WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

125 năm sinh nhật Bác: Đâu là di chúc thật

Vũ Kỳ và Hồ Chí Minh (9/1960)

Vũ Kỳ và Hồ Chí Minh (9/1960)

“Năm 1989, nhân dịp 20 năm ngày mất của ông Hồ chí Minh, ông Vũ Kỳ, nguyên thư ký của ông Hồ chí Minh đã cùng tôi bàn nhau phải đưa toàn bộ Di chúc ra ánh sáng. Không thể mập mờ mãi được. Không thể quịt của người nông dân một năm thuế.

Ông Hồ chí Minh bắt đầu viết Di chúc từ tháng 5-1965, sau đó cứ vào tháng 5 hàng năm lại viết lại, viết thêm. Cho nên có tới bốn bản di chúc bổ sung cho nhau. Ông Vũ Kỳ kể chuyện là ngày 2-9-1969, sau khi ông Hồ chí Minh mất, vào buổi tối ông Phạm văn Ðồng đến nơi đặt thi hài ông Hồ. Ông Vũ Ký đưa ra chiếc phong bì lớn đựng cả bốn bản Di chúc. Ông Phạm văn Ðồng đưa cả hai tay ra ngăn lại, “Không, tôi không nhận. Ðây là chuyện hệ trọng, để ngày mai, có đầy đủ bộ chính trị, đồng chí đưa ra.” Sáng 3-9-1969, có đầy đủ Bộ Chính Trị, ông Vũ Kỳ đưa ra chiếc phong bì lớn ấy. Ông Lê Duẩn liền cầm lấy rồi gọi ông Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân Dân vào phòng nhỏ bên cạnh. Ông Duẩn tự quyết định chỉ đưa ra một bản, cắt bỏ, sữa chữa vài chỗ rồi giao cho ông Hoàng Tùng công bố. Tất cả các bản còn lại ông Duẩn giao cho ông Trần quốc Hoàn giữ như văn kiện tuyệt đối bí mật. Cho đến khi ông Trần quốc Hoàn thôi chức Bộ trưởng Bộ Công An và chức ủy viên Bộ Chính Trị (tháng 3-1982), ông Vũ Kỳ không tài nào lấy lại được tập Di Chúc ấy. Chỉ đến khi ông Trần quốc Hoàn ốm nặng, ông Vũ Kỳ mới moi được bí mật qua lời hấp hối của ông Trần quốc Hoàn,” ..trong két sắt đặt ở nhà riêng, ngăn thứ hai, tầng dưới cùng.” Thế là cả tập nguyên bản di chúc được tìm thấy.

Tháng 5-1989, tôi bàn với ông Vũ Kỳ, đặt ông viết một bài báo đặc biệt kể Chủ tịch Hồ chí Minh viết Di Chúc như thế nào, đăng trên tuần báo Nhân Dân chủ nhật do tôi trực tiếp biên tập. Phản ứng của lãnh đạo rất mạnh. Một số ủy viên Bộ Chính Trị đã lên án hai chúng tôi là làm một việc tầy trời, dám công bố văn kiện quan trọng bậc nhất của Chủ tịch Hồ chí Minh mà chưa được phép của Bộ Chính Trị. Trước những cặp mắt nghiêm nghị của bốn ủy viên Bộ Chính Trị Nguyễn thanh Bình, Ðào duy Tùng, Nguyễn đức Tâm, Ðồng sĩ Nguyên và Trưởng ban tư tưởng và văn hóa Trần trọng Tân, ông Vũ Kỳ rất điềm tĩnh. Ông trả lời,” Tôi đâu có công bố Di Chúc, tôi chỉ viết theo yêu cầu của anh Thành Tín ở báo Nhân Dân. Nhân đây tôi cũng xin báo cáo suốt hai mươi năm nay tôi ăn không ngon, ngủ không yên, cho đến khi nào toàn bộ Di Chúc của Bác đến được với nhân dân.” Sau đó Bộ Chính Trị phải họp hai lần để bàn riêng về việc này và cuối cùng phải đưa ra Quốc Hội bàn về việc công bố toàn bộ các bản Di Chúc, đồng thời quyết định giảm thuế nông nghiệp trong hai năm, mỗi năm 50%. Ông Vũ Kỳ và tôi rất mừng, cùng nhau cụng một cốc bia, nghĩ rằng thế là bà con nông dân ta bị hy sinh nhiều nhất về người và của trong chiến tranh cũng đỡ khổ được đôi chút.

Riêng về việc xây lăng Chủ Tịch Hồ chí Minh, rất nhiều trí thức, cán bộ và đồng bào cho rằng không nên làm điều ngược với nguyện vọng thiêng liêng của người sắp từ giã cõi đời, nhất là khi nguyện vọng ấy lại cao đẹp. Chủ Tịch Hồ chí Minh yêu cầu không nên phúng viếng linh đình, tốn kém, mong thi hài mình được hỏa thiêu, vậy mà nguyện vọng ấy không được thực hiện. Thi hài ông không được nhập vào đất đai của quê hương, vẫn nằm trong một chiếc lăng đồ sộ mà lạnh lẽo, tốn kém biết bao nhiêu vật liệu và công sức của nhân dân…..

( Trích Hồi Ký “Hoa xuyên tuyết” của cựu Ðại tá Bùi Tín, xuất bản năm 1991, trang 118, 119 , Nhà xuất bản Nhân Quyền )

 

3 Phản hồi cho “125 năm sinh nhật Bác: Đâu là di chúc thật”

  1. tonydo says:

    Hoa xuyên tuyết viết năm 1991, tức là lúc cụ Bùi Tín đã xin tị nạn ở Pháp. Nghe loáng thoáng về nó, nhưng tôi chưa bao giờ đọc. Phần vì bận bịu làm việc nuôi con nhỏ, phần vì tôi đã biết tỏng những gì đã xẩy ra trong xã hôi miền bắc dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản quang vinh hồi đó.

