WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sao Ngọ lại về quê?

Pham Qúy Ngọ nhận hàm thượng tướngKhi cắm được lá cờ nửa đỏ nửa xanh lên nóc Dinh Độc Lập thì các anh về quê lấy đít trâu làm thước ngắm.

Nơi quê nhà, các anh tự hỏi: Bí thư làm thế nào mà giàu nhanh thế? Chủ tịch ăn gì mà béo thế? Công an tiền đâu ra mà xa hoa thế? Trong khi một người mẹ trẻ với ba con thơ nheo nhóc, không may ngã gãy chân, phải bán hết mọi thứ để chạy chữa, trong nhà còn lại 20 kg lúa cũng bị tịch thu.

Các anh cay đắng nhận ra rằng các anh đã bị lừa. Các anh đi giải phóng miền Nam, nhưng chính quê hương của các anh đang quằn quại rên xiết trong thương đau tăm tối.  

Các anh đã cùng với những người dân cùng khổ Thái Bình đứng lên phá bỏ mọi uy quyền thối nát. Bắt sống bọn cường hào ác bá. Kéo sập ủy ban. Tịch thu con dấu. Đập bỏ tượng Bác. Ngăn mọi ngả đường. Cả miền Bắc rung chuyển từ Nam Định lên Vĩnh Phú, từ Hải Hưng xuống Quảng Ninh.

Thái Bình – 1997 đã đi vào lịch sử.

Đúng thời điểm đó Phạm Quý Ngọ xuất hiện. Ngọ đương đầu với những người dân trên chính quê hương mình. Sau lưng Ngọ là đảng, trước mặt Ngọ là hàng ngàn cảnh sát, có súng đạn, có lựu đạn cay, có vòi rồng, có chó bẹc-giê, có dùi cui lá chắn, có roi điện, có nhà tù, và hiển nhiên là Ngọ cũng lưu manh hơn.

Nữ văn sỹ Dương Thu Hương, người Thái Bình, đã lăn lộn trên mảnh đất quê hương thấm đẫm mồ hôi và nước mắt kể: Trong một đêm hàng nghìn cựu chiến binh đã bị bắt, rồi bị phân chia vào các trại tù sống giữa đám tù hình sự. Bọn tội phạm được hứa hẹn giảm án theo thành tích: Giết được một người, án giảm hai năm. Giết hai người án giảm bốn năm… Cứ thế mà làm.

Những chiếc đũa ăn cơm được vót ra bằng gốc tre đực cứng như sắt, một đầu chuốt nhọn như kim đan. Khi các cựu chiến binh Thái Bình đang ngủ, bọn tội phạm bất thình lình đóng chiếc đũa này vào lỗ tai của họ. Đũa xuyên suốt từ tai nọ sang tai kia. Nạn nhân chết tức khắc, không kịp kêu một tiếng, không chống đỡ tự vệ, không ồn ào la hét.

Ngọ đã xóa sạch cả linh hồn và thể xác của cuộc nổi dậy. Từ đó, Thái Bình trở nên rất thái bình, không còn sức đứng lên như Văn Giang của Hưng Yên, như Vụ Bản của Nam Định, hay Tiên Lãng của Hải Phòng.

Ngọ bước lên đài danh vọng và quyền lực từ thành tích đàn áp cuộc nổi dậy trên quê hương mình. Nếu không có Thái Bình – 1997 thì không có thượng tướng công an Phạm Qúy Ngọ hôm nay.

Với kinh nghiệm đầy mình Ngọ được đảng tin giao điều tra, xử lý vụ Đoàn Văn Vươn. Nhiều người nhẹ dạ tưởng Ngọ sẽ làm một cuộc canh tân, một đột phá. Không! Ngọ vẫn là Ngọ. Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng còn thối nát ngàn lần so với vụ án Nọc Nạn, Bạc Liêu của Pháp cách đây ngót trăm năm. 

Ngọ lại được giao thụ lý đại án Vinaline. Dương Chí Dũng, có nick là “Dũng cảng” nhân vật chính của đại án đã mang một triệu rưỡi Mỹ kim biếu Ngọ. Ngọ hứa “Chỗ anh em, chú cứ yên tâm để anh lo”.

