WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những Già Đô Mới

“Văn mình vợ người” là chuyện đúng với tất cả mọi người, trừ Vũ Thư Hiên. Mỗi lần có dịp gặp ông, tôi đều nghe tác giả này hăng hái bàn về tác phẩm và nhân vật của … một nhà văn khác:

- Dứt khoát là phải làm một cuốn phim về cuộc đời của Già Đô thôi.

- Dạ vâng!

Tôi cứ “vâng, dạ” đều đều (và nhẹ hều) như vậy vì đã nghe ông lập đi lập lại câu nói trên dễ cũng đã hơn chục lần rồi. Già Đô là một nhân vật trong  Chuyện Kể Năm Hai Ngàn của Bùi Ngọc Tấn:

Già là một lính thợ Pháp quốc trong đại chiến thế giới thứ hai. Từ Pháp già đã tới Algérie, Maroc (cái lý lịch ấy thật tai vạ cho già). Già đã là thợ đốt lò dưới con tàu Commerce Maritimes thuộc hãng Đầu Ngựa. Hải Phòng – Marseille là hành trình những năm tuổi trẻ của già. Làm được hai năm già thôi việc. Chỉ vì già không chịu được những lời mắng nhiếc của chủ

Già bỏ tàu lên thành phố Marseille. Vào quán rượu quen. Uống. Uống nhiều. Và không trở về tàu nữa. Lang thang ở Marseille cho đến đồng frăng cuối cùng, già tìm được việc làm trong một xưởng sửa chữa xe có động cơ. Từ xe gắn máy, các loại ô-tô tới xe nâng, cần cẩu. Tại đây già bị động viên vào một đơn vị cơ giới. Già sang Maroc, Algérie, vẫn làm nhiệm vụ sửa xe.

Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc. Già trở về Marseille. Trở về xưởng cũ. Lấy vợ. Cô Jeannette bán hoa quả ở gần bến cảng lớn bổng lên khiến già ngỡ ngàng, xao xuyến. Hai vợ chồng vay vốn mở một tiệm rượu nhỏ. Khách là những người phu pooc-tê, những thuỷ thủ, những người thợ nhan nhản ở thành phố Marseille.

Rồi già biết quê nhà đã được độc lập. Niềm sung sướng lớn lao và nỗi nhớ quê hương, nỗi sầu biệt xứ bỗng cồn cào trong lòng không chịu nổi. Càng không chịu nổi khi biết tin hiệp nghị Genève đã ký kết. Một nửa đất nước được độc lập. Lại thêm thôi thúc vì chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo đất nước là người từng lâu năm ở Pháp, cũng từng là một mạch-lô.

Già về nước. Khi đó bà Jeannette đã sinh cho già một cô con gái xinh đẹp, có nước da trắng của bà, có mái tóc và đôi mắt đen của già Đô. Mặc bà vợ khóc can ngăn, già nhất định về nước. Rồi già sẽ sang đón bà về. Độc lập rồi, xây dựng sẽ rất nhanh. Đất nước sẽ phát triển rất nhanh. Dân tộc ta thông minh, cần cù, chiu khó lại được bao nước giúp đỡ. Đất nước đang cần những bàn tay như già...” (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập II. CLB Tuổi Xanh, Westminster, CA: 2000).

Nói tóm lại, và nói một cách ví von: Già Đô là một Nguyễn Mạnh Tường của giới công nhân nhưng trung vận (cũng như hậu vận) đen đủi hơn nhiều. Tuy không chết rục trong tù nhưng Già Đô cũng sống không nổi trong lòng Cách Mạng, vẫn theo như lời của Bùi Ngọc Tấn:

Khoảng một tháng sau, già Đô trở lại nhà hắn. ở nhà hắn đi ra như thế nào, già trở lại cũng y như vậy. Một Vitali cô đơn, bị bọc, rách rưới, mang xách, nặng mùi. Có một điều khác: Tàn tạ hơn, mệt mỏi hơn, nhưng ẩn một tia hy vọng vì đã tìm ra lối thoát.

