WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao chúng ta nghèo?

ngheoTrong cuộc gặp gỡ với 40 doanh nhân trẻ vào chiều 12 tháng 8 vừa qua, sau khi nghe những lời than thở về những bất cập trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam của họ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?” Rồi ông nhấn mạnh: “Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn.”

Trong câu hỏi của Vũ Đức Đam có một nhận định chính xác: Việt Nam nghèo. Chúng ta không những nghèo hơn các nước phát triển trên thế giới mà còn nghèo hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực. Trong khu vực, chỉ giới hạn trong khối ASEAN, chúng ta nghèo hơn Singapore, Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines, Miến Điện và Thái Lan, đã đành. Chúng ta còn có nguy cơ bị hai nước láng giềng vốn thường bị xem là nghèo hơn và yếu hơn, Campuchia và Lào, qua mặt.

Nhưng toàn bộ câu hỏi của Vũ Đức Đam, “Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?” lại sai.

Sai ở nhiều điểm.

Thứ nhất, cách đặt vấn đề sai. Chuyện tốt hay xấu không có quan hệ gì đến chuyện giàu nghèo. Để giàu, người ta cần óc sáng kiến, năng lực lao động, sự cần cù cùng với một số điều kiện thuận lợi và may mắn nữa chứ không dính líu gì đến tính cách hay đạo đức. Trên thế giới, không ai đặt vấn đề như vậy với các tỉ phú hay với các cường quốc kinh tế.

Thứ hai, sai ở mệnh đề “chúng ta tốt”. Cái gọi “chúng ta” ở đây là ai? Là những người tham dự cuộc hội thảo ư? Căn cứ vào đâu để khẳng định họ tốt? Rộng hơn, “chúng ta” đây là người Việt Nam nói chung chăng? Lại càng mơ hồ. Không có dân tộc nào là tốt cũng như không có dân tộc nào là xấu. Dân tộc nào cũng bao gồm những người tốt và những kẻ xấu. Một sự khái quát hoá, cho dân tộc này tốt hơn những dân tộc kia không những sai lầm về logic và thực tế mà còn dễ có nguy cơ dẫn đến những thái độ kỳ thị chủng tộc, điều mà giới học thuật Tây phương cho là cấm kỵ.

“Chúng ta” ở đây là đảng Cộng sản hiện đang cầm quyền chăng? Khẳng định như thế không những sai mà còn là sai lầm một cách lố bịch. Từ sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu, khi những sự tàn ác của các đảng Cộng sản ở những nơi ấy bị vạch trần, người ta thấy rõ là không có chế độ cộng sản nào là tốt cả. Tất cả đều giả dối, độc tài và tàn bạo. Số nạn nhân bị giết chết hoặc đoạ đày cho đến chết dưới tay của Stalin và Mao Trạch Đông còn nhiều hơn tổng số người bị giết chết dưới tay phát xít Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Riêng ở Việt Nam, chế độ cộng sản cũng đã gây ra biết bao nhiêu tang thương, từ các chiến dịch cải cách ruộng đất ở miền Bắc đến các phong trào đánh tư sản mại bản và xua người dân đi kinh tế mới ở miền Nam, từ các vụ thảm sát ở Huế trong Tết Mậu thân đến các trại cải tạo sau năm 1975. Đó là chưa kể đến cuộc chiến tranh kéo dài cả hai mươi năm mà họ gây ra đã khiến cho ít nhất ba triệu người bị mất mạng ở cả hai miền. Như vậy là tốt ư?

Nếu cái nghèo của Việt Nam hiện nay không xuất phát từ chuyện tốt hay xấu, nó xuất phát từ đâu? Câu trả lời, thật ra, với đa số người dân Việt Nam, khá hiển nhiên: do chế độ Cộng sản. Điều này đúng không những chỉ ở Việt Nam mà còn ở phạm vi toàn thế giới: Có quốc gia cộng sản nào thực sự giàu có? Rõ nhất là ở những quốc gia bị chia đôi: Đông Đức nghèo hơn hẳn Tây Đức; Bắc Hàn thua xa Nam Hàn. Riêng tại Việt Nam, trước năm 1975, điều kiện sinh sống ở miền Nam cũng bỏ xa miền Bắc.