Ngọ báo cho Dũng ngày giờ bị bắt để tìm đường cao chạy xa bay. Ngọ phát lệnh truy nã. Dũng kỳ vọng Ngọ chỉ giả vờ truy nã, nào ngờ Ngọ làm thiệt. Dũng bị bắt mà vẫn ngây thơ tin rằng với số tiền lớn như vậy thì Ngọ chỉ giơ cao đánh khẽ. Ngọ sẽ giả vờ điều tra, giả vờ lấy cung, giả vờ truy tố, giả vờ công minh, giả vờ trong sáng. Không ngờ Ngọ ăn tiền. Ngọ hứa, nhưng Ngọ chẳng làm gì để cứu gia đình họ Dương.   

Trong nháy mắt mà “Dũng cảng” lừng danh bỗng thành tử tội. Dũng mỉm cười. Dũng ngâm thơ, rồi lật ngửa lá bài cuối cùng trước mặt tòa.  

Cao thủ cỡ Ngọ thừa biết mình đã thành vật tế thần xa xỉ cho Đại hội XII. Ngọ cao tay hơn, vượt ra ngoài sự tính toán của những bậc đa mưu. Ngọ làm một đám cưới hoành tráng cho con xong, chọn ngày lành tháng tốt rồi lăn đùng ra chết.

Ngọ chết hết chuyện. Chẳng ai làm chứng được Ngọ đã làm lộ bí mật nhà nước và nhận triệu rưỡi đô Mỹ tiền mặt. “Dũng cảng” là tử tù, tâm thần hoảng loạn, khai báo lung tung, tiền hậu bất nhất. Án bị đình chỉ. Vợ con Ngọ thở phào. Bao nhiêu đồng chí khác cũng rung đùi khoái chí.

Ngọ theo gương những đàn anh Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, không thèm nằm nghĩa trang Mai Dịch, mà về quê. Được tiếng là giản dị, về với dân, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên mà bia mộ lại không bị bôi cứt mỗi đêm. Ông Thọ âm thầm về Nam Định. Tướng Giáp thì trống rong cờ mở vào cố thủ Quảng Bình. Hai ông về lại cố hương là đúng vì ít ân oán nơi quê nhà.

Còn Ngọ! Thái Bình – 1997 vẫn còn nguyên vẹn. Chẳng biết Ngọ có nhầm không mà lại về quê.

21/02/2014 

© Trần Hồng Tâm

© Đàn Chim Việt

 

 

20 Phản hồi cho “Sao Ngọ lại về quê?”

  1. Dân Thai Binh says:

    Ngọ,Thượng tướng “công thành vạn xác khô” đó là xác giặc còn đây là dân, là đồng bào Thái bình thì làm sao tránh ai oán hận căm. Hai bao cao su ,nhốt tù Hà Vũ để bịt miệng,nhưng làm sao giam cầm nhân quả. Đời có vay có trả là lẽ công bằng. Nào Thái bình, Tiên Lãng Vinaline…Quá nhiều cho một đôi vai chính ông Ngọ. Dù sao cũng mong ông sớm đi đường lành. Buông đao thành Phật. Đừng để quá trể hởi các quan.
    Dân Thái Bình

  2. Bandoc says:

    Năm 97 ông Ngọ chỉ đạo công an huyện Quỳnh Phụ đàn áp phong trào nông dân địa phương. Một người anh trong ngành công an hồi ấy kể lại “Có lần ông cho người bưng di ảnh nói là của anh mình liệt sĩ tiến vào UBND huyện . Lập tức mấy công an lao tới, người kia buông tay di ảnh rơi vỡ tan. Người dân thấy vậy xông vào. Thế là công an chìm nổi ra tay bắt một số lãnh tụ phong trào” Ôi! Chiến công đàn áp dân của ông Ngọ dân Quỳnh Phụ còn nhớ mãi.

    BDTN

  3. Lại Mạnh Cường says:

    XIN BAN BIÊN TẬP CHO ĐĂNG LẠI BÀI VIẾT NÀY
    ĐỂ SÁNG TỎ CÔNG LAO CỦA ÔNG NGỌ GIÚP CHO
    CS ĐÀN ÁP DÂN ĐEN TRONG SỰ KIỆN THÁI BÌNH 1997

    Xin cám ơn rất nhiều

    =======

    Về công trạng của ông Phạm Quý Ngọ

    Vũ Dậu

    Hôm nay, ngày 23 tháng 2 năm 2014 là ngày đại tang của gia tộc ông Phạm Quý Ngọ và bản tộc họ Phạm xã Đông Cường, Đông Hưng, Thái Bình. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến ông Ngọ về sự mất mát có thể lẽ ra chưa đến này.

