WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Liệu Putin có trụ nổi qua cơn hạ giá dầu?

PutinCác quốc gia phương Tây mở chiến dịch ngoại giao, bao vây kinh tế nhưng chẳng làm Putin nao núng. Liệu giá dầu đang lao xuống theo chiều thẳng đứng có làm cho Putin bớt hung hăng? Liệu cú shock nhằm thẳng vào nền kinh tế xuất khẩu dầu của Nga có làm triều đại Putin lung lay?

“Chưa hẳn,” kinh tế gia nổi tiếng Martin Feldstein viết. Chính quyền Putin (tương tự như Iran, Venezuela) vẫn có thể sống sót qua những trận đại hạ giá dầu trong tương lai.

Yegor Gaidar hay Emmanuel Goldstein, ai là người đưa ra viễn cảnh chính xác hơn về sự sụp đổ của chế độ độc tài.

Gaidar qua đời cách đây năm năm. Ông là một kinh tế gia nổi tiếng, chuyên viên cao cấp trong chính phủ hậu cộng sản của Boris Yeltsin. Ông lập luận rằng: Nguyên nhân chính làm Liên Xô sụp đổ là do dầu hạ giá quá nhanh bởi Arabia Saudi quyết định tăng sản lượng quá lớn vào Tháng Chín năm 1985.

Gaidar cho rằng đây là động thái có tính toán của Saudi nhằm thoát khỏi gọng kìm của Moscow. Chiến trường của Chiến tranh Lạnh là Afghnistan nơi mà Liên Xô phải chi tiêu khoảng 20 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Ông viết trong luận văn năm 2007 “không tiền, chẳng một quốc gia nào sống sót.”

Đang trong cơn khát tiền mặt – nhưng không thể vay mượn từ những quốc gia phương Tây, và cũng không thể cải tổ nền kinh tế Soviet nhanh chóng thông qua trương chình Perestroika. Nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó là Mikhail Gorbachev không còn lựa chọn nào ngoài việc “bắt đầu ngay thương lượng với phương Tây về những điều kiện của một cuộc đầu hàng,” Gaidar nhận định.

Gaidar cũng cảnh báo những nhà lãnh đạo hậu Soviet rằng: “Sự sụp đổ của Liên Xô là một bài học cho những người xây dựng chính sách quốc gia chỉ dựa vào một giả định là giá dầu luôn luôn tăng.” Một trong những bài học nữa là “những triều đại độc tài thường bộc lộ vẻ bề ngoài mạnh khỏe, nhưng thực ra thì rất bạc nhược trong cơn khủng hoảng.”

Tất nhiên, Putin khi đó là một sĩ quan KGB đang đồn trú tại Đông Đức, đắng cay và thất vọng đứng nhìn cảnh Liên Xô tan rã. Ông đã rút ra bài học cho riêng mình. Kết quả là triều đại của ông khôn ngoan bỏ một phần thu nhập từ dầu lửa vào qũy dự trữ. Ông tự rút ra nhận định từ việc Liên Xô sụp đổ là “một thảm họa địa chính trị”. Nghĩa là, sự sụp đổ này không phải chỉ do nguyên nhân kinh tế, mà còn do việc điều hành yếu kém của chính phủ Liên Xô. Putin trách cứ người lãnh đạo thời đó là: “Vứt hết mọi thứ ra đường, rồi bỏ đi.”

Người ta có thể nhận thấy điều này qua thái độ thách đố của ông. Ông dìm đất nước cơn túng quẫn. Ông thả nổi đồng ruble. Ông rêu rao rằng Nga đang là nạn nhân của một âm mưu địa chính trị. Ông đàn áp những nhà bất đồng. Ông không rút quân ra khỏi Ukraine. Ông tuyên bố kế hoạch thành lập Liên đoàn Kinh tế Á Âu tân Soviet.

Điều gì mang chúng ta đến với Emmanuel Goldstein. Thực ra, Goldstein không phải là nhà bình luận chính trị, mà là nhân vật chính trong tiểu thuyết “1984” của nhà văn George Orwell. Tiểu thuyết này kể câu chuyện của Goldstein – người đã bí mật lưu hành cuốn sách “Lý thuyết và Thực hành của Tập đoàn Đầu sỏ”. Không nghi ngờ, đây là cách nhìn của tiểu thuyết gia Orwell về hệ thống kìm kẹp, đàn áp những người yếu hơn.

