WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bộ trưởng Minh, đảo Gạc Ma và biểu tình chống VN tại Campuchia

Người Campuchia biểu tình chống VN

Người Campuchia biểu tình chống VN

Chính Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry đã quyết định chuyến thăm Mỹ của Phạm Bình Minh.

Cuối cùng thì Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh đã có chuyến công du bận rộn sang Mỹ theo lời mời từ tháng 5/2014 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, với thành tích cụ thể là việc nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam của Mỹ. Quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ đã có chiều sâu mới.

Đây là 1 chuyến đi đầy khó khăn của Bộ trưởng Minh. Khó khăn không đến từ phía Mỹ mà đến từ Bộ chính trị ĐCS VN.

Ông Minh đã đóng vai trò 1 chính khách có thể nói là vượt trội hẳn so với Ủy viên Bộ chính trị ĐCS VN Phạm Quang Nghị.

Phạm Quang Nghị đi làm khách mà đã chửi chủ nhà: “ông đã là 1 thằng tù trong Hilton Hà Nội của chúng tôi”, qua hành động tặng cho Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John Mc Cain bức tranh bia chứng tích bên hồ Trúc Bạch Hà Nội, thì chắc trong ngoại giao thế giới, chỉ có tay bí thư thành ủy Hà Nội này mà thôi.

Tuy rằng ngay sau chuyến thăm Mỹ của Phạm Quang Nghị, 2 Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Whitehouse, và sau đó là Chủ tịch hội đồng liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey, đã sang VN thúc đẩy quan hệ 2 nước trong đàm phán TTP cũng như bỏ cấm vận vũ khí của Mỹ cho Việt Nam, thì có thể nói đây là 1 chuyến thăm ngoại giao không tầm cỡ. Chuyến thăm Mỹ của Phạm Quang Nghị không có thành tích cụ thể nào.

Trong khi đó, cùng với việc cử Phạm Quang Nghị sang Mỹ, ĐCS VN tung tin rằng: đây là chuyến đi thay thế chuyến thăm Mỹ của Phạn Bình Minh đã được mời trước.

Tương lai của Bộ trưởng Minh đã bị đặt dấu hỏi.

Nếu Bộ chính trị ĐCS VN hủy chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Minh, thì hội chứng Nguyễn Cơ Thạch trong những năm 1990 sau hội nghị Thành Đô, sẽ bị lặp lại.

Nguyễn Phú Trọng sẽ hoàn toàn làm chủ bàn cờ chính trị Việt Nam khi các ủy viên trung ương khác, trước đe dọa mất chức hay bị bỏ rơi nếu họ dám nhìn TQ bằng “ánh mắt mang hình viên đạn”, họ sẽ phải ủng hộ Trọng.

Nếu Bộ chính trị ĐCS VN đã phải đồng ý cử Bộ trưởng Phạm Bình Minh sang Mỹ, chứng tỏ đa số của Trọng là mỏng manh.

Vì vậy trong trường hợp này, khi Ngoại trưởng Kerry đã mời đích danh Phạm Bình Minh, khi Ngoại trưởng Kerry đã từ chối tiếp chính thức Phạm Quang Nghị, khi ngài bí thư thành ủy Hà Nội không mang gì cụ thể về Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng đã đấu tranh thắng lợi trong Bộ chính trị cho trường hợp Phạm Bình Minh.

Tuy vậy, việc Phạm Bình Minh phải sang TQ trước chuyến công du Hoa Kỳ và việc ông Minh phát biểu về TQ tại Mỹ giống như Phùng Quang Thanh đã phát biểu tại Shangri-La: ” Chúng tôi có quan hệ rất tốt đẹp về chính trị… Cả Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi có quan hệ ở mọi kênh giữa hai đảng, nhà nước và người dân” đã phản ánh nỗi sợ hãi của Bộ trưởng Minh trước áp lực của Nguyễn Phú Trọng, TQ.

Cân bằng giữa Dũng và Trọng trong BCT còn rất mong manh. Chưa biết “mèo nào cắn mẩu nào”.

Nhưng việc đi dây giữa Mỹ và TQ của Bộ trưởng Minh và BCT ĐCS VN sẽ đến hồi kết vì:

TQ xây dựng các đảo trên Trường Sa thành cứ điểm quân sự.

TQ tiến hành xây dựng trên Trường Sa với 1 quyết tâm sắt đá và mưu tính sảo quyệt. TQ đổ tiền, sức người và uy tín của một cường quốc, làm trái nguyên tắc của DOC, nhằm xây dựng các đảo tại Trường Sa, do TQ chiếm của Việt Nam năm 1988, thành cứ điểm quân sự, không phải để mà chơi.

TQ không ồn ào, lẳng lặng bỏ công sức biến đảo Gạc Ma và các hòn đảo phụ cận thành 1 căn cứ quân sự, 1 sân bay là có mục đích.

Họ sẽ thành lập ADIZ – trên Biển Đông và biến đường lưỡi bò thành hiện thực.