    Tôi nghĩ, ngay bây giờ mà nói ra những điều mắt thấy tai nghe về công trạng của ông Ngọ là không đáng kể thì thật là có lỗi khiếm nhã với người đã khuất. Nhưng suy cho cùng, vào thời buổi các chính khách đối xử với dân chả ra gì, người sống còn chẳng tử tế với nhau thì người chết cũng chả có nghĩa lí gì.

    Về công trạng của ông Ngọ trung ương không biết chứ dân thì biết rõ. Ông về làm đội trưởng cảnh sát điều tra ở Quỳnh Phụ, có công trấn áp được một số tên cộm cán trong giới tội phạm. Ông là một cán bộ “cộm cán” tiêu biểu xuất sắc nhất trong những người cán bộ cộm cán. Tôi xin phép bạn đọc dùng từ “cộm cán” vì tra từ điển tiếng Việt không có từ này. Cứ tạm ngầm hiểu nghĩa là đứng đầu một cách tuyệt đối.

    Có việc dính líu đến công trạng của ông Ngọ được truyền thông tung hô mà trên thực tế thì không phải công của ông Ngọ. Phải nói ra điều này để mọi người khỏi nhầm lẫm.

    Năm 1997 xảy ra vụ nổi loạn của nông ân Thái Bình mà tâm điểm là huyện Quỳnh Phụ bởi vì những chủ trương chính sách phi lí, áp bức bóc lột dân lành, thu phí, huy động sức dân vượt quá sức chịu đựng của họ. Đó chính là hậu quả của cái bệnh thành tích, đồng thời tiếp tay cho cán bộ tham nhũng. Vì thế tháng 11-1994 có 139 hộ trong 156 hộ nông dân thôn Ô Cách, xã Quỳnh Xá xin ra khỏi Họp tác xã.Từ cuối năm 1996 đã xảy ra liên tiếp nhiều vụ nông dân đi khiếu kiện đông người, lên UB nhân dân huyện, rồi kiện vượt cấp lên tỉnh.

    Ngày 15-4-1997 gần 3000 người xã Quỳnh Hồng lên huyện gửi kiến nghị không được chấp nhận, họ đã rồng rắn đi bộ 25 cây số lên UB ND tỉnh để gửi đơn kiện. Sự việc trở nên nghiêm trọng và bùng nổ vì ngày 8- 5-1997 viện kiểm sát huyện kí lệnh bắt giam hai công dân xã Quỳnh Mĩ một cách vô cớ. Ngày 9-5 hàng nghìn người kéo nhau bao vây viện kiểm sát huyện, chửi bới xỉ vả dùng cả nhục hình đối với viện trưởng kiểm sát, yêu cầu phải thả ngay hai người của họ. Chiều 10-5-1997 công an tỉnh (lúc này anh Ngọ là giám đốc) đã đưa lực lượng khá hùng hậu với các phương tiện như xe vòi rồng, chó nghiệp vụ, lựu đạn cay…về để trấn áp biểu tình khiến cho tình hình càng trở nên nghiêm trọng.

    Ngay đêm hôm đó, tất cả các xã trong huyện dùng xe “công nông” chở người dân ình ịch đổ xuống chật ních khu vực ngã tư có trụ sở công an và viện kiểm sát, ước tính có tới 4, 5 ngàn người đứng chật cứng đoạn đường dài 2 km. Khi quả lựu đạn cay đầu tiên được cảnh sát ném ra thì đoàn người dồn lên, cuồn cuộn như sóng cồn, bão nổi. Gạch nung xếp một đống mấy vạn viên để chuẩn bị xây nhà tại cổng trường đảng gần đó bị người dân ném tới tấp như mưa rào vào trụ sở công an huyện. Họ hò nhau đẩy đổ tường bao, cứ nhìn thấy những cảnh sát quen mặt là xúm vào đánh cho nhừ tử. Cuộc lộn xộn đến trưa ngày hôm sau (11-5) mới ngưng, khi hai công dân bị bắt oan được thả. Có thể nói lòng dân phẫn nộ đến cực độ.

