WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc khó chịu trước lửa tình Mỹ-Ấn bùng cháy

Ảnh www.foxnews.com

Ảnh www.foxnews.com

Tầm cao cực kỳ

Với những ai lâu nay chê bai thành tích ngoại giao yếu kém của Tổng thống Obama, chuyến đi ba ngày ở Ấn Độ tuần qua giúp ông có dịp chứng minh ngược lại.

Chưa bao giờ quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ lại thân thiết đến vậy, cao hơn mối quan hệ mà Hà Nội thường gọi là đã “nâng lên một tầm mới.”

Từ mấy chục năm qua, Hoa Kỳ đã nhiều lần kêu gọi Ấn Độ đứng chung với mình để ngăn chận tham vọng bá quyền của Trung Quốc, nhưng lần nào Ấn Độ cũng lịch sư trả lời em chả, em chỉ muốn có lập trường độc lập, phi liên kết, theo kiểu “không hợp tác với nước nào để chống lại một nước thứ ba.”

Thế nhưng, kể từ khi Thủ tướng Modi lên nắm quyền, lập trường đó coi như đã quay ngoắt 180 độ.

Các nhà phân tích đưa ra nhiều yếu tố khách quan để giải thích sự thay đổi táo bạo này. Trung Quốc o bế Pakistan, kẻ thù của Ấn Độ, nhiều hơn, trong khi Hoa Kỳ bớt thân với Pakistan. Trung Quốc vẫn lén lút hà hơi tiếp sức cho bọn Maoist ở vùng biên giới Ấn Hoa. Trung Quốc vận động xây một hải cảng lớn ở Sri Lanka, đe dọa con đường giao thông huyết mạch của Ấn Độ tại, vâng, Ấn Độ Dương. Và Ấn Độ cũng thấy rõ ý đồ của Bắc Kinh tại Biển Đông với đường lưỡi bò và giàn khoan Hải Dương, nên đã hợp tác mạnh hơn với Việt Nam và Philippines.

Đã vậy, khi Chủ tịch Trung Quốc thăm Ấn Độ tháng 9 năm ngoái, ông Tập Cận Bình chỉ hứa đầu tư 20 tỉ trong 5 năm tới. Lần đó, Ấn Độ hơi buồn vì họ trông đợi ít ra thì cũng phải 100 tỉ. Báo chí Ấn Độ còn tiếng bấc tiếng chì: Trung Quốc không chơi đẹp bằng Nhật Bản, vì Thủ tướng Abe đã hứa đầu tư 32 tỉ để cải thiện cơ sở hạ tầng cho Ấn Độ.

Trong khi đó, nếu “đi” với Mỹ, Ấn Độ không mất đảng, không mất nước; mà ngược lại, có những cái lợi, như tiếp cận công nghệ mới để phát triển kinh tế, quốc phòng, và “nắm” được khối Ấn kiều bên Mỹ, trong đó có nhiều người rủng rỉnh tiền bạc.

Đóng góp của lãnh tụ

Với những quốc gia đã có những định chế đi vào nề nếp, lãnh tụ không mấy quan trọng, nhưng vai trò của cá nhân đã đóng góp không nhỏ vào sự xích lại giữa Mỹ và Ấn lần này. Trước khi làm thủ tướng, ông Modi đã từng bị Mỹ cấm nhập cảnh vì khi ông làm Thống đốc bang Gujarat, ông đã để cho xảy ra một vụ bạo loạn tôn giáo trong bang, khiến cho hơn 1.000 người Hồi giáo thiệt mạng.

Vậy mà sau chuyến thăm chính thức Tòa Bạch Ốc vào tháng 9 năm ngoái, ông và Tổng thống Obama gần như đã trở thành hai người bạn tri kỷ. Nghe nói, có lúc Obama đã gọi Modi là “my bro.”

Báo chí thuật lại, ông Obama đã nói với ông Modi, you đã tạo một chuyện bất ngờ, tưởng chừng như không thể nào xảy ra trong xã hội Ấn Độ. Câu nói đó khiến các thầy bàn cho rằng hai ông đã có sự đồng cảm sâu đậm, một người thuộc sắc tộc thiểu số, một người thuộc một đảng thiểu số.