Sau khi hoàn thành xây dựng Gạc Ma thành cứ điểm quân sự, việc đánh chiếm nốt các đảo của Việt Nam xung quanh Gạc Ma là bước đi tất yếu.

Lý do chính là hiển nhiên: Cứ điểm quân sự mới xây dựng phải được bảo vệ an toàn.

Vòng đai bảo vệ sân bay mới này sẽ gồm tất cả các đảo của Việt Nam trên Trường Sa.

Hải chiến Việt Nam, Trung Quốc tranh dành các đảo trên Trường Sa là không tránh khỏi.

Cuộc hải chiến này sẽ buộc ĐCS Việt Nam phải ngừng đánh đu giữa Mỹ và TQ, sẽ buộc ĐCS VN phải ngừng đem tính mạng thanh niên Việt Nam làm quà tặng cho bành trướng TQ để cầu 2 chữ bình an cho gia đình riêng của họ.

TQ đang tiến hành thọc mũi dao Campuchia vào sườn Việt Nam.

Lào và Campuchia luôn có quan hệ cực kỳ quan trọng đối với an ninh Việt Nam.

Năm 1978, Campuchia phản trắc, do TQ cung cấp vũ khí, đã thọc mũi dao nhọn vào cơ thể Việt Nam đang rỉ máu, yếu đuối vừa ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt Việt-Mỹ.

Đảng CS Việt Nam lúc đó vì tình hữu ái “đỏ” đã làm ngơ trước những tàn sát đẫm máu của bọn Khơme “đỏ” đối với nhân dân Việt Nam các tỉnh biên giới phía Tây Nam từ 1975 đến 1978.

Máu Việt Nam đối với cộng sản Việt Nam đã không bằng nước lã.

Cuối cùng thì Bộ chính trị Đảng cộng sản VN lại phản ứng như người tâm thần, ngu xuẩn khi xâm lược Campuchia 1978, tạo cớ để thế giới cô lập, cấm vận kinh tế Việt Nam hơn 1 thập kỷ dằng dặc.

Lẽ ra, Việt Nam chỉ nên tiêu diệt Khmer đỏ trên đất Việt Nam, và tôn trọng độc lập của Khmer đỏ trong biên giới của họ.
Như vậy ta thấy quan hệ Việt Nam-Campuchia còn hơn cả quan hệ hàng xóm. Mối quan hệ này còn liên quan đến mạnh hay yếu, phồn vinh hay điêu tàn của dân tộc Việt Nam.

Hôm nay cũng vậy, ĐCS VN đã không học bài học quá khứ, không phản ứng công khai, minh bạch trước những biểu tình của Campuchia chống Việt Nam.

Những tuyên truyền có chứng cứ lịch sử hay không có chứng cứ lịch sử về vùng đất Khmer Crom/ Nam Bộ/ lẫn lộn trên internet.

Các nhà lịch sử học của Việt Nam đâu rồi. Sao các vị cứ im lặng mãi, nhường trận địa cho các tin đồn không bằng chứng.

Những sự thực về cuộc chiến 1978-1989 cần được sáng tỏ.

Những liệt sĩ của cuộc chiến này phải được vinh danh cùng với những liệt sĩ trên biên giới phương bắc 1979.

Con bài Campuchia hôm nay, cũng như 1978, đang được TQ sử dụng nhằm chống Việt Nam.

Như nhưng con thuyền đánh cá TQ bọc mũi sắt trên Biển Đông, các cuộc biểu tình của người Khmer Croom trước Sứ quán VN tại Phnom pêng là một hình thức chiến tranh kiểu mới với Việt Nam đã được TQ khởi động.

Việt Nam và TQ đang ở giai đoạn trước chiến tranh.

Hơn lúc nào hết xây dựng khối đoàn kết dân tộc, mở rộng dân chủ là nhu cầu tồn tại hay tự hủy diệt của dân tộc Việt Nam.

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

14 Phản hồi cho “Bộ trưởng Minh, đảo Gạc Ma và biểu tình chống VN tại Campuchia”

  1. Lãng Tử says:

    Tác giả có nhận định rất chính xác về quan điểm chính trị của bọn lãnh đạo đảng csvn. Chúng muốn dùng Phạm Bình Minh chỉ để lấy lòng Mỹ nhưng cũng vẫn sợ Trung Cộng cho nên phải đảo ngược chuyến đi của ông này. Cho Phạm Q Nghị sang Mỹ trước tính là để thay thế PBM nhưng không xong vì Mỹ không biết thằng PQN là thằng nào, và không cần đặt bất cứ vấn đề gì với PQN chi cho mất công. Nếu phe Trọng Lú mà mạnh thêm thì Phạm Bình Minh sẽ chịu chung số phận với bà Phương Thanh, phát ngôn viên bộ ngoại giao,người thẳng thắn tố cao Trung Cộng và kêu gọi quốc tế ủng hộ VN. Bà Phương Thanh đang mạnh mẽ lên án TC trong vụ cắt cáp tàu Bình Minh II thì bỗng dưng biến mất, không biết hiện bà lam gì và ở đâu.