    Liên tiếp những ngày sau đó, điểm nóng khiếu kiện đông người tập trung tại xã Quỳnh Hoa. Trong lúc trời mưa rào như trút nước, đoàn người đầu trần chân đất có nhiều phụ nữ và trẻ em tham gia đã “áp giải” chủ tịch xã lên huyện, yêu cầu phải giải trình những vấn đề họ quan tâm. Công an huyện về xã bị bắt hàng loạt, trói dặt cánh khuỷu, khóa traí tay, đánh đập thành thương tích. Trong trận chiến đêm ngày 10-5, ba xe cứu hỏa của công an bị đập nát, 8 chiến sĩ bị thương. Anh Ngọ thua trận.

    Thời gian này, ông Phạm Thế Duyệt là trưởng ban dân vận trung ương nhận định rằng không có thế lực thù địch nào đứng đằng sau nhân dân Quỳnh Phụ, mà chỉ do huy động sức dân quá mức khiến họ không chịu nổi. Việc thu phí từ hơn 20 khoản xuống còn vài ba khoản, tự nhiên phong trào khiếu kiện im bặt. Lúc này anh Ngọ mới ra tay. Anh cho rà soát những phần tử quá khích, đánh công an, tóm cổ bỏ tù. Nông thôn Quỳnh Phụ đã bình yên rồi, lại càng bình yên hơn. Công của anh Ngọ là chỗ đó. Thắng lợi của anh nằm trong thắng lợi của cả hệ thống chính trị.

    Xin thắp nén nhang cầu cho chân linh anh Phạm Quý Ngọ về cõi vĩnh hằng siêu sinh tịnh độ. Chết là hết, khen chê nào có nghĩa lí gì, anh nhỉ? Xin cúi đầu vĩnh biệt!

    Tác giả gửi Quê Choa
    Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

  4. Tran le says:

    Chua thay ke den ong Ho duc Viet, truong ban to chuc trung wuong dang, ung cu vien sang gia cua chuc tong bi thu, se dua tranh voi Pham quang Nghi vao thoi diem dai hoi lan XII (Pham quang Nghi
    la uy vien BCT – bi thu Ha-noi), Ho duc Viet da bi phe canh Pham quang Nghi phuc kich danh up, boi loi lam “cung bai, me tin di doan tai noi lap den tho O Cho Dua HN”. Ho duc Viet bi tuc hoc mau ma chet, sau khi bi loai ra khoi BCT.

  5. T. says:

    Đôi lời nhắn gởi mấy “tướng trong quân đội và công an Cộng Sản Việt Nam”. Bọn 16 tên trong bộ chính trị trung ương là như vậy, khi bọn chúng không cùng “quan điểm” hay làm điều gì sai, hay khi bị lộ thì chúng sẽ giết ngay.

  6. Tuổi trẻ says:

    Điểm sơ qua một số cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng cộng sản VN.

