WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

LS Lê Công Định nói về ngày 30/4

 

lcdTrong chuyên đề Ký ức 40 năm hôm nay Mặc Lâm có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Sài Gòn, một trí thức từng có nhiều bài viết cổ súy cho dân chủ tại Việt Nam. Ông là con của một gia đình cách mạng sinh trưởng và lớn lên tại Sài Gòn nhưng có cái nhìn khác về ngày 30 tháng 4 năm 75. Luật sư Lê Công Định từng bị tù hơn 4 năm về tội tuyên truyền chống phá cách mạng và đây là lần phỏng vấn đầu tiên ông dành cho RFA sau khi ra khỏi trại giam vào ngày 06 tháng 2 năm 2013. Trước nhất LS Định nói về ký ức ngày 30 tháng 4 của mình khi ấy ông vừa 7 tuổi:

Tôi còn đọng lại trong ký ức của mình hình ảnh ngày 30 tháng 4 năm 75. Thực ra lúc đó tôi mới 7 tuổi thôi, trước ngày đó thì chúng tôi vẫn đến trường đều đặn. Những cuộc di tản trên đường phố cũng như tại Tòa đại sứ Mỹ lúc đó bắt đầu có những người chạy vào leo lên trực thăng, tôi thấy những hình ảnh đó khi đi ngang qua và nó vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi về cuộc chiến tranh.

Cái ngày 30 tháng 4 đó tôi và những trẻ con trong khu phố mình ở đã ra đường để xem mặt đoàn quân giải phóng như thế nào và sau dó thì xem TV thì thấy Ủy ban Quân quản họ tổ chức những buổi meeting đưa hình ảnh ông Hồ Chí Minh cũng như đưa những lá cờ đỏ sao vàng và cờ của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên và hỏi ba tôi ông đó là ai, ba tôi trả lời đó là ông Hồ.

Sau đó khi lớn lên thì tôi bắt đầu hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh, tất nhiên đã bị giảng dạy một cách lệch lạc theo cái nhìn của chính quyền chứ không phải theo đúng sự thật lịch sử của nó. Do đó tôi cũng như bao thế hệ trẻ lớn lên trong lòng của chế độ mới này khi học hành chúng tôi bị tiêm nhiễm bởi cái lối truyền đạt có tính cách tuyên truyền nhiều hơn là dạy cho học sinh, sinh viên hiểu được thế nào là lịch sử trong quá khứ.

Khi vào đại học tôi nhận ra điều đó qua nói chuyện với người thân trong gia đình cũng như bạn bè của tôi, tôi mới bắt đầu tìm hiểu, đọc lại sách. Nhưng sách lúc đó hầu hết do nhà nước xuất bản làm sao mình có thể hiểu được? Vì vậy buộc lòng tôi phải đọc lại những cuốn sách in trước năm 75 của gia đình tôi và đặc biệt của người anh trai tôi. Những cuốn sách đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi, tôi bắt đầu định hình một suy nghĩ mới, nhận thức mới của lịch sử Việt Nam từ những năm 17-18 tuổi. Tôi chỉ muốn nhìn một cách tổng quát đa chiều về lịch sử của đất nước mình.

Mặc Lâm: Thưa LS sau khi ông bị bắt thì báo chí chính thống rộ lên nhận định cho rằng gia đình ông là một gia đình cách mạng và đã được ưu đãi. Trong thời gian sau 30 tháng 4 thì gia đình ông có được ưu đãi như họ nói hay không thưa luật sư?

Luật sư Lê Công Định: Về việc đó thì nó như thế này: Ông nội tôi, bác tôi, ba tôi và thậm chí cô tôi đều đi theo phong trào cộng sản. Giống như những trí thức miền Nam lúc đó họ không thích sự có mặt của quân đội nước ngoài. Sau cuộc chiến tranh chống Pháp kéo dài không ai còn muốn thấy quân đội nước ngoài ở Việt Nam. Gia đình tôi cũng như bao nhiêu người trí thức khác đều lựa chọn cho mình thái độ trung lập đối với chính quyền lúc đó.

Gia đình tôi không may được tiếp cận với những người hoạt động cho phong trào cộng sản cho nên họ bị ảnh hưởng và họ tham gia vào phong trào cộng sản gọi là “cuộc kháng chiến chống Mỹ”.

