WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trường hợp Lý Chánh Trung [1]

Phần 2

Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi. Ảnh: internet

Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi. Ảnh: internet

Trong một bài biên khảo  nhan đề: 20 năm giới trí thức miền Nam, tôi đã có dịp đề cập đến trường hợp Lý Chánh Trung.. như một biểu tượng của trí thức thiên tả miền Nam trước 1975. Nhưng nay ông vào tuổi xế chiều mà thời gian còn lại cho ông không còn bao nhiêu nữa. Vinh danh và quyền lực của đảng cộng sản dành cho ông như chức tước cũng đã đến lúc trắng tay.

Cuộc sống của ông hiện nay lúc cuối đời xem ra thanh bạch, đạm bạc mà nhiều phần là túng thiếu.

Còn nhớ vào những năm tháng ấy, sau 1975- quyền lực trong tay cũng có- vậy mà Lý Chánh Trung cảm động và khoe một cách hãnh diện là vừa có học trò cho một bao gạo.

Bao gạo ấy đượm tình nghĩa thầy trò của người miền Nam, nhưng nó tố cáo một cách gián tiếp chế độ bất nhân ấy.

Cái còn lại như chứng tích duy nhất của nền Đệ Nhất Cộng Hòa để lại cho ông là căn nhà của ông ở làng đại học Thủ Đức, số 17 đường công lý, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Sài gòn. Chính nơi đây con cái ông lớn lên, được nuôi dưỡng ăn học và nay là cái mái che mưa nắng cho ông lúc tuổi xế chiều[1]

Sự đãi ngộ ấy có thể ông không bao giờ muốn nhìn nhận, có thể ông chỉ coi như một điều đương nhiên là như thế..

Nay được biết ông lại bị  bệnh lãng trí nặng, đi lang thang quên cả lối về nhà. Chắc nhiều bạn bè thương cảm và buồn cho ông.

Buồn thì đúng rồi.

Nhưng với tôi, tôi nghĩ nó lại là cơ may, là nguồn hạnh phúc cho riêng ông.

Nếu ông còn trí nhớ, còn biết vui buồn, còn biết phân biệt thị phi nhìn thấy cảnh đất nước như ngày hôm nay- như trường hợp luật sư Lê Hiếu Đằng- thì có khi  đến chết ông cũng không nhắm mắt được.

Lý Chánh Trung hơn ai hết là một giáo sư triết hiểu sự mất trí nhớ đôi khi lại là là con đường giải thoát cho riêng ông.

Mới đây nhất, cậu con trai út Lý Trung Dũng, sinh năm 1970, phóng viên báo Tuổi Trẻ trước đây bị xe ô tô cán, sau nhiều năm chữa trị đã qua đời ngày 22 tháng11-2013.

Cuộc sống vắn vỏi ấy kết thúc một cuộc đời-kết thúc cả cuộc đời tuổi trẻ đến phi lý- phải chăng Lý Trung Dũng như một con chiên làm vật hiến tế thay cho bố?

Tin chắc là ông buồn vô kể. Như một phần đời của ông không còn nữa. Tôi còn nhớ, đến thăm ông, tiếng kêu của Dũng ở trong nhà vọng ra ngoài phòng khách, ông làm như thản nhiên tiếp tục nói chuyện.

Khi buổi chiều ra về, lòng tôi chùng xuống một nỗi buồn. Trên tay cầm cuốn: Một thời bom đạn, một thời Hòa Bình. [2]

Lý Chánh Trung trước 1975, khi viết thường luôn luôn kết án chế độ tư bản bóc lột, đã làm tha hóa con người. Theo ông,con người bị vong thân trở thành những công cụ. Đó là hình ảnh  của những con sen, thằng ở, cô vũ nữ, anh bồi, anh tài xế.. những người lao động là nạn nhận nằm trong mối tương quan :ông chủ- thằng ở.