Nhưng điều gì khiến chế độ Cộng sản làm kiềm hãm sự phát triển đất nước? Có ba lý do chính: các chính sách sai lầm, tham nhũng và độc tài.

Trước phong trào đổi mới, các chính sách sai lầm về kinh tế và xã hội, đặc biệt cái gọi là chính sách giá – lương – tiền, đã biến Việt Nam thành một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Lạm phát tăng cao. Dân chúng bị ngập chìm trong đói khổ, không có đủ cơm ăn; trong nhiều năm liền, phải ăn bột mì và bo bo do Nga viện trợ. Sau thời đổi mới, được ít nhiều cởi trói, kinh tế phát triển khá nhanh, nhưng không nhanh đủ để giúp Việt Nam tiến bộ so với các quốc gia láng giềng. Các đại công ty hay tập đoàn kinh tế quốc doanh liên tục thua lỗ, có khi bị phá sản, để lại những gánh nợ nặng nề kéo dài tận đến các thế hệ mai sau. Ngay trong cuộc gặp gỡ với các doanh nhân trẻ ngày 12 tháng 8 vừa qua, trước mặt Vũ Đức Đam, nhiều người cũng lên tiếng phê phán các chính sách sai lầm của chính phủ khiến công việc làm ăn của họ gặp rất nhiều khó khăn. Những sự sai lầm trong chính sách này khiến các nỗ lực gọi là đổi mới tại Việt Nam chỉ là những sự vá víu, lẩn quẩn, từ cái sai này đến cái sai khác theo kiểu tổng kết của dân gian: “Sửa sai rồi lại sửa sai / Sửa thì cứ sửa, sai thì cứ sai.”

Nguyên nhân thứ hai làm kiềm hãm sự phát triển kinh tế tại Việt Nam là tham nhũng. Tham nhũng thể hiện ở hai khía cạnh: Một là, mọi quyết định về kinh tế đều không xuất phát từ lợi ích chung mà chỉ tập trung vào quyền lợi của một số cá nhân. Phong trào xây tượng đài hoặc các công trình kiến trúc ào ạt ở Việt Nam là một ví dụ: Người ta xây dựng như vậy không phải vì công việc ấy thực sự cần thiết mà chỉ vì, với những công trình xây dựng ấy, người ta có thể kiếm chác để bỏ tiền vào túi mình. Lớn hơn, chính sách đề cao vai trò của các công ty quốc doanh mặc dù hiệu quả kinh tế của chúng rất kém cũng xuất phát từ cùng một lý do: để dễ chia chác quyền lợi. Hai là, với tệ nạn tham nhũng, người ta khai khống và rút ruột các công trình xây dựng để cuối cùng, tất cả các công trình xây dựng đều có kết quả cực kém: Nhiều con đường mới xây xong đã lún; nhiều công trình mới dựng xong đã bị đổ, v.v… Hậu quả của nạn tham nhũng tràn lan này là cán bộ càng lúc càng giàu trong khi đất nước thì càng lúc càng nghèo nàn và kiệt quệ.

Nguyên nhân thứ ba và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất là độc tài. Giành độc quyền lãnh đạo, chế độ Cộng sản loại trừ hai yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. Một là, loại trừ những trí tuệ và tài năng không nằm trong hệ thống đảng trị. Hai là, nó cũng loại trừ sự minh bạch và cùng với nó, sự phản biện của các trí thức độc lập. Hậu quả của cả hai sự loại trừ này là, một, chính quyền chỉ quy tụ được những kẻ bất tài, hoặc phần lớn là những kẻ bất tài; và hai là, nó mất khả năng tự điều chỉnh và đổi mới thực sự.

Nói một cách tóm tắt, để trả lời cho câu hỏi của ông Vũ Đức Đam, “tại sao chúng ta nghèo?”, chúng ta có thể khẳng định dứt khoát: Chúng ta nghèo, cứ nghèo mãi là vì sự thống trị độc tài và độc đoán của đảng Cộng sản. Biện pháp khắc phục, do đó, không phải là “đổi mới” mà là dân chủ hoá.

Một bài học hiển nhiên trên thế giới: Không có quốc gia dân chủ thực sự nào mà nghèo cả.

Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

6 Phản hồi cho “Tại sao chúng ta nghèo?”

  1. Tám Càfê says:

    Thua ông Nguyen Hung Quôc, tôi nghî câu nói “chúng ta tôt mà vãn nghèo”, cûa ông Vū Duc Dam, chū “tôt” o dây không liên hê gi dén tính tînh hay dao duc, mà là VN có nhiêu co hoi tôt, có nhiêu dàu tu nuoc ngoài, có nhiêu kiêu hôi tù nhūng nguoi Viêt o nuoc ngoài goi vè hàng chuc ti US$ mõi näm, vây mà chúng Ta vãn cú nghèo, tai sao?

    Câu trå lòi cûa Ông chính xác, TAI VI CHÉ DÔ CSVN. Tát cå cán bô nhà nuoc CSVN tù trung uöng dén dia phuong dèu giàu có hët, chi có nguòi dân là nghèo khó mà thôi.

  2. Nguyễn Văn says:

    Chính sách sai lầm vì ngu, nhưng ngu mà lại độc tài toàn trị, lại thêm tham nhũng, chỉ có những nước mơ tưởng đi xây dựng xã hội chủ nghĩa mới có lắm “cái ngu” như vậy. Chỉ một cái ngu trong ba cái ngu đó đất nước cũng đủ nghèo huống chi cả ba. Nhưng những cái ngu đó lại có đường lối chủ trương hẳn hòi để đảng cầm quyền cai trị dân. -Chính sách sai lầm làm đất nước nghèo chứ đảng không nghèo; -cai trị độc tài cũng làm đất nước chậm tiến, lạc hậu, nghèo đói nhưng đảng cũng không nghèo; -và tham nhũng càng làm đất nước tanh banh và người dân nghèo hơn cả cái nghèo bình thường, tức nghèo hơn cả mọi cái nghèo. Nghèo bình thường có cơm ăn áo mặc cũng là may là hạnh phúc cho người dân, còn nghèo không có đủ cơm no áo ấm, bệnh không có tiền cứu chữa thì không phải là nghèo mà phải gọi là khổ, nhưng ngược lại đảng và cán bộ, giới cầm quyền lại càng giàu thêm. Cả ba “cái ngu” liên kết bổ túc cho nhau để đảng cầm quyền làm giàu nên phải nói đó chính là chính sách của đảng cộng sản vậy.

    Ở những nước tự do thì tham nhũng, nếu có, cũng chỉ là cá nhân; hoặc những nước độc tài thì tham nhũng cũng chỉ ở cấp độ bè phái, phe nhóm; nhưng với chế độ cộng sản thì tham nhũng ở mức độ quốc gia, có chính sách hẳn hòi để phân chia theo quyền lực và từ trên thượng tầng cao nhất đi xuống, công khai, ai phản đối hoặc tố cáo sẽ bị luật pháp trừng trị. Tham nhũng được luật pháp bảo vệ! Đảng dùng ngu sách, cầm quyền độc tài toàn trị để tham nhũng làm giàu thì đất nước không nghèo mới là chuyện lạ. Đất nước VN nghèo mang nợ nhưng lãnh đạo các nước tự do dân chủ lại không giàu bằng lãnh đạo đảng. Vậy nói ngu và sai lầm là theo cái nhìn và quan điểm của con người tự do muốn đất nước đi lên còn lãnh đạo đảng chỉ muốn dân nghèo và ngu dốt để đảng cai trị, vậy giữa đảng và dân, đảng ngu hay chính người dân đen bạc nhược?

    nv

  3. Người Buôn Mộng says:

    “Nhất trí” với bài viết của tác giả Nguyễn Hưng Quốc. Chỉ xin thêm vài chi tiết liên hệ:

    Ô tô điện do Campuchia sản xuất có tên là Angkor EV 2013 được công ty Heng Development Company có trụ sở tại Kandal, Campuchia trình làng gần đây đã khiến cho thế giới phải trầm trồ, thán phục và không ít người người dân VN luôn mong muốn có một chiếc xe hơi vừa túi tiền, phải … “phát thèm”.