Goldstein viết: “Có bốn con đường dẫn đến sự sụp đổ của những chế độ độc tài”: Tấn công từ bên ngoài; lãnh đạo tồi tệ gây ra sự phản đối của dân chúng; bất mãn lâu ngày ấp ủ trong tầng lớp trung lưu; và nhóm lãnh đạo mất tự tin, nhưng vẫn cố bám lấy quyền lực.

Cả bốn yếu tố trên đã góp phần kéo đổ những triều đại độc tài hay những đế quốc trong lịch sử. Goldstein nhận định rằng chắc chắn cả bốn yếu tố này sẽ tác động trực tiếp hay gián tiếp vào ngày tàn của Liên Xô. Đúng nửa thế kỷ sau ngày tiếu thuyết “1984”ra đời, Liên Xô sụp đổ.

Goldstein cho rằng trong bốn yếu tố trên, yếu tố quan trọng nhất là sự tham quyền cố vị của giai cấp lãnh đạo. Họ làm tất cả để nắm lấy quyền lực. Họ tiêu diệt mọi nguồn đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Trong đó, tác nhân tối quan trọng là thái độ của tập đoàn lãnh đạo.

Chắc chắn là như vậy, số phận khác nhau giữa Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc vào năm 1989 đã chứng minh Goldstein có lý.

Trong khi Gorbachev cố gắng trong tuyện vọng để đưa Liên Xô vào cuộc rút lui chiến thuật nhưng đã biến thành đại bại. Trung Quốc nhẫn tâm xả đạn vào sinh viên tay không trên Quảng trường Thiên An Môn, để níu bám quyền lực. Những triều đại nhỏ hơn Bắc Triều Tiên, Cuba, Zimbabwe cũng làm như vậy.

Thế hệ lãnh đạo lỗi thời từ Chiến tranh Lạnh đã nếm mùi đói khát của những cuộc khủng hoảng kinh tế lịch sử, nhưng họ quyết bám lấy quyền lực lâu hơn tất cả mọi phỏng đoán.

Trong nền chính trị độc tài, tựa như cuộc đời, thái độ là tất cả hoặc gần như tất cả. Những ai hy vọng giá dầu tuột dốc, hoặc cấm vận của phương Tây, hay kết hợp cả hai sẽ buộc Moscow phải thay đổi lập trường – không phải thay đổi chế độ – nhận ra một sự thực rằng Putin đã chứng kiến ngày tàn của Liên Xô trong thời Gorbachev. Ông đã quyết định một lựa chọn – một lựa chọn có kết thúc hoàn toàn khác.

Lược dịch từ bài “Can Putin’s regime withstand falling oil prices?” By Charles Lane, The Washington Post – December 4, 2014.

© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

77 Phản hồi cho “Liệu Putin có trụ nổi qua cơn hạ giá dầu?”

  1. Sau những ồn ào liên quan đến đối đầu Nga – Phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraine, người ta bỗng nhận ra rằng, chiến tranh kinh tế – tiền tệ mà Mỹ phát động chống Nga là phần chìm của tảng băng nổi – tinh vi và khó chống đỡ hơn nhưng tác giả lại phải hứng đòn bị ngâm vốn và không thể tiếp tục làm ăn được.
    10 tháng qua, Mỹ đã tìm cách chia cắt Moskva với thị trường EU giàu lợi nhuận, cản phá Nga hoàn tất tuyến đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Nam”, đánh lụi thị trường dầu mỏ thông qua vai trò “ủy quyền” của Saudi Arabia và hơn hết là đánh vào đồng nội tệ của Nga, làm cho đồng ruble trở thành đồng tiền mất giá nhất trên thế giới.