Hoàn cảnh ấy so với người trí thức miền Nam trở thành công cụ cho chế độ cộng sản thì có khác gì? Nghĩ tới hoàn cảnh người trí thức miền Nam, miền Bắc- hoàn cảnh của một Lý Chánh Trung hiện nay thì  cũng chỉ là một công cụ của chế độ? Nói huỵch tẹt là một thứ nô lệ tệ hơn nô lệ. Bảo sao thì phải nói vậy.

Có bao giờ Lý Chánh Trung nghĩ rằng chính ông hiện đang vong thân, tự đánh mất phẩm tính, nhân cách con người, trở thành những con vẹt biết nói?

Vì thế, tôi thiết nghĩ cần có một bài viết đầy đủ về ông- như một nhân chứng sáng giá nhất cũng như bi kịch nhất- của một trí thức miền Nam đã  tự vong thân cho cộng sản và nếu không nói bây giờ thì còn có dịp nào để nói?

Một lần nữa, tôi muốn đi lại hành trình trí thức cũng như những hoạt động thời VNCH và thời sau 1975 của ông.

Đó là hai thời kỳ, hai chặng đường của một người trí thức tiêu biểu của miền Nam.

Hai thời kỳ ấy, ông đã diễn dịch và phân định bằng hai biểu tượng là:  Một Thời đạn bom. Một thời Hòa Bình.[3]

Một thời đạn bom được hiểu là một thời oan trái do bom đạn Mỹ gây ra. Và một thời Hòa Bình, thời sau 1975 mà dân chúng được hưởng tự do, an bình, hạnh phúc, ấm no.

Thật là mỉa mai quá. Thời bom đạn vì ai nên nỗi. Và thời Hòa Bình, hạnh phúc nơi mô? Hòa bình kiển nào, cho ai sau 1975?

Sự phân hai thời kỳ của Lý Chánh Trung đã giản dị hóa đến cùng cực thực tế đau buồn của cả hai thời kỳ. Nó chỉ còn là những tuyên truyền đầy cảm tính.

Cuộc chiến được tô vẽ như  một bên thật giầu, thật lớn, thật mạnh, một bên thật nghèo, thật nhỏ, thật yếu. Một bên thả bom, một bên hứng bom. Một bên đi giầy, một bên chân không, một bên mập lù, một bên ốm nhách. Một bên cỡi máy bay, một bên chạy bộ…Và cứ thế, trong năm năm trời, không bên nào thắng bên nào..

Và ông có một giấc mơ được huyễn hoặc:

Trên đỉnh núi Sọ, trơ vơ một cây thập giá. Trên cây Thập giá, có một người bị đóng đinh đang hấp hối.. Chung quanh người bị đóng đinh vần vũ một bầy kên lông trắng, lông vàng với những cái cánh bao la che kín mặt trời..

Tôi đến dưới chân Thập giá, ngước mắt nhìn lên.

Người bị đóng đinh là dân tộc tôi. [4]

Đọc những dòng trên, tôi có cảm tưởng  Lý Chánh Trung chả thua gì một Tố Hữu ngoài Bắc.

Tôi không nói oan cho ông đâu. Những Lê Hiếu Đằng, những ông Hồ Ngọc Nhuận, những Lý Quý Chung cũng đã từng là những con vẹt biết nói tiếng người như thế cả. Trách ai bây giờ?

Lý Quý Chung trong một dịp trả lời phỏng vấn của Alain Ruscio nhận xét :

‘ Như phần đông những người bạn tôi ở đây, tôi đã sống nghiệm trải hai chế độ báo chí..Trước đây chúng tôi đã là những người thợ bửa củi, còn bây giờ, chúng tôi là những người thợ mộc. Thái độ đã hoàn toàn khác. Bây giờ chúng tôi lao mình vào việc xây dựng. Bây giờ tôi cảm thấy mình có ích cho xã hội hơn cho Việt Nasm, cho dân tộc tôi, liên hệ gắn bó với dân tộc, trách nhiệm hơn’.[5]

Hãy cứ hỏi 700 tờ báo hiện nay ở VN họ là thợ bửa củi hay họ là thợ mộc?