    Năm 1975, kinh tế Nam Việt Nam ngang ngửa với kinh tế Nam Hàn. 40 năm nay, Việt Nam không có chiến tranh, dưới sự kiểm soát toàn vẹn & chặt chẽ của một chế độ độc tài, tổng sản lượng quốc gia Việt Nam – với 90 triệu người – chưa tới 200 tỷ Mỹ kim, không bằng của 5.4 triệu người dân Singapore. Lợi tức bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/26 của dân Singapore.

    Là quốc gia đông dân thứ 14 trên thế giới, Việt Nam đã chẳng có một thành tựu đáng lưu ý nào cho thế giới – một bằng sáng chế, một sản phẩm, hay một công ty, một tác phẩm văn học, nghệ thuật, hay thắng được một giải thể thao nào.

    Mới đây, khi hãng điện tử Samsung mở một nhà máy lắp ráp điện thoại thông mình tại Việt Nam, giám đốc xí nghiệp Nam Hàn hỏi thẩm quyền Việt Nam, “Quí vị có thể cung cấp một số con vít cho phần cứng của điện thoại không?”, thì đã được trả lời thẳng thừng là: “Không! Chúng tôi không có làm bất kỳ một con vít nào … !”

    Lệ thuộc trầm trọng vào Trung công không những về kinh tế, mà còn về chính trị, Việt Nam chắc sẽ trở nên chẳng có gì đáng kể đối với thế giới, hay thành một quận lị của Trung cộng.

    San Diego – Hoa Kỳ

  4. phamminh says:

    Người khác không hiểu nhưng giới doanh nghiệp nghe thì hiểu Phó TT Vũ Đức Đam muốn nói:

    - Lâu nay việc vận động vốn đầu tư, phong bì, rút ruột, chia chát, lại quả…. tôi thấy đâu có bao nhiêu, chứng tỏ chúng ta tốt chán thì tại sao lại nghèo, cần phải có kế hoạch hỗ trợ? Hay là các đồng chí chia nhau hơn thế nữa (mà tôi không biết) nên chúng ta mới là người xấu, nên mới nghèo? Ông ta nhấn mạnh cần phải đổi mới hơn nữa thì họ phải hiểu rằng, cần phải khắc phục, kiểm điểm và thành thật khai báo hơn nữa.

    Không biết có đúng ý ông PTT không?

  5. Ban Tien Su says:

    Tốt! Zất tốt! Dốt tất cho nên vẫn cứ nghèo & hèn !!!

  6. nguyenha says:

    Tại sao chúng ta nghèo ?? Làm sao không nghèo được! Hiện giờ một đứa bé sinh ra đả phải mang nợ “tổ tông” gần 1000 đô la !! Đảng CS nhân danh nhà nước VN đi mượn nợ một cách Vô -tôi-vạ. Tiền mượn về, làm thì ít,ăn thì nhiều. Bao nhiêu tiền bạc đều vào tay con cha cháu ông cả !! Hiện nay người ta ước tính tiền ở “hậu trường” gấp 10 lần ngân sách Quốc gia ! Ngân sách thì nghèo,còn nuôi cả một bộ máy của Đảng. Cán bộ làm việc cho Đảng ăn lương và tiền hưu đều do Dân trả !! Chưa hết, Số tiền kếch -sù do Tham nhủng mà có,nay bọn chúng lại đem ra làm các công trình theo kiểu BOT (xây dựng,thi công và chuyển giao ),còn gọi là Công trình chìa khóa trao tay,100% vốn ” TƯ NHÂN” !! Tha hồ vơ vét,có khi cả 30-50 năm,người Dân phải đóng phí cho chúng. Một đoạn đường 10km mà có 10 trạm thu phí !! Người Dân trong nước tâm sự : Đảng Nhân danh “Mình” đi mượn nợ , “mình “trả ,về làm công trình,bắt “mình” trả một lần nửa ,trả đến 2 lần cho cùng một đồng tiền mượn ,sao không nghèo được ?? Bản thân Ông Vủ đức Đam củng đang thụ -hưởng bằng cách trả nợ 2 lần của Dân !!
    Dẹp cái Đảng CS đi ,thì người Dân chỉ trả Nợ “một lần” , chỉ nuôi “một bộ máy nhà nước “,may ra hết nghèo ??

Leave a Reply to Tám Càfê