WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

CTQH Nguyễn Sinh Hùng: “Phải làm rõ thế nào là tuyên truyền chống phá nhà nước”

444

(GDVN) – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ: “Không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được”.

Tại phiên thảo luận về Bộ luật hình sự (sửa đổi) ngày 14/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp – ông Hà Hùng Cường và nhiều đại biểu nhận định, bộ luật này hết sức quan trọng, có ảnh hưởng tới sự sống của người dân, tức là ảnh hưởng tới quyền con người, do đó phải quy định thật chi tiết.

Không thể quy định chung chung

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu: “Tất cả các tội phải quy định vào trong này, những gì chưa quy định được về hành vi thế này thế khác, khung hình phạt phải làm rõ. Thế nào là cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, thế nào là thiếu trách nhiệm… lâu nay các đồng chí vẫn xử án, phải tổng kết đưa vào đây. Các đồng chí không được để cơ quan xử án hoặc cơ quan kiểm tra tự ý cụ thể hóa bằng quan điểm cá nhân để buộc người ta vào tội cố ý, buộc người ta thiếu trách nhiệm”.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu ra thí dụ về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” và yêu cầu phải nói rõ các hành vi thế nào là chống phá nhà nước?

“Tôi nói thật là ta phát biểu nhiều khi cũng vi phạm, bắt cũng được đấy. Nói như vậy để thấy là không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Để đảm bảo công bằng, đảm bảo quyền con người, quyền của công dân, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại quan điểm: “Bất kỳ cuộc xét xử nào đều phải tôn trọng nguyên tắc tranh tụng. Các đồng chí mà chỉ để tranh tụng tới phúc thẩm thôi là không được, là vi phạm Hiến pháp. Tất cả các phiên toà đều phải tôn trọng nguyên tắc này, phải có tranh tụng”.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và ông Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp cùng toàn bộ khối Tư pháp không đi nước ngoài kể từ nay tới kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, nhằm tập trung thời gian chuẩn bị tốt cho các dự án luật, chuẩn bị tốt cho kỳ họp.

Ủng hộ quan điểm của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp – ông Hà Hùng Cường cũng đề nghị phải quy định chi tiết vào Bộ Luật hình sự (sửa đổi), tránh các quy định chung chung đang tồn tại như luật hiện hành.

“Các nước họ quy định rất cụ thể chứ không chung chung như luật của ta”, ông Cường nhấn mạnh.

Tham gia tổ chức chống phá nhà nước bị xử thế nào?

Theo dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi): Tội phản bội Tổ quốc (sửa đổi); Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (sửa đổi); Tội gián điệp (sửa đổi); Tội bạo loạn (sửa đổi); Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (sửa đổi); Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi)… có mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Với những trường hợp chuẩn bị phạm tội thì bị áp dụng hình phạt tù từ 1 – 5 năm.

Dự thảo luận cũng nói rõ, người đã tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, người nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.

Người phạm tội làm, phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi), trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng bị phạt tù từ 10 – 20 năm.

Những trường hợp làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu có nội dung phỉ báng chính quyền nhân dân; Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu gây hoang mang trong nhân dân bị phạt từ 3 – 12 năm.

Những người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 1 – 5 năm.

Ngoài ra, tại Điều 111 – Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (sửa đổi) nói rõ: Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 12 – 20 năm (nếu gây hậu quả nghiêm trọng); đồng phạm bị phạt tù từ 5 – 15 năm. Người chuẩn bị phạm tội bị phạt tù từ 1 – 5 năm.

Đối với “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” (sửa đổi) quy định phạt tù từ 5 – 15 năm:

Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;

Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội.

Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

Những trường hợp phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 – 7 năm.

Theo GDVN

7 Phản hồi cho “CTQH Nguyễn Sinh Hùng: “Phải làm rõ thế nào là tuyên truyền chống phá nhà nước””

  1. TÍNH CHẤT HAI MẶT CỦA PHÁP