Chính vì làm báo kiểu thợ mộc Lý Quý Chung mà khi giáo sư Trần Văn Giàu đến thăm  tòa báo Tin Sáng lần đâu tiên đã đưa ra lời nhận xét khen mà mỉa mai như sau :

‘ Các anh làm báo cộng sản Như… Cộng sản

Lần sau ông đến khen nhiều hơn :

Các anh làm báo cộng sản Hơn.. cộng sản.[6].

Lời khen này nếu hiểu ra thì quả thực Trần Văn Giàu quá hiểu cộng sản cũng như quá  hiểu những kẻ nịnh cộng sản.

Có nghĩa là các anh nịnh giỏi quá.

Vì thế, Hồ Ngọc Nhuận khi viết cuốn Hồi Ký Đời, đã ghi chú thêm : Chuyện về những người tù của tôi Những người tù ở đây là ai? Là Nguyễn Ngọc Lan, là Lý Chánh Trung, là Lê Hiếu Đằng, là Ngô Công Đức, là Dương Văn Ba, là Nguyễn Hữu Hiệp mặc dầu họ chưa đi tù một ngày nào trong chế độ mới.

Nói chung, đọc hết các sách của Lý Chánh Trung  như Tìm Về Dân tộc, Tôn Giáo và Dân Tộc, Những Ngày Buồn Nôn. Tôi chỉ thấy những lời nguyền rủa và xưng tụng.

Nó thiếu vắng một nụ cười .

Để cho việc vẽ lại chân dung và diện mạo cũng như hành trình nhận thức hay hành trạng cuộc đời Lý Chánh Trung được đầy đủ, xin chia bài viết làm hai phần:

- Lý Chánh Trung trước 1975- Thời đạn bom

- Lý Chánh Trung sau 1975- Thời Hòa Bình

1.- Cuộc đời Hoạt động của ông trước 1975

Lý Chánh Trung và những người trí thức công giáo

Ông đã tự vẽ chân dung của mình là khi từ Bỉ về nước, ông đã về quê ở Vĩnh Bình và dạy cho một trường học là cơ sở của Cách mạng. Một thời gian ngắn sau ông lên Sài Gòn..Năm 1955, ông từ bỏ Vĩnh Bình- quê ông- và gia nhập vào trong nhóm trí thức công giáo Pax Romana với các quý ông như  bs Nguyễn Văn Ái, lm Nguyễn Bình An( qua đời rất sớm vì bệnh cancer) bs Nguyễn Văn Thơ, luật sư Nguyễn Văn Huyền, các giáo sư Phạm Thị Tự, Phó Bá Long, Trần Long, các chuyên viên như Lâm Võ Hoàng, Anh Tôn Trang, Võ Long Triều, Đoản Thanh Liêm vv

Nhóm này đã tổ chức’ Tuần lễ Hội Học công giáo ‘ và và cho ra ‘ Tủ sách Đạo và Đời »

Đây là giai đoạn hiền lành và trong sáng nhất của một người trí thức như ông. Nó tiêu biểu cho giới trí thức công giáo thành thị mà phần đông du học ở ngoại quốc về.

Sau đó do sáng kiến phần lớn của Nguyễn Đình Đầu để thể hiện tinh thần Công đồng Vatican 2, ông cùng với Nguyễn Văn Trung Nguyễn Đình Đầu, Anh Tôn Trang chủ trương tờ tuần báo Sống Đạo. Trụ sở tờ báo là mượn văn phòng xã hội của linh mục Parrel, trên đường Nguyễn Du, cạnh nhà thờ Đức Bà.

Tổ chức tờ báo có hai bộ phận. Bộ phận viết bài chủ lực là Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Nguyễn Đình Đầu, Anh Tôn Trang., Bộ phận phát hành do các anh em trong phong trào Thanh Sinh Công, do anh Phong trách nhiệm đi các giáo xứ. Anh Phong đã ra đi rất sớm khi còn trẻ . Thật đáng tiếc một con người hoạt động xông xáo, lúc nào cũng vui vẻ nhanh nhẹn. Tinh thần của anh Phong  là phục vụ-. phục vụ cho xã hội, cho con người- và cũng là vâng theo Chúa của anh.

