đã dùng loa nói tiếng Trung Quốc và ra hiệu yêu cầu tàu SAR 412 phải rời khỏi vùng biển Hoàng Sa ngay lập tức. Lúc này tàu SAR 412 vẫn chủ động vượt sóng gió để đưa thuyền viên tàu cá của Việt Nam đang đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam vào bờ cấp cứu.”
    Các bài báo ở trong nước không nói rõ tàu Trung Quốc thuộc lực lượng nào. Tuy vậy, theo suy đoán, để có thể uy hiếp được SAR 412 thì Trung Quốc phải sử dụng đến loại tàu chiến của hải quân.

    VienDongDaily.

  5. Nhà lá says:

    Lời anh nguyenha nêu trên chứng tỏ anh nguyenha không biết gì về tình hình của miền Nam sau 1973 hết. Anh cho rằng người ở Úc, người ở Mỹ là vì Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu dở về chiến lược. Anh nguyenha sai rồi. Anh có biết sau khi tổng thống Diệm bị lật đổ năm 1963, tình hình miền Nam như thế nào không ? Rồi từ khi Ông Nguyễn-Văn-Thiệu lên nắm quyền thì tình hình như thế nào không ? Anh có biết trân Mậu-Thân 1968 như thế nào không và trận mùa hè đỏ lửa 1972 như thế nào không ?
    Phi ông Thiệu, miền Nam đã bị nhượm đỏ trước 1975 lâu rồi. Cuối cùng, thế nước đã như vậy thì đành ngậm đắng nuốt cai chịu vậy thôi.
    Ông Nguyễn-Văn-Thiệu là một người Tổng-Thống rất giỏi.

  6. Hoàng says:

    Sự thật thì từ trước đến nay, đa số người dân Việt Nam, nhất là gới trí thức, sinh viên và công chức, kể cả các giới đó của VNCH sau 30/4/1975 được chế độ CHXHCNVN lưu dụng, đều nghĩ là khi đảo Ba Bình bị Đài loan chiếm đống thì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và chính quyền VNCH rất mừng rỡ, rất hoan nghênh. Thậm chí những năm thuộc thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, ông Nguyễn Văn Thiệu và chính quyền VNCH rất mững rỡ vì cho rằng, nhờ Đài Loan chiếm đảo Ba Bình và Phi li pin chiếm một số đảo ở Trường Sa nên đã hạn chế được rất nhiều tàu thuyền của hải quân Bắc Việt chở vũ khí xâm nhập miền Nam để cung cấp cho Việt Cộng.
    Ai cãi nhau thế nào thì tôi không biết, nhưng sự thật 100% là từ trước đến nay mọi người đều có suy nghĩ và nhận thức như trên.

    • Trường Giang HN says:

      Bịa đặt không biết ngượng miệng?

      Đảo Ba Bình bị Đài loan chiếm đóng năm 1946! “Năm 1947, Tomás Cloma cùng những người khác “khám phá” ra nhiều đảo không người thuộc biển Đông. Vì là một doanh nhân nên ông từng xem xét xây dựng nhà máy sản xuất nước đá và đồ hộp trên đảo Ba Bình. Ngày 15 tháng 5 năm 1956, Cloma ra văn bản tuyên bố quyền sở hữu đối với 33 “đảo” (có nơi ghi 53) nằm rải rác trên một vùng biển rộng 64.976 hải lí vuông. Biết được việc này, Đài Loan điều tàu đến Ba Bình. Thời điểm quân đội Đài Loan thực sự tái chiếm đảo Ba Bình chưa rõ ràng, bởi có rất nhiều thông tin khác nhau về thời điểm Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình vào năm 1956“.

      Lúc đó ông Thiệu chưa làm Tổng Thống thì làm sao “tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và chính quyền VNCH rất mừng rỡ, rất hoan nghênh” (hết trích) ?

      Điá (ba trợn) vừa vừa thôi!