    Việc Mỹ phát động cuộc chiến kinh tế chống Nga cho đến lúc này đã cho thấy “thành công” phần nào của Washington. Nó cũng minh chứng rằng, Mỹ là “bậc thầy” về chiến tranh tiền tệ sau quá trình tích tụ tư bản hàng trăm năm. Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu tối thượng, quyết tước đoạt nguồn thu quan trọng của Nga từ dầu mỏ, phá hủy đồng ruble và mở toang cánh cửa vào Trung Á để phục vụ cho bước chuyển trọng tâm sang châu Á – Thái Bình Dương. Cuộc chiến ngầm này có thể đẩy Nga vào một ngã rẽ mới.
    Trong tình cảnh như vậy, nước Nga cần làm gì để đảo ngược tình thế? Nguyên lý cơ bản đầu tiên trong kinh doanh phải là sự thay đổi trong cách tiếp cận, tiếp đó là chuyển từ thế phòng thủ sang phản công. Bất kì một động thái tiếp theo nào từ Điện Kremlin đều mang ý nghĩa quyết định, bởi nó gửi tới Washington một thông điệp rằng: Moskva có chịu khuất phục trước sức ép hay không.

    Nguồn lực của nước Nga hạn chế, nhưng vẫn còn đó nhiều lựa chọn theo các nguyên lý của chiến tranh bất đối xứng, ví dụ như đánh vào các thị trường. Hãy tưởng tượng ra kịch bản này: Vào một ngày đẹp trời, Tổng thống Putin chính thức phát đi thông cáo với nội dung: “Chúng tôi không thể hoàn trả các khoản tiền cho các chủ nợ ở Liên minh châu Âu (EU) cho đến khi đồng ruble ổn định. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về sự bất tiện này và xin gửi lời xin lỗi chân thành”. Ngay lập tức, thị trường chứng khoán toàn cầu hoảng loạn, đổ dốc vì lo sợ sự sụp đổ từ Nga và điều này sẽ hủy hoại hệ thống ngân hàng EU.
    Ý tưởng này cũng đã xuất hiện trên bảng tin của hãng Bloomberg qua đánh giá của chuyên gia Sergei Markov: “Vì sự mất giá của đồng ruble là do yếu tố chính trị, nên cách thức đáp trả cũng phải mang sắc thái chính trị. Đơn cử như việc: Nga cho phê chuẩn một đạo luật cấm các công ty nội địa trả các khoản nợ cho đối tác phương Tây nếu đồng ruble mất giá quá 50%. Điều này sẽ giúp giảm sức ép lên đồng ruble và thực tế nhiều quốc gia đã từng áp dụng, nổi bật là Malaysia”. Chỉ một động thái như vậy thôi cũng khiến hàng loạt những “ông lớn” trong ngành tài chính ở châu Âu như The ING Group (Hà Lan), Raiffeisen Bank (Áo), Societe General (Pháp), UniCredit (Italy), Commerzbank (Đức) đứng ngồi không yên.
    Một lựa chọn khác là áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn để tránh sự biến động quá mạnh trong tỉ giá giữa đồng ruble và đồng USD, cũng như tình trạng chảy máu ngoại tệ. “Vẻ đẹp” của biện pháp này chính là ở chỗ, nó tước đoạt quyền lực từ những gã “tai to” nhiều tiền lũng đoạn thế giới và giao lại quyền lực đó cho những quan chức được dân bầu ra. Kinh nghiệm của Malaysia trong cuộc khủng hoảng tài chính 1998 một lần nữa lại là ví dụ tốt cho Nga.
    Tại thời điểm đó, Malaysia cũng ở trong tình cảnh tương tự Nga lúc này: Có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn, các khoản vay ngắn hạn phải trả thấp. Nhưng tính cả các khoản vay từ hộ gia đình và các tập đoàn, công ty thì tổng nợ lại là con số lớn. Đầu tiên, Phó Thủ tướng Malaysia lúc đó là Anwar Ibrahim cũng tuân thủ các biện pháp mang tính thị trường như: Tỉ giá linh hoạt, tăng lãi suất, giảm chi tiêu chính phủ. Thế nhưng, tình hình không có nhiều chuyển biến: Tiêu dùng và đầu tư ở mức thấp, tâm lý bi quan bao trùm xã hội, đẩy áp lực sang tỉ giá.
    Đến tháng 6, người kế nhiệm ông Ibrahim là Daim Zainuddin đã cho áp đặt các biện pháp kiểm soát dòng vốn: chuyển toàn bộ đồng ringgit ở thị trường nước ngoài về nước; cấm các nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước trong vòng 1 năm. Bị phản đối mạnh, nhưng biện pháp đúng hướng này đã giúp Malaysia tránh được nguy cơ đổ vỡ, nhanh chóng hội nhập trở lại thị trường vốn quốc tế chỉ sau một năm, với việc phát hành thành công 1 tỉ USD trái phiếu vào tháng 5/1999.
    Trong tình cảnh khốn khó, nếu không có biện pháp kiểm soát dòng vốn, những tay chơi ở Phố Wall kết hợp với giới đầu cơ có thể khoắng sạch tiền của một nền kinh tế, đẩy đất nước đó rơi vào phá sản. Đã đến lúc nước Nga cần chấm dứt sự tháo chạy của dòng tiền, dừng việc hoán đổi đồng ruble với đồng USD, buộc các nhà đầu tư phải quay vòng vốn trong nền kinh tế và cải tổ lại lãnh đạo Ngân hàng Trung ương. Với giải pháp này thì chính tác giả Mỹ và phương Tây lại phải hứng đòn bị Nga ngâm vốn và không thể tiếp tục làm ăn được, giờ khác nào lấy súng bắn chân mình mà không giám kêu đau.

