WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nợ nước ngoài: Số phận những “con nghiện” không biết điểm dừng

Đàn Chim Việt: Dự án xây đường sắt cao tốc với số vốn dự tính 56 tỉ USD đang làm dấy lên làn sóng tranh cãi trong xã hội cũng như các trang báo mạng trong suốt tuần qua. Nhiều chuyên gia cho rằng, cùng với thời gian thực hiện, trượt giá và các chi phí phát sinh sẽ đẩy dự án lên tới 100 tỉ Mỹ kim. Con số quá lớn với một nước nghèo như Việt Nam.

Hy Lạp vừa rồi vỡ nợ. Liên minh châu Âu (EU) đã phải phải cam kết bỏ 120 tì Euros ra để cứu Hy Lap. Ai sẽ cứu Việt Nam nếu chúng ta vỡ nợ? Không lẽ Trung Quốc? Ai sẽ trả món nợ kếch xù đó?

Để cung cấp thêm thông tin về vấn đề nợ nần. Chúng tôi xin đăng lại bài viết của VietNamtuan.

—————————————————————

Giống như người nghiện ma tuý phải tăng dần cơ số thuốc gây nghiện sử dụng hàng ngày mới đảm bảo “đủ đô”, các quốc gia trót mắc vào vòng xoáy nợ nần cũng phải tăng dần số tiền vay hàng năm mới trả nổi khoản lãi và khấu hao vốn ‘tới hạn”.

Một số nhà nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới (Chinweizu, 1985, Magdoff-1986 và Stamos-1985) từng ví nếu Chủ nghĩa Thực dân là nguyên nhân chính gây nên tình trạng lạc hậu và đói nghèo ở Ấn Độ và các quốc gia Nam Á trước kia thì tình trạng nợ nước ngoài đang là nhân tố chính gây mất ổn định tại nhiều quốc gia thuộc châu Mỹ La-tinh và Đông Nam Á ngày nay.

Có thể nhận thấy điều này một cách hết sức rõ ràng tại Brazil, một trong những nước “phát triển” nhất ở Mỹ La-tinh. Những năm đầu thập kỷ 70, nợ nước ngoài của Brazil là 4 tỷ đô-la. Đến cuối thập kỷ 70, con số này đã là 50 tỷ đô-la và đến năm 1989 thì nhảy vọt lên 121 tỷ.

Tuy nhiên, Brazil không phải là quốc gia duy nhất vướng vào vòng xoáy nợ nần. Cũng trong thời gian nói trên, các quốc gia khác là Mê-hi-cô, Ac-hen-tina, Vê-nê-duy-ê-la, Chi-lê hoặc Cô-lôm-bi-a cũng bị nhấn chìm trong vòng xoáy tương tự. Thí dụ, nợ nước ngoài của Mê-hi-cô tăng từ 7 tỷ đô-la đầu thập kỷ 70 đến 38 tỷ vào cuối thập kỷ và đến năm 1989 thì con số này là 106 tỷ, tương đương với 76% tổng thu nhập kinh tế quốc dân (Times, 8/1/1989. Trang 33). Điều này có nghĩa là 80% thu nhập từ xuất khẩu của Mê-hi-cô cũng chỉ vừa đủ để trả số tiền lãi hàng năm của món nợ này, chứ chưa nói gì đến trả món nợ gốc.

Sự gia tăng nợ nước ngoài làm các quốc gia nói trên ngày càng phụ thuộc sâu sắc vào Hoa Kỳ và các nước tư bản phát triển. Và nợ nước ngoài đã đóng vai trò quyết định đến bản chất phát triển của các quốc gia Mỹ La-tinh ngày từ thập kỷ 80. Đến đây, bạn có thể tự hỏi: Vậy nợ nước ngoài là cái gì? Đâu là nguyên nhân sâu xa của trình trạng nợ nần đó? Nợ nước ngoài đã ảnh hưởng như thế nào đến các quốc gia Mỹ La-tinh? Đâu là giải pháp khả thi cho vấn đề nợ nước ngoài?

