WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người lính trận năm xưa nghĩ về ngày 30/4

sgon

Tôi không bật vô tuyến để coi lễ duyệt binh ở Sài Gòn
Cũng không xem bắn pháo hoa ngoài Hà Nội
Sống giữa Thủ đô mà lòng buồn không tả nổi
” 30 – 4 ” đâu có phải là ngày chung của dân tộc Việt Nam?

Chỉ là dân mình giết nhau
lập lên một chính thể chưa có nhân quyền…
“Chủ nghĩa xã hội” gì đâu? “mèo mả gà đồng”.
Nước non đầy rẫy những quan tham
Cưỡng chế, chiếm đất của dân… đục khoét trăm đường,
tàn phá quốc gia hơn những thằng phá hoại.
Cái tên Nhà nước do dân, vì dân… phải chăng cũng chỉ là giả dối?

Chí ít hãy trả cho ta một bầu trời
có luật pháp, nhân quyền, tự do như nước Mĩ
Văn nghệ sĩ ta không cần “Đảng trị” trên tác phẩm của mình
“Nhân văn giai phẩm” xưa chính là ngọn cờ
đòi quyền sống thiêng liêng
Thôi ! Bỏ Tổng bí thư đi.
Hoặc giả như hàng loạt nước Âu Châu mà bầu ra Tổng thống. (1)

Lấy ngọn cờ tư bản mà đi…
Thế lực nào không mang lại quyền sống cần thiết cho dân nghèo
Đạp bỏ.
Nguyên thủ nào yếu hèn, cấu kết, uốn gối trước giặc Tàu
Mở đường cho dân Tàu tràn vào
ngông cuồng chiếm đất, lấn át dân ta
Đạp bỏ.
Kẻ nào lợi dụng thế lực chính quyền
bức chế sự tự do của văn nghệ sĩ
Đạp bỏ.
…..

Nghĩa là ông Tổng thống phải đem sinh mạng mình ra
hành trình trước quốc dân
Nếu làm tổn hại nước non,
sẽ phải xử như một tội nhân dân tộc.

Ôi đất nước,
Con úp mặt lên mảnh đất của Người
thấm đầy máu giống nòi và nước mắt
Tổ quốc có bao giờ buồn thế này không?
Tôi đã đi suốt Trường Sơn
đến khi kết thúc chiến tranh
Hiến cả tuổi thanh xuân. Cứ ngỡ
mình đã góp phần hy sinh vì Tổ quốc?
Có ai ngờ lại mang mối thảm sầu
cho hàng triệu người, nửa nước. (2)

Hãy mở một “Hội nghị Diên Hồng” để hỏi dân:
Có nên cho Đảng cộng sản vẫn nắm quyền
Hay chính phủ cần đa đảng?
Thế kỉ XXI rồi
Xã hội con người phải có mọi quyền tự do cuộc sống
Chính thể nào trấn áp nhân quyền của ta
thì đào mồ chôn lấp nó đi.

* * *
Người lính trận năm xưa
lớn lên trên mảnh đất nghèo quê
Mơ một giấc mơ bình thường – rằng:
- Dân mình sẽ được sống tự do bằng con đường Tư bản.

PHẠM NGỌC THÁI

Hà Nội – Đêm 30/4/2015

(Tác giả gửi đăng)

——————————————

(*) Cuối năm 1990-1991 hàng loạt nước ở Âu Châu – Toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ,
để thay bằng một thể chế khác.
(**) Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói về ngày 30- 4 rằng :
“Có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”.

4 Phản hồi cho “Người lính trận năm xưa nghĩ về ngày 30/4”

  1. Trực Ngôn says:

    Nếu đạp bỏ được thì CSVN đã chẳng thể tồn tại đến ngày nay!
    CSVN đã làm cho người dân mất hết ý chí và tính sợ hãi đã ăn sâu vào trong máu!
    Nói đến VC thì trăm người đau cả trăm (100%)
    Nhưng bảo ra tay đạp đổ nó thì lại xanh máu mặt!

  2. hn says:

    Người dân miền Bắc (miền Nam thì khỏi nói) nay người ta chống lại đảng và nhà nước vì họ không còn bịp đuợc ai nữa
    Giữa thời đại I phone I Pad .. này mà còn đem cái chủ nghĩa ăn mày thổ tả ra bịp bợm đồng bào thì CS đã đánh giá quá thấp sự hiểu biết của nhân dân
    Đem cái chủ nghĩa thổ tả từ Tầu, Nga về tàn phá đất nước mấy chục năm chưa đã sao? tạo lên cảnh núi xương sông máu cho đất nước chưa đã sao mà còn ăn mừng?

  3. hoa tử-đằng says:

    Tôi nhớ lại chuyện xưa, ngày còn đi học. Ông thầy Thomas H. Greene dạy lớp “Western Political Thought” một hôm bảo học trò, “Tao muốn chúng mày viết một câu thôi, để mô tả hoặc giải thích thế nào chính trị nước Mỹ.”

    Ông thầy đã qua đời cách đây ít năm, ổng làm tôi nhớ đời vì ổng khác thường ở chỗ luôn luôn bắt học trò viết thật ngắn, thí dụ, một câu thôi, để luận về cuốn The Prince, hay định nghĩa thế nào là “justice”. Lúc bấy giờ chúng tôi mới biết trả lời bằng một câu khó hơn viết dài loanh quanh dăm bảy trang.

    Chờ dăm bảy phút học trò suy nghĩ xong, ông bảo, “Thường thường người ngoại quốc nhận xét về Mỹ khác với người Mỹ nghĩ về chính mình. Hoa Tử Đằng, mi viết cái gì?” Tôi nói liều, đại khái, nước Mỹ thiếu một doctrine, một chủ nghĩa để làm nền tảng cho các chính sách. Ông thầy ngắt lời liền, liberalism luôn luôn là guideline cho nước Mỹ…

    À, thì ra thế.

    Từ đó tôi vẫn nghĩ chữ chính xác nhất để gọi nước Mỹ là chữ “liberalism”, được hiểu là tự do, phóng khoáng…

    Nhưng chữ liberalism này lại khác với chữ “liberal” mà người Mỹ bảo thủ thường hay mạ lỵ thành phần thiên tả quá khích. Như kiểu Ronal Reagan gọi Mondale và đảng Dân Chủ là bọn liberal.

    Người Mỹ không bao giờ nhận họ là “tư bản”. Chữ “tư bản” là do mấy anh cộng sản phịa ra, với đầy đủ ý nghĩa xấu xa của nó, rồi gán ghép cho nước Mỹ. Hơn nữa, chữ “tư bản” chỉ là chữ để giải thích một hệ thống kinh tế. Dùng một thuật ngữ kinh tế để chỉ cả một nền văn hóa thì sai chắc rồi. Người Mỹ nhận nền kinh tế của họ là “free market economy” hơn là “capitalism”.

Leave a Reply to hoa tử-đằng