    Đọc bài này của họ Bùi tôi tá hỏa tam tinh tự hỏi mình, chẳng lẽ cụ Bùi Tín ngây thơ đến như thế.
    Sao vậy?
    Xin trích đoạn ông Vũ Kỳ trả lời bộ chính trị rồi kể lại cho cụ Bùi Tín (cụ không có ở đó):
    (Tôi đâu có công bố Di Chúc, tôi chỉ viết theo yêu cầu của anh Thành Tín ở báo Nhân Dân.) (hết trích).

    Khổ qúa cụ ơi, cụ không phải là bí thư đảng của tờ báo, cụ lại không phải Tổng biên tập, không phải Chủ nhiệm luôn, vậy làm sao mà cụ đặt hàng với bác Vũ Kỳ một chuyện lớn như thế được? Có vẻ như cụ đánh bóng mình chút đỉnh cho nó giật gân với mấy chiến binh Việt Nam Cộng Hòa phải không ạ?

    Còn cái câu: (trích)
    (Sau đó Bộ Chính Trị phải họp hai lần để bàn riêng về việc này và cuối cùng phải đưa ra Quốc Hội bàn về việc công bố toàn bộ các bản Di Chúc, đồng thời quyết định giảm thuế nông nghiệp trong hai năm, mỗi năm 50%)
    Vì cái order của cụ cho ông Vũ Kỳ (thư ký ác liệt riêng của ông Hồ) mà ghê gớm đến như thế thì em xin cụ nên tháo bài này đi. Vì thấy nó hình như có chút tự sướng đánh bóng mình sao đó.

    Bây giờ xin chia sẻ ý chính với cụ Bùi Tín:
    Ông Hồ Chí Minh là một tay Tổ Sư Chính Trị Điếm, ai cũng biết. Cụ Bùi Tín chắc chắn không ngoại lệ.

    Hồi đó ngoài bắc còn trong thời bao cấp. Nông dân phải vào hết hợp tác xã. Mỗi mùa thu hoạch, người dân chỉ được giữ lại một phần lúa gạo theo tiêu chuẩn số người trong gia đình, số còn lại hợp tác xã phải bán cho chính phủ theo giá qui định của nhà nước.

    Việt Cộng sẽ mang gạo thóc đó phân phối cho các thành phố với “cũng giá do họ qui định”.
    Chính phủ lại mang hàng hóa tiêu dùng bán cho nông dân, như vải vóc, mì chính, đường, dầu đốt đèn, thuốc men “cũng theo giá họ qui định”..v.v..

    Vậy thì có bớt 50% thuế nông nghiệp trong hai năm nhưng những mặt hàng quan trọng khác được phân phối từ chính quyền theo giá qui định của họ thì phỏng người nông dân có lợi gì.

    Điếm đến như thế chẳng lẽ cụ Bùi Tín không biết?
    Chúc sức khỏe cụ.

  2. vu trung says:

    Trước phút nhảy lên toa tàu hỏa hạng nhất để về với bác Mao, bác Lê, “Bác” Hù gọi BCT đến nói: “Các đ/c nè, ai rồi cũng sẽ chết, quan trọng là cái chết ấy hoành tráng đến thế nào thôi …cả đời Bác:

    1. Hút thuốc lào … (bác thò tay rút điếu Pall Mall cuối cùng ra châm lửa bập vài phát)
    2. Không có vợ
    3. Không có con
    4. Luôn khiêm tốn, không nói về mình
    5. Không muốn hao tốn để ướp xác giống đ/c Lê Nin

    Các chú biết nên làm thế nào sau khi bác chết rồi chứ.”

    Và bác hít vào thở ra vài hơi thều thào “Vì sự nghiệp vĩ đại của Mao chủ tịch” và … nghẻo.

  3. TRĂNG NGÀN says:

    TRÁI KHOÁY

    Bác làm di chúc cũng hay
    Việc công trộn lẫn tày hoày việc tư
    Khác nào như bậc chân như
    Một lời đã phán thành như luật đời !

    Không hay con tạo đùa chơi
    Chờ khi Bác mất bị đời sửa ngay
    Thiêng liêng đâu có mấy ngày
    Nội dung đảo ngược chóng chày khui ra !

    Bác giờ nằm đó xót xa
    Tấm thần cát bụi hồn đà đi đâu
    Lăng cao hoành tráng một màu
    Đúng là trái ngược dép râu bao ngày !

    Suy tôn dẫu mãi dài dài
    Nhưng di chúc sửa quả tài lạ chưa
    Đám tang khóc lóc đầm đìa
    Khác gì cá sấu lia chia ở đời !

    Đúng là thân phận con người
    Chết rồi nằm đó có nào được chôn
    Mặc cho di chúc vẫn còn
    Để chơi cho trọn ai còn nghe theo !

    Thật ra Bác cũng trèo đèo
    Cho mình bậc thánh tưởng người đều tuân
    Non sông duy Bác lẫy lừng
    Mới làm di chúc cốt xưng tụng mình !

    Nên khi đất nước hòa bình
    Tự do đâu thấy mà toàn rập khuôn
    Biết nay Bác có bồn chồn
    Nước mình thua cả Lào Miên quả là !

    NẮNG NGÀN
    (11/5/15)

Leave a Reply to tonydo