WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phía sau họ là những bậc cha mẹ can đảm!

Sinh viên HK cảm tạ sự hỗ trợ của người dân trong cuộc đàm phán

Cuộc Cách Mạng đang diễn ra ở Hồng Kông là cuộc cách mạng mang đến cho thế giới nhiều nỗi xúc động nhất. Hình ảnh các sinh viên quỳ dọc theo đường ga xe lửa trên tay cầm tấm bảng với nội dung xin lỗi người dân vì những bất tiện gây ra bởi cuộc biểu tình, hình ảnh các sinh viên đồng loạt đứng dơ hai tay lên trời khi bị nhóm côn đồ theo lịnh Bắc Kinh trà trộn vào hành hung, và hình ảnh 5 sinh viên cúi đầu cám ơn những hỗ trợ dành cho phong trào sau buổi đàm phán với chính phủ, là những hình ảnh cảm động, đẹp nhất, và khó quên nhất. Nhìn các em, người ta thấy ngay một thế hệ người Hồng Kông đáng kính, những bậc cha mẹ phía sau họ. Đằng sau các sinh viên này, có lẽ không có những cấm đoán dữ dội, không có những lời khuyên răn kiểu như: “hãy mau trở về nhà, hãy im lặng để được sống an thân, hãy sống bàng quan, chuyện đất nước không phải là trách nhiệm của mình”.

Phía sau họ là những bậc cha mẹ can đảm!

Trả lời với đại diện chính quyền Hồng Kông về yêu cầu phải giải tán đám đông biểu tình, Alex Chow, lãnh tụ sinh viên đã xác định điều này, anh nói với họ: “nếu đi ra các khu biểu tình, quý vị sẽ thấy nhiều thế hệ dân HK ở đó. Chỉ chính phủ mới có thể làm cho họ đi về nhà, bằng cách trả lời các yêu cầu của dân chúng, cho họ thấy một lộ trình và một thời biểu để đạt đến các mục tiêu dân chủ”.

Sinh viên Hồng Kông học bài, làm bài tập, ngủ trên đường phố từ ngày này sang ngày khác, sẵn sàng chịu bị còng tay, sẵn sàng hứng hơi cay… Và cha mẹ họ cũng sẵn sàng chịu hứng hơi cay với họ.

Cách đây nửa thế kỷ, tại Hungary đã có một cuộc cách mạng của những người trẻ dũng cảm, và những bậc cha mẹ dũng cảm. Nhắc về những người trẻ này là nhắc về huyền thoại của “những chàng trai Pest” trên các đường phố của Hungary năm 1956. Những ai đã từng sống với chủ nghĩa cộng sản đều biết rằng phía sau những “những chàng trai Pest” này là những bậc cha mẹ can đảm! Đây là biến cố chấn động đầu tiên trong khối các nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Ðông Âu; vì đây là một cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cộng sản, chống quân xâm lược Liên Xô, đòi dân chủ và độc lập dân tộc.

Nhưng trước khi nói đến cuộc cách mạng năm 1956, tưởng cũng nên nhắc lại linh hồn của những cuộc cách mạng Hungary – Thi Sĩ Petőfi Sándor.

Ngày 15 tháng 3 năm 1848 trước Bảo tàng Quốc Gia Hungary, người thanh niên trẻ, lúc đó chỉ mới 24 tuổi, thi sĩ Petőfi Sándor đã dõng dạc đọc bài thơ “Bài Ca Dân Tộc” do chính ông sáng tác. Bài thơ có những câu: “Hỡi thánh thần của người Hung /Chúng con xin thề /Sẽ không bao giờ chịu kiếp nô lệ!…” Đây là một khúc tráng ca, hào hùng như tiếng kèn xung trận. Thi phẩm này được coi như linh hồn của cuộc cách mạng dân chủ Hung năm 1848, và Petőfi trở thành một thủ lĩnh tinh thần, một thi hào vĩ đại nhất của Hungary ở thế kỷ 19. Khi liên minh Áo-Sa hoàng ào ạt đổ quân vào Hungary, mặc dù bạn hữu can ngăn, nhưng Petőfi vẫn nhất quyết đầu quân ra chiến trường. Rồi như một định mệnh, với cái ước mơ được hiến dâng đời mình nơi chiến địa, ông gục ngã như hai câu thơ ông viết: “Ðể lũ ngựa ầm ầm phóng qua xác tôi/Mau kịp đến với lẫy lừng chiến thắng…”

Cái chết của người con ái quốc Hungary, thi sĩ Petőfi Sándor, đã không bao giờ được chấp nhận. Nhiều năm sau này, dân tộc Hung vẫn đi tìm tung tích của ông. Nhiều huyền thoại đã được truyền tụng, rằng Petőfi chưa chết, ông chỉ bị thương nặng, bị bắt rồi bị đày đi ở chốn Siberia xa xăm. Petőfi Sándor của Hungary hay Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính của Việt Nam; cái họ để lại là phong cách của một con dân ái quốc trước quân xâm lược, trước cái chết tất yếu phải đối mặt. Họ đã truyền lại cho đời sau một sức mạnh có tác động mãnh liệt, mà chính họ cũng không thể ngờ tới; sức mạnh có thể làm xoay chuyển vận mệnh của cả một dân tộc.

Tuy cuộc cách mạng năm 1848 sụp đổ, nhưng thừa hưởng một tình yêu thắm thiết và lãng mạn dành cho tổ quốc của thi sĩ Petőfi để lại, những thanh thiếu niên Hungary đã lao vào cuộc cách mạng chống lại quân xâm lược Nga giành độc lập năm 1956. Cuộc cách mạng này đã hội tụ được đông đảo thanh thiếu niên Hung quả cảm và can trường. Theo tường thuật lại, ở tại Corvin nơi xảy ra chiến sự ác liệt nhất, hơn 80% chiến binh chỉ ở độ tuổi 20, nhiều thiếu niên chỉ ở ngưỡng cửa tuổi 16 hoặc trẻ hơn. Họ là học sinh, sinh viên và những công nhân ở độ tuổi dưới 25. Những thiếu niên này đã đi vào lịch sử Hung với cái tên gọi đầy thương mến “những chàng trai Pest”. Nhiều thập niên sau này, người dân Hungary vẫn lưu truyền một câu nói cảm động, mang đầy tính tự hào: “Tại sao quân Liên Xô chỉ toàn tấn công vào sáng sớm? Là vì khi đó bọn trẻ vẫn đang ngủ!”.

Đọc về cuộc cách mạng Hung 1956, chúng ta biết tuổi trẻ Hungary đã được các thế hệ cha anh dẫn dắt, trân trọng và nuôi lớn bằng lịch sử, bằng ý thức quốc gia, và bằng niềm tự hào dân tộc. Tuổi trẻ VN cũng đã từng được nuôi lớn bằng những chất liệu như thế. Gần đây nhất là thế hệ của Nguyễn Thái Học và đồng đội của anh. Tác giả Louis Roubaud đã từng viết về nỗi xúc động của ông khi chứng kiến 13 lời hô “Việt Nam muôn năm!” trước máy chém tại pháp trường Yên Bái. Hàng ngàn thanh niên trẻ của VNQDĐ đã đem sinh mạng mình hiến dâng cho tổ quốc. Có người không muốn bị giặc làm nhục phải tự sát đến ba lần như Nguyễn Khắc Nhu, hàng trăm người khác bị thực dân xử tử và hàng trăm người khác nữa bị lưu đày biệt xứ.

Cả một thế hệ thanh niên sát vai nhau, cùng dấn thân để đánh đuổi ngoại xâm, cùng đồng tâm với cái quan niệm “không thành công cũng thành nhân”, cùng thản nhiên bước lên đoạn đầu đài với lời từ biệt gởi lại như một lời nhắn: “Việt Nam muôn năm”. Điều gì đã tạo nên thế hệ thanh niên đó? Nếu không phải là cách nhìn của họ về giá trị của một con người và về ý nghĩa của sự sống.

Họ là hiện thân của những thế hệ Việt Nam đã đứng vững chân trên mảnh đất nhiều sóng gió này. Hiện thân của trách nhiệm, của lòng ái quốc, của lý tưởng trong sáng, của sự quyết tâm chấp nhận hy sinh. Họ còn thể hiện một ý chí bất khuất lưu truyền tự ngàn đời: KHÔNG CHẤP NHẬN SỐNG KIẾP NÔ LỆ. Chính vì những điều cốt lõi đó mà pháp trường hay máy chém của thực dân bỗng trở thành bùn đất.

Nhưng ngày nay, trước hiểm hoạ diệt vong, trước viễn ảnh mất nước, đâu rồi nội lực của dân tộc? Đâu rồi cả một thế hệ trách nhiệm và dấn thân? Phải chăng họ đã mất dấu sau gần 70 mươi năm dưới chủ nghĩa CS? Đâu rồi những con người đã sống cùng chiến tranh, sống qua chiến tranh? Chỉ những người nào đã đi qua chiến tranh mới biết được cái giá của độc lập quý báu đến dường nào. Và cũng chính chúng ta, có người mà máu đồng đội có lúc đã từng khô trên vai áo của mình; mới thực sự hiểu được giá trị của hy sinh cùng niềm hãnh diện khi được sống hiên ngang làm người Việt Nam.

Hỡi các bậc cha mẹ! xin chia niềm hãnh diện đó với tuổi trẻ Việt Nam. Tôi tin chúng ta đang có thật nhiều những bậc cha mẹ như chị Kim Liên – mẹ của Đinh Nguyên Kha, chị Nhung – mẹ của Phương Uyên, bác Trần Văn Huỳnh – cha của anh Trần Huỳnh Duy Thức, … Xin hãy cùng góp mặt trong cuộc tử sinh của dân tộc. Đừng để tuổi trẻ Việt bơ vơ, mất phương hướng. Xin nắm tay họ bước theo điểm sáng của lịch sử như quý vị đã từng được dẫn dắt.

© Nguyệt Quỳnh

© Đàn Chim Việt

 

3 Phản hồi cho “Phía sau họ là những bậc cha mẹ can đảm!”

  1. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Nghe như là….một hồi trống trận…

    Cãm ơn Nguyệt Quỳnh.

    Tuổi trẽ VN không thể nào chỉ là…cưóp, trộm, bạo hành, lừa đảo, bán dâm, buôn người, xì ke thuốc lắc, thâu đêm vũ trường, hay…nhậu xĩn hàng ngày…
    Không thể nào bị giáo dục cs dạy…láo từ thế hệ này, sang thế hệ kế tiếp
    Không thể nào cứ…lép vế hoài hoài trước sự hào nháng của một thiểu số lớp trẽ có cha ông là quan chức cs. Phải hiều rằng họ hào nháng vì cha ông của chúng nhờ lừa láo dân tộc mà có quyền thế, nhờ quyền thế mà chiếm ưu tiên trong việc kiếm tiền trên nỗi khổ của dân nghèo, dốt. Sự hào nháng của họ, là do tiền…ăn cắp của công, ăn cướp của dân cải dân ngu…
    Không thể nào cứ lặng thinh để bọn cs cầm quyền cứ đi vay nợ mới để trã tiền lời cho nộ cũ, để vừa ăn chặn, để xây dung láo, tả bí lù, vô ý thức, biền đường phố thành sông mỗi độ…mưa về.

    Hãy gióng lên nhiều hồi trống trận nữa cho tuổi trẽ VN biết nhục mà thức tỉnh, qua cái cơn mê…tự sướng do Cộng láo và dư luận viên cò mồi của chúng dìu dắt bấy lâu…

    Nhục nghèo
    Nhục đói
    Nhục cúi đầu trước con em của lũ Cộng cai trị
    Nhục với những bảng hiệu cảnh cáo coi chừng người Việt ăn cắp ở Nhật, ở Thái Lan, ở Singapore, ở Nam Phi, …
    Nhục bị cảnh sát Anh, Pháp luôn rình bắt những người…rừng, người rơm, người…công ten nơ, gốc Việt…
    Nhục phụ nữ VN đứng…trần truồng cho nông dân Hàn quốc nó…lựa gà, Tàu Đài Loan, Tàu lục địa, chơi xong, nó…đạp ra đường, hoặc nhãy lầu tự tử
    Nhục với những trận cười coi thường người Việt ở các phi trường Tiệp Khắc, Nga, các nước Đông Âu
    Nhục mất dần đất đai biển đào về tay Tàu Cộng, là anh em môi hở răng lạnh của Việt Cộng
    Nhục bị ngư phủ Tàu lục địa tát vào mặt ngư phủ Việt trên biền Đông, bắt người đòi tiền chuộc, một cách công khai…

    Vân vân và vân vân…

    Tuổi trẽ VN ơi, còn bị csVN cai trị là còn chịu nhục.
    Hãy…tọng giẽ rách vào họng các tên dư luận viên cò mồi mỗi khi chúng hả họng hát láo.
    Những bài viết đóng kịch nhân đạo, chăm lo đời sống nhân dân, nhân dân làm chủ, công an quản lý…trên các báo chí VN, lập lờ trắng đen lộn xộn nhằm ru ngủ dân ngu, phải được…vạch mặt chuột.
    Không nên để csVN cứ mãi độc tài cai trị. Dân bị láo, nước bị…thụt lùi.

    csVN phải chấp nhận cạnh tranh chính trị với các nhà dân chủ VN, dùng bạo lực để nhốt tù, đẩy người bất đồng chính kiến đi lưu vong…, là những trò trẽ con, thô bỉ…

    Toàn dân nghe chăng?

    Tùng tùng tùng….

    ( Cãm ơn Nguyệt Quỳnh lần nữa…)

  2. Việt cộng phản quốc says:

    Lương Ngọc Quyến sinh năm 1885, là con trai của cụ Lương Văn Can – một sáng lập viên kiêm hiệu trưởng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

    Tháng 10 năm 1905, Lương Ngọc Quyến cùng em ruột là Nhị Khanh hưởng ứng phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu nên được gửi sang Nhật du học. Tại đây ông tốt nghiệp ưu hạng trường Chấn Vũ, một ngôi trường nổi tiếng của Nhật. Vì hoạt động cách mạng nên bị Nhật trục xuất. Lương Ngọc Quyến sang Trung Hoa học khóa sĩ quan, sau đó phục vụ trong quân đội Trung Hoa với cấp bậc thiếu tá. Tháng 3 năm 1912, ông được bầu làm Ủy viên quân sự Ban chấp hành Việt Nam Quang Phục Hội. Bôn ba ở Trung Hoa, ông tìm cách mộ binh đánh Pháp.

    Năm 1915 Lương Ngọc Quyến bị bắt ở Hương Cảng, giải về Hà Nội, giam ở nhiều nơi, rồi đưa lên Thái Nguyên. Darbes – công sứ Thái Nguyên – nổi tiếng bạo ngược nhất đất Bắc, sai dùi bàn chân Lương Ngọc Quyến buộc vào xích sắt. Dù vậy, Lương Ngọc Quyến vẫn liên lạc với viên đội khố xanh Trịnh Cấn. Đêm 30/8/1917, Trịnh Cấn phá ngục, chiếm đồn, cõng Lương Ngọc Quyến ra để chỉ huy. Nghiã quân làm chủ Thái Nguyên từ 30/8 đến 5/9, lấy cờ năm sao làm quốc kỳ, đặt quốc hiệu là Đại Hùng đế quốc, công bố hai bài tuyên ngôn với quốc dân. Khi quân Pháp tiến đánh, biết thế không giữ nổi, không chịu theo cáng để rút lui, Lương Ngọc Quyến nhờ Trịnh Cấn bắn một phát vào ngực ngày 5/9.

    Đội Cấn rút quân chống cự với Pháp thêm mấy tháng nữa. Ngày 5/1/1918, bị vây và bị thương ở Pháo Sơn, chung quanh chỉ còn 4 thủ hạ, Trịnh Cấn tự bắn vào bụng.

    Hai cái chết oanh liệt trong lịch sử cách mạng dân tộc.

  3. Việt cộng phản quốc says:

    Lương Văn Can

    Năm 1874, ông đỗ cử nhân năm 20 tuổi nên thường gọi là “cụ Cử Can”. Là nhà nho yêu nước, ông đã học hỏi theo sách của các nhà tư tưởng tiến bộ của phương Đông như: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, … lẫn phương Tây như: Voltaire, Montesquieu, … nhằm tìm con đường canh tân đất nước. Khi thấy cuộc cải cách Minh Trị thành công trên đất Nhật Bản, học tập người Nhật, ông cùng bạn bè tìm cách thành lập một trường học, theo kiểu trường Khánh Ưng nghĩa thục của Phúc Trạch lập ở Nhật, để làm cuộc cách mạng về văn hóa, đồng thời tuyên truyền lòng yêu nước. Với mục đích đó, đến 1908 ông lập ra trường Đông Kinh nghĩa thục .

    Đông kinh nghiã thục: Đông kinh là tên kinh đô Thăng Long thời nhà Hồ. Nghiã thục là dạy không tốn tiền. Mục đích: mở các lớp dạy miễn phí và tổ chức các cuộc diễn thuyết. Tiểu học: Việt văn. Trung và Đại học thêm Hán và Pháp văn. Bỏ lối học từ chương khoa cử mà chú trọng vào thường thức và thực nghiệp. Đường lối của Đông Kinh nghiã thục: “cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do”. Đông Kinh Nghiã Thục phát động phong trào yêu nước, phổ biến các bài ca yêu nước . Tất nhiên chính quyền thuộc điạ phải đàn áp . Đầu năm 1908, Nghiã thục bị thu giấp phép. Trường hoạt động chưa được một năm, nhưng ảnh hưởng của Đông Kinh nghiã thục vô cùng quan trọng trong thế kỷ XX: Đó là cái nôi đầu tiên xây dựng nền Việt học,

    Đến năm 1914, nhân có vụ ném tạc đạn ở Hà Nội Hotel (Khách sạn Hà Nội), Pháp bắt cả trăm người trong đó có ông, rồi kết án ông 10 năm biệt xứ, lưu đày ở Nam Vang ( Cam Bốt). Bị giam hơn 7 năm, chúng giảm án cho ông và cho trở về Hà Nội ngày 25-11-1921.

    Trở về Hà Nội, ông vẫn dạy học, mở trường Ôn Như và chuyên tâm soạn sách.

    Các con trai ông: Lương Trúc Đàm, Lương Nghị Khanh, Lương Ngọc Quyến đều hy sinh vì nước.

    Khi mất , ông lưu lại lời trối dặn con cháu: “Bảo quốc túy, tuyết quốc sĩ”.

Leave a Reply to Việt cộng phản quốc