Những “con nghiện” không biết điểm dừng

Để tìm hiểu vấn đề gia tăng nợ nước ngoài của thế giới Mỹ La-tinh, có thể nghiên cứu trường hợp phát triển của Mê-hi-cô trong hai thập kỷ 70 và 80. Từ giữa thập kỷ 70, Chính phủ của Tổng thống Luis Echeveria ở Mê-hi-cô đã đề ra một loạt chương trình cải cách giáo dục, chăm sóc y tế và các phúc lợi xã hội khác cho tầng lớp thu nhập thấp và những người thất nghiệp. Chính phủ cũng đẩy mạnh công nghiệp hoá và xây dựng cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, sân bay và bến cảng v. v…Tuy nhiên, việc cấp vốn cho các dự án lớn đã làm cho Chính phủ bị bội chi ngân sách một cách trầm trọng.

Một vấn đề khác cũng làm nghiêm trọng thêm cán cân thành toán của Chính phủ là để tiến hành công nghiệp hoá, Mê-hi-cô phải nhập khẩu nhiều máy móc, sắt thép và công nghệ sản xuất. Điều này dẫn đến tình trạng nhập siêu nên Mê-hi-cô cần rất nhiều tiền để thanh toán lượng đơn hàng nhập khẩu ngày càng tăng. Rất may cho Mê-hi-cô là cũng trong thời gian đó, đất nước này phát hiện ra nhiều mỏ dầu có trữ lượng rất lớn, có thể so sánh với lượng dầu ở Trung Đông.
Nợ nước ngoài đã đóng vai trò quyết định đến bản chất phát triển của các quốc gia Mỹ La-tinh ngày từ thập kỷ 80.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trong những năm 70 tăng nên làm cho giá xuất khẩu dầu mỏ tăng theo. Điều đó làm cho Chính phủ Echeveria tràn đầy hy vọng. Họ đã vay những khoản tiền rất lớn của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và những ngân hàng khổng lồ ở Hoa Kỳ để đầu tư cho các dự án thăm dò và khai thác dầu mỏ. Sau khi ngành công nghiệp này bắt đầu có lãi, Chính phủ Echeveria đã dự tính rằng thu nhập ngoài tệ từ xuất khẩu dầu mỏ có thể giúp Mê-hi-cô giải quyết được bội chi ngân sách và cân bằng xuất nhập khẩu.

Rất lạc quan với viễn cảnh đó, Chính phủ Echeveria đã không ngần ngại nâng mức vay hàng năm từ 4 lên 6 tỷ đô-la. Tuy nhiên, kế hoạch đi lên từ dầu mỏ đó đã không thể trở thành hiện thực.

Đầu những năm 1980, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới bỗng giảm đột ngột do nhu cầu tiêu dùng không tăng. Khủng hoảng thừa dầu mỏ làm giá dầu giảm từ 30 xuống 20 đô-la/thùng. Các quốc gia trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) buộc phải giảm sản lượng khai thác để tránh làm cho giá dầu tụt xuống nữa. Hậu quả là thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu dầu mỏ của Mê-hi-cô bị giảm theo và sai lầm trong phép tính đó đã làm cho quốc gia này bị cuốn vào vòng xoáy nợ nước ngoài.

Nếu như ở thập kỷ 70, việc vay nợ mỗi năm từ 4-6 tỷ đô-la không là gì với Mê-hi-cô vì có thể thành toán dễ dàng từ xuất khẩu dầu mỏ, thì đến thập kỷ 80, món nợ này đã trở thành không thể nào chịu nổi đối với quốc gia đang phát triển này. Do lãi mẹ đẻ lãi con, nợ nước ngoài của Mê-hi-cô đã phình lên với  tốc độ khá nhanh một khi nó đạt mức “tới hạn”.