Kể từ khi hai nhà lãnh đạo đã tìm được những điểm tâm đầu ý hợp, thuộc hạ của họ đã bận rộn thu xếp để có một sự kiện ấn tượng: một chuyến đi mang tính cách biểu tượng đánh dấu cuộc “móc ngoặc” chưa từng thấy trong lịch sử hai nước.

Về phía Mỹ, họ đã thu xếp để ông Obama có bài nói chuyện về Tình Trạng Liên Bang với dân chúng Mỹ, trước khi Ấn Độ có cuộc diễn hành của Lễ Cộng Hòa 26 tháng 1 – một trong ba ngày lễ lớn của Ấn Độ – đánh dấu ngày bản Hiến pháp của Ấn Độ bắt đầu có hiệu lực cách đây 65 năm. Chuyến đi của ông Obama sẽ được lịch sử Mỹ ghi nhận là Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ đi Ấn Độ hai lần, và cùng là tổng thống Mỹ đầu tiên được mời làm khách danh dự tại Lễ Cộng Hòa Ấn Độ.

Vừa bước xuống máy bay ở New Dehli, ông Obama đã được ông Modi bước đến ôm hôn thắm thiết theo kiểu các lãnh tụ của phe XHCN trước đây. Cử chỉ này hoàn toàn khác với cú bắt tay thật chặt giữa ông Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 9 năm ngoái ở New Dehli.

Và cũng là lần đầu tiên, Tổng thống Mỹ ngồi ngoài trời hơn ba tiếng đồng hồ tại một quốc gia khách để dự một cuộc diễn hành. Cả hai ông Obama và Modi đã ngồi sau một tấm màn kính đạn bắn không thủng để xem cuộc diễn hành của Lễ Cộng Hòa.

Tổng thống Mỹ thoải mái nhìn các loại máy bay của Nga lần lượt bay ngang qua khán đài; vì ông biết rằng trong hiện giờ Ấn Độ là một trong những khách hàng chính của Nga, nhưng trong những năm tới, sẽ có C-130, Apache… bởi vì sau khi ông rời Ấn Độ, sẽ có những hợp đồng được ký với các công ty sản xuất vũ khí của Mỹ.

Với Ấn Độ, đây cũng là lần đầu tiên họ phải huy động 50.000 cảnh sát và binh sĩ, 1.000 tay súng bắn tỉa, lập vùng cấm bay, sử dụng 15.000 camera, và mấy chục chó đánh hơi bom, để chuyến đi của Tổng thống Mỹ không thể xảy ra một vụ mất mặt giống như vụ Bombay 2008.

Trước buổi dạ tiệc bên trong Rashtrapati Bhavan, tư dinh của Tổng thống Ấn Độ, Tổng thống Mỹ và phu nhân đã thưởng thức buổi văn nghệ, trong đó có bài “Yes We Can,” khẩu hiệu của ông Obama khi ra tranh cử năm 2008.

Bữa ăn gồm có cà-ri cá ướp mù-tạt, bánh nhồi thịt trừu hầm với sữa chua, và phô-mai nấu với dưa chua.

Trong phần nâng ly ông Obama ca ngợi tình hữu nghị hai nước, nhắc đến tâm sự của Thủ tướng Modi rằng mỗi tối ông Modi chỉ ngủ 3 tiếng, khiến ông cảm thấy kém hơn Thủ tướng Ấn vì ông ngủ đến 5 tiếng. Tổng thống Mỹ cũng nhắc đến những người Mỹ gốc Ấn, trong đó có đại sứ Mỹ tại Ấn, hoặc những người làm dân biểu, thống đốc và giám đốc cơ quan USAID của Mỹ.

Chuyến đi có một trục trặc nhỏ: ông Obama phải cắt ngắn một chút để ghé Saudi Arabia dự quốc tang.

Trung Quốc bất an

Dĩ nhiên, Trung Quốc không thể làm ngơ trước chuyến đi này, nhất là sau khi ông Obama đã thuyết phục được ông Modi để hai người cùng công khai lên tiếng gay gắt về những động thái mang tính gây sự của Trung Quốc ở South China Sea.

Một bài xã luận của báo lề phảiTrung Quốc khuyên Ấn Độ không nên rơi vào những mưu đồ có tính toán của Mỹ.

Phát ngôn viên Hoa Xuân Oanh của Bộ Ngoại giao nói rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ “có thể giúp phát huy sự tin tưởng và hợp tác lẫn nhau trong khu vực. Chúng tôi biết Ấn Độ không muốn tham gia chính sách ngăn chận Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng thái độ một mất một còn đã thuộc về thế kỷ trước.”

Một bài xã luận khác của Trung Quốc nói rằng sư hiện diện của Obama “tại thời điểm này không mang lại tác động quan trọng nào cho mối quan hệ lâu đời giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Chuyến đi có thể giúp thúc đẩy quan hệ Ấn-Mỹ trong tương lai, nhưng không thể thay đổi sự kiện thực tế tại chỗ là Ấn Độ cũng cần Trung Quốc như một đối tác quan trọng.”

Tân Hoa Xã cho rằng “chuyến đi chỉ mang tính biểu tượng hơn là thực tế, bởi vì Hoa Kỳ và Ấn Độ vẫn còn những khoảng cách khá xa, xa như khoảng cách địa dư hai nước.”

Tân Hoa Xã còn nhắc Ấn Độ đừng quên cách nay không lâu, Mỹ đã cấm ông Modi nhập cảnh và cách nay một năm, Hoa Kỳ đã bắt giam một nhà ngoại giao Ấn Độ ở New York bị cáo buộc bóc lộc một ô-sin mang từ Ấn Độ qua.

Châu Quang (tổng hợp)

8 Phản hồi cho “Trung Quốc khó chịu trước lửa tình Mỹ-Ấn bùng cháy”

  1. NĂM ANH BỰ HIỆN THỜI

    Có năm anh bự trên đời
    Giành nhau trên chiếu cuộc đời hiện nay
    Trước tiên anh Mỹ cao bồi
    Anh Nga gấu đỏ của hồi xa xưa
    Nay thay lông trắng lưa thưa
    Còn anh Trung Quốc chỉ vừa mới lên
    Thêm anh Ấn độ lềnh kềnh
    Hai chân chỉ kiểu thích đi vòng kiềng
    Ngoài ra anh nữa EU
    Tuổi già nay lại trên đà hồi xuân
    Cùng nhau trên chiếu tưng bừng
    Chia năm thế giới thật tình cũng hay
    Ngày xưa chân vạc bên Tàu
    Cái thời Tam quốc khác màu hôm nay
    Khác màu ý hệ hồi xưa
    Chia đôi thế giới đỏ xanh rõ ràng
    Hiện thời kinh tế thị trường
    Nhưng anh Trung Quốc lạ thường khác ai
    Còn ưa Đại hán dài dài
    Nên Hoàng Sa kẹt cho người Việt Nam
    Lưỡi bò tính nuốt biển Đông
    Có anh như vậy quả không ra gì
    Ôi thôi thế giới lâm ly
    Thế thường vẫn vậy khác vì cách chia
    Bởi vì lịch sử từ khuya
    Vẫn luôn tranh chấp có gì lạ đâu
    Chừng nào bốn bể năm Châu
    Hòa đồng tư tưởng mới nên con người
    Xứng danh nhân loại ở đời
    Đó thì thật sự mới thời hoàng kim

    ĐỈNH NGÀN
    (05/02/15)

  2. BÀN ĐỀ says:

    Ông Ấn Độ lại tính bổn cũ soạn lại đây ! ông tính lại làm thế cẳng giữa ( trung lập, bắt cá hai tay ?) . Giờ là thế kỷ 21 rồi ông ạ, mọi chuyện đều đổi thay, trắng ra trắng, đen ra đen không còn cảnh ngô khoai vàng thau lẫn lộn nữa đâu, phải dứt khoát . Mỹ đến với ông là để dùng ông làm ” gia trọng ” ( accelerator power )* cho thế lưỡng cực, ( bipoles ) một khi có biến động ở Âu-Á Châu. Ông nên nghĩ đến khía cạnh này đừng vì cái lợi trước mắt vài tỉ đô-la mà quên cái hại sau lưng như ông Nga sô . Sẵn đã có Nhật làm gia trọng Biển Đông và Israel làm gia trọng vùng Trung Đông, nếu thêm được ông thì thế “song cước” ( Trung-Mỹ, TCB sẽ đến Mỹ nói chuyện sau ) mới trong tình trạng cân bằng bền ( stable balance ) . Nói ít mong ông hiểu nhiếu cho thiên hạ nhờ. GHI CHÚ (*) : trên bàn cân thiên bình ( Balance) nếu một bên, đĩa cân, bị lệch mất thăng bằng, ta chỉ cần thêm vào đĩa cân đối trọng ( contrepoids ) bên kia một gia trong nhỏ là sự cân bằng bền sẽ được lập lại ngay. Ý tưởng gia trọng trong comment này không ngoài ngụ ý đó ( ambiguity ) .

    • Tudo.com says:

      Có nghe rỏ không ông Modi?

      Giống như khi. . .Đánh Đề nên dồn hết cho một. . .con thôi. Trúng thì trúng lớn!
      Chứ ông cứ sáng chị Nga, chiều bà Hoa có ngày mấy bả vã gảy răng rồi cuối cùng dân ông gặm bo bo với rau muống như dân của. . . .Bác tui đó!

  3. Trúc Bạch says:

    Rõ ràng cuộc tiếp đón Ô Bà Má kỳ này của Ấn Độ đã vượt xa cả về mặt hình thức lẫn nội dung so với cuộc tiếp đón Putin hôm 11/12/2014

    Có người nói là vì Obama đến Ấn đúng vào ngày “Republic Day” của Ấn, nên hình thức có vẻ hoành tráng hơn, nhưng nếu nhìn vảo việc dư luận quần chúng Ấn hoan hỷ dành cho cuộc gặp gỡ này thì người ta mới thấy rõ sự khác biệt .

    Dù từng là đồng minh cốt cán của nhau, dù là đạt được một hợp đồng cung cấp năng lượng cả tỷ đô, nhưng Ấn tiếp đón Putin khá là lạnh nhạt – theo như các phân tích gia thì sở dĩ Ấn không mặn mà với Putin, chỉ vì Putin đã cùng một lúc bán vũ khí cho cả Trung cộng – là kẻ thù …tiềm năng- và Pakistan – là kẻ thù truyền kiếp của Ấn, và cũng theo các phân tích gia này thì những vũ khí Nga bán cho Pakistan và Trung cộng lại là những thứ vũ khí có thể khống chế được các loại vũ khi mà Nga đã bán cho Ấn .

    Cũng vì lý do trên mà Ấn đã tổ chức đón Ô Bà Má rất “hoành tráng” , khác xa đối với cuộc tiếp đón Putin và Hồ Cẩm Đào …Không những thế, báo chí Ấn còn mô tả cuộc gặp giữa Ấn và Mỹ như cuộc gặp “giữa hai anh em (Bro) lâu ngày gặp lại” .

    Cho nên việc Mỹ đến Ấn lần này đã không những chỉ làm cho tên họ Hồ bênTàu nhột, mà cả Putin cũng cảm thấy như bị (đồng minh) “phản bội” .

  4. Nguyễn Văn says:

    Thế chiến lược sai lầm của họ Tập

    Trung cộng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đang đi từ sai lầm này tới sai lầm khác. Sai lầm đầu tiên là đi ngược họ Đặng, phá bỏ chiến lược ẩn mình chờ thời. Từ chiến lược lộ bản mặt hung hăng bành trướng lãnh hải bắt nạt láng giềng, cụ thể là đưa giàn khoan HD 981 vào lãnh hải và xây cất phi đạo trên quần đảo Trường Sa của Việt nam là sai lầm to lớn nhất của họ Tập, nó đẩy các nước nhỏ trong khu vực vào thế lo sợ và muốn “quay về” với Mỹ hơn bao giờ hết – và đặc biệt là cộng sản Việt nam. Hậu quả là ngày nay không nước nào muốn làm bạn với Tàu. Tàu đang mất bạn, mất những người bạn cần thiết nhất cho thế chiến lược bảo vệ đất nước.

    Nhìn lại quá khứ trong thời chiến tranh lạnh, Mỹ lúc đó là một siêu cường bậc nhất, nhưng một mình Mỹ có thể thắng chủ nghĩa cộng sản? Không! Mỹ không thể thắng nếu không có đồng minh; và ngày nay cũng vậy. Mỹ vẫn cần và có đồng minh khắp nơi nhưng Nga và Tàu thì ngược lại. Cả hai đang gây chiến nhưng lại thiếu đồng minh thì làm sao tạo chiến thắng!? Một khi Ukraine không còn thuộc về Nga thì Mỹ không còn lo ngại mất Âu Châu. Ngoài kho vũ khí nguyên tử lỗi thời để khi túng thì chơi liều, giờ đây Nga của Putin yếu như sên chờ ngày…chết. Ukraine sẽ là mồ chôn sự nghiệp Putin.

    Cái bắt tay và ôm nhau thắm thiết của hai nhà lãnh đạo Mỹ – Ấn cho chúng ta thấy sự gắn kết không còn là dấu chấm hỏi mà là dấu chấm than cho cái giá chiến lược sai lầm của họ Tập. Và một Việt Nam (cộng sản Hà Nội) ngày càng lụn bại mọi mặt và sắp phải đầu hàng với Mỹ thì họ Tập lại càng thấy cái giá phải trả thật là “vĩ đại”. Nó vĩ đại như khi Mao thống nhất đất nước China thành lập một nhà nước cộng sản và vĩ đại vì ngày tàn của thể chế đang ngày dần tới. Họ Tập trở thành vĩ đại nhưng vĩ đại ngược với “bác” Mao.

    Nga và Tàu, cả hai sẽ chết vì không có đồng minh; và Việt Nam, bước tiến của Việt Nam không thể và không còn cách chi đảo ngược, vì đảo ngược là…mất nước. Hãy lựa chọn.

    nv

  5. KEVIN TO says:

    ISIS TO OBAMA

    ISIS hăm dọa Obama,…

    cf. http://finance.yahoo.com/news/isis-obama-cut-off-head-184200336.html

    Kevin To, USA.

  6. Quân Nguyên says:

    Mấy ông dùng cái tựa đè khó nghe quá. Vấn đề ngoại giao mà ví như “lửa tình bùng cháy” của hai người yêu nhau ! Xin đừng bắt chước loại văn hoá mới trong nước. Tiếng Việt ngày nay đã hỏng rồi !

  7. nguenha says:

    Trên thế giới không có nước nào thuận lợi bang nước Mỷ. Tiền đô-la do Mỹ tự in ra,nhưng lại có giá trị toàn cầu. Công dân Mỹ lại có nguồn gốc ở mọi Quốc gia. Không cần đi đâu xa,Mỹ cần nghiên cứu bất kỳ một quốc gia nào ,thì chuyên gia “có ngay”,không cần “đào tạo”. Người ta không lạ gì chính các sắc
    dân làm nên nước Mỹ. Một cộng đồng Ấn hay bất cứ một cộng đồng nào vửng mạnh và giàu có trên đất Mỹ thì đều có ảnh hưởng đến chính quốc. Chưa nói đến những cộng đồng có đại diện ở trong guồng máy chính quyền Mỹ. Bởi thế các nước tranh giành ảnh hưởng với Mỷ thì “phần thua” phần lớn thuộc về mình../

Leave a Reply to Nguyễn Văn