WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vũng Lầy Giác Dục

Với một nền giáo dục quá thừa phong bì nhưng lại thiếu phong cách, quá thừa nhà quản lý, nhà tiến sĩ nhưng lại thiếu một nhà liêm sỉ. Điều đó quả thực đáng lo ngại đối với bậc làm cha làm mẹ luôn đau đáu về tương lai của con mình.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

 

Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.

Thôi thì bắt chước cổ nhân thắp vài cây nến nhỏ, châm một bình trà, rồi ngồi nhẩn nha đọc lại vài bức thư xưa. Lá thư cũ nhất mà tôi còn giữ được, đề ngày 3 tháng 9 năm 1945, là “Thư Gửi Các Cháu Học Sinh” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các cháu hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng trời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các cháu lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này trở đi các cháu bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Viễn ảnh về một ngày tựu trường “nhộn nhịp tưng bừng … ở khắp các nơi” và một “nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” dễ khiến cho nhiều người phấn trấn:

“Chúng tôi thường tự hào đây là một nền giáo dục riêng của người Việt, một nền giáo dục không có dây dưa gì nhiều với nền giáo dục mà thế kỷ trước, người Pháp đã mang lại.” (Vương Trí Nhàn. “Mấy Cảm Nhận Về Sự Khác Biệt Giữa Giáo Dục Miền Nam Và Giáo Dục Miền Bắc”).

Niềm tự hào này, tiếc thay, không kéo dài lâu. Khi có cơ hội so chiếu, tác giả bài viết thượng dẫn đã nhìn ra ngay sự bất toàn:

“Cái mà ta gọi là giáo dục miền Bắc chỉ là sự kéo dài của lối phát triển giáo dục trong chiến tranh… Giáo dục chiến tranh, do dó, luôn luôn là một nền giáo dục dở dang chắp vá, mà lại vẫn phải khoác cho mình cái chức danh lớn lao của một nền giáo dục mới mẻ, cách mạng…

Nói quá lên thì có thể bảo, như một cơ thể, GDMB thuộc loại tiên thiên bất túc, tức sinh ra đã không đủ các bộ phận cần thiết, sinh ra đã bất thành nhân dạng. Phương châm ở đây là làm lấy được, tức là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy cần, vẫn cứ làm —  rồi để yên lòng nhau, sẽ viện ra đủ lý lẽ để chống chế, để lấp liếm và xa hơn nữa, sẵn sàng tự ca tụng…”

Hệ quả, tất nhiên, là thảm hoạ – vẫn theo như nhận định của  Vương Trí Nhàn:

“Mươi năm gần đây, tình hình có chút đổi khác, nhưng là chỉ đổi khác trên bề mặt. Cựa quậy mấy thì nền giáo dục này cũng không khác được so với chính mình. Nó đã cạn kiệt năng lực tự cải hóa. Ngay cả những người trong bộ máy quyền lực cũng đều tính chuyện cho con em mình qua nhiểu nước phương Tây, nhất là sang Mỹ để học.

 Nhưng họ chỉ lo được cho gia đình riêng của họ thôi. Ở trong nước, những bài bản của miền Bắc cũ được tân trang lại chút ít vẫn ngự trị trong toàn bộ nền giáo dục, và trong thâm tâm, nhiều người đã bắt đầu nghĩ rằng hình như có một bãi lầy đã được tạo ra và chúng ta không bao giờ ra thoát.” 

Đối với những thế hệ đến sau (những kẻ sinh trưởng ngay giữa “bãi lầy”) thì vấn đề không còn gì để mà bàn cãi nữa. Vũ Thạch Tường Minh,  một học sinh lớp 8, đã khẳng định như vậy:

Bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả.”