Để dễ hình dung ra mức “tới hạn” ta nghiên cứu một phép tính của Magdoff (1984). Giải sử một quốc gia mỗi năm vay 1000 đô-la trong vòng 7 năm với mức lãi suất ưu đãi 10% năm và số tiền này phải thanh toán trong thời hạn 20 năm thì đến năm thứ 8, số tiền vay 1000 đô-la này chỉ vừa đủ để trả số lãi ròng và khấu hao của toàn bộ số tiền đã vay trong 7 năm trước đó.

Diễn đạt theo cách khác, từ năm thứ 8 trở đi, ngoài số tiền vay 1000 đô-la để tiếp tục đầu tư, quốc gia này mỗi năm sẽ phải vay thêm 1000 đô-la nữa chỉ để trả hạn mức lãi và khấu hao cho số tiền đã vay trước đó. Điều này lý giải cho ta thấy vì sao nợ nước ngoài của Mê-hi-cô cũng như các quốc gia phải vay nợ khác lại tăng nhanh chóng như vậy. Thế là sau vài năm liên tiếp vay nước ngoài ở mức 4-6 tỷ đô-la/năm, nợ nước ngoài của Mê-hi-cô đã lên tới 55 tỷ vào năm 1982.

Từ sau năm 1982, Mê-hi-cô đã phải vay mỗi năm thêm 9 tỷ đô-la chỉ để dùng vào việc trả lãi và khấu hao cho món nợ đã vay mấy năm trước đó. Năm 1980, tổng nợ nước ngoài của Hê-hi-cô đã là 106 tỷ đô-la.

Do tính chất luỹ tiến của nợ nước ngoài nên các nhà nghiên cứu đã không sai khi so sánh nó với tình trạng nghiện ma tuý. Giống như người nghiện ma tuý phải tăng dần cơ số thuốc gây nghiện sử dụng hàng ngày mới đảm bảo “đủ đô”, các quốc gia trót mắc vào vòng xoáy nợ nần cũng phải tăng dần số tiền vay hàng năm mới trả nổi khoản lãi và khấu hao vốn ‘tới hạn”. Quốc gia vay nợ cũng giống như con nghiện ma tuý, khó có thể cai được ‘thói quen’ chết người này.

Quốc gia vay nợ cũng giống như con nghiện ma tuý, khó có thể cai được ‘thói quen’ chết người này.

Nợ ngày một gia tăng

Ám ảnh nợ nần

Nợ nước ngoài ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế và chính trị của các quốc gia con nợ nói trên? Giá dầu mỏ giảm, khủng hoảng kinh tế thế giới và nợ nần chồng chất đã đẩy Brazil và Mê-hi-cô đến chỗ phải tuyên bố vỡ nợ vào năm 1982, tức là họ không thể tiếp tục trả lãi được nữa.

Tin tức về cuộc “vỡ nợ” này đã gây nên những cơn sốc làm rung chuyển và đẩy nền tài chính thế giới đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng mới bởi số tiền bị “vỡ nợ” đã lên tới gần 300 tỷ đô-la. Ngay lập tức, một phái đoàn “cấp cứu” gồm các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Hoa Kỳ được gửi đến Mê-hi-cô và Brazil để nghiên cứu và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề.

Sau đây là những đề xuất của phái đoàn: Thứ nhất, hai quốc gia này được phép ‘giãn nợ’, tức là lùi thời hạn trả nợ thêm một thời gian nữa. Việc giãn nợ có thể tạm thời chặn đứng được nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính có khả năng là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng khác tiếp theo (nhưng các nhà nghiên cứu đã dẫn lại cho rằng việc “giãn nợ’”trong thực tế chỉ có thể cứu được các ngân hàng Hoa Kỳ chứ không cứu được Brazil và Mê-hi-cô).

Thứ hai, nhằm giúp đỡ các quốc gia Mỹ La-tinh trả được nợ, các tổ chức tài chính nói trên đã quyết định cho các quốc gia con nợ này vay thêm tiền để trả nợ kèm theo những điều kiện cho vay mới. Đó là những khoản vay khẩn cấp, ngắn hạn hơn và đương nhiên với lãi suất cao hơn mức thị trường lúc đó.