Gia đình tôi bị ảnh hưởng rất nhiều và ba tôi thậm chí đi tù vì những hoạt động chống lại chính quyền Sài Gòn vào năm 1960 và ông nhận cái án tương đối nặng nề là 5 năm tù. Sau đó khi ra tù ông tiếp tục cuộc sống bình thường của mình nhưng vẫn âm thầm cổ vũ cho phong trào cộng sản. Năm 75 xảy ra sự kiện thống nhất thì ba tôi nghiễm nhiên trở thành một thành viên trong chế độ mới nhưng có nhiều điều sau đó khiến ông bắt đầu nhận thức ra mình đã bị lừa dối như thế nào qua các chính sách mà họ áp dụng cho người miền Nam lúc đó. Thí dụ như là giam cầm những quân nhân và công chức của chế độ Sài Gòn, cải tạo tư sản. Ba tôi đã từng tham gia vào những cuộc gọi là cải tạo tư sản đó và ông nhận ra được bản chất phi nhân của những chính sách như vậy.

Người dân trước năm 75 họ ky cóp tài sản của mình và làm ăn một cách chân chính để sống đời sống giản dị như giới trung lưu thì họ bị chụp cái mũ là tư sản mại bản, bị tước đoạt toàn bộ tài sản và đẩy cả gia đình vào vùng kinh tế mới.

Ba tôi có kể với tôi một sự kiện mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ hoài. Ba tôi kể khi đoàn làm việc của ông đến nhà một bà bán tạp hóa người Hoa để kiểm kê và tịch thu tài sản của bà thì buổi sáng bà đó vẫn còn đầu óc minh mẫn, tóc vẫn đen và nói chuyện vẫn đâu ra đó. Bà năn nỉ van xin mong người ta để lại tài sản dù là một phần, nhưng đoàn làm việc theo lệnh trên vẫn lấy toàn bộ tài sản của bà. Bà đã khóc lóc van xin suốt từ sáng đến chiều… ba tôi nói rằng khi nhìn toàn bộ tài sản của mình bị lấy đi hết thì bà đã hóa điên hóa dại, nói năng không còn bình thường nữa và tóc bà trở nên bạc trắng! Ba tôi nhìn hình ảnh đó và ray rứt cả cuộc đời. Ông hối hận tại sao mình lại tham gia xây dựng nên một chính quyền để rồi cuối cùng người dân bình thường lại bị tước đoạt như thế này? Điều đó ba tôi kể cho tất cả các con nghe.

Riêng tôi hình ảnh bà bán tạp hóa người Hoa hóa điên, tóc trở nên bạc trắng ám ảnh và ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi từ nhỏ cho đến tận bây giờ. Gần như trong gia đình tôi có một sự phản tỉnh từ ba tôi cho tới các con.

Nói về mặt lý lịch thì tất nhiên gia đình tôi là một “gia đình cách mạng” lẽ ra cũng nhận những ưu đãi giống như bao nhiêu cán bộ trong hệ thống này, tuy nhiên có một điều xảy ra vào năm 1980 khi mâu thuẫn nội bộ bên trong hàng ngũ cán bộ giữa miền Bắc và miền Nam lúc đó. Ba tôi bị chụp cái mũ làm sai nguyên tắc quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa và ông bị chính đồng đội của mình bắt giam trong 6 tháng trời không qua xét xử và có bất kỳ một bằng chứng nào nên cuối cùng phải thả ba tôi ra và yêu cầu ba tôi làm bản kiểm điểm để quay trở về làm việc.

Ba tôi từ chối, ông nói với họ rằng sự tham gia vào phong trào cộng sản của ông là một bản kiểm điểm quá vĩ đại của cuộc đời ông rồi. Sáu tháng tù mà những người đồng đội bắt giam ông nó cũng là một bản kiểm điểm quá vĩ đại để ông có thể tiếp tục làm một bản kiểm điểm nữa. Ông trở về đời sống dân sự bình thường.

Kể từ đó gia đình tôi đoạn tuyệt với hệ thống chính quyền này và không nhận bất kỳ một sự ưu đãi nào. Tất nhiên khi xét lý lịch bắt giam tôi thì họ vẫn xem gia đình tôi là gia đình có công với cách mạng do vậy khi xuất hiện ở Tòa sơ thẩm tôi có nói một điều như thế này: “ Tôi nghĩ rằng gia đình tôi từ ông tôi cho tới bác, cha, cô tôi đều đi theo cách mạng, tuy nhiên tôi đã đi ngược hoàn toàn với con đường đó” Tôi nói rất rõ ràng nhưng sau đó coi lại trên Youtube thì họ cắt thêm một phần ở một câu khác nhét vào ngay sau cái câu mà tôi vừa nói. Họ bảo tôi đi ngược lại đường lối gia đình, những công lao của gia đình cho nên tôi thấy ân hận.