Cậu bé Vũ Thạch Tường Minh – 14 tuổi, học sinh trường Hà Nội –  Amsterdam phát biểu tại buổi ra mắt sách của nhóm Cánh Buồm. Ảnh và chú thích: RFA

Cậu bé Vũ Thạch Tường Minh – 14 tuổi, học sinh trường Hà Nội –
Amsterdam phát biểu tại buổi ra mắt sách của nhóm Cánh Buồm.
Ảnh và chú thích: RFA

Khoảng cách giữa nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn và cháu Vũ Thạch Tường Minh là ba thế hệ người. Tuy vậy, cả hai đều “nhất trí” là nền giáo dục hiện nay của nước CHXHCNVN (đã) hết thuốc chữa rồi!

Để minh chứng, xin xem qua một “trường hợp thú vị” – ở một vùng quê, thuộc tỉnh Rạch Giá –  theo như nguyên văn lời của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:

“Một em gốc Khmer học giỏi, thi đậu vào 3 trường đại học (2 đại học ở Sài Gòn và 1 ở ĐH Cần Thơ), nhưng cuối cùng thì giấc mơ đại học cũng đành phải bỏ. Ba má em ấy lí giải rằng: học để làm gì, nhìn quanh số sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp tùm lum cả, mà ngay cả xin được việc thì cũng cần đến 500 triệu đồng đút lót thì làm sao nhà có khả năng lo nổi. Tôi kinh ngạc về con số 500 triệu đồng (tức là 25000 đôla), nên phải hỏi lại cho chắc ăn, thì bà con đều khẳng định đó là con số tiêu biểu, có trường hợp thấp hơn nhưng cũng có trường hợp cao hơn. Tình trạng mua chức đâu phải chỉ ở ngoài Bắc, mà đang lan về nông thôn miền Tây rồi đấy.”

Mọi tệ trạng vừa nêu đang được Đảng và Nhà Nước “đối phó” hay “giải quyết” bằng … chỉ thị! Báo Nhân Dân loan tin: Ngày 24-3-2015, Ban Bí Thư T.Ư Ðảng ra Chỉ thị số 42-CT/TW (Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Ðảng Đối Với Công Tác Giáo Dục Lý Tưởng Cách Mạng, Đạo Đức, Lối Sống Văn Hóa Cho Thế Hệ Trẻ Giai Đoạn 2015 – 2030) với những nhận định và “đề xuất rất cụ thể” như:

 “Vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp.

Chỉ thị của Ban Bí thư đưa ra 5 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó xác định việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và cần đầu tư thích đáng. Đảng  kêu gọi việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong một bộ phận đảng viên để làm gương cho giới trẻ…”

Sự thực thì thiên hạ không còn ai kỳ vọng hoặc quan tâm gì ráo vào bất cứ lời “kêu gọi” (hay “chỉ thị ”) nào của Đảng tự lâu rồi. Người dân tìm cách tự cứu qua nhiều nỗ lực rất đáng trân trọng, dù gặp không ít khó khăn, ngăn trở và sách nhiễu.

Từ Bangkok, biên tập viên Gia Minh có bài tường thuật (“Nhóm Cánh Buồm Ra Mắt Sách Giáo Khoa Mới”) khá bất ngờ và thú vị. Xin trích dẫn một vài đoạn ngắn:

Nhóm soạn sách giáo khoa Cánh Buồm do nhà giáo Phạm Toàn chủ xướng vào ngày 12 tháng 8 vừa qua giới thiệu bộ sách Văn và Tiếng Việt lớp sáu tại Trung tâm Văn Hóa Pháp ở Hà Nội.

Việc ra mắt sách mới của Nhóm Cánh Buồm không thuộc Bộ Giáo Dục như thế được cho là một dấu chỉ tích cực trong tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay.