Theo các nhà nghiên cứu đã dẫn, những giải pháp cấp cứu nói trên trong thực tế đã đem lại lợi nhuận lớn hơn cho các tổ chức tài chính quốc tế và Ngân hàng Hoa Kỳ và tạo điều kiện cho họ kiểm soát chặt chẽ hơn các quốc gia con nợ ở Mỹ La-tinh.

Sau cuộc “giải cứu” nói trên, các ngân hàng phương Tây đã thiết lập được sự giám sát chặt chẽ lên các báo cáo quyết toán tài chính của các quốc gia con nợ. Cụ thể là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể “viếng thăm” và thanh tra sổ sách của các quốc gia con nợ bất kể lúc nào mà không gặp trở ngại gì. Kế hoạch phân bổ ngân sách và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia con nợ phải do IMF phê duyệt thì mới được thực hiện.

Ngoài ra IMF còn đòi hỏi các quốc gia con nợ Mỹ La-tinh phải thực hành một chính sách “khắc khổ” thì mới được duyệt vay những khoản tiền mới. Chính sách “khắc khổ” này bao gồm các hành động sau:

1-       Giảm đáng kể chi tiêu của Chính phủ như hoãn hoặc giảm bớt một số chương trình chi tiêu cho giáo dục, y tế và các phúc lợi xã hội.

2-       Tăng thu cho ngân sách bằng cách tăng các loại thuế.

3-       Giảm nhập khẩu để cân bằng cán cân thương mại, và

4-       Tăng cường xuất khẩu thu ngoại tệ.

Nợ nước ngoài còn tác động một cách sâu sắc lên xã hội bên trong các quốc gia con nợ.

Thứ nhất, nó làm cho đồng tiền bị phá giá. Thí dụ ở Mê-hi-cô, năm 1982 với 25 pê-sô thì bạn có thể mua được 1 đô-la Mỹ nhưng đến năm 1984, để mua được 1 đô-la Mỹ, bạn phải bỏ ra 200 pê-sô. Rất nhiều người dân Mê-hi-cô vì lo sợ nền kinh tế có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nên đã đổ xô đi mua đô-la, tạo ra một tâm lý bất ổn bao trùm lên toàn bộ xã hội.

Thứ hai, do đồng tiền bị mất giá, nạn lạm phát cũng gia tăng. Đầu năm 1980, mức lạm phát của Mê-hi-cô đã là 80%. Tình trạng lạm phát của Brazil có phần tệ hại hơn, từ mức 200% năm 1985 đã tăng lên 500% năm 1986. Nhưng có lẽ Pê-ru mới là nước có mức lạm phát cao nhất, khoảng 1700% năm 1989.

Thứ ba, do phải cắt giảm nhiều khoản chi ngân sách, đặc biệt là hạn chế nhập khẩu máy móc thiết bị để phát triển công nghiệp, các kỳ vọng vào sự tăng truởng của nền kinh tế Mỹ La-tinh đầu thập kỷ 70 đã tan như bong bóng xà phòng. Thay vào đó, các quốc gia con nợ này đã chứng kiến một giai đoạn suy thoái kinh tế chưa từng có. Mức tăng GNP của Mê-hi-cô từ +8% năm 1978 đã trở thành -5% năm 1983. Suy thoái kinh tế sinh ra thất nghiệp hàng loạt. Nhiều quốc gia con nợ Mỹ La-tinh có tỷ lệ thất nghiệp vượt quá 50%.

Thứ tư, đồng tiền mất giá, nạn lạm phát, tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế đương nhiên sẽ dẫn đến những bất ổn chính trị trong lòng xã hội của các quốc gia con nợ này. Biểu tình và đình công đã trở thành một hiện tượng quá bình thường tại Mỹ La-tinh trong thập kỷ 80. Năm 1983 ở Brazil đã xảy ra một cuộc nổi loạn của các công dân thủ đô. Họ đập phá các cửa hàng, xông vào các siêu thị để cướp bóc lương thực, thực phẩm.