    • Tien Ngu says:

      Nghe em cò mồi tự sướng là thần đồng, bàn chuyện…giãi phóng Nga, Tiên Ngu cười muốn…té phở…

      Y hệt như năm xưa, Cộng láo bị thưa ra toà án quốc tế. Chúng…tỉnh rụi, éo thèm đi.

      Đến khi toà án phán quyết, Cộng láo có cái bank account nào tại xứ sở tại và các xứ cùng nhóm, dều bị phong toã. Mối mang mần ăn gì thuộc về nhà nước VN Cộng láo ra xứ người, tất cả bị…chận ngách.
      Lúc ấy chúng mới tá hoả, hát bài ca con cá, chịu phạt.
      Thay vì bị phạt một, chúng phải chịu phạt đến…mười.
      Đủ thứ tiền nó đẻ thêm, interest, penalty, paper works, labor…vân vân..

      Cộng lấy tiền đâu mà nộp phạt?

      Thưa, tiền thuế của dân. Dân…lãnh đạn vì cái hiều biết của thần đồng cò mồi. Riệng nhà nước VN Cộng láo và cò mồi thì lúc nào cũng khoẽ, chả mất công mà cũng chả mất xu nào…

      Cho nên, tụi Nga cùng anh mặt ngựa có ngu như…Tiên Ngu mà đi nghe lời cò mồi thần đồng không?

      Nó mà…có thì một là dân Nga…chết cha, hai là Putin cùng đàn em…lãnh đạn thật.

  2. Nhiều người nói tại sao Việt nam không lao vào cứu nước Nga? Bạn nên biết ! Nga còn có 460 tỷ dữ trữ mà chưa tung ra thì biết họ mạnh thế nào trong khi Việt nam có cái gì? Có cái nợ xấu sắp nổ ra là hàng trăm tỷ đô la nợ xấu ở các ngân hàng. Nợ là phải trả ôm đó không giám nói ra sợ bị kỷ luật, sợ đổ ngã, nhưng như người bện, không giải phẫu ngay mà âm thầm ôm bệnh là tự sát.
    Ngay Trung quốc thủ tướng Lý Khắc Cường hé mở với Nga nếu cần họ giúp tài chính mà Nga vẫn không cần. Thế đủ biết nước Nga họ đã có sẵn sự chuẩn bị này rồi. Hiện nay tiền Rup đã tăng mạnh và dự đoán sẽ có hàng trăm tỷ phú Nga mang tiền về đầu tư tại Nga sau cam kết đảm bảo không có truy vấn nguồn gốc tiền từ đâu mà có. Người ta dự đoán số ngoại tệ sẽ là 3 đến 5 trăm tỷ đô.
    Nếu quý Nga và chớp cơ hội thì hãy mau vào Nga mở các công ty lấp chỗ của các nươc phương Tây và Mỹ, Canada bị Nga cấm vận. Đó mới là thượng sách vừa cứu bạn cứu mình.
    Nước Nga tự dọn dẹp những gì khiếm khuyết của sự phụ thuộc vào làm ăn với phương Tây mà thôi rồi qua đó họ đứng lên mạnh mẽ. Một đất nước giầu tài nguyên, lại có nhân dân yêu nước và lãnh đạo tài giỏi đâu như tổng thống OBama và những tổng thống Mỹ trước đây? Đừng nằm mơ nước Nga quỵ nhé. Thật là những kẻ mê tín Mỹ quá mà hóa ra tâm thần mộng tưởng. Đó là những kẻ như Tiên Ngu và tác giả bài báo này vậy.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Phải công nhận là lũ Cộng Việt đã biến dân Việt thành dân… dối trá và liều mạng…