Già hỏi hắn: “Cụ có giấy bút không? “Và nhanh nhẹn đỡ lấy những thứ đó từ tay hắn. Già đeo kính.Cái kỉnh lão mắt tròn tròn cổ lỗ hồi đầu thế kỷ, một mắt lại vỡ rạn hẳn là quá nhẹ với già, nên già phải ngửa đầu ra phía sau mà nhìn vào tờ giấy. Già viết rất khó khăn. Bé Dương lại sán đến để chạm tay vào chòm râu rễ tre, cuồn cuộn của già, nhưng già khẽ khàng bảo nó:

- Đi chơi, để bác làm nhé.

Nó đi ra chỗ bố. Thì đành đứng đó nhìn chòm râu già vậy.

Bỗng già buông bút, nhìn hắn:

- Hay là cụ viết giúp tôi.

Hắn vui vẻ nhận lời. Già đọc:

- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Kính gửi Sở Công an.

-, gượm đã. Hay là kính gửi Ban giám thị trại VQ nhỉ?

- Nhưng mà nội dung đơn là gì cơ?

- Tôi xin trở lại trong ấy.

Hắn choáng người, đặt bút xuống, nhìn già chăm chăm.

- Tôi suy nghĩ kỹ rồi, cụ ạ. Ở trong ấy tốt hơn.

Già chớp chớp mắt:

- Đời tôi là không gia đình. Ở đâu cũng vậy thôi.

Hắn hiểu. Cuộc sống trong tù đối với già dễ chịu hơn rất nhiều. Nhưng phải chết ở trong ấy. Già không sợ nữa sao?

- Ở ngoài này tôi không chịu đựng nổi nữa rồi.

Hắn cảm thấy già có lý: Với già sống ở ngoài đời đáng sợ hơn chết ở trong tù nhiều lắm.

- Thế thì phải làm đơn gửi Sở Công an. Trại người ta không nhận đâu. Phải là từ Sở đưa lên. Trại đã xuất kho mình rồi, ai người ta nhập kho mình nữa.

- tứ thế. Cụ viết giúp tôi.

Hắn viết. Già ngồi im lặng. Hắn bảo già:

- Cụ nghe tôi đọc lại nhé.

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Đơn xin vào lại trại cải tạo…

Già nghe, gật gù… “Được. Được”. “Già ký vào đây”. Già ký. Ký xong vẻ mặt già bỗng thay đổi. Từ hy vọng chuyển sang lo lắng. Không biết người ta có nhận đơn không? Già bảo hắn, giọng bi quan:

- Làm đơn thì làm, chứ chưa chắc đã ăn thua gì đâu, cụ ạ.

Đó là lần cuối cùng già lại nhà hắn. Việc nộp đơn xin vào trại của già không được chấp nhận...

Sau đó:

“Già đi bới rác. Già lê la ở các cửa hàng mậu dịch, khách sạn. Dồn dịch những bát phở, vét đĩa, nhặt những mẫu bánh mì thừa… Rồi đến một ngày già không đi được nữa. Già thấy mình đang phiêu diêu…

Già chọn cho mình chỗ nằm để phiêu diêu: Một ngôi đình đổ nát và bị bỏ quên… Ngôi đình hoàn toàn hoang phế. Không một dấu vết thờ phượng. .. Thực là một chỗ nằm yên tĩnh lý tưởng để phiêu diêu. Chẳng ai quấy rầy già. Phiêu diêu là một cảm giác sung sướng lạ lùng. Chẳng nhớ được một điều gì, chỉ thấy mình đang tan đi và đang bay

Đó là mùa xuân năm 1975, cũng đang mùa mưa dầm, hắn đã ra tù được hai năm, đã được gặp ông Trần và quân tata sắp đánh Buôn Mê Thuột mở đầu công cuộc gii phóng toàn thể miền Nam, thu giang sơn về một mối.” (sđd224-226).