Tờ thời báo (Times) tháng 3 năm 1986 có đăng bài phản ánh tình trạng bất ổn chính trị này, thậm chí còn coi đó là cuộc đấu tranh “một mất một còn” do các đảng cánh hữu phát động nhằm tìm cách lật đổ các chính phủ đương thời.

Thứ năm, tình cảm “chống Mỹ” trong các quốc gia con nợ Mỹ La-tinh tăng lên. Người dân Mỹ La-tinh coi Chính phủ và các Ngân hàng Hoa Kỳ là nguyên nhân làm cho cuộc sống của họ ngày càng khốn khó. Hàng năm, hàng chục tỷ đô-la bị chuyển từ các quốc gia con nợ sang Hoa Kỳ chỉ để trả lãi những khoản nợ vay trước đó. Nếu như số tiền khổng lồ này được chi dùng cho các mục tiêu và chương trình xã hội trong nước thì phần lớn người dân lao động Mỹ La-tinh sẽ đỡ vất vả hơn nhiều.

Tương lai của vấn đề nợ nước ngoài

Làm thế nào để giải quyết được vấn đề nợ nước ngoài? Giải pháp nào cho các quốc gia “con nợ” và các quốc gia “chủ nợ”? Nếu các quốc gia con nợ Mỹ La-tinh không thể trả nợ, liệu họ có tìm cách “rũ nợ” không? Liệu họ có thể phủi tay và tuyên bố vô hiệu hoá những hiệp định vay nợ được không?

Một giải pháp có thể là tuyên bố vỡ nợ nhưng các quốc gia ‘con nợ’ chắc chắn không dám áp dụng. Ta biết rằng giữa quốc gia cho vay và quốc gia vay tiền tồn tại một mối quan hệ chính trị. Nếu quốc gia cho vay hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự thì quốc gia vay nợ khó có thể ‘rũ nợ’ được.

Kinh nghiệm lich sử cho thấy việc quốc gia ‘con nợ’ tuyên bố vỡ nợ thường dẫn đến tình trạng quốc gia ‘con nợ’ này sẽ bị  ‘thực dân hoá’ như đã từng xảy ra giữa Ai-Cập và Anh; hoặc giữa Cộng hoà Đô-mi-ni-ca và Hoa Kỳ. Khi đó, quốc gia cho vay sẵn sàng đưa quân đội xâm lược và lật đổ chính quyền đương thời của quốc gia “con nợ” để lập nên một chính quyền mới, tổ chức thu thuế và bắt nợ hàng hoá nhằm thu lại số tiền đã cho vay.
Trong thời đại hiện nay,  các quốc gia cho vay khó có thế lặp lại những gì họ đã làm trong thời kỳ thực dân.
Tuy nhiên trong thời đại hiện nay, các quốc gia cho vay khó có thế lặp lại những gì họ đã làm trong thời kỳ thực dân. Dù sao thì các quốc gia Mỹ La-tinh cũng đã vay tiền của những tổ chức hùng mạnh nhất thế giới, tức là các thiết chế tài chính đa quốc gia (Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế). Bởi vậy, những thiết tài chính phương Tây này hoàn toàn có thể phát động các cuộc chiến tranh kinh tế nhằm lật đổ chính phủ của các quốc gia con nợ như yêu cầu ‘đóng băng’ tài sản của các quốc gia con nợ tại Hoa Kỳ, cấm vận kinh tế, chấm dứt cho vay, thậm chí yêu cầu các công ty nước ngoài rút hoạt động đầu tư khỏi các quốc gia con nợ.