Sau đây, xin trích dẫn vài bài báo của Lý Chánh Trung đã được đăng trên Sống Đạo vào các tháng 7,8,9 năm 1962 như :

  • Thân Phận tôi đòi
  • Ông chủ xe hơi và cô thư ký-
  • Hai giới thanh niên
  • Những gót chân non

Các bài viết của Lý Chánh Trung trong thời kỳ này đã có những ám ảnh mà chủ yếu đặt nặng vấn đề Công Bằng Xã hội- một đề tải quen thuộc và được ông khai thác nhiều lần-. Nó  phản ánh một phần các tư tưởng xã hội của chủ nghĩa Mác Xít trong đó có các vấn đề Cần Lao, vấn đề Vong Thân, vấn đề  Bạo động tranh đấu giai câp, vấn đề Bóc lột giữa chủ và thợ  ..vv..

Những ý tưởng then chốt về công bằng xã hội sẽ là những bước mở đường cho Lý Chánh Trung một ngày không xa đến thực sự với cộng sản.

Nói như thế chỉ là hoàn cảnh đặc biệt dành cho Lý Chánh Trung thôi.. Những sinh viên nào ngồi trên ghế nhà trường đã bước qua cổng trường của Platon thì không có gì xa lạ với những chủ đề xã hội trên

Tôi còn nhớ, lúc bấy giờ Báo Sống Đạo bán rất chạy, gây được tiếng vang lớn. Ai cũng hăng say tin tưởng từ anh em viết bài chủ lực, đến các sinh viên và đến anh em phụ trách phát báo.. Phản ứng của độc giả thì nhiều- đủ loai khen chê tức giận cũng có, đôi khi cấm bán báo nữa.-

Phần Lý Chánh Trung được đề nghị làm chủ bút. Nhưng ông thừa biết, bọn trí thức Bắc Kỳ công giáo làm hết mọi chuyện:-Từ sáng kiến cũng do họ- tổ chức do họ- phương tiện vật chất do họ tự liệu- viết cũng do họ. Nhưng họ vẫn đẩy ông ra làm người đứng đầu.. Sau này cũng thế khi làm các tờ Hành Trình, ông vẫn giữ vai trò chủ bút. Nguyễn Văn Trung vai chủ nhiệm. Việc thì người khác làm, danh xưng thì ông nhận.[7]

Và nhóm trí thức này  cũng đã tổ chức được một tuần lễ Hội học xã hội dưới nhan đề: Lương tâm công giáo và công bằng xã hội vào năm 1963, do nhóm Trí thức công giáo Sài gòn. Điều hành và tổ chức cũng do tụi công giáo Bắc Kỳ làm hết. Nhưng bài thuyết trình khai mạc cũng dành cái vinh dự đó cho ông..Với sự góp mặt của Lý Chánh Trung, Trần Văn Toàn, Trần Long, Anh Tôn Trang, Võ Long Triều, Mai Văn Lễ, Lm Nguyễn Bình An, Nguyễn Văn Trung.

Lý Chánh Trung với bài tham luận khai mạc: Sự phát triển của ý niệm Công Bằng trong lịch sử. Nguyễn Văn Trung là người kết thúc tuần lễ hội thảo với:Trách nhiệm hiện tại của người công giáo. [8]

Xin lưu ý là trong tuần lễ Hội thảo này, ban tổ chức đã chỉ mời giới chưc lãnh đạo tôn giáo như TGM Nguyễn Văn Bình, cả Khâm sứ tòa Thánh.. Nhưng đã không mời đại diện chính quyền như ông Trần Kim Tuyến hay Ngô Đình Nhu..