Lần cuối tôi có dịp nói chuyện với nhà văn Vũ Thư Hiên, cũng vào mùa xuân – đầu xuân năm 2013. Gần bốn mươi năm đã qua nhưng cái quyết định “dứt khoát là phải làm một cuốn phim về cuộc đời Già Đô” thì vẫn còn nằm trong … dự tính:

-  Dè sẻn lắm cũng phải có ngót nghét trăm triệu đô thì mới thực hiện một cuốn phim hoành tráng. Đã không làm thì thôi mà làm thì phải đâu ra đó mới được.

-  Dạ, vâng.

Tôi tán thành với ít nhiều dè dặt. Sự dè dặt mà tiếc thay tôi đã không có được trong những lúc trà dư tửu hậu (khi rượu vào lời ra) vào những năm về trước. Trước đó, tôi hào phóng và quả cảmhơn nhiều:

-  Hơn trăm triệu Mỹ Kim cũng không thành vấn đề. Hễ cứ trúng số, dù  mấy trămchăng nữa, em cũng đưa anh tất.

-  Đám cưới của Già Đô với bà Jeanette, cũng như lúc gia đình chia tay tất nhiên phải quay ngay tại Marseille cơ. Dựng lại nguyên cảnh cái bến cảng này, hồi giữa thế kỷ trước, tốn kém lắm – hiểu chưa?

-  Dạ hiểu.

Tôi không thuộc loại người chậm hiểu hay bội hứa chỉ có điều đáng tiếc (khiến ai cũng phải phàn nàn) là tôi chả trúng số bao giờ. Cuốn phim Già Đô, vì thế, vẫn cứ còn phải nằm chờ nhưng thời gian thì đâu có chịu đợi ai. Ở Việt Nam đã xuất hiện những Già Đô mới, cũng rất đậm nét bi hài, và có “nguy cơ” làm mờ nhạt nhân vật Già Đô của Bùi Ngọc Tấn – theo như tường thuật của biên tập viên Mặc Lâm:

Bùi Hằng đã bị giam giữ sang ngày thứ 10, chưa được thả.

Bùi Hằng đã bị giam giữ sang ngày thứ 10, chưa được thả.

Vào thời khắc gần đón giao thừa năm Giáp Ngọ, công an bao vây nhà bà Bùi Thị Minh Hằng đe dọa chủ nhà không được chứa chấp hai người tù vừa được trả tự do là hai anh em Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Minh Trí.”

Hai hôm sau, ký giả Trương Minh Đức cho biết thêm:

Hơn 20 công an đã ập vào nhà tôi (Trương Minh Đức) tại đường N3 khu phố 04 thị trấn Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát Tỉnh Bình Dương kiểm tra hộ khẩu vào lúc 0 giờ 55 phút, rạng sáng ngày mồng 03 tết (02/01/2014) trong lúc kiểm tra có hai anh Huỳnh Anh Tú và Huỳnh anh Trí vừa ghé qua thăm gia đình tôi vào lúc 21 giờ, vì đêm quá tối nên hai anh đã nghĩ lại qua đêm.”

Nhửng mẩu tin trên dễ khiến độc giả của Chuyện Kể Năm 2000thốt nhớ đến tình cảnh của Già Đô,khi mới ra tù, lúc đang sống chui rúc và lén lút tại căn nhà (20 mét vuông) của người bạn cùng tù Bùi Ngọc Tấn:

Khi hắn chợp được một lúc mà hắn tưởng như đã lâu lắm rồi, có tiếng đập cửa và tiếng gọi to như ra lệnh:

- Mở cửa nhé! Kiểm tra hộ khẩu đây.

Đó là điều hắn vẫn chờ đợi. Và hắn đã chuẩn bị sẵn câu trả lời. Hắn bật điện, mở cửa...

- Ai kia?

Cái nhìn hướng vào lùm chăn ở góc nhà, góc trong cùng cạnh chỗ thằng Hiệp.

Cái chăn lùng nhùng cọ quậy và một người ngồi nhỏm dậy. Già Đô râu dài, tóc xoã, dăn deo, sợ sệt, mắt nheo nheo vì chói ánh đèn.

Người ta nhìn vào hắn. Ngọc cũng đã ngồi dậy. Nàng cố chỉnh đốn y phục, vuốt tóc tai cho đỡ bù xù, bước ra:.