Do đã chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế, bất kỳ một động thái nào nói trên cũng dễ dàng dẫn đến tình trạng hỗn loạn về kinh tế và bất ổn về chính trị trong các quốc gia con nợ này. Bởi vậy, giai cấp thống trị và giới thượng lưu kinh tế trong các quốc gia con nợ thường không bao giờ muốn hoặc dám tuyên bố vỡ nợ. Do giới thượng lưu kinh tế trong các quốc gia con nợ Mỹ La-tinh thường có quan hệ đối tác làm ăn với với các tổ hợp công nghiệp nước ngoài, họ chắc chắn sẽ bị thiệt hại nhiều nhất trước các hành động trả đũa kinh tế của các thiết chế tài chính đa quốc gia. Bởi vậy, thay vì tuyên bố vỡ nợ, họ thường tìm cách bí mật chuyển tài sản của mình sang Hoa Kỳ hoặc các ngân hàng Thuỵ Sĩ.

Nhà kinh tế chính trị Magdoff ước tính cho đến cho đến năm 1985, tầng lớp thượng lưu kinh tế trong các quốc gia con nợ Mỹ La-tinh đã chuyển một cách bất hợp pháp khoảng 180 tỷ đô-la, tương đương một nửa số nợ của những quốc gia này ra nước ngoài.

Nghiên cứu của Magdoff có một phát hiện đáng lưu ý là quốc gia nào càng nợ nhiều thì thì số tiền của quốc gia đó bị chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài càng lớn. Đó chính là lý do thay vì tuyên bố vỡ nợ, tầng lớp nắm quyền điều hành kinh tế và chính trị trong các quốc gia con nợ đã đàm phán để tìm kiếm những nhượng bộ của các ngân hàng nước ngoài.

Tháng 3 năm 1986, các quốc gia con nợ Mỹ La-tinh đã nhóm họp để tìm cách giải quyết vấn đề nợ nước ngoài và họ đã thống nhất đưa ra các đề xuất sau để đàm phán với các quốc gia cho vay:

1.       Cần hạ mức lãi suất đối với những khoản vay cũ và những khoản nợ mới trong tương lai. Các quốc gia Mỹ La-tinh đã vay nợ vào thời điểm (những năm đầu thập kỷ 70) lãi suất đạt mức kỷ lục 14-16%/năm. Do mức lãi suất giữa thập kỷ 80 đã giảm đi nhiều, các quốc gia con nợ Mỹ La-tinh đã đề nghị các ngân hàng nước ngoài giảm mức lãi suất đánh vào các khoản nợ cũ của họ từ 2-4%.

2.       Thời hạn hoàn trả vốn cần được kéo dài thêm để giúp giảm bớt gánh nặng trả lãi suất hàng năm cho các quốc gia con nợ Mỹ La-tinh.

3.       Cần đưa ra một giới hạn tối đã cho việc phải sử dụng bao nhiêu phần trăm thu nhập từ xuất khẩu để trả lãi nợ nước ngoài. Các quốc gia con nợ không thể sử dụng đến 80% thu nhập từ xuất khẩu để trả nợ vì nếu tiếp tục như vậy, họ sẽ không còn tiền để nhập khẩu máy móc và công nghệ cần thiết cho tiến trình công nghiệp hoá trong nước.

Tất nhiên, các ngân hàng nước ngoài cũng rất quan tâm đến khả năng tuyên bố vỡ nợ món tiền hơn 300 tỷ đô-la của các quốc gia con nợ thuốc Thế giới thứ ba. Nhiều ngân hàng Hoa Kỳ đã trót cho các quốc gia Mỹ La-tinh vay quá nhiều tiền. Thí dụ, Bank of America, Chase Manhatan Bank đã bị đọng khoảng 30-40% tổng vốn của mình tại các quốc gia Mỹ La-tinh. Bởi vậy, nếu các quốc gia này tuyên bố vỡ nợ thì họ và một số thiết chế tài chính khác cũng bị phá sản luôn.

Trước hiểm họa của một cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới đó, các ngân hàng nước ngoài đương nhiên phải có một lập trường mềm dẻo hơn khi đàm phán với các quốc gia con nợ về việc làm thế nào để có thể giảm mức lãi suất và kéo dài thời hạn trả nợ. Trong thực tế, các ngân hàng nước ngoài cũng không muốn tự tay giết chết “những con ngỗng” đẻ trứng vàng cho mình.