Điều đó muốn nói lên tính cách độc lập của buổi Hội thảo. Và họ củng thừa biết rằng, dù có mời, ông Ngô Đình Nhu cũng không đi dự vì ông không muốn dính dáng vào sinh hoạt của tôn giáo…

______________________________

[1] Làng Đại Học Thủ Đức được thành lập là do một dự án của ông Ngô Đình Nhu muốn đưa một số phân khoa Đại học lên Thủ Đức như một thứ Campus của Tây Phương. Nhưng chỉ mới xây dựng bước đầu làng Đại Học cho các giáo sư thì ông bị thảm sát năm 1963. Chương trình tốt đẹp ấy giống như nhiều chương trình xã Hội khác bị bỏ dở. Khu đất làng Đại Học là do đất mua lại của nông dân với giá rẻ. Các giáo sư được  cho  vay một số tiền rồi được tùy ý xây cất theo ý thích của mỗi người.

[2]  Lý Chánh Trung, Một thời đạn bom, Một thời Hòa Bình. Nxb Đồng Nai. Đây là cuốn sách được xuất bản sau 1975 được chính quyền cộng sản cho xuất bản cùng với cuốn Hồi Ký của Lý Quý Chung. Các cuốn  Hồi Ký khác của Dương Văn Ba và Hồ Ngọc Nhuận bị cấm xuất bản. Nhưng Hồ Ngọc Nhuận vẫn cho in chui, dưới dạng photocopy. Tôi có được một ấn bản này.

[3] Nội dung cuốn sách chắc được xào nấu kỹ càng chỉ có hai mặt : Chê và khen.. Chê miền Nam trước 1975 và khen chế độ XHCN sau 1975 với nhiều phần sai sự thật, lấp liêm, bất công nếu không nói là xuyên tạc.

[4]  Lý Chánh Trung, Những ngày buồn nôn, bài : Bầy kên kên và cây thập giá, trang 160

[5] Alain Ruscio, Vivre au Viet Nam, trang 177

[6] Hồ Ngọc Nhuận, Hồi Ký Đời, bản thảo, trang 73

[7] Tở Hành Trình, tuy chỉ xuất bản được mười số, Nhưng lại gây tiếng vang nhiều nhất. Một bản tin của A.F.P, ngày 12-11-1965 đã đưa tin như sau : Son dernier reproduit un article de revue littéraire mensuelle ‘Itinéraire’ qui semble etr le porte-parole des milieux univertsitaires et intellectuels. (Số ra cuối cùng của tờ báo(chỉ tờ sinh viên Huế) đã in lại một bài bài báo Hành Trình, một tờ báo được coi như phát ngôn viên cho giới Đại Học và trí thức)

[8] Trích Tuần Lễ Hội Học 1963. Nhóm Trí thức công giáo sài Gòn. Lương Tâm Công Giáo và Công Bằng Xã Hội, dưới sự bảo trợ của Tổng Giám Mục giáo khu Sài Giòn,  nxb Nam Sơn

Pages: 1 2

21 Phản hồi cho “Trường hợp Lý Chánh Trung [1]”

  1. tèo says:

    Tri quang đã là cs rồi( được kết nạp đãng viên cs đãng dưới sự chứng kiến của tố hữu – và sau 75 ,tố hữu cúng xác nhận như vậy), vậy còn mời ra Hà nội làm gì sau khi nuốt tron miền Nam ? Mời là mời cá nhà trí thức.các nhà tôn giáo lớn ,có tranh đấu nhưng chưa hiểu ,chưa biết cs,chĩ toàn nghe tuyên truyền và đọc trên sách báo ngoại quốc mà thôi ! Như một B/s có tiếng chống tham nhũng,cùng một l/s, khi điều hành một trai tam cư dân TNCS Quãng Trị và một Ong cha ở khu định cư khác cúng làm tâp thể theo tiếng còi (loa).cũng tập thể dục ,cung làm bình chia theo công điễm (ong PQ Đan có văn thư lấy lại sự điều hành 2 khu đinh cư này) thế rồi một luật su bị vc bắn chết,bác sĩ cũng tự tữ sau 2/9/76 còn lm thì không biết còn đó hay đi đâu ?
    Giọng điệu bài bác công giáo biết là ai viết rồi ! Nhớ rằng PG cũng là một tôn giáo từ ngoài du nhập vào vn qua nhứng lần vn bị đô hộ bởi bọn Tàu chết phương Bắc,như vậy có đáng gì đẻ gọi PG là của vn và công giáo là ngoại đạo ? Có đầu óc tức có suy nghĩ . Có học thức tức có nhận định đúng sai.
    Và nay khi cs nhuộm đỏ nữa phần còn lại của một đất nước tự do dân chủ thi sau 40 năm ,xét lại v/đ phải khác chớ cứ mãi dẫm nước đái tuyên truyền của cs ? Phải nói rằng PG trí quang (chùa Diệu ế) là ổ chứ VC. Những tên cs hung thần của dân Huế Tết Mậu Thân đều là các Phật tử,như 2 anh em ho Phan ,nguyễn đ xuân,hay tên trần kiêm đoàn ,tiêu dao bão cự…
    Cái chết của TQ Đức nay được biết là do trí quang cs dàn dựng.Một cuộc giết người giữa thanh thiên bạch nhật,giữa một số đông dân chúng chứng kiến mà nhờ phật tổ gia hộ nên kẻ gây tội ác không bị trừng phạt mà còn lên ngôi.Một thứ quốc sư thời đại …Sau 75 không cự quậy được là bị cs không chế vì chúng không tịn người đã một lần phản bội QG lại không có ngày phản bội chúng ,dù là đãng viên kỳ cựu \như TTQ,TNH….
    Cố ĐT DVM tin vào tq, coi tq như cứu tinh,coi như người có quyền nhất miền Nam đối với bọn cs vô thần,nên cuối cùng dăn mạnh ống nói và chủi …thầy “Đ M thầy !”.Còn Ong NTTam thì Ong ta đã có “nói” rồi : ông ta sẻ được lịch sử xét xữ công minh

  2. Đọc bài Trường hợp Lý Chánh Trung [5] của ông Nguyễn Văn Lục, ở tiểu đoạn Lý Chánh Trung ra Hànội có một câu hay hay như sau :”… những người nằm trong danh sách được mời thì cảm thấy đây là một vinh dự hiếm có mà không khỏi hãnh diện lắm.
    Những khuôn mặt tranh đấu quen thuộc của miền Nam trước 1975 nay có dịp ra gặp gỡ các cấp lãnh đạo miền Bắc trong tinh thân trên dưới một nhà.
    Trong số họ, người ta thấy có các vị tu sĩ mà tên tuổi quen thuộc như Hòa Thượng Thích Trí Thủ, linh mục Chân Tín, lm Nguyễn Huy Lịch, hòa thượng Thích Hiển Pháp…”
    Và : “Không có Thích Trí Quang đâu nhé!!Nên ghi nhận sự thiếu vắng có ý nghĩa này…” Hết trích.
    Như vậy TTQ và những tranh đấu cho bình đẳng tôn giáo của ông ta ở thời điểm 1963 có ra khỏi những cáo buộc, bôi nhọ rằng ông ta là CS, Phật Giáo là CS khỏi những cái đầu của những ông chien trên diễn đàn này chưa?
    Thời gian gần đây những tài liệu của CIA, trong 50 năm nhìn lại biến cố 1963, trên TVHS được bạch hóa bởi cư sĩ Nguyên Giác cho ta biết thêm những chi tiết sau :
    CIA : Không thấy dấu hiệu để kết tội Thích Trí Quang và Phật Giáo là Cộng Sản hay thân Cộng
    Mc Namara (Bộ trưởng QP) : Chế độ (Ngô Đình Diệm) đã đàn áp, khủng bố Phật Giáo trên diện rộng, từ lúc anh em nhà Ngô nắm quyền. Phật Giáo và Phật tử đã lặng lẽ chịu đựng trong suốt 9 năm dưới sự ảnh hưởng của họ
    Với những chi tiết này, tôi mong các ông chien Nguyen Văn Lục và Tú Gàn hãy viết một bài nhận định thành thật, vô tư về biến cố 1963, về sự đàn áp Phật Giáo của nhà Ngô, về sự tự thiêu của HT Thích Quảng Đức, về sự tự tử của văn hào Nguyễn Tường Tam để phản đối bạo quyền…
    Hãy tháo gỡ những sai oan, nghiệt ngã với dân tộc Việt Nam, với tổ tiên 7 đời nhà mình, với Phật Giáo. Từ sự thành thật với lương tâm của chính mình, sự thành thật với sự thật lịch sử.
    Hãy hồi tâm, phản chiếu nhìn lại thân phận của tất cả những con chien VN đã bị bọn con buôn, buôn thần bán thánh lừa bịp qúa lâu.
    Con chim trước khi chết , kêu lên những tiếng bi ai, con cá (hồi) trước khi chết tim về nguồn cội, con người trước khi chết cần nhất là biết sự thật, nói những lời của sự thật, để rồi còn giối giăng (trối trăn, giây phút hấp hối lìa đời) cho con cháu về sau, muốn vậy cần phải dẹp bỏ những lừa dối đã kềm tỏa mình từ bọn hoạt đầu quốc tế là Vatican trên than phận, tâm trí mình bấy lâu nay. Thế mới mong về với tổ tiên và siêu thăng luân hồi làm người trở lại các ông con chien ạ.
    Mong lắm thay, cố gắng, can đảm lên. Tôi đợi ông trả lời nhé ông Tú Gàn, Nguyễn Văn Lục.