 

Một buổi tọa đàm về sách giáo khoa tại Trung tâm Văn hoá Pháp (Hà Nội). Từ trái sang: nhà giáo Phạm Toàn, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải, nhà giáo Vũ Thế Khôi, điều khiển phần thảo luận và TS Chu Hảo, GĐ NXB Tri thức, nơi xuất bản SGK Cánh Buồm. Ảnh var chú thích: RFA

Một buổi tọa đàm về sách giáo khoa tại Trung tâm Văn hoá Pháp (Hà Nội). Từ trái sang: nhà giáo Phạm Toàn, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải, nhà giáo Vũ Thế Khôi, điều khiển phần thảo luận và TS Chu Hảo, GĐ NXB Tri thức, nơi xuất bản SGK Cánh Buồm. Ảnh var chú thích: RFA

Một nhà giáo công khai đấu tranh chống những tiêu cực trong ngành giáo dục Việt Nam lâu nay, thầy Đỗ Việt Khoa cũng tỏ rõ sự ủng hộ đối với sách giáo khoa do Nhóm Cánh Buồn soạn thảo:

“Đây là nhóm khá tâm huyết đang soạn bộ sách giáo khoa cho liên cấp từ tiểu học trở lên. Theo quan điểm của tôi làm được một bộ sách giáo khoa như vậy là công sức cực kỳ lớn, rất tốt. Sẽ có những chỗ chưa được, có người sẽ đánh giá khiếm khuyết… nhưng sửa dần không sao cả…”

Ngoài việc biên soạn bộ sách giáo khoa mới để giảng dạy, Nhóm Cánh Buồm còn có chủ trương về một hình thái nhà trường mới như trình bày của nhà giáo Phạm Toàn:

“Tôi muốn sau này mình sẽ phục vụ cho một hệ thống trường của trẻ em Việt Nam mà chúng tôi gọi là ‘trường ba không’: không hộ khẩu- muốn học đâu thì học; không học phí- tức không phải nộp một xu nào ( không như các trường tư phải nộp nhiều tiền lắm, mình phải chịu); thứ ba là không ‘bắt nạt’- tức không thi cử, không kiểm tra, không đánh số, làm các thứ bắt chẹt các em, bởi vì hệ thống của chúng tôi là tìm ra cơ chế tự học cho các em, mà đã là tự học thì tự đánh giá thì suốt tiểu học là tự học và tự đánh giá, lên đến lớp 6 chúng tôi đề xuất hoàn toàn tự học.

Cùng vào thời điểm này, một công dân Việt Nam khác (ông Hoàng Thành , 25 tuổi) đã đến trước cổng trụ sở Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, cầm ảnh của chính mình – với poster in hình con chuột bạch đang bị tiêm thuốc – cùng dòng chữ: “Học sinh, sinh viên không phải là CHUỘT BẠCH.”

Ảnh: Dân Luận

Ảnh: Dân Luận

Khi được hỏi về “ý nghĩa” của việc làm này, ông cho biết như sau:.

“Bức ảnh của tôi đơn thuần là một hình thức thực hiện quyền biểu đạt ý kiến của mình. Tôi chỉ muốn nhắn tới các bậc cha mẹ và các em học sinh … rằng: Hãy thể hiện quan điểm của mình trước các vấn đề xã hội, thay vì chỉ biết kêu than, vì đó không những là quyền của chúng ta, mà còn là cách chúng ta giúp chính quyền hiểu được nhu cầu của dân chúng và hoàn thiện chính sách sao cho hợp lý nhất…”

Ở bình diện cá nhân, cũng như tập thể – rõ ràng – đang có những nỗ lực đáng kể của rất nhiều người để vượt ra khỏi cái “vũng lầy giáo dục” hiện nay. Với ý thức và quyết tâm, chắc chắn, chúng ta sẽ “thoát” bất chấp sự ngăn trở (cùng sức ì) của chế độ hiện hành – một chế độ mà mọi người đều biết là sinh mệnh của nó đang được đo đếm từng ngày.

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Vũng Lầy Giác Dục”

  1. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Đọc cái bài này, Tiên Ngu có cãm tưởng rang ông Tưởng đã…lo ra quá xá chăng?

    Bởi, mỗi một con người sinh ra trên quả đất, đều có một cái…số. Chạy trời không khỏi nắng…mưa…

    Có người gầm đầu, học miết, tiến sỉ, bác sỉ, kỷ sư, từ nền văn hoá thứ thiệt ( không phải văn hoá thứ…láo của VC), khi…tới số, thì không bị chôn sống, cũng bị đập đầu, bị…chôn sống, bị nhốt cãi tạo, không thôi thì…chạy sút quần, mất dép để sinh tồn…

    Lợi ích gì cho xã hội chớ?