      Người Việt qua Nga, bị dân Nga nó khinh bỉ ra mặt, bị đầu trọc Nga nó…lụi lia lịa. Ấy thế mà dân Cộng Việt cũng lòn lách chịu đựng. chui qua kiếm ăn cho bằng được…

      Vì tiền mà…thô bỉ, và đau khổ.
      Hy sinh đời bố, cũng cố đời con…

      Tưỡng sao, con nó lớn lên, nó cũng…đi theo con đường láo của bố nó, cho chúng chửi, khinh bỉ…

      Bớt láo đi cò mồi à..

      Những em như Mikhail Khodorkovsky, vua dầu hoả thập niên 1990, em gì mà bị mật vụ cùa anh mặt ngựa qua tới bên Anh…lắc mồng, triệu em xuống đường vạch mặt…ngựa những năm 2011, 2012…vân vân và vân vân, nhân cơ hội anh mặt ngựa đang xính vính, phen này chắc cùng nhau vùng lên…

      Dân Nga còn chịu…thãm sầu dài dài với anh mặt ngựa in power.
      Sau cái nạn cs, tưỡng khoẽ, té ra vẫn còn…mắc doạ với tàn dư của cs…

      Merry Christmas, Russia…

    • Năm Cam says:

      Đúng là “anh hùng” !! Anh hùng có biết kinh tế không nhỉ? Đừng nói càng. Tiếc thời hoàng kim của nước Nga? Tiếc những ngày rực rỡ còn “đánh hàng” qua Liên xô? Qua rồi, qua thật rồi, phải nhìn thực tế, bạn ạ. Putin tốt nhất là rút lui, còn kịp đấy. Chỗ của Putin thích hợp nhất là KGB, nhưng nay cũng đã qua rồi.

  3. Nước Nga vẫn sống 80 % dân Nga yêu quý và tin ở Putin, còn OBama thì thăm dò dư luận Mỹ chỉ có 7 % người ta ủng hộ thôi, và nước Mỹ thì biểu tình suốt ngatf về phân biệt chủng tộc, ăn cắp, bắn giết tại các trường học v.v…vạy ai trụ ai tan? Thật là kẻ viết láo không dựa trên những tiêu chí cần đưa ra để viết mà viết theo nhãn quan bài Nga. Nói thật cho những kẻ mê tín Mỹ biết là nước Nga giầu tài nguyên bậc nhất thế giới và vũ khí hiện đại hớn cả Mỹ và châu Âu gộp lại, quân đội thì anh hùng đâu như lính tẩy Mỹ đánh nhau ở đâu cũng thua, về nước rồi con điên khùng giết cả vợ và con.
    Những người Việt nam làm tai sai cho Mỹ chưa bao giờ có số phận tốt. Hãy chiêm nghiệm xem ở Việt nam thì bị tù đầy tội làm tay sai sau năm 1975, được sang đến Mỹ thì vất vưởng chỉ có mấy cửa hàng phở và làm sơn móng tay là còn gọi tạm được, còn lại là ngồi ngáp ruồi đếm ngày chờ chết. Nếu chết thì luật nhân quả đã bắn giết đồng bào mình, làm tay sai cho giặc thì đọa địa ngục. vậy thì có tương lai gì? Thế mà không tự nhận biết còn nói càn. Thật là hết chỗ nói. Lên báo viết mà không biết mình viết cái gì, vì cái gì? Người ta có câu” Đầu đen cũng gọi là người” là ở ý nghĩa này. Tiên Ngu là những kẻ như vậy đó. Nếu có chút tự trọng thì hãy biến đi khỏi khổ thẹn.

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à,

      Đừng tự mình…chửi mình nữa, em?

      Thời buổi này, chỉ có Cộng láo nói, cò mồi nghe. Còn cò mồi nói, ai nghe?

      Cái vụ việc tôn vinh Nga, và anh Putin mặt ngựa, coi bộ nó…lố bịch quá em?

      Hỏi em một câu, cái còm bu tưa mà em đang xài để…hát láo, là do ai phát minh ra đó? Nga hay Mỹ?