Tôi thấy buồn cười bởi vì khi nói ra câu đó tôi muốn gửi một thông điệp rất rõ ràng rằng: tuy gia đình tôi đi theo con đường cộng sản góp phần xây dựng nên chế độ này nhưng tôi lớn lên và ý thức rõ việc tôi làm và quyết định đi ngược lại con đường đó.

Mặc Lâm: Quay trở lại câu chuyện 40 năm thì tù nhân côn đảo, tù nhân cải tạo đã trở về nhà nhưng xuất hiện một loạt tù nhân lương tâm mới vẫn còn trong tù, điều này cho quốc tế thấy gì?

Luật sư Lê Công Định: Đối với những tù nhân cải tạo quân nhân của chế độ Sài Gòn ngày xưa chúng ta thấy nó thể hiện rõ một chính sách của chính quyền là trả thù những người từng là đối thủ của mình. Họ không có một sự khoan dung, không có sự hòa giải thật sự cho nên mới thực hiện việc đó.

Còn đối với tù nhân lương tâm bây giờ thì tất cả mọi người đểu đã thấy rằng đây là một chế độ độc tài cho nên người ta chỉ thích nghe những lời êm tai, xuôi theo cách họ nói chứ họ không nghe những ý kiến trái ngược thập chí là đối lập, do đó mới có việc bắt giam tù chính trị và tù nhân lương tâm như tôi chẳng hạn. Bởi vì tôi chỉ đơn giản nói lên tiếng nói của mình nhưng họ lại xem đó là mối đe dọa của thế lực thù địch qua đó quốc tế đã nhận rõ chính sách nhất quán của mọi chế độ cộng sản. Từ Châu Âu, Châu Á và đặc biệt là Hoa Kỳ thấy họ không thay đổi chủ nghĩa độc tài của mình.

Càng ngày chúng ta thấy càng nhiều hơn tù nhân lương tâm bị bắt nó thể hiện mối sợ hãi ám ảnh đầu óc của người lãnh đạo. Họ luôn luôn sợ quyền lực của họ bị mất do sự ảnh hưởng của người trí thức, bất đồng chính kiến hôm nay và cách duy nhất là họ đàn áp, tù đày. Cách tốt nhất dập tắt tiếng nói đối lập.

Mặc Lâm: Ngày 30 tháng 4 là ngày thống nhất đất nước nhưng 40 năm sau hai chữ “thống nhất” vẫn còn khá mơ hồ về sự hòa giải. Theo luật sư ai là người phải tỏ thiện chí một cách nghiêm túc trước? Bên thắng hay bên thua cuộc?

Luật sư Lê Công Định: Tôi nghĩ rằng hòa giải lẽ ra là một vấn đề đương nhiên áp dụng sau khi hết chiến tranh bởi vì cả bên thắng cũng như bên thua cuộc đều là đồng bào trong nước. Họ đâu phải là hai chủng tộc khác nhau, hai kẻ thù một bên là ngoại xâm còn một bên là người bị xâm lược vậy thì việc gì phải tiếp tục hận thù và chia rẽ?

Chưa bao giờ muộn cho vấn đề hòa giải cả kể cả bây giờ 40 năm sau, không ai còn tin vào chính sách hòa giải của nhà cầm quyền nữa. Nhưng nếu bây giờ nhà nước Việt Nam thật tâm muốn thực hiện chính sách hòa giải thì họ nên làm bằng thực chất chứ không phải làm qua lời nói.

Ở đây không phải là sự hòa giải giữa bên thắng cuộc và bên thua cuộc vì 40 năm đã qua nên gác lại chuyện đó đi. Bây giờ điều quan trọng hơn là hòa giải giữa người cộng sản và người không cộng sản. Ngay những người như tôi lớn lên trong chế độ mới, học hành mưu sinh trong chế độ này. Bản thân tôi, cuộc đời tôi chả liên quan gì tới chế độ Việt nam Cộng hòa cả vậy thì tôi không cần sự hòa giải của bên thua cuộc và bên thắng cuộc. Cái tôi cần là sự hòa giải giữa người cộng sản và người không cộng sản.

Mặc Lâm: Xin cám ơn luật sư Lê Công Định.