  2. Tiềnnhândựng nước,VCbánnước says:

    29/7/04
    Người phỏng vấn: Minh Nguyệt đài ABC
    Trả lời: Giáo sư Trần Gia Phụng

    Minh Nguyệt: Thưa giáo sư, trong lịch sử thời trung đại, trước phong trào Nam tiến, giữa Việt Nam và Campuchia có quan hệ gì không?

    Minh Nguyệt : Vậy giữa Chiêm Thành và Camphuchia có gì đặc biệt không thưa giáo sư?

    Trần Gia Phụng : Giữa Chiêm Thành và Cambodia thường hay xảy ra chiến tranh. Người Cambodia xâm chiếm Chiêm Thành vào các năm 950, 1190, rồi đô hộ Chiêm Thành từ 1203 đến 1220. Khi xâm chiếm hay đô hộ Chiêm Thành, người Cambodia thường tàn phá các thánh địa và đền đài Chiêm Thành nên sau khi đánh đuổi người Cambodia, người Chiêm Thành lại phải tái xây dựng.

    Minh Nguyệt: Bây giờ, xin trở lại vấn đề Campuchia. Thưa giáo sư, trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia mấy trăm năm vừa qua, sự kiện đáng kể nhất có lẽ là cuộc Nam tiến, theo đó, người Việt Nam lấn chiếm một số vùng đất của Campuchia. Xin giáo sư cho biết diễn tiến cuộc lấn chiếm ấy và phản ứng của Campuchia như thế nào?

    Trần Gia Phụng : Đây là một câu hỏi lý thú mà tôi đang chờ đợi. Sử sách Việt Nam cũng như Cambodia cứ cho rằng đất Nam Việt ngày nay là đất Thủy Chân Lạp tức đất Cambodia. Cũng dựa vào điều nầy, hiện nay, có một số lãnh tụ chính trị Cambodia muốn đòi lại đất Nam Việt. Dường như tất cả đều quên rằng nguyên thủy đất Thủy Chân Lạp không phải của Cambodia, mà là nước Phù Nam (Funan). Vương quốc nầy hiện diện từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ sáu. Vương quốc nầy đã triều cống Trung Hoa trong khoảng thời gian từ năm 253 đến năm 519, và là một vương quốc độc lập, hoàn toàn theo văn minh Ấn Độ. Vào giữa thế kỷ thứ 6, nước Cambodia đã xâm lăng và sáp nhập nước Phù Nam. Địa bàn gốc của nước Cambodia cao nên gọi là Lục Chân Lạp, còn nước Phù Nam cũ thấp, hay bị ngập lụt nên gọi là Thủy Chân Lạp.

    Minh Nguyệt: Ở miền Trung, có nhiều di tích Chiêm Thành. Vậy ở miền Nam, có nhiều di tích của Campuchia không, thưa giáo sư?

    Trần Gia Phụng : Thưa chị, ở miền Nam, từ phía nam Bình Thuận cho đến mũi Cà Mau, hầu như không có di tích của Cambodia, mà chỉ có di tích Phù Nam mà thôi. Gần đây, trong nước, ông Võ Sĩ Khải đã ấn hành một quyển sách nhan đề là Văn hóa đồng bằng Nam bộ (Di tích kiến trúc cổ) trong đó cho thấy đa số kiến trúc cổ đều thuộc văn minh Phù Nam mà cao điểm là văn minh Óc Eo, và thời kỳ hậu Óc Eo. (Theo ông Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, Sài Gòn: xuất bản lần đầu năm 1960, Óc Eo thuộc làng Mỹ Lâm, tổng Kiên Hảo, giáp ranh hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá.) Dân chúng chỉ gặp một số chùa Phật giáo của người Miên mới xây dựng ở vùng biên giới hai nước.

    Khi người Việt xuống đồng bằng sông Cửu Long, thì người Cambodia chỉ chống đối lấy lệ. Ngược lại, dưới thời vua Minh Mạng (trị vì 1820-1840), khi Trương Minh Giảng đem quân qua bảo hộ Cambodia và biến Cambodia thành Trấn Tây Thành năm 1835 thì người Cambodia đã nổi lên kháng cự hết sức anh dũng để giành độc lập, nên vua Thiệu Trị phải ra lệnh Trương Minh Giảng rút quân về năm 1841 .

    Các điều trên đây chứng tỏ rằng: thứ nhất vùng đồng bằng hạ lưu sông Cửu Long vốn không phải đất của người Cambodia mà là đất họ chiếm được của người Phù Nam nên họ không tha thiết giữ gìn; thứ nhì người Cambodia quyết liệt bảo vệ lãnh thổ Lục Chân Lạp, vì đó là đất lập quốc của họ đã hàng ngàn năm qua.