    • Chiêu Dương says:

      Trích từ QN :Nước Nga vẫn sống 80 % dân Nga yêu quý và tin ở Putin.

      Trích từ báo VN để QN khỏi mang nặng thành kiến : ‘ Giới quan sát thường phê phán việc kìm hãm các nhà chính trị đối lập và truyền thông độc lập, nhưng ở Nga, điều này được ngầm chấp nhận rộng rãi như một sự thỏa hiệp để giữ nền kinh tế ổn định sau cuộc khủng hoảng tài chính những năm 90.

      “Tôi rất ủng hộ ông Putin, còn ai khác nữa đâu để ủng hộ cơ chứ?”, Valentina Roshupkina, 79 tuổi, một người dân Gryaz, thị trấn nằm cách Moscow vài giờ đi xe, cho biết. “Tôi tin đất nước đang đi đúng hướng bởi ông ấy đã vực dậy quân đội, khiến chính quyền mạnh mẽ hơn. Các quốc gia khác bắt đầu có chút kiêng nể chúng tôi rồi ‘. (hết trích ) Nguồn : http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/vi-sao-nguoi-nga-ung-ho-putin-du-kinh-te-lao-doc-3123052.html

      Quỳnh Nga hiểu ý ông lảo Valentina Roshupkina chứ ? hiểu rồi thì biết vì sao 80 % dân Nga yêu quý và tin ở Putin.

      Thứ nhất, người Nga vẫn còn bị mặc cảm nhục nhả sau khi Liên xô tan rả. Thứ hai, Putin luôn hứa hẹn hảo vực dậy đế chế Nga, một phiên bản Liên xô hoành tránh không cọng sản nhưng độc tài thì có muôn vàn lý do để tồn tại ; điều này kích thích tinh thần dân tộc chủ nghĩa luôn nở rộ sau giai đoạn chuyên chế, một con dao 2 lưỡi mà kèm theo là tin xấu luôn nhiều hơn tin tốt. Lý do thứ ba, “còn ai khác nữa đâu để ủng hộ cơ chứ ?”

      Nếu truyền thông độc lập nở rộ trên đất Nga, các nhà chính trị đối lập Nga được tự do hành động như ở Mỹ, tôi tin chắc con số dân Nga ũng hộ Putin sẽ ở dưới 7 %, con số dân Mỹ dành cho Obama.

      Trích từ QN : “Những người Việt nam làm tai (y chứ ! ) sai cho Mỹ chưa bao giờ có số phận tốt”.

      Các đại gia ở Hà thành đang mất 40 ngàn usd cho một hồ sơ xin đi Mỹ định cư. Các người VN làm tai (!) sai cho Mỹ đi vào nước Mỹ chả tốn xu nào. Chả biết số phận nào tốt hơn ? Kiều hối gởi về VN từ Mỹ chiếm 57 % của 11- 12 tỷ usd # 7 tỷ usd. Không ai chỉ rỏ trong 7 tỷ đó có bao nhiêu tỷ của đám người Việt tai sai cho Mỹ, ít ra cũng hơn 90 % của 7 tỷ usd, QN nhỉ ? QN ở Pháp gởi về cho người thân 1 năm được bao nhiêu phật-lăng mà mạnh miệng chê người ta có số phận không tốt ?

      Tôi e là QN đang ở tại xứ có tên rất Pháp, Fansipan (*), phải không ?

      (*) : thuộc dảy núi Hoàng liên sơn, vùng Tây bắc Việt nam.

    • TL says:

      Khi một người Việt Nam để chử Pháp sau cái tên, có nghĩa là người đó đang ở Tây…ninh, cũng giống như một người ở VN mà đề GS TS trước cái tên, thì phải hiểu là là cái bằng đó anh ta mới mua.
      Hàng trăm Tiến sĩ người VN thứ thiệt ở nước ngoài, khi viết sách, viết báo, họ đâu cần phải xưng học vị gì đâu, thế sao ai ai cũng biết !

  4. Phạm Ngu says:

    Đến bây giờ nhiều người ta vẫn không hiểu được là tại sao Mỹ với vũ khí mạnh và nhiều tiền đến thế lại phải chịu thua Cộng sản VN và bỏ rơi những người “bạn”, những chiến hữu đánh thuê chống cộng VNCH để họ nay nhiều người bỏ lại vợ con sang Mỹ lấy vợ mới, nhiều người tiếng Anh không giỏi, nghề nghiệp không có, sống vất vưởng chẳng có tương lai gì? Ngay cả con cái họ ngày sang Mỹ đã quá thời thiếu niên, học ít nay nói là sống ở Mỹ mà cũng rất khổ, thậm chí không bằng người Mễ Tây Cơ và Nam Mỹ trốn sang Mỹ làm.