Theo RFA

13 Phản hồi cho “LS Lê Công Định nói về ngày 30/4”

  1. NGÀN KHƠI says:

    HỒI TƯỞNG LẠI LÁ CỜ CỦA MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRƯỚC KIA

    Lần đầu tiên tôi nhìn thấy hình ảnh lá cờ MTGPMNVN qua sách báo ở miền nam là vào những năm đầu học đại học. Điều này chẳng khác gì luật sự Lê Công Định nhìn thấy lần đầu lá cờ này vào ngày 30/4/75 khi anh ta mới vừa 7 tuổi.

    Hằn những ai sống trong thời kỳ đó ở miền nam từ cuối thập niên 1960 đến lien sau năm 1975 đều không quên hình ảnh lá cờ đã nói. Nó có ngôi sao vàng ở giữa và nền cờ được chia dọc trên dưới màu đỏ và màu xanh.

    Trên danh nghĩa bề ngoài, đây là cờ của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam lúc đó do các ông Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát đứng đầu, như là lực lượng nhân dân độc lập của mien nam nội lên chống “Mỹ ngụy”, hoàn toàn độc lập với mien Bắc lúc đó đã hoàn toàn là chế độ cộng sản.

    Thế nhưng mọi người tinh ý đều nhận ngay ra, nếu xóa màu xanh bên dưới đi, thì nó hiện nguyên hình là lá cờ của mien bắc lúc đó. Có nghĩa là lá cờ của mien bắc bị che đi một nửa, để chỉ chừa lại một nửa, bị che đi vì màu xanh của bưng biền rừng núi hay bị che đi vì mánh lới chính trị.

    Quả nhiên, sau ngày 30/4/75 thì lá cờ MTGPMN trước đó hoàn toàn biến mất, bây giờ nó chỉ còn như một kỷ niệm cho một giai đoạn lịch sử xôi đậu, và các người lãnh đạo MTGPMN trước kia lộ rõ chỉ là những cán bộ cộng sản thừa hành của mien bắc một cách ẩn danh.

    Có điều đáng nói, là cho dù nội dung của MTGPMN ra sao, tại sao lá cờ không thể làm khác đi như đã nói ? Dĩ nhiên không biết Bộ chính trị miền Bắc lúc đó nghĩ gì, nhưng người ta có thể suy nghĩ ra là kỹ luật của đảng CS rất chặt chẽ, vì lá cờ cũng quan trọng, nên càng đơn giản và càng gần miền Bắc là hay nhất, để phòng xa mọi sự kiện trở quẻ, bất trắc sau này.

    Điều đó chứng tỏ chủ nghĩa CS và những người CS đi theo học thuyết Mác xít hoàn toàn chỉ có một. Đó là mục tiêu CS mà không là gì khác, đó là chủ nghĩa quốc tế vô sản trên toàn thế giới mà không là gì khác.

    Như vậy VN thật sự trong bao nhiêu năm chỉ là một khoen khớp trong đoạn dây xích dài ngoằng và duy nhất đó mà không thể nào khác đi. Điều đó ngay từ sau năm 1975 đã hoàn toàn thấy rõ. Thậm chí sau khi Liên Xô tan rã, buộc phải đổi mới kinh tế, nhưng chính trị của VN vẫn chỉ là một như cũ, tức một thứ bình mới rượu cũ không hơn không kém và cũng không bao giờ chấm dứt được.

    Như vậy căn nguyên hay nguyên lai duy nhất chỉ là học thuyết Mác. Cả Lênin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành v.v… và v.v… đều không bao giờ đi ra ngoài được chính các nguyên tắc hay nguyên lý chỉ đạo của chính học thuyết Mác. Có nghĩa từ sau năm 1945, ở VN chì có duy cách mạng kiểu CS mà không bao giờ cách mạng kiểu tư sản như nhiều người nhầm lẫn.