    Tôi muốn lưu ý các điểm nầy để nhấn mạnh rằng vùng Nam Việt vốn là đất Phù Nam, bị người Cambodia chiếm đóng, chứ chẳng phải là địa bàn gốc của người Cambodia.

  3. Tiềnnhândựng nước,VCbánnước says:

    Trong bài viết về Đức Huỳnh Phú Sổ, sử gia Trần Gia Phụng có đề cập đến nước Chân Lạp như sau:

    Vào năm 1620, Sãi Vương gả người con gái thứ hai là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey-Chetta II (trị vì 1618-1628). Nước Chân Lạp tức Cao Miên, nằm ở phía nam Chiêm Thành. Chân Lạp lúc đó gồm đất Cao Miên ngày nay (Lục Chân Lạp) và châu thổ hạ lưu sông Cửu Long (Thủy Chân Lạp). (Nếu theo chiều bắc nam, Đại Việt đến Chiêm Thành rồi mới đến Chân Lạp.)
    Ba năm sau cuộc hôn nhân nầy, Sãi Vương cử một sứ bộ sang Chân Lạp xin vua Chey-Chetta II nhượng khu dinh điền ở vùng Mô Xoài, gần Bà Rịa ngày nay. Nhờ sự vận động của hoàng hậu Ngọc Vạn, vua Chey-Chetta II đồng ý cho người Việt đến đó canh tác. Đây là bàn đạp để người Việt tiến xuống châu thổ sông Cửu Long.

    Vua Chey Chetta II từ trần năm 1628, con là Ang Saur hay To lên kế vị. Từ đây, nội bộ hoàng tộc Cao Miên liên tục xảy ra tranh chấp ngôi báu. Các hoàng thân tranh quyền thường chạy qua Đại Việt nhờ giúp đỡ. Mỗi lần chúa Nguyễn gởi quân qua Chân Lạp giúp đỡ, các vua Chân Lạp do Đại Việt ủng hộ thường cắt đất để đền ơn.

    Người Việt tiến dần xuống phía nam châu thổ sông Cửu Long, nhất là sau khi Chiêm Thành không còn tồn tại năm 1692. Sở dĩ người Việt xuống miền châu thổ sông Cửu Long dễ dàng và càng ngày càng đông vì hai yếu tố: 1) Đại đa số dân Chân Lạp (Cao Miên) sinh sống ở vùng Lục Chân Lạp, đất đai cao ráo, khí hậu điều hòa. 2) Vùng Thủy Chân Lạp, tức hạ lưu châu thổ sông Cửu Long khí hậu ẩm ướt, dân Chân Lạp sinh sống quá ít, đất đai vùng nầy gần như bỏ hoang. Nhờ vậy, người Việt đến đây canh tác tự do. Cũng vì vậy các vua chúa Chân Lạp dễ dàng cắt đất tặng cho chúa Nguyễn.
    Năm 1757, triều đình Chân Lạp xảy ra biến động, vua Nặc Nguyên từ trần, chú họ là Nặc Nhuận làm giám quốc. Nhuận muốn xin chúa Nguyễn cho làm vua nên tặng đất Praah-Trapeng (Trà Vinh) và Srok-Trang (Sóc Trăng), nhưng ông bị con rể là Nặc Hinh hạ sát. Tướng Trương Phúc Du được chúa Nguyễn gởi sang đánh Nặc Hinh. Hinh thua chạy rồi bị thuộc hạ giết chết. Con Nặc Nhuận là Nặc Tôn nhờ Mạc Thiên Tứ xin chúa Nguyễn cho lên làm vua Chân Lạp. Chúa Nguyễn chấp thuận, sai Mạc Thiên Tứ đưa Nặc Tôn về lên ngôi. (Mạc Thiên Tứ là con của Mạc Cửu)……

  4. Tiềnnhândựng nước,VCbánnước says:

    Cuộc Nam tiến
    Sử gia Trần Gia Phụng : CÔNG CHÚA NGỌC VẠN

    Vào đầu thế kỷ 17, sau khi Nguyễn Hoàng từ trần năm 1613, con là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên, lúc đó 51 tuổi (tuổi ta), lên kế vị và cầm quyền ở Đàng Trong từ 1613 đến 1635. Theo di mệnh của Nguyễn Hoàng, Sãi Vương quyết xây dựng Đàng Trong thật vững mạnh để chống lại chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Do đó, ông giao hảo với các nước phương nam để củng cố vị thế của ông.

    Phía nam nước ta là Chiêm Thành và Chân Lạp (tức Cambodia ngày nay). Lúc đó, vua Chân Lạp mới lên ngôi là Chey Chetta (trị vì 1618-1628). Ông nầy muốn kết thân với chúa Nguyễn để làm thế đối trọng với vua Xiêm La (Siam tức Thái Lan ngày nay), nên đã cầu hôn với con gái Sãi Vương.