    1. DƯƠNG BẠCH MAI: Đại biểu Quốc Hội (1904-1964) từng du học bên Pháp, Liên Xô, bị đột tử khi uống ly bia giữa 2 phiên họp Quốc Hội trước khi đọc diễn văn phản đối xã hội kiểu trại lính của Trung Cộng.
    2. ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH (1914-1967) Ủy viên BCT, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam kiêm Chính Ủy Quân Giải Phóng Miền Nam. Ông ta bị đột tử sau khi dùng cơm chia tay với HCM ở Phủ Chủ Tịch, trở về nhà thì ngay đêm hôm đó, khi gần sáng ngày 6/7/1967 bị ói ra máu chết, đúng ngày định trở về miền Nam lần thứ 2. Theo cuốn “Giọt nước trong biển cả”, trang 420, của Hoàng Văn Hoang, thì kẻ biết rõ âm mưu ám sát là Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh.
    3. ĐINH BÁ THI (1921-1978) cựu Đại sứ MTGPMNVN tại Paris, sau khi hoạt động tình báo tại Hoa Kỳ bị lộ, bị sát hại qua tai nạn xe hơi tại Phan Thiết.
    4. ĐẠI TƯỚNG CHU VĂN TẤN (1909-1984), nguyên là Bộ Trưởng BQP trong Chính Phủ Lâm Thời VNDCCH, bị cho là theo phe Hoàng Văn Hoan.
    5. ĐẠI TƯỚNG TMT HOÀNG VĂN THÁI (1915-1986) sui gia với Võ Nguyên Giáp. Khi chuẩn bị lên làm Bộ Trưởng BQP thay thế Văn Tiến Dũng thì chết đột ngột vào ngày 2/7/1986. Trước khi chết, Thái nói với vợ : “NGƯỜI TA GIẾT TÔI!”
    6. ĐẠI TƯỚNG LÊ TRỌNG TẤN (1914-1986) TTMT/QĐNDVN, Thứ Trưởng Quốc Phòng, chết thình lình vào ngày 5/12/1986. Có tin bị Lê Đức Thọ sát hại khoảng 5 tháng sau khi sát hại Hoàng Văn Thái.
    7. THƯỢNG TƯỚNG ĐINH ĐỨC THIỆN (1913-1987) Chủ Nhiệm Tongg Cục Hậu Cần bị “lạc đạn” chết trong lúc đi săn, nhưng nhà cầm quyền nói là “tai nạn giao thông”.
    8. TRUNG TƯỚNG PHAN BÌNH (1934-1987), Cục trưởng Cục Quân Báo, sau khi vừa bị Lê Đức Anh tước mất quyền binh, bị giết bằng cách bắn vào đầu vào ngày 13/12/1987 tại Sài Gòn, nhưng nhà cầm quyền nói là đương sự tự sát.
    9. THỦ TƯỚNG PHẠM HÙNG (1912-1988). Chết đột ngột vì bệnh tim, vào ngày 10/3/1988 tại Sài Gòn khi còn đang tại chức.
    10. THƯỢNG TƯỚNG CÔNG AN THI VĂN TÁM (1948-2008), đặc trách tình báo gián điệp đột tử trong lúc khỏe mạnh và đi công tác đó đây liên tục vào ngày 12/12, mà ngày 15/12, các cơ quan truyền thông mới đồng loạt loan tin là chết sau một thới gian dài lâm bệnh, mà không nói bệnh gì?…nhiều tin đồn cho rằng bị đầu độc.
    11. THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN NAM KHÁNH (1927-) Chính Ủy Sư Đoàn 304 Tây Nguyên, Bí Thư Đảng Ủy Sư Đoàn 3, Quân khu 5. Tháng 6/1978 làm Viện Trưởng, Bí Thư Đảng Ủy Học Viện Chính Trị Quân Sự từ 4/1979 – 1996, Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị QĐNDVN, Ủy viên Quân Ủy Trung Ương. Tướng Khánh tố giác TỔNG CỤC 2 lợi dụng chức vụ vu oan giá họa các đồng chí cao cấp kể cả tướng Võ Nguyên Giáp nên bị trù dập.
    12. Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, nguyên nhân vật số 2 của Bộ Quốc Phòng, qua đời ở tuổi 59 trong khi đang giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QĐNDVN và Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Cái chết bí ẩn của xảy ra trước ngày Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản (khóa X) diễn ra tại Hà Nội, là Hội nghị lần cuối trước Đại hội Đảng XI.
    13. Và ngày 18-2-2-14, Thượng tướng Phạm Quí Ngọ đang giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an lại chết đột ngột vì “căn bệnh ung thư quái ác.
    Còn biết bao nhiêu cuộc thanh trừng và trù dập khác như trường hợp của Thượng tướng Trần văn Trà (1919-1996), Trung tướng Trần Độ (1923-2002), Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (1908-1986), Thiếu tướng Đặng kim Giang (1910-1983), Cựu Phó thủ tướng Đoàn Duy Thành (1929-), Ủy viên BCT Trần Xuân Bách (1924-2006) …và tiếp theo sẽ là ai?

    • LeThiep says:

      Tướng Nguyễn Bình -tổng chỉ huy chiến trường Nam Bộ , trùm khủng bố đã từng giết nhiều người quốc gia – bị Hồ chí Minh diệt khử bằng cách bí mật chỉ điểm cho Pháp biết lộ trình trên đường về Bắc của y.

Leave a Reply to Tran le