Dạ thưa các anh, đây là bạn nhà tôi ạ.

- Có đăng ký tạm trú không?

….

- Dạ, chưa ạ.

- Bác khách có giấy tờ gì không?

Già Đô hất hẳn chiếc chăn bông ra. Già tìm trong đống bùng nhùng chăn màn, áo, túi, lấy ra một tờ giấy. Đó là tờ lệnh tha... (sđd, trang  219-220).

Nhà nước hôm nay hung hãn hơn xưa thấy rõ. Tuy thế, chuyện săn lùng và đe doạ  người dân (xem chừng) không còn dễ dàng như trước nữa.

Bà Bùi Minh Hằng, và ông Trương Minh Đức – ngó bộ– đều không hiền lành như ông bà Bùi Ngọc Tấn ngày nào. Họ không ngại “ăn thua đủ”với lực lượng công an để bảo vệ hai người bạn tù vừa mới được tha: Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Anh Trí.

Hai nhân vật này, rõ ràng, cũng không dễ “nuốt” như Già Đô xưa cũ. Thay vì làm đơn xin trở lại tù, ngày 13 tháng 2 năm 2014, họ đã cùng nhiều nhân vật khác (của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị& Tôn Giáo Việt Nam) đứng tên dưới một Kháng Thưphản đối “việc Công An Đồng Tháp vi phạm pháp luật khi bắt giam người tùy tiện, vi phạm công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam vừa tham gia ký kết.”

Bỉ nhất thời dã. Thử nhất thời dã. Hồi đó là một thời. Bây giờ là một thời (đã) khác. Cái thời mà Đảng và Nhà Nước có thể giết chết Già Đô, hay chôn sống Nguyễn Mạnh Tường bằng sổ gạo và tem phiếu – vĩnh viễn – đã qua rồi.

Thời của những Già Đô Mới hứa hẹn nhiều biến động hơn và, nếu làm thành phim, chắc chắn (sẽ ) hấp dẫn hơn

© Đàn Chim Việt

 

5 Phản hồi cho “Những Già Đô Mới”

  1. Sương Lam says:

    Bác Hồ và cả Bác Tôn
    Hai bác đều thích ôm hôn nhi-đồng
    Hai bác má đỏ hồng-hồng
    Các cháu nhi-đồng mặt mũi tái xanh

    Bác Nguyễn Lương Bằng, ít người lương bằng lương bác
    Ông Tôn Ðức Thắng, nhiều thằng đức thắng hơn ông

    Bảng đỏ sao vàng,
    Sang giàu bỏ đảng.

    Bao giờ bánh đúc có xương
    Mới mong Cộng-Sản yêu-thương dân lành
    (tác giả Nguyễn Chí Thiện ?)

  2. Trung Kiên says:

    Chị Bùi Thị Minh Hằng quả là người phụ nữ can trường, rất xứng đáng là hậu duệ của bà Trưng, bà Triệu, những vị nữ ANH HÙNG của dân tộc Việt Nam!

  3. Phạm Quốc Bảo says:

    Bài viết hay, Già Đô ngày xưa là hai anh Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Anh Trí ngày nay.
    Xem ra chế độ CSVN ngày nay tệ hại hơn thời Già Đô nhiều. Cám ơn ôn Tưởng Năng Tiến.

  4. LeThiep says:

    “chúng tao thà chết một đống, còn hơn sống một người, bắn đi . Chúng tao không muốn sống nữa đâu: Nước sắp mất, còn nhà của hàng triệu triệu người dân đen chúng tao thì đã tan nát dưới bàn tay vấy máu của lũ lãnh đạo khốn nạn chúng mày rồi……”

    “từ thằng Trọng, thằng Anh, thằng Sinh, thằng Hải, thằng Dũng, thằng Quang…không thằng nào thiếu tội bán nước, giết dân “

    “Cái lũ cộng sản này còn ăn trên mồ mả, xác chết của đồng loại, ác hơn cả phát xít, hít le, cả cú cáo, ác điểu , diều hâu, quạ xám…”