    Cho nên kết luận lại, có thể khẳng định chung nhất là hầu hết mọi người CS đi theo ông Hồ Chí Minh chẳng hề hiểu CNCS thực chất theo lý thuyết Mác là gì, mà họ đi theo ông Hồ vì nghĩ rằng ông Hồ là người quốc gia yêu nước duy nhất trên toàn cõi VN%

  2. Tovanlai says:

    Luật sư ơi, làm gì có sự hòa giải giữa người cộng sản và không cộng sản. LS hãy tỉnh dậy, đừng mơ có sự hòa giải nầy, nơi đây, hôm nay, chỉ còn sự chiến đấu sống còn giữa người Quốc Gia tự do, no ấm hạnh phúc và bọn việt cộng dã man như những người miền Nam Việt Nam đã từng làm hơn 60 năm qua và vẫn đang làm. Chiến đấu hay chết hay bỏ xác trên biển hay sống lưu vong như kẻ mất nhà. Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác. “Vợ của ngụy ta chơi, con ngụy ta sai vặt, nhà ngụy ta ở, xe ngụy ta đi, thằng ngụy bỏ tù cho chết mục xương”, còn đau đớn nào hơn cho người thua cuộc, dẫu rằng chúng ta chưa bao giờ từ chối chiến đấu. Và hôm nay bọn việt cộng, chúng giống như những con cắc kè biến mầu của những tên vô sản lưu manh từ một thằng khố rách áo ôm, thất học để trở thành những thằng triệu phú, tỉ phú, bằng những của cải ăn cắp của dân, không chê một thứ gì cả, kể cả cứt và dùng vũ khí đàn áp, đánh đập, giết chóc người dân vô tội một cách dă man trong những phòng tạm giam. Bọn việt cộng đã thành công, biến người dân VN hôm nay, trở thành vô cảm khi nhìn những cái đau khổ của đồng loại một cách vô tư khi ngồi vuốt bộ lông của mình ngày một đẹp hơn, sống chết mặc bay. Để đất nước nầy ngày một đi xuống dốc, để những người có tài và có lòng như LS cũng còn chỉ biết thở dài khi ngồi nhìn vận nươc nổi trôi hay lại muốn vào tù khi lên tiếng chống đối chúng. Không có sự hòa giải, vì chúng chỉ muốn độc quyền lãnh đạo để ăn cắp và không chia chác quyền lợi cho bất cứ một ai khác ngoài bọn chúng. Còn đảng còn mình. Hòa giải đối với bọn vc là chúng bay, lũ dân ngu dốt, hăy im lặng mà sống mà ăn như những con cùu ngoan, nếu không ông sẽ nướng chết tụi bay. Còn bọn hải ngoại thi nhớ vỗ tay thật to khi đón quan chức nhà nước công du, chứ đừng biểu tình đuổi bọn lãnh đạo vc chậy trốn như chó nữa. Biết nói gì hơn. Phải chăng, Tổ tiên tôi đâ làm gì sai? Cớ sao đất nước tôi lại sinh ra một đám vô lai, quái thai, ngu dốt như bọn vc hôm nay, để quê hương tôi mãi đóí nghèo, lạc hậu.

  3. Chiêu Dương says:

    Trích : Nhưng nếu bây giờ nhà nước Việt Nam thật tâm muốn thực hiện chính sách hòa giải thì họ nên làm bằng thực chất chứ không phải làm qua lời nói.

    Nhà nước CSVN làm gì có tâm mà yêu cầu họ “thật tâm”, anh LCĐ này đúng là “em hiền như ma souer”. Tuy nhiên, xem ra có dối gian vạn lần thì CSVN cũng không thể mình ên chỏi lại cả xu thế thế giới đang âm ỉ yêu cầu CSVN phải đứng ngang hàng với VNCH như biểu tượng xảy ra ở hội nghị Á-Phi vừa qua.

    Hội nghị Á-Phi lần thứ 60 vừa diễn ra ở thành phố Bandung, Indonesia hôm 24/04/2015 có sự tham dự của Trương Tấn Sang (chủ tịch nhà nước cờ đỏ) cùng với các nhà lãnh đạo đại điện cho 109 quốc gia của hai châu lục. Bên trái Tư Sang chỉ 5 bước chân là lá cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH bên cạnh lá cờ đỏ.

    Hai lá cờ đỏ và vàng ở cạnh nhau, ngang hàng nhau. Hóa ra các bố trên trường quốc tế mà ít nhất là ở hội nghị Á-Phi này ( có cả đàn anh ba đình Tập Cận Bình ), đang xác nhận VNCH là một thực thể quốc gia vẫn đang tồn tại. ( e…em nghỉ, nếu không thế thì các bố đui hết rồi hay sao ; hay mấy cha chủ tịch, tổng thống của hơn 100 nước này ngu quá, không biết quốc kỳ của bất cứ nước nào !!! )

    Mời quý còm sĩ vào các link bên dưới để thưởng lãm :

    http://www.aacc2015.id/images/foto/galeri/1429857167.jpg
    http://www.aacc2015.id/images/foto/galeri/1429854802.jpg
    http://www.aacc2015.id/images/foto/galeri/1429854366.jpg
    http://www.aacc2015.id/images/foto/galeri/1429854343.jpg
    http://www.aacc2015.id/images/foto/galeri/1429854305.jpg

  4. Vũ Thiện Tâm says:

    Cái may là L/S Lê công Định đã nhận biết đâu là sự thật.