    Có người, dốt trân, hoặc học đến…lớp 7, khi…tới số, rất ngon lành, lên làm…chủ tịch nước, tổng bí thư đảng, thủ tướng chính phủ…

    Lấy đó mà…tư duy, nền giáo dục của một quốc gia, hay dở hay…tệ bạc, nhầm nhò cái gì chớ?

    Hơi đâu…lo? Mọi chuyện, từ lúc Hồ chí Minh ra nghề đến nay, đã có đảng và nhà nước…lo rồi…

    Hơn nhau, là ở cái chổ biết…ăn nói, biết làm cho người khác…sợ, không theo không được…

    Học hành trường lớp thì…ra cái con bà gì?
    Giựt le lối xóm, khi có tiền, có quyền, muốn bằng cấp gì lại không có?

  2. NỀN GIÁO DỤC Ý THỨC HỆ

    Ông Lê ông Mác sáng ngời
    Phải đưa dân tộc tới đời vinh quang
    Trẻ con là những hạt vàng
    Phải gò cho đẹp mới càng nên danh

    Thành đồng cách mạng phải thành
    Xây cao ngất ngưỡng mới toanh trong đời
    Phải là phương tiện khắp nơi
    Đặng nhằm “cứu cánh” ở đời mai sau

    Cần quên ý nghĩa “con người”
    Nêu cao “giai cấp” thì rồi mới hay
    Tạo nên chuyên chính đêm ngày
    Con đường độc đạo buộc đời đi lên

    Tự do dân chủ lênh kênh
    Phải gom vào cả đừng nên ngại ngùng
    “Đại đồng” mới mục đích chung
    “Nhân văn tư sản” phải lùng tướt đi

    Nên thôi có nói làm gì
    Con đường của Mác liệu người hiểu đâu
    Cá nhân không phải hàng đầu
    Mà là “giai cấp” mới hầu trung kiên

    Nên non thế kỷ hiện tiền
    Đi lên rồng rắn khắp miền gần xa
    Cớ sao giờ lại khóc òa
    Chưởi vào giáo dục quả là ngông ơi

    Con đường giáo dục sáng ngời
    Như đêm tăm tối giữa trời trăng sao
    Dù ai có nói thế nào
    Hướng theo “bắc đẩu” nghẹn ngào mà chi

    PHƯƠNG NGÀN
    (03/9/15)

  3. nguyenha says:

    Đất nước vẩn có những “anh hùng” của Trí Tuệ như em Hoàng Thành 25 tuổi với khẩu hiệu “Học sinh sinh viên không phải là Chuột bạch” và Cháu Tường Minh 14 tuổi -lớp 8 với nhận xét :”Nền giáo dục quá thối nát rồi !!”.Thuở mới vào Miền Nam,còn say men chiến thắng ,Tố Hửu đả bị một em nữ sinh lớp 10 của Miền Nam, “sửa lưng” câu thơ của y: “đường ta rộng thênh thang 8 thước” thành “đường ta rộng thênh thang ta bước !” với lý do : đả “thênh thang ” sao lại còn bị “giới hạn” ! Dù đả bị” sửa lưng”,nhưng quan điểm “kềm kẹp” vẩn còn trong Máu-Tủy của Đảng ! Đảng muốn tất cả mọi lảnh vực phải mang Tính -Đảng ! Phải học tập noi gương HCM vĩ đại !! Đây chính là Mâu thuẩn lớn,trong lúc giáo dục là Khai phóng- Cởi mở !! Bởi thế từ Em bé Tường Minh đến bạn trẻ Hoàng Thành đều nhận thấy những người cầm đầu nền Giáo dục VN như Con mèo-chạy -quanh-tấm -ván !! Thế giới thì tiến nhanh,nhưng VN thì dậm chân tại chổ ,vì Giáo dục chưa thật sự bắt đầu. !!

Leave a Reply to Tien Ngu