    Tác giả: Trần Khải Thanh Thủy – :…Vừa bắt đầu giờ làm việc buổi sáng (28/11/2013), gần 1500 người dân oan thuộc 63 tỉnh thành cả nước đã đồng lòng kéo nhau về khu vực tiếp dân thành phố Hà Nội để biểu tình đòi quyền lợi, chế độ cũng như đất đai nhà cửa bị mất. Tất cả chia thành hai đoàn quân khổng lồ, mỗi đoàn hơn 700 người cùng quyết tâm dạy cho bè lũ tay sai của đảng cộng sản… trung quốc một bài học về lòng căm thù, sức mạnh của người dân khi bị đẩy đến đường cùng. Đó chính là ban nội chính trung ương, đứng đầu là tên Nguyễn Phú Trọng, trưởng Ban chống tham nhũng, Ba phó ban: Trần Đại Quang (bộ trưởng bộ công an) Nguyễn Bá Thanh, Lê Hồng Anh – cùng 11 ủy viên trung ương khác.

    Hơn 700 người trong nhóm, không phân biệt gái trai già trẻ, tỉnh này, tỉnh kia, cùng ra sức ru đẩy cửa sắt để tràn vào bên trong khu vực tiếp dân, chất vấn các cán bộ thuộc ban bệ, ngành, sở, yêu cầu giải quyết dứt điểm hàng vạn, triệu đơn thư tồn đọng trong vài chục năm qua.

    Trong vòng một buổi sáng, họ đã hai lần la hét, ru đẩy khiến cánh cổng sắt đang khóa , hai lần bị bật tung. Cả trăm người tràn vào nhưng bị lực lượng công an, côn đồ cùng bảo vệ đẩy ra ngoài , khiến ông Lại Văn Sơn 70 tuổi bị trọng thương vì bị hai cánh cửa sắt đập vào người.

    Không nản, đám người ngồi la liệt trên vỉa hè, lề đường , trong khu vực tiếp dân để nghỉ ngơi dưỡng sức và lại tiếp tục tràn lên, la hét, đập phá, quyết tâm xô bằng được hai cánh cửa sắt nặng nề để tràn vào… không cho chúng áp bức. Sức dân tràn lên là chúng nó sợ run.

    Nhóm hai đông hơn, khoảng 800 người đang tràn ra đường như một đàn châu chấu khổng lồ chặn hết các ngả đường khiến giao thông tắc nghẽn. Cả một rừng khẩu hiệu được căng ra , từ góc độ cá nhân như bà Đinh Thị Hòa Bắc Giang (theo kiện 22 năm ), Trần Ngọc Anh (Vũng Tàu -21 năm), chị Đặng thị Thông (Thái Bình-29 năm ), Nguyễn thị Tư ( Bình Thuận- 11 năm) v.v đến các tập thể , đơn vị, làng xã…Khẩu hiệu lớn nhất đập vào mắt mọi người là:

    - “Yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam thực hiện đúng nhân quyền của liên hiệp quốc, đừng dùng pháp quyền Việt Nam: Các ban bệ trong phòng tiếp dân giơ tay chỉ lên, văn phòng chính phủ giơ tay chỉ xuống, ủy ban các cấp xắn tay cướp bóc của dân”

    Tiếp đến là các khẩu hiệu nhỏ hơn nhưng không kém phần quyết liệt:

    - “Dân oan Việt Nam quyết tâm tiêu diệt tham nhũng. Tham nhũng là quốc nạn, là sự xỉ nhục đối với chính thể Việt Nam, là bán đứng tổ quốc cho tàu khựa .

    -Đả đảo tham nhũng , đả đảo bè lũ phản động hại nước hại dân

    -Đề nghị thủ tướng giải quyết dứt điểm vụ Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên.

    -Nông dân Đắc Nông yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam trả lại quyền sống, quyền làm người cho dân.
    Cho dù lực lượng công an bí mật tăng cường thêm một lượng lớn côn đồ trẻ khỏe trong độ tuổi từ 20-27, mặc thường phục, đội mũ cát két sùm sụp, đeo kính mát to bản, hoặc khẩu trang bịt mõm, để trấn áp dân , người dân vẫn tràn lên , bất chấp, lăn xả.