      • Vương Minh says:

        Năm 1946 chính quyền của Tưởng giới Thạch chiếm đảo Ba Bình từ tay quân đội Nhật Bản và giữ được 4 năm.
        Mới bị Trung Cộng đuổi ra đảo Đài Loan năm 1949 nên buổi ban đầu Đài Loan quá khó khăn về mọi mặt. Vì vậy, năm 1950 Tưởng Giới Thạch ra lệnh rút quân khỏi đảo Ba Bình.
        Tưởng Giới Thạch rút quân, nhưng người Pháp đang tập trung lực lượng để chống Việt Minh nên không cho hải quân ra chiếm lại.
        Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam năm 1954, đảo Ba Bình thuộc quyền quản lý của VNCH vì nằm bên dưới vĩ tuyến 17. Nhưng ông Ngô Đình Diệm lo củng cố thế lực, lo dẹp loạn giáo phái và xây dựng, củng cố chính quyền nên không có điều kiện đưa quân ra chiếm giữ đảo Ba Bình.
        Như vậy, đảo Ba Bình bỏ hoang từ năm 1950 đên năm đầu năm 1956.
        Được Mỹ giúp đỡ, nền kinh tế và quân sự của Đài Loan phát triển rất nhanh, quân đội đã vững mạnh, thừa sức chống lại Trung Cộng khi Trung Cộng đánh chiếm đảo Đài Loan, lại nhận thấy đảo Ba Bình nằm trong vùng biển chiến lược nhưng không có nước nào chiếm đóng, nên cuối năm năm 1956 Tưởng Giới Thạch ra lệnh tái chiếm đảo Ba Bình. Dù vậy, chính quyền Đài Loan cũng chi để một trung đội đồn trú và cũng chưa xây dựng gì nhiều.
        Những năm nửa sau thập niên 1960 trở đi, ngành hàng hải phát triển mạnh, vận tải hàng hải chiếm khối lượng lớn trong ngành vận tải của thế giới. Sau Mậu Thân 1968, nhất là đầu thập niên 1970, tình hình chiến tranh Việt Nam lại phát triển theo chiều hướng không có lợi cho đồng minh của Đài Loan là VNCH, nguy cơ đảo Ba Bình bị Trung Cộng hoặc Bắc Việt tấn công chiếm đóng ngày càng hiển hiện rõ. Vì vậy, năm 1971 chính quyền Đài Loan tăng quân số đồn trú trên đảo Ba Bình lên 1 đại đội và tăng cường trang bị vũ khí hiện đại cho đảo Ba Bình, đồng thời đầu tư xây dựng lớn về công sự, nhà cửa kiên cố, kể cả xây dựng đường băng cho máy bay quân sự cất cánh, hạ cánh.
        Đến nay trên đảo Ba Bình quân đồn trú của Đài Loan hơn 1 tiểu đoàn và có nhiều binh chủng kỹ thuật, có pháo hạng nặng và hỏa tiễn các loại đủ sức bắn hạ các loại máy bay, tàu nổi, tàu ngầm.

    • Hùng says:

      Sự thật thì khi tàu hải quân Bắc Việt chở vũ khí tiếp tế cho VC ở miền Nam VN bị hỏng máy trôi dạt, hoặc bị bão đánh dạt vào các đảo trên quần đảo Trường Sa do Philipin chiếm đóng trái phép của VN, nhưng lại được ông Nguyễn Văn Thiệu và chính quyền VNCH hoan nghênh, hải quân Philipin đã bắt giữ và giao cho VNCH. Vì thế ông Nguyễn Văn Thiệu và chính quyền VNCH đã mừng rỡ và hoan nghênh Philipin và Đài Loan chiến đóng các đảo trên quần đảo Trường Sa giùm cho VNCH. Tổng số có 5 tàu hải quân Bắc Việt bị Philipin bắt giữ, Philipin đã “bàn giao” cho VNCH 3 chiếc cùng toàn bộ 3 thủy thủ đoàn.

  7. Trực Ngôn says:

    Trích: “Ngày trước Đài loan chiếm đảo Thái Bình, thuộc quần đảo Tường Sa, đảo này chính tôi đã đổi tên là Ba Bình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cũng hoan hô lắm, vì cho rằng Đài Loan là đồng minh chiếm giữ hộ.” (sic) ?

    Lời phát biểu liên quan đến lịch sử rất quan trọng! Xảy chân bị té vỡ mặt, tuy đau một thời gian rồi sẽ khỏi, nhưng lỡ lời, nói bậy mà bị ghi thành tài liệu, thì không những nó sẽ lưu lại lâu dài và làm ảnh hưởng rất lớn (sai) về lịch sử, mà còn đầu độc nhiều thế hệ sau!

    Tiến sĩ Nguyễn Nhã là nhà sử học chuyên nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa. Mong ông cần phải có trách nhiệm, suy nghĩ chín chắn trước khi phát biểu. Biết thì nói, không thì thôi!

    Lấy suy nghĩ của mình, hoặc dựa vào suy luận của người khác để nói những chuyện không thật là điều không nên, gọt sử theo cảm tính?