    • Tien Ngu says:

      Thì…cò mồi Cộng láo xưa nay đứa nào cũng hát y chang vậy cả…

      Chúng phải nhổ phẹt phẹt các…chiến hữu VNCH để khoe là chúng…ngon lành.
      Nhưng sự thật thì ai cũng thấy cả. VNCH đánh thuê cho Mỹ, Mỹ còn thuê thì Cộng láo…thấy mẹ. Nga Tàu thuê Cộng láo đánh Mỹ Nguỵ cũng vậy thôi.

      Đặt trường hợp ngược lại, Nga Tàu mà bỏ Cộng láo thì chúng cũng phài thua, lấy đạn đâu mà bắn Mỹ Nguỵ?

      Tiếc có cái, VNCH thua…thiệt, nên VN bị Cộng láo nó lên đời, nó tung cò mồi nói láo dử quá, thành ra dân VN lần lượt bị…lây. Thành ra ngày nay cả nước, láo hơn phân nữa…

    • Builan says:

      Bác Phạm NGU có biết bác đang xúc phạm dân Hà Lội cuả “ngàn năm Thăng Long không nhĩ ! Có sách và có chứng đây thưa bác ! Bắn vàò link cho sáng mắt ra !

      http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=135319#post135319

      Không có trình đọ không có khả năng, điều kiện.. thì theo đường “BAC ĐI”
      http://a.disquscdn.com/uploads/mediaembed/images/1527/1740/original.jpg

    • Tudo.com says:

      @Phạm Ngu: “Đến bây giờ nhiều người ta vẫn không hiểu được là tại sao Mỹ với vũ khí mạnh và nhiều tiền đến thế lại phải chịu thua Cộng sản VN và bỏ rơi những người “bạn”, những chiến hữu đánh thuê chống cộng VNCH….”

      Tổng thống Diệm không chịu đánh thuê nên bị chết, tổng thống Thiệu không chịu đánh mướn nên bị từ chức, Dân Quân VNCH cũng không chịu như tổng thống họ nên Mỹ xoay qua mướn Tàu Cộng đánh Nga Cộng sập tiệm, rồi sau đó ra lệnh đánh VC sặc máu mũi sủi máu mồm ( nên nhớ trước khi đánh VC, Đặng Tiểu Bình phải qua xin phép Mỹ).
      Bầy giờ nó đang mướn Âu Châu đánh Putin Nga cho bỏ cái tật. . .du côn vườn. Xong con Bạch Gấu Nga. . .què, Nó sẻ mướn toàn bộ Á Châu làm thịt con Rồng Đỏ Tàu . . . .cụt đuôi. Đặc biệt, hồi đó VC đánh Mỹ là đánh mướn cho Tàu, cho Nga. Mai mốt đây VC đánh Tàu, đánh Nga là đánh thuê cho Mỹ, vậy là. . .huề chứ?
      Mọi người ai cũng thấy ý đồ của ” Đế quốc Mỹ”, chỉ có những kẻ ngu như. . .phạm ngu mới không hiểu mà thôi !

    • Trúc Bach says:

      Đọc cái còm men của anh thì không ai còn ngạc nhiên với cái tên của anh nữa , anh Ngu ạ !

    • Minh Đức says:

      Trích: “Đến bây giờ nhiều người ta vẫn không hiểu được là tại sao Mỹ với vũ khí mạnh và nhiều tiền đến thế lại phải chịu thua Cộng sản VN và bỏ rơi những người “bạn”

      Mỹ bỏ rơi miền Nam vào đúng lúc giá dầu lên cao . Liên Xô nhờ xuất cảng dầu nên có rất nhiều để viện trợ cho CSVN, Cuba và phong trào CS khác . Mỹ đã tiêu tiền quá nhiều mà thấy Liên Xô vẫn tiếp tục viện trợ cho miền Bắc nên Mỹ phải chấm dứt chiến tranh.

Leave a Reply to Tien Ngu