    Từ bên này bờ đại dương, qua điện thoại, tôi nghe rõ mồn một tiếng chửi bới, la ó của bà con, từ giọng Nam, giọng Bắc, giọng Trung cùng tưng bừng gào thét, réo tên lãnh đạo ra mà chửi:

    -Đ.mẹ chúng mày, tưởng ăn cướp của dân mà được à? Chúng tao đéo còn gì để mất, chỉ còn hai bàn tay trắng thôi , phá cửa, đập khóa đi bà con ơi

    -Tổ sư cha bốn thằng tứ trụ triều đình. chúng mày là một lũ ăn cướp, bóp hầu bóp họng lừa đảo dân, chúng mày lùa quân vào cưỡng chiếm Miền Nam, bắt gia đình tao phải bán nhà cho cán bộ chúng mày ở, đưa chúng tao đi kinh tế mới , đổ mồ hôi sôi nước mắt mới khai phá được vài nghìn mét đất , thì chúng mày lại vào hùa với nhau để cướp trắng… Tao vì quyền lợi, nghĩa vụ mà đi đòi thì chúng mày bỏ tù để con lìa mẹ, vợ lìa chồng… Mả mẹ chúng mày chứ, chúng mày làm tứ trụ triều đình mà để cho dân khổ ,dân nhục thế này à? Mả mẹ chúng mày

    Chen giữa những tiếng than khóc, la lối um xùm của bà con là tiếng nói lạc lõng của công an:

    - Đề nghị bà con giải tán, nếu không bắt buộc chúng tôi phải dùng biện pháp mạnh.

    - Á à, mày dám doạ chúng ông à, chúng ông không đánh cho tuốt xác ra thì thôi chứ. Nghị định 08 cấm đàn áp dân oan đi khiếu kiện của thằng bố chúng mày để đâu hả? Có giỏi thì cứ đánh đi, văn bản Việt Nam vào tổ chức nhân quyền thế giới còn trong tay tao đây này. Nào…

    - Đ. cả lò chúng mày chứ, chúng mày lớn tiếng về tự do nhân quyền với thế giới mà cậy khỏe, cậy dùi cui đàn áp dân như thế này à? Chúng mày có giỏi cứ sai người cầm súng bắn chết hết dân đi, chúng tao thà chết một đống, còn hơn sống một người, bắn đi . Chúng tao không muốn sống nữa đâu: Nước sắp mất, còn nhà của hàng triệu triệu người dân đen chúng tao thì đã tan nát dưới bàn tay vấy máu của lũ lãnh đạo khốn nạn chúng mày rồi.

    Trong khi đám công an, côn đồ mải đối phó với dân, thì nhóm phóng viên truyền hình của đảng cộng sản bị cả số đông bà con quây chặt, chửi rủa:

    - Mả cha chúng mày chứ , chúng mày quay phim, chụp ảnh để về báo cáo cho thằng bố chúng mày nhận mặt, chỉ tên, bắt , nhốt chúng tao hả? Nè cái mặt tao đây nè. Quay đi, quay đi mà báo cáo…….

  5. Lão Ngoan Đồng says:

    XIN BAN BIÊN TẬP VUI LÒNG
    CHO ĐĂNG BỔ TÚC GÓP Ý DƯỚI ĐÂY
    CHO CHUNG MỘT CHỦ ĐỀ, MỘT MẠCH VĂN

    Lão Ngoan Đồng

    =====

    GIA ĐÌNH HUỲNH NGỌC TUẤN TIẾP TỤC BỊ CÔN AN SÀCH NHIỄU

    Ngày 19 tháng 2 năm 2014, ba tôi ông Huỳnh Ngọc Tuấn và em trai tôi Huỳnh Trọng Hiếu từ Quảng Nam vào Bình Định dự lễ giỗ quốc sư Phước Huệ tại Tổ đình Thập Tháp của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất theo lời mời của Hòa thượng Thích Viên Định.