    Không có sử sách nào ghi lại diễn tiến đưa đến cuộc hôn nhân nầy. Có thể vì ngày trước, quan niệm người Chân Lạp là man di, nên các sách sử nhà Nguyễn tránh không ghi lại việc nầy. Bộ Đại Nam liệt truyện tiền biên, khi ghi chép về các con gái của Sãi Vương, đến mục „Ngọc Vạn”, đã ghi rằng: „Khuyết truyện” tức thiếu truyện, nghĩa là không có tiểu sử. Gần đây, bộ gia phả mới ấn hành năm 1995 của gia đình chúa Nguyễn cho biết là vào năm 1620 (canh thân) Sãi Vương gả người con gái thứ nhì là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey-Chetta II.

    Ba năm sau cuộc hôn nhân của Ngọc Vạn, Sãi Vương cử một sứ bộ sang Chân Lạp xin vua Chey-Chetta II nhượng khu dinh điền ở vùng Mô Xoài, gần Bà Rịa ngày nay. Nhờ sự vận động của hoàng hậu Ngọc Vạn, vua Chân Lạp đồng ý cho người Việt đến đó canh tác. Đây là lần đầu tiên người Việt chính thức đặt chân lên đất Chân Lạp, và Mô Xoài là bàn đạp để người Việt dần dần tiến xuống đồng bằng sông Cửu Long.

    Chồng công chúa Ngọc Vạn, vua Chey-Chetta II từ trần năm 1628. Từ đó triều đình Chân Lạp liên tục xảy ra cuộc tranh chấp ngôi báu giữa các hoàng thân. Năm 1658 (mậu tuất) hai hoàng thân So và Ang Tan nổi lên đánh vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Nặc Ông Chân (trị vì 1642-1659), nhưng thất bại, xin nhờ thái hậu Ngọc Vạn giúp đỡ. Thái hậu Ngọc Vạn chỉ cách cho hai người nầy cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần, cháu gọi thái hậu Ngọc Vạn bằng cô ruột, liền cử phó tướng Tôn Thất Yến (hay Nguyễn Phúc Yến), đang đóng ở Phú Yên (dinh Trấn Biên), đem 3.000 quân qua giúp, bắt được Nặc Ông Chân ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay), đưa về giam ở Quảng Bình vì lúc đó nhà chúa đang hành quân ở Quảng Bình. Tại đây, Nặc Ông Chân từ trần năm 1659.(6)

    Chúa Nguyễn phong So lên làm vua Chân Lạp tức Batom Reachea (trị vì 1660-1672). Từ đó, nước ta càng ngày càng can thiệp vào công việc của Chân Lạp và đưa người thâm nhập nước nầy, dần dần tiến đến sinh sống tận mũi Cà Mau như ngày nay.

  5. Tranh giành lãnh thổ ngày trước says:

    Bác sĩ Hoàng Xuân Trường : Cũng như lịch sử Việt Nam, nguồn gốc lập quốc của Campuchia rất mơ hồ. Người ta chỉ biết tại vùng đất trước kia từng thuộc Campuchia đã có người sinh sống từ hai ngàn năm trước tây lịch. Quốc gia đầu tiên được biết đến ở phần đất này là Phù Nam, khi thứ sử Giao Châu là Sĩ Nhiếp năm 220 báo cáo về triều đình Đông Hán là đất Giao Châu (Việt Nam hồi đó) bị quân Lâm Ấp (sau là Chiêm Thành) và Phù Nam quấy nhiễu. Năm 245, vua nhà Hán có gửi một sứ bộ đến Phù Nam. Một trong những sứ giả là Khang Thái khi về nước đã viết về quốc gia này. Theo ông, người sáng lập ra vương quốc là vua Kaundinya. Ông đến từ Ấn Độ, đánh bại nữ hoàng Liễu Diệp(2) rồi kết hôn với bà này.

    Đế quốc Phù Nam, cũng như tất cả những đế quốc khác, sau một thời gian hưng thịnh, rồi cũng bị sụp đổ vào thế kỷ thứ sáu do cuộc nổi loạn của một quốc gia chư hầu là Chân Lạp. Theo sử nhà Tuỳ, Chân Lạp là một nước nhỏ ở phía tây nam Lâm Ấp (vùng rừng núi Ratakini ở phía tây của Kontum và Pleiku) và dân tộc Chân Lạp cũng thuộc giống dân Khmer. Sau khi tiêu diệt triều đình Phù Nam, vương quốc Chân Lạp luôn luôn có nội chiến, và đến năm 706 thì lãnh thổ bị phân tranh ra làm hai nước: Thượng hay Thổ Chân Lạp (vùng đất của Campuchia hiện nay), và Hạ hay Thuỷ Chân Lạp (vùng đồng bằng sông Cửu Long).