Năm 1980, Nicholas F. Brady, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ đã đưa ra một kế hoạch nhằm tìm cách giảm nhẹ gánh nợ nước ngoài của các quốc gia Mỹ La-tinh. Kế hoạch này đề nghị các ngân hàng xoá một phần nợ và đặt phần còn lại dưới những thể thức mới, nằm trong sự bảo lãnh của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuy nhiên, các ngân hàng cho vay cũng không sẵn sàng từ bỏ món lợi từ các khoản nợ của các quốc gia Mỹ La-tinh. Do bị các ngân hàng phản đối, đề nghị tiếp theo của Brady (tháng 7-1989) chỉ đề cập đến điều kiện của những món nợ mới chứ không đả động gì đến chuyện xoá một phần nợ cũ nữa. Và vai trò của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong việc bảo lãnh nợ cũng chỉ được thể hiện ở mức độ rất thấp so với đề nghị trước của Brady.

Tác giả: Alvin Y. So. Quang Hòa biên dịch. Nguồn Tuanvietnam.net

4 Phản hồi cho “Nợ nước ngoài: Số phận những “con nghiện” không biết điểm dừng”

  1. Ho Huu Tran says:

    Ở Việt Nam chuẩn bị có 2 chương trình lớn :
    1./ Quy hoạch lại Hà Nội – Mục đích : Hà Nội có như vậy mới xứng tầm quốc tế. Dự trù : 90 tỷ USD.
    2./ Phát triển tàu siêu tốc Bắc – Nam – Mục đích : Hiệu quả kinh tế có hay không? (không cần biết) nhưng phải cho thế giới biết là VN có, Thái Lan dám có không ?. Dự trù : 56 tỷ USD.
    Tổng cộng 02 dự án ngốn hết 146 tỷ USD (nếu có phát sinh – dự trù 15 tỷ USD) vị chi : # 170 tỷ USD.
    Yêu cầu chung :
    - Toàn dân VN nai lưng trả nợ trong vòng 30 năm.
    - Toàn dân VN nhìn sự vĩ đại của Hà Nội mà lấy làm thích, nhìn xe siêu tốc chạy vù vù mà hảnh diện nhưng phải biết nhịn đói, nhịn khát, nhịn mặc, nhịn tất cả và đồng thời đi ăn xin trong vòng 20 năm.
    OK chứ!

  2. Phạm Lãi says:

    Ước gì lòng ích kỷ và tham lam của các vị lãnh đạo nhỏ xuống để cho dân tộc ta bớt khổ vì viễn cảnh u ám của đất nước trong tương lai. Vậy từ này trở đi, đòi chính quyền phải tháo ngay cái bảng: “Vì nước quên thân, vì dân quên mình”, “ĐCS do dân và vì dân”… Giả tạo quá. Chưa có 1 chế độ nào giả dối và ngu dốt như chế độ CS hiện nay.

  3. Le Thien y says:

    “Lai Me de lai Con”, phuong-cham VN noi rat dung . Nha` cam-quyen csvn ngu-dot (co-van KT dot)
    hay vi` mon”LOI-QUA” 10% (trong so 56 – 100 Ti /dollarsUS) ?
    Cung co’ nhu-cau TUYEN-TRUYEN trong sieu du-an TausatCT de nhan-dan l/d quen di noi lo hien
    tai, huong ve tuong-lai (u-’am !).
    Den nam 2020 tro di, khong tra noi no* dao-han, at ANH BA se ra tay “nghia-hiep”, 1 phan lanh-tho
    cung bao “dac-quyen-dac-loi” tai-nguyen QG doi non ra di vinh-vien ! “Tuong-lai do lop tre tai-gioi
    giai-quyet, lo gi` !

  4. Ăn cắp của công says:

    Hay quá. Sao cứ như đang nói về Việt Nam ấy nhỉ? Ước gì nhân dân Việt Nam ai cũng được đọc bài này.

Leave a Reply to Phạm Lãi