    An ninh Quảng Nam và công an Bình Định phối hợp theo dõi họ từ Quảng Nam đến Bình Định. Ngày giỗ 21 tháng Giêng Âm lịch là ngày lễ quan trọng của Giáo Hội PGVNTN. Hàng trăm công an Bình Định được điều động tới để theo dõi chư tăng và Phật tử ở chùa Thập Tháp, Bình Định.

    Chiều ngày 20 tháng 2 năm 2014, xe của thầy Thích Từ Giáo cùng Phật tử Quảng Trị đã đưa ba và em trai tôi về Quảng Nam.
    Hơn 3h chiều, xe về tới Tam Kỳ tại đầu đường Thanh Hóa (Nam Quảng Nam), ba và em trai tôi bước khỏi xe định đón xe taxi về nhà thì khoảng 10 tên thanh niên thường phục bịt kín mặt nhảy từ một chiếc xe taxi đã đậu sẵn gần đó ập vào đánh đập túi bụi. Đường Thanh Hóa là một trong hai con đường duy nhất dẫn về nhà tôi.

    Ba tôi bị họ túm lại, nhấc lên và ném mạnh xuống đường. Nhưng Huỳnh Trọng Hiếu là người bị đánh nặng nhất. An ninh đánh liên tục vào đầu, mặt, hông và bụng của em trai tôi.

    =======

    Gia đình Hùynh Thục Vy thân mến,

    Cảnh sát công an là lực lượng bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự cho dân cho xã hội,
    mà lại trở thành một công cụ khủng bố đắc lực cho bạo quyền CS, thật là hét ý kiến !

    Chính quyền CS để tham nhũng hoành hành dữ dội khắp nơi trong nước,
    để ngoại bang hà hiếp, nhưng lại không cho dân tỏ bày phản dối trong ôn hoà.
    Tổng Ngô Quang Kiệt từng nói, cảm thấy xấu hổ khi càm hộ chiếu CS ra nước ngoài.
    Chính vì thế CS đã coi Tổng Kiệt như cái gai nhọn trong mắt, cần nhổ bỏ bằng mọi giá !

    Với CS KHÔNG THỂ nói chuyện TỬ TẾ
    bằng thái độ ôn hoà và cư xử lịch sự, nhã nhặn …

    CS hiện thân của LƯU MANH, LÁO LỪA, KHÁT MÁU,
    thường xuyên mị dân bằng mọi thủ đoạn đê tiện, xấu xa nhất,
    chuyên sử dụng bạo lực vô nghĩa (non-sense violence) với dân lành,
    đặc biệt với ai dám bày tỏ bất mãn với chúng, hay cản trở chúng làm ác.

    Một chính quyền BẤT CẬN NHÂN TÌNH không thương dân, chuyên khủng bố dân
    ta cần phải THỦ TIÊU THẬT NHANH BẰNG MỌI GIÁ, dù phải dùng đến bạo lực đi nữa.

    Tóm lại,
    chẳng những phải luôn luôn NÓI KHÔNG với chúng
    mà còn phải can đảm CHỐNG TRẢ tích cưc để tự vệ !
    Bởi chúng chẳng bao giờ ngưng nghỉ hành hạ ta đến chết.
    Trong thực tế chúng sách nhiễu gia đình Thục Vy liên tục.
    Có phản đối cũng bằng thừa; có kêu cứu bên ngoài đã muộn !

    Kết, muốn QUYẾT SINH cần phải bíết QUYẾT TỬ !

    Dân ta vượt biên ngày xưa là đi tìm sự sống trong cái chết !
    Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh là đi tìm sinh lộ cho dân cho nước.
    Bùi Hằng, Tạ Phong Tần … là những anh thư đối đầu “dữ dằn” nhất với CS.
    Họ không hề nhân nhượng một li nhỏ trước CS, cho dù thân thể bầm dập vì CS.

    Lão Ngoan Đồng
    Tổ sư Y trị

Leave a Reply to Sương Lam