    Năm 802, vua Jayavarman II, một vị vua sáng suốt của Thổ Chân Lạp lên ngôi. Ông thống nhất hai nước, củng cố hành chánh, đổi tên nước là Kambuja, tên nguyên thuỷ của Campuchia, dời đô về Angkor, mở đầu một kỷ nguyên vàng son. Những vị vua kế nghiệp ông đã xây thêm nhiều đền đài lăng tẩm, nhất là cha con vua Indravarman (877- 900) đã phát triển hệ thống dẫn thuỷ nhập điền, đào những con kinh rộng hơn cây số, những hồ chứa nước, mở ra một cuộc “cách mạng xanh” khiến cho đất đai Campuchia có thể sản xuất lương thực dồi dào cho suốt mấy trăm năm. Một vị vua nổi tiếng khác, vua Suryavarman II (1113- 1150) đã bành trướng đất đai đến bán đảo Malaysia, đánh phá Chiêm Thành, và xây dựng ngôi đền Đế Thích Angkor Wat, một công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Đông Nam Á. Sau khi vua Suryavarman II băng hà, thành Angkor bị người Chiêm Thành tấn công, và vua Jayavarman VII sau đó lên ngôi.

    Vua Jayavarman VII có lẽ là vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Campuchia. Ông hưng binh phục hận và chinh phục Chiêm Thành, biến nước này thành chư hầu, mở rộng lãnh thổ. Đồng thời ông đào thêm kinh rạch, xây dựng Đế Thiên Angkor Thom và đền Bayou, cùng hơn một trăm ngôi nhà nghỉ mát. Nhưng những chiến công của ông và những công trình vĩ đại đó đã phải trả một giá rất đắt. Dân chúng phải làm việc như nô lệ để xây dựng và trùng tu cung điện, đền đài. Trai tráng bị cưỡng bách tòng quân chinh chiến liên miên. Tài nguyên quốc gia bị kiệt quệ, và ngay sau khi vua Jayavarman VII qua đời, những gì ông thực hiện được hoàn toàn tan rã.

    Sau khi vua Jayavarman VII qua đời (năm 1228), triều đại Angkor bắt đầu suy tàn, khởi đầu là nước Chiêm Thành thâu hồi độc lập. Từ đó, người Chiêm Thành và người Thái liên tiếp tấn công thủ đô, triều đình phải di chuyển về Phnom Penh (1434), rồi Lovek (1516). Đế Thiên Đế Thích bị bỏ hoang. Năm 1594, quân đội Thái tấn công chiếm được kinh thành Lovek. Họ đô hộ cả quốc gia, tịch thu và cướp bóc của cải, bắt đem về Thái Lan hàng chục ngàn thợ giỏi, trí thức, nghệ sĩ, tăng sĩ. Dù cho về sau, dân Campuchia đã nổi dậy đánh đuổi được quân Thái Lan, nhưng cũng kể từ lúc đó, người Campuchia không còn năng lực sản xuất được những công trình mỹ thuật và kiến trúc vĩ đại như xưa. Quốc gia Campuchia đã không bao giờ hồi phục lại được phong độ cũ.

    Cũng trong giai đoạn suy tàn đó, vào thế kỷ thứ mười bảy, Việt Nam đã sát nhập xong quốc gia Chiêm Thành và trở nên một lân quốc trực tiếp của Campuchia. Bị nằm kẹt giữa hai quốc gia hùng mạnh đang phát triển, Campuchia chỉ có một cách duy nhất để sống còn là hoặc thần phục Thái Lan, hoặc thần phục Việt Nam, có khi đồng thời thần phục cả hai nước. Và vì nội bộ triều đình Campuchia luôn luôn lủng củng, lãnh thổ quốc gia Campuchia dần dần bị thu hẹp.

  6. Tranh giành lãnh thổ ngày trước says:

    Trong bài viết về Chiêm Thành, sử gia Trần Gia Phụng có đề cập đến Chân Lạp như sau:

    Chiêm Thành thường đem quân đi chinh phạt khắp nơi. Người Chiêm đưa quân viễn chinh Chân Lạp (Cambodia), Mã Lai, Đại Việt và có khi cả Trung Hoa nữa. Những cuộc viễn chinh làm cho nước Chiêm kiệt quệ. Tài sản quốc gia bỏ vào việc mua sắm vũ khí, nuôi quân, khiến cho đất nước lụn bại, nghèo khổ. Khi động binh, nam giới tòng quân ra trận, sẽ thiếu người làm nông, đất đai bị bỏ hoang, không người cày cấy, chăm sóc ruộng vườn.

    Vì thường đem quân đi gây hấn, nên Chiêm Thành bị các nước đối phương đến đánh trả. Quân Chiêm cướp bóc tàn phá Chân Lạp, thì lại bị Chân Lạp cướp bóc tàn phá khi phản công.

    Khi nước Việt giành lại độc lập năm 938, và càng ngày càng lớn mạnh, Chiêm Thành luôn luôn thân thiện với Trung Hoa và kiếm cách tấn công nước Việt

    Điểm đặc biệt là hai lần đầu tiên Đại Việt tiến về phương nam là hai lần do các vua Chiêm Thành tự nguyện dâng tặng đất đai.