    Là một Tiến sĩ, một nhà sử học mà ăn nói ẫm ờ: “Anh cho biết anh đã không nói như thế, nhưng anh nghĩ như vậy và ở Việt Nam có nhiều người nghĩ như vậy” (hết trích) thì ông Nhã đúng là một kẻ bất nhân và vô trách nhiệm?

  8. vk mỹ says:

    Khi TQ chiếm Hoàng Sa 1974, Mỹ cho rằng chưa quan trong bằng mối quan hệ lôi kéo TQ chống LX. Khi TQ chiếm Gạc Ma thuộc quần Đảo Trường Sa, Mỹ còn ấm ức với VN và cũng cho là chưa có gì nguy hiểm.

    Nhưng đến lúc TQ tuyên bố Đường Lười Bò chiếm 80% diên tich Biển Đông, lúc đó Mỹ mới tá hỏa vì nó trực tiếp đông tới QL của Mỹ là tự do hàng hải.
    Mỹ xưa nay vẫn thế, cái gì lợi trước mắt là tit lên quên hết mối họa sau này. Trước ủng hộ Khơ me đỏ sau lại ủng hộ Binladen để cho gậy ông lại đập lưng ông. Mỹ biết vậy nhưng không bao giờ sửa được cái tật cứ có quyền lợi là tít mắt lên quên hêt sự đời.

  9. nguenha says:

    Bài nầy nằm ở đây đả lâu,nhưng bà con it ai góp ý. Theo tôi có lẻ vì tính “VÔ-DUYÊN” của nó. Thứ nhất : Ông Nhã (TS VC) nói : “Ngày trước Đài-Loan chiếm đảo Thai Bình(thuộc Trường Sa),VNCH cũng
    hoan hô vì lúc đó Đài loan là đồng minh “. Thứ hai: Ông NQDuy nói: “tầm nhìn của Ông Thiệu là tầm nhìn chiến lược !!”. Thưa quý Bà con,ông Ng.Nhả nói thì khỏi bàn vì là “đồ mã”!. Còn Ông Duy nói thì phải “nhắc” Ông : NVT mà có tầm “nhìn chiến lược” thì Ông đả không ở Úc ! và tôi không ở Mỹ.!
    Chiến lược gì ở NVT !! Cứ xem đương sự điều quân thì biết !!

    • Trần Bảo Thịnh says:

      Tôi đồng quan điểm với ông nguyenha: “ông Ng.Nhã nói thì khỏi bàn vì là “đồ mã”!

      Còn câu nói của ông NQDuy: “tầm nhìn của Ông Thiệu là tầm nhìn chiến lược !!” thì cần phải xét và suy nghĩ lại.

      Nói là tầm nhìn chiến lược thì hơi đao to búa lớn, nhưng “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh nổ súng theo tôi chỉ nhằm một mục đích duy nhất là xác định chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa” là, theo tôi, hoàn toàn chính xác!

      Ông Diệm vì muốn giữ vững chủ quyền và nền độc lập đất nước nên đã bị sát hại! Ông Thiệu không muốn ký HĐ-Paris 1973 vì những điều khuất tất, nhưng cuối cùng cũng phải cuốn gói ra đi. Nói cách khác, ông Thiệu dù có “tầm nhìn chiến lược” cũng không thể tự mình thực hiện được mà do những bàn tay lông lá từ Mỹ – Tầu – Nga chủ đạo!

    • Lu Quá Sắc says:

      Thiệt tình ông hay bà nguenha này zô ziên thiệt.
      Hề Hề Hề…
      “Rằng: hay thì thực là hay,
      Không hay sao lại đỗ ngay tú tài …”
      Thì cho họ múa gậy là đà ngọn cỏ chơi zậy mà.
      Thiệt tình ra lỗi là tại thằng “in tờ loét” thôi. Hề Hề Hề…

    • Nguyễn Quang Duy says:

      Xin cám ơn nguenha xin đọc nguyên văn lời nhận định của tôi về cựu Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu:
      “Việt Nam Cộng Hòa là một nước nhỏ nên chiến lược của chúng ta phụ thuộc chiến lược của nước lớn Hoa Kỳ. Năm 1971, Hoa Kỳ thay đổi chiến lược bắt tay với Trung cộng. Năm 1973, họ ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam, cắt giảm viện trợ và gián tiếp bàn giao miền Nam cho Khối cộng sản.

      Trong thế nước nhỏ, lực yếu và đang chiến tranh, ngày 19/1/1974, khi quân Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh nổ súng theo tôi chỉ nhằm một mục đích duy nhất là xác định chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.
      Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn xa, nhìn chiến lược, nhìn cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại Hoàng Sa.”

Leave a Reply to nguenha