WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Văn phòng thủ tướng sử dụng bản đồ đường lưỡi bò?

Trong chương trình thời sự tối nay, 17/3/2014, kênh VTV1 và sau đó là VTV4 đã đưa tin về cuộc điện đàm giữa thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Malaysia, ông  Najib Razak. Bản tin cho biết, thủ tướng Malaysia đã ngỏ lời cám ơn và khen ngợi những nỗ lực của Việt Nam trong vụ tìm kiếm máy bay MH 370 vừa rồi.

Ngay sau đó, trên các trang mạng xã hội lan truyền bức ảnh được cho là cắt từ chương trình thời sự của VTV1, trong đó, phía bên phải bức ảnh là tấm bản đồ Việt Nam với đường lưỡi bò Trung Quốc. Bức ảnh ngay lập tức nhận được nhiều bình luận chê trách, phẫn nộ.

Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam sai sót trong vấn đề nhạy cảm liên quan tới Trung Quốc. Trước đó, rất nhiều vụ việc đã được phát hiện, như đón Tập Cận Bình bằng cờ Trung Quốc 6 sao, in cờ Trung Quốc cho học sinh học trong sách giáo khoa lớp 1, in bản đồ thiếu 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hay không giảng dậy về chủ quyền 2 quần đảo trong sách giáo khoa…

Ảnh VTV1

Ảnh VTV1

Xem video bản tin thời sự, từ phút thứ 22

© Đàn Chim Việt

16 Phản hồi cho “Văn phòng thủ tướng sử dụng bản đồ đường lưỡi bò?”

  1. Việt Quốc says:

    Tôi không hiểu tại sao BBT ĐCV, cứ lấy bài của tôi xuống mãi vậy ?
    Chắc có lẽ nhát quá chăng? Vậy mở trang WEB ra tranh đấu cho Dân Chủ làm gì vậy?
    Can đảm lên chứ!. Cứ thấy đám con CHIEN E.mail vào BBT … HĂM DOẠ , ĐÒI HỎI CÔNG LỲ
    RA LỆNH cho BBT rút ý kiến cũng như không được post những ý kiến của Việt Quốc lên
    diễn đàn là tuân theo . Hay là sợ chúng gậy gộc dao búa,kéo đến toà soạn biểu tình,biểu tội
    BBT chắc còn nhớ … Ông TRẦN DẦN Trong TRĂM HOA ĐUA NỞ … Đã nói . Lấy bút của tôi đi
    tôi sẽ LẤY DAO VIẾT LÊN ĐÁ. (Tôi nhớ mang máng vậy) . Và rồi tôi cũng thế và cũng vậy. Tôi sẽ
    mãi mãi tiếp tục con đường của tôi Hy vọng BBT xét lại.

  2. Người SANYO says:

    Tay thợ chích này biết gì về bản đồ, treo cho oai chớ nhìn vào đâu biết VN nằm ở chổ nào.

  3. Hoàng Thanh says:

    Trong bài dịch dưới đây, trên trang gốc Hoàn cầu (Trung Hoa).

    Tháng 2 năm 1987, đại diện hơn 100 quốc gia và khu vực đã tới tham dự Hội nghị Thường niên Ủy ban biển lần thứ 14 tại Trụ sở UNESCO đóng tại Paris, Pháp. Ngày 21 tháng 2, các đại biểu tham dự hội nghị đã nhất trí thông qua “Chương trình liên minh quan trắc mặt biển toàn cầu”. “Chương trình liên minh quan trắc mặt biển toàn cầu” này yêu cầu phải xây dựng các trạm quan trắc biển có số hiệu đăng ký thống nhất trên mặt biển toàn cầu, đồng thời quyết định để cho các nước chịu trách nhiệm xây dựng các trạm quan trắc biển trong địa phận nước mình, mọi nguồn quan trắc trong tương lai sẽ do các nước cùng hưởng.
    Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự hội nghị khi ấy là Cục trưởng Cục biển Quốc gia La Ngọc Như đã tỏ ra nhạy bén khi hiểu được đây vừa là một cơ hội thỏa mãn được nhu cầu về an ninh hàng hải trên vùng biển Nam Trung Hoa rộng lớn cho các nước trên thế giới, lại vừa là cơ hội để có thể thể hiện chủ quyền đối với Nam Hải của Trung Quốc, tuy biết rằng sức mạnh kinh tế công nghệ trong nước khi ấy còn hết sức hạn chế, nhưng cũng đã vẫn chủ động đề xuất để Trung Quốc chọn địa điểm và xây dựng trạm quan trắc ở Nam Hải.

    - Khi ấy, đại biểu của Việt Nam và Philipines cùng các đại biểu tham dự hội nghị khác đã thống nhất chấp thuận để Trung Quốc xây dựng 5 trạm quan trắc biển, trong đó xây 3 trạm ở Trung Quốc đại lục, còn ở quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa mỗi nơi xây 1 trạm. Trạm quan trắc biển ở quần đảo Nam Sa có số hiệu đăng ký là “74”.
    Để bảo đảm cho việc xây dựng trạm quan trắc được tiến hành một cách thuận lợi, Quốc Vụ viện và Quân ủy Trung ương đã giao nhiệm vụ này cho hải quân. Thế là, đến tháng 5 và tháng 10 năm 1987, hải quân cùng với Cục biển Quốc gia 2 lần điều tàu đến quần đảo Nam Sa để khảo sát chọn địa điểm. Tháng 11 cùng năm, Trạm 74 được định địa điểm tại Bãi đá Vĩnh Thử.
    Cơ sở cho việc lựa chọn địa điểm này là những tích lũy có được qua công tác khảo sát và vẽ bản đồ biển suốt trong thời gian dài về Nam Hải của Hải quân Trung Quốc và ngành giao thông vận tải của nước ta, đồng thời cũng là sự biểu hiện về trách nhiệm của Trung Quốc đối với an ninh lãnh thổ biển của mình và an ninh đường biển trọng yếu của quốc tế…

    Người dịch: Trung Thuần.

  4. Duong Quang says:

    Trong bài “Trận chiến chính trong thế kỷ 21”, tôi nêu lên một số luận điểm của các học giả Tây phương: Tất cả đều cho yếu tố chính làm phân hóa thế giới và dẫn đến các cuộc chiến tranh, lạnh hay nóng, khốc liệt trong thế kỷ 20 đã thuộc về dĩ vãng là ý thức hệ. Rộng hơn cả chính trị, trong toàn bộ lãnh vực nghiên cứu nhân văn hay khoa học xã hội hiện nay, hầu như không ai nhắc đến ý thức hệ nữa. Trước, các lý thuyết gia cho ý thức hệ là một thứ đại tự sự hoặc siêu tự sự (grand narrative / metanarrative) và thời đại của các siêu tự sự ấy đã qua và được thay thế bằng các tiểu tự sự. Sau, nhiều người cho cả lý thuyết nói chung, vốn là kết tinh của các siêu tự sự ấy cũng mất dần sức quyến rũ: Nhiều người gọi thời đại chúng ta đang sống hiện nay là thời đại hậu-lý thuyết (posttheory).

    Ở đây, Việt Nam là một ngoại lệ. Trên các diễn đàn chính thức và chính thống ở trong nước, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định là mâu thuẫn chính hiện nay vẫn là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, là Việt Nam và Trung Quốc vẫn là hai nước đồng chí anh em trong khối xã hội chủ nghĩa, là Việt Nam vẫn cương quyết đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, dù, theo lời thú nhận của Nguyễn Phú Trọng gần đây, có khi đến tận cuối thế kỷ 21, vẫn chưa thực hiện được!

    Những quan niệm như vậy không những lạc hậu mà còn là một ảo tưởng, một ảo tưởng lạc hậu của những kẻ lú. Trên blog này, ở một số bài, tôi có nhắc đến một ý kiến của Benedict Anderson, trong cuốn Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism (1983): Ông cho, với cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia năm 1978 và chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979, chủ nghĩa quốc gia đã thay thế vai trò của ý thức hệ chính trị trong việc quyết định các quan hệ quốc tế giữa nước này và nước khác.

    Việc thay thế ấy càng hiển nhiên hơn nữa sau năm 1991, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ hoàn toàn ở Liên Xô và Đông Âu. Từ đó, chính chủ nghĩa quốc gia chứ không phải là ý thức hệ chi phối (a) toàn bộ các quyết định tách rời hay gộp chung các biên giới chung quanh mỗi nước; (b) xác định ai là công dân và ai không phải là công dân; (c) khẳng định ngôn ngữ nào là ngôn ngữ quốc gia; và cuối cùng, (d), khẳng định các quyền dành cho người dân thiểu số. Tất cả các cuộc chiến tranh và xung đột ở Trung Âu và Đông Âu sau năm 1991 đều gắn liền với chủ nghĩa quốc gia.

    Ở châu Á, văn hóa hay văn minh – nói theo chữ của Samuel P. Huntington – cũng không phải là yếu tố gây đoàn kết hay chia rẽ trên bàn cờ chính trị khu vực. Những tranh chấp về lãnh thổ, đặc biệt là lãnh hải giữa Trung Quốc với Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, hay ngay cả với Philippines thời gian gần đây là một minh chứng: Trên lý thuyết, theo cách phân chia của Huntington trong cuốn The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đều có chung một nền văn minh, nền văn minh dựa trên Khổng giáo. Giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng có rất nhiều điểm chung. Ngay cả giữa Trung Quốc và Philippines, nhữngđiểm chung cũng không ít: Mặc dù Philippines chịu nhiều ảnh hưởng của Tây phương, từ Tây Ban Nha đến Mỹ, ở đó Thiên Chúa giáo đóng vai trò chủ đạo, nhưng vốn là một quốc gia đa sắc tộc, một phần không nhỏ của Philippines có gốc rễ từ Trung Hoa và cùng với họ, ảnh hưởng của Khổng giáo. Vậy mà họ vẫn hục hặc với nhau. Ấn Độ và Pakistan cùng chia sẻ với nhau, hoặc toàn bộ hoặc một phần, văn minh Hồi giáo, nhưng họ vẫn đánh nhau…

    Nguyễn Hưng Quốc.

Leave a Reply to Người SANYO