    Người Chiêm Thành sau nầy rất hãnh diện về Chế Bồng Nga (Po Bin Swor, trị vì 1360-1390). Chế Bồng Nga đã ba lần đánh chiếm kinh đô Thăng Long vào các năm 1371, 1377, 1378. Tuy nhiên, chính vì huy động sức dân để đi chinh chiến, chứ không dùng sức dân để xây dựng kinh tế, nên nước Chiêm vẫn không tiến bộ gì hơn. Thêm vào đó, sau khi nước Đại Việt phục hưng, các vua Đại Việt lại đem quân trả đũa.

    Xã hội Chân Lạp lúc đó, khá giống với xã hội Chiêm Thành về nhiều điểm như: phân biệt giai cấp; giai cấp lãnh đạo hiếu chiến, sẵn sàng nhượng đất cho nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của tập đoàn lãnh đạo; thiếu tổ chức giáo dục để phổ biến văn hóa; không có sử sách lưu truyền hậu thế. Do đó, khi giai cấp lãnh đạo ưu tú suy thoái, thì lôi kéo theo sự suy thoái của Chân Lạp, chứ không phải do nguyên nhân nào từ bên ngoài, đến nỗi một hệ thống kiến trúc đồ sộ tượng trưng cho nền văn minh Chân Lạp như Angkor, mà chính những người dân Chân Lạp cũng hoàn toàn quên lãng và bỏ hoang.

  7. Mở Mang Bờ Cõi says:

    Nguyễn Nghĩa @ Những tuyên truyền có chứng cứ lịch sử hay không có chứng cứ lịch sử về vùng đất Khmer Crom/ Nam Bộ/ lẫn lộn trên internet.
    Các nhà lịch sử học của Việt Nam đâu rồi. Sao các vị cứ im lặng mãi, nhường trận địa cho các tin đồn không bằng chứng.

    Các nhà lịch sử học Vn không dám lên tiếng, vì:
    -Sự thật 100% vùng đất ấy do các triều đại phong kiến VN xâm lăng (mở mang bờ cõi theo cách nói của quân xâm lược) mà có.
    -Nói thật thì bị “nhẹ mất niêu cơm, nặng và không xứng đáng là nhà nghiên cứu lịch sử chân chính!

    Hiểu chưa Nguyễn Nghĩa?

    • Ngjia Nguyen says:

      Tôi hỏi các nhà sử học là muốn biết các sự kiện lịch sử có bằng có chứng, chứ không phải như trả lời trong phản hồi như bạn.

      Nếu Nam Bộ là của Phù Nam thì ghi chép ở đâu? văn bằng nào của vua chúa Phù Nam khẳng định là Nam bộ thuộc họ, do họ quản lý thể hiện ở những châu bản nào? Tại sao họ mất quyền chủ quyền tại Nam Bộ? Nam Bộ trở thành của VN từ lúc nào, do cướp đoạt hay do người dân VN tự khai khẩn lấy…Phù Nam có phải đã trao cho Campuchia ngày nay quyền cai quản Nam Bộ hay không? Nhóm người Khmer đang biểu tình ơ Phmom pêng lấy danh nghĩa gì mà to mồm?

      Nếu họ to mồm, ta cũng phải đáp lại rõ ràng.
      Nam Bộ là do người VN ta đánh chiếm từ Phù Nam ta cũng rất tự hào, vì ông cha oai hùng . Nam Bộ là do người Việt Nam phát hiện và khai khẩn ta cũng rất tự hào vì cha ông lao động sáng tạo.

      Tất cả phải là sự thật lịch sử. Chúng ta không né tránh lịch sử.

      Ngày xưa chưa có quốc gia. Do con người xây dựng nên quốc gia. Ngày xưa chưa có biên cương lãnh thổ. Biên cương lãnh thổ do con người qui định.

      Thời phong kiến, muốn có chủ quyền phải bảo vệ được chủ quyền. Nếu đất nước quản lý kém. mất nước là chuyên bình thường.

      Hiện nay, luật đã văn minh hơn, không cho phép xâm lược.

      Nam Bộ của VN là hiển nhiên.

      Vấn đề là phải tuyên truyền sâu rộng cho mọi người VN biết và nắm được lịch sử.

      Nam tiến là cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc Rồng Tiên xuống phía nam, mở mang bờ cõi Việt Nam.
      Thời đại phong kiến, luật sức mạnh là luật cơ bản.

      Hôm nay chúng ta có Nam Bộ là công sức của hàng trăm thế hệ người Việt. Một nhúm người Khmer KROM khoác loáC ở Phnoom pêng có ăn nhằm gì.

      Vấn đề là không nên để cho người việt, do Nhà nước ứng xử kém cỏi, không tuyên truyền lý lẽ của VN, rút lui tham tán VN tại Phnom Pêng,… gây tâm lý mặc cảm là ta có lỗi với Khmer Kroom.

      Không.

      Chúng ta tự hào vì có Nam Bộ, vì cha ông chúng ta đã đổ mồ hôi và xương máu để có Nam Bộ.
      Nguyên Nghĩa

      • Tudo.com says:

        @Ngjia Nguyen says:
        “Thời phong kiến, muốn có chủ quyền phải bảo vệ được chủ quyền. Nếu đất nước quản lý kém. mất nước là chuyên bình thường.
        Hiện nay, luật đã văn minh hơn, không cho phép xâm lược.”
        “Thời đại phong kiến, luật sức mạnh là luật cơ bản.”

        Không đúng như Nguyên Nghĩa nhận xét ở trên thời phong kiến mà hiện tai cũng thế:
        Bao nhiêu nước đã ký hiệp định Paris, Mỹ vì chiến lược chống CS Nga đã bắt tay với Tàu, cúp viện trợ và bỏ rơi miền Nam VN . Trong khi đó miền Bắc VN được tăng tiếp vận một cách dồi dào và xua quân ồ ạt xâm chiếm nước VNCH.
        Văn Minh chổ nào? Ai không cho phép CS Bắc Việt xâm lược miền Nam Tự Do?

        Không kể trước đó, từ 30/4/1975 đến nay CS Tàu đánh VN1997, ép buộc CS Việt cắt đất biên giới phía Bắc,biển Đảo là bao nhiêu ngàn km2?
        Buộc nước khác dâng hiến lãnh thổ là xâm lược. Ai dám không cho phép Tàu ?

        Gần đây nhất, Putin xua quân Nga chiếm vùng bán đảo Krim mơ của U cran.
        Xe tăng, đại pháo của Nga không phải luật sức mạnh sao ?

      • Oai Hùng says:

        Cuớp đất của nuớc láng giềng thì coi là oai hùng, mở mang bời cõi.
        Lý luận của kẻ xâm lược!
        Đất Campu chia trả lại cho người Campuchia! Nếu không trả đừng trách Trung Quốc cướp đất VN

  8. Người Việt says:

    Bọn CS VN đang “tứ bề thọ địch”, không còn một lối thoát: Dân trong nước, chia rẽ nội bộ, lân bang Campuchia thọc dao vào bụng, và cả “quan thày” TC là kẻ “đỡ đầu” thì cũng muốn tiêu hủy những tên CSVN hai ba mang!
    Còn chạy đâu được nữa, ngoài con đường quay về núp bóng dân, và trả quyền làm chủ đất nước cho dân, để thay đổi chế độ và trở thành đồng minh của Mỹ!
    Nên nhớ rằng mặt nạ gian ác đểu cáng lừa đảo của VC đã lộ rõ rồi, không còn sử dụng được nữa đâu, “anh em CS” mà còn chán ghét bộ mặt giả trá này, thì Mỹ tin sao được VC mà bắt tay?!

    • Builan says:

      Quá hay quá đúng !
      Kính

    • Thích Đô La says:

      Người Việt @ trở thành đồng minh của Mỹ!

      Trở thành đồng minh của Mỹ? Sao có thể dễ ợt thế! Hoa Kỳ đâu có phải cái chợ trời, ai cũng có thể ra-vào vô tư như thế.

      Nên nhớ, Hoa Kỳ làm vấn đề gì đề “vì quyền lợi Mỹ và giá trị Mỹ”, khi nào Hoa Kỳ thấy VN có đầy đủ “những điều kiện thích hợp” lúc đó sẽ tính sau.

      Trung tướng Nguyễn Chánh Thi đã tâm sự trong cuốn “Việt Nam Một Bầu Trời Tâm Sự” với tất cả người dân Việt Nam trong nước hay hải ngoại, một câu nói để đời:
      “Làm kẻ thù của Mỹ Chưa chắc đã chết, nhưng làm bạn với Mỹ Chắc chắn chết!”

      Lịch sử đã chứng Minh: TT Park Chung Hee (Phác Chính Hy) Nam Hàn; TT Ferdinand Marcos Philippines, TT Ngô Đình Diệm và TT Nguyễn Văn Thiệu bị bỏ rơi, TT Saddam Hussein của Irag… thế kỷ XX!!!

      Làm bạn với Hoa Kỳ không được lòng Hoa Kỳ nó thịt liền.

      • Tudo.com says:

        @Thích Đô La says:” Làm bạn với Hoa Kỳ không được lòng Hoa Kỳ nó thịt liền.”

        Đúng vậy. Không vừa lòng là Mỹ nó thịt liền.

        Còn CSVN lúc nào cũng làm vừa lòng Trung Quốc thế tại sao Đặng Tiểu Bình xua quân qua biên giới thịt cả mấy chục ngàn dân quân VN 1979, đảo Gạc Ma 1988 và tiếp tục. . .thịt ngư dân VN dài dài ngoài biển đông. . . !?

        Đảng CSVN anh hùng dám đánh cho Mỹ cút, tại sao 1990, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười và trung ương Đảng phải kéo nhau qua Thành Đô. . .Xin Làm Vừa Lòng. .TQ vĩ đại?
        Tại sao CSVN anh hùng không dám làm chuyện không vừa lòng TQ ? ? ?

Leave a Reply to Người Việt