  5. Thích Nói Thật says:

    Lê Công Định “Bản thân tôi, cuộc đời tôi chả liên quan gì tới chế độ Việt nam Cộng hòa cả vậy thì tôi không cần sự hòa giải của bên thua cuộc và bên thắng cuộc. Cái tôi cần là sự hòa giải giữa người cộng sản và người không cộng sản“.

    Đúng vậy, bản thân LS Lê Công Định và gia đình cũng như hàng chục, chục triệu người dân ở cả hai miền Nam-Bắc đều là nạn nhân của chế độ, bị CSVN lừa gạt và lợi dụng. Giữa cá nhân với cá nhân chẳng có thù hận gì, mà cái chế độ, cái hệ thống lãnh đạo CSVN mới cần phải xin lỗi và xin “hoà giải” với nhân dân!

    Họ phải xin lỗi và xin hoà giải không phải chỉ với nhân dân miền Nam vì những tội ác mà họ đã gây ra, mà cả với nhân dân miền Bắc, vì CSVN đã lợi dụng và đẩy họ vào cảnh chiến tranh, con cái của họ phải bỏ mạng trên chiến trường, và phải xin lỗi và xin hoà giải cả với những cựu đảng viên như Bùi Tín, Trần Độ, Vi Đức Hồi, Vũ Cao Quận, Hoàng MInh Chính, Nguyễn Khắc Toàn.

    Đồng thời CSVN cũng phải xin “LS Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Trần Huỳnh Duy Thức” tha lỗi, vì đã bắt giam họ một cách vô lối, và xin được “hoà giải” với những người này!

  6. Thích Nói Thật says:

    Luật sư Lê Công Định: “Tôi nghĩ rằng hòa giải lẽ ra là một vấn đề đương nhiên áp dụng sau khi hết chiến tranh bởi vì cả bên thắng cũng như bên thua cuộc đều là đồng bào trong nước. Họ đâu phải là hai chủng tộc khác nhau, hai kẻ thù một bên là ngoại xâm còn một bên là người bị xâm lược vậy thì việc gì phải tiếp tục hận thù và chia rẽ?

    Cuộc chiến vừa qua không phải giữa nhân dân hai miền Nam-Bắc Việt Nam với nhau, mà là những người CS-Bắc Việt đã bán linh hồn cho CS-Quốc tế, mà cụ thể là Tầu Cộng. Bởi thế, họ vẫn huyênh hoang, say sưa trong chiến thắng, coi dân miền Nam và những ai không chấp nhận chế độ CSVN là thù địch và không muốn “hoà giải”.

    Điều này đã được chứng minh, ông Võ Văn Kiệt, tuy theo CSVN nhưng trong tâm thì ông vẫn là người VN chân chính, vì thế mà ông đã nói “Ngày 30.4 có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn” và ông muốn “hoà giải”.

    Nhưng những tên CS-Bắc Việt, những kẻ đã bán linh hồn cho Tầu thì nhất định không chịu, họ vẫn tiếp tục coi nhân dân miền Nam là thù địch.

    Ngay cả gia đình LS Lê Công Định, tuy đã phục vụ chế độ CSVN, nhưng qua sự việc của LS Định, cũng đã bị chế độ nghi ngờ và cho rằng, họ đã bị “thế lực thù địch” xúi bẩy!

  7. Thích Nói Thật says:

    Mặc Lâm: Thưa LS sau khi ông bị bắt thì báo chí chính thống rộ lên nhận định cho rằng gia đình ông là một gia đình cách mạng và đã được ưu đãi. Trong thời gian sau 30 tháng 4 thì gia đình ông có được ưu đãi như họ nói hay không thưa luật sư?

    Luật sư Lê Công Định: “Về việc đó thì nó như thế này: Ông nội tôi, bác tôi, ba tôi và thậm chí cô tôi đều đi theo phong trào cộng sản. Giống như những trí thức miền Nam lúc đó họ không thích sự có mặt của quân đội nước ngoài. Sau cuộc chiến tranh chống Pháp kéo dài không ai còn muốn thấy quân đội nước ngoài ở Việt Nam. Gia đình tôi cũng như bao nhiêu người trí thức khác đều lựa chọn cho mình thái độ trung lập đối với chính quyền lúc đó.

    Gia đình tôi không may được tiếp cận với những người hoạt động cho phong trào cộng sản cho nên họ bị ảnh hưởng và họ tham gia vào phong trào cộng sản gọi là “cuộc kháng chiến chống Mỹ”“.

    Thưa LS Lê Công Định

    Tội nghiệp cho ông nội, chú bác, ba, và bà cô của LS cùng rất nhiều người khác ở miền Nam khác đã bị CSVN bịt mắt lừa gạt bằng đủ mọi thủ đoạn dối trá!

    Ở Miền Nam thì họ hô hào “chống Mỹ cứu nước”, vì họ biết là dân Miền Nam không muốn có quân đội ngoại quốc. Nhưng ở miền Bắc thì ông Hồ và CSVN đã đón “6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như hơn 4.500 hạ sĩ quan Xô Viết” cùng với 320 ngàn quân TQ!

    Khổ nỗi, khi mở được mắt ra thì dân tộc đã khốn khổ như ngày hôm nay rồi! Chúng ta phải có hành động gì, hay chỉ ngồi than vãn?

    • Trùng-Dương says:

      Bố thích nói sai, trên đời làm gì có sự thật hoàn tòa chăm phần chăm, ngoại trừ những điều tâm linh. Và trong chính trị thì lại không có sự thật. Trong bất cứ việc gì nếu sự dối trá mà được che kỹ, được tô vẽ cho đẹp thì cũng được ưa chuộng hơn sự thật “chần chuồng nham nhở” .

      Lịch sử đều do những kẻ thắng trận viết ra. Đã không có câu “Năm hai mươi tuổi mà không theo cộng sản thì không có tâm” sao ? Ông chẳng cần phải “tội nghiệp” cho ông Định vì ông ta và gia đình đã biết sự thật.

      Việc khốn nạn là những kẻ như ông, chuyên dè bĩu bất cứ ai vì ông biết “sự thật”. Ngặt nỗi là những kẻ như ông chẳng bao giờ muốn bõ công bỏ óc làm sáng sự thật và đấu tranh cho người khác được biết.

      Đó là sự khác giữa con người ông Định và các kẻ như ông. Ông cần đèn sự thật nhưng lại sợ không dám treo nó lên nơi bóng tối vì sợ đám côn đồ dùng bóng tối gây tư lợi nện cho mềm xương !

      Hành động chứ đừng “tội nghiệp”. Biết mà không hành động thì đó là “tội” gây “nghiệp” cho ông. Lắm kẻ vỗ ngực “Chống Cộng” chỉ thích lẻo mép buôn nước bọt làm anh hùng nơi bàn phím. Chứ nhỡ vào tù như ông Đình thì ai lo cho gia đình, nhể.

      Thời VNCH còn có cơ hội mà chống Cộng Sản, vẫn lắm thằng vỗ ngực “Chống Cộng” nhưng lại chẳng cho con đi lính cầm súng nơi chiến trường nữa là ! Rõ nỡm !!!

  8. Mười tám thôn vườn trầu says:

    Mấy cha theo CS ở miền Nam không có cơ hội tập kết ra Bắc 1954 sống với thiên đàng XHCN miền Bắc nên rất ảo tưởng về thiên đàng này do đó đã ra sức chống phá chính quyền Sài gòn trước 75 .Sau 75 nhóm tập kết về Nam đều khuyên bà con của mình tìm cách vượt biên vì họ đã được nếm mùi cái gọi là thiên đàng XHCN nhưng họ còn sợ sự trùng phạt của đảng .Nay phải nói đảng CSVN nới lỏng sự hà khắc nên gia đình có công với cách mạng sáng mắt và nói lên tâm tư thầm kín mà họ ấp ủ hàng mấy mươi năm , họ là những người yêu nước nhưng bị quả lừa không mất mạng là may .Dân tộc VN ăn phải quả lừa người thì mất mạng , người thì ngậm bồ hòn làm ngọt , ông Lê Duẩn trong đại hội đảng lần IV đã ” nổ ” VN sẽ vượt Nhật Bản sau 20 năm nhưng nay thế nào đã rõ .Cấp lãnh đạo hiện nay thường chỉ nói mà không làm ,nói để qua truông ,dân nghĩ thế nào mặc dân .Nghĩ càng thêm buồn cho 1 dân tộc có 4000 năm văn hiến .

  9. Nguyen Kim Nen says:

    Bên thắng cuộc thì không chịu hòa giải thật sự, dù họ có thế mạnh để tiến hành sự hòa giải 1 cách trung thực, dần dần, có trật tự. Cũng không ngạc nhiên, vì hòa giải thật sự chỉ xảy ra trong 1 xã hội tự do dân chủ. Còn đang muốn thống trị bằng sự độc tài thì hòa giải rồi sợ mất quyền cai trị !

    Bên thua cuộc thì chẳng có cái gì cả nhưng cũng không chịu hòa giải mà lúc nào cũng tưởng mình vẫn còn là ông kẹ, đòi hỏi đủ thứ, bạ ai cũng vu khống, chửi rủa. Bên thua cuộc cũng không có 1 tổ chức nào đủ uy tín và khả năng (tài chánh, quản lý, tài và tâm) để lãnh đạo 1 phong trào dân chủ có tiềm lực và phương pháp khoa học; làm sao để đủ sức mạnh mà hòa giải với bên kia?

    Luật sư Lê Công Định nói rất chính xác: “Ở đây không phải là sự hòa giải giữa bên thắng cuộc và bên thua cuộc vì 40 năm đã qua nên gác lại chuyện đó đi”. Bởi vì 2 bên thắng thua này sẽ chẳng bao giờ hòa giải được. Bên thắng thì quá nhiều quyền lực và lợi lộc. Chúng không muốn buông. Bên thua thì vẫn còn tức tối, hậm hực cho bản thân chớ không phải vì dân tộc đất nước. Và kẻ thù cũng như bọn tay sai sẽ luôn luôn dùng sự chống chọi của 2 bên thắng thua này để chia rẻ dân tộc VN .

    “Cái tôi cần là sự hòa giải giữa người cộng sản và người không cộng sản”: Có lẽ luật sư nên nói rằng Cái tôi cần là người CS hãy trung thực dẹp bỏ xử dụng CNCS làm cái mặt nạ nuôi dưỡng quyền lực. Cái mà người VN cần là 1 xã hội dân chủ với 1 chính quyền trong sạch, minh bạch, để cho người dân tự do làm ăn. Chứ người không CS cũng chẳng thể nào hòa giải được với người CS, vì khi tự gọi mình là CS thì đã là 1 sự nói dối lớn lao rồi.

    • Tudo.com says:

      @Nguyen Kim Nen:”Bên thua cuộc thì chẳng có cái gì cả nhưng cũng không chịu hòa giải mà lúc nào cũng tưởng mình vẫn còn là ông kẹ, đòi hỏi đủ thứ,….”

      Ông Nên lý luận như vậy là…. chết mẹ dzồi!
      Ông hiểu thế nào là Hoà Giải?

      Năm 1979, bị Trung Cộng đánh sặc máu mũi chịu không nổi, đám lãnh đạo VC mới kéo nhau qua Tàu xin hoà giải. Như vậy VC đâu phải là. . .”ông kẹ” đối với Tàu, phải không ?

      Sau cuộc chiến VN, Mỹ lúc nào cũng tìm cách bang giao với VC, nghĩa là hoà giải; đặc biệt,
      sau khi Liên Xô sụp đổ. Có thể nói lúc đó và cho tới bây giờ Mỹ luôn luôn là trùm “ông kẹ” cả Nga và Tàu. Nhưng tại sao Mỹ luôn ưu đãi, dụ dổ VC để hoà giải?

      Vậy hoà giải, có nghĩa là cố gắng xoá bỏ những bất đồng, đổ vỡ trong quá khứ để hướng về tương lai tốt đẹp hơn chứ đâu cần phải là ông kẹ hay không…ông kẹ?

  10. Trần Tưởng says:

    “Ở đây không phải là sự hòa giải giữa bên thắng cuộc và bên thua cuộc vì 40 năm đã qua nên gác lại chuyện đó đi. Bây giờ điều quan trọng hơn là hòa giải giữa người cộng sản và người không cộng sản.”—Trích.

    Anh LCĐ hóa ra vẫn còn khù khờ quá sức . Anh không thể hòa giải được với một tên lưu
    manh, láu cá vặt ,miệng thì luôn luôn rống hòa bình ,nhưng tay lăm le chỉ chực đấm vào mặt
    người đối thoại .

Leave a Reply to Nguyen Kim Nen