  3. Phạm Quốc Chính Anh says:

    Cám ơn ông Nguyễn Văn Lục

    Tôi không thích đọc và nghe đến tên của những tên mang danh “trí thức công giáo” mà thực chất chỉ là những kẻ ngạo mạn trở thành tay sai, nô bút cho cộng sản. Mang danh công giáo để đánh phá công giáo! Những kẻ này hậu vận sẽ chẳng ra gì, tôi tin chắc như vậy!

  4. Hoàng Lan says:

    Phép biện chứng của triết học Hegel là phủ định của phủ định, nghĩa là A bị phủ định sinh ra B, rồi B bị phủ định sinh ra C, C lại bị phủ định sinh ra D, … cứ tiếp tục mãi thì phải đến vô cùng. Mác đã tiếp thu và vận dụng nội dung này để giải thích và tiên đoán tiến trình lịch sử xã hội loài người. Xã hội loài người biến đổi dưới dạng các hình thái kinh tế: CS nguyên thủy qua phong kiến rồi qua tư bản, đến XHCN, tột cùng là CSCN là lúc thiên đường CS mở ra: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Điểm nút biến đổi từ hình thái kinh tế này sang hình thái kinh tế khác là cách mạng xã hội bằng bạo lực. Theo Mác, biến đổi từ hình thái kinh tế tư bản sang CS là cuộc cách mạng vô sản bằng bạo lực do giai cấp công nhân, một giai cấp tiên tiến nhất, tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng CS.
    Là một người học hết lớp 12, tôi cảm nhận lo sợ đến mạng sống của con người khi Mác chủ trương phủ định xã hội cũ bằng bạo lực vì khi đề cao bạo lực thì máu sẽ đổ và thịt sẽ rơi, tang tóc sẽ ngập tràn. Tôi cũng cảm nhận sự phi lý khi Mác cho rằng tiến trình biến đổi LS xã hội đi đến tột cùng ở XHCS, một thiên đường của trần thế. Thế gian này biến đổi vô thường thì làm gì có một XHCS hằng định.
    Sử dụng bạo lực là phi nhân, xác quyết có thiên đường CS nơi trần thế là phi khoa học.
    Nếu nhận xét của một kẻ hậu sinh, học lực bậc trung học như tôi về CNCS của Mác là đúng thì tôi phải thắc mắc rất nhiều về trí tuệ của GS triết học Lý Chánh Trung thời ông đứng về phía CSVN đả phá và quyết tâm giựt sập nước VNCH .

  5. tranle52t says:

    Tỉnh Trà Vinh bây giờ, trước năm 1975 gọi là tỉnh Vĩnh Bình.

Leave a Reply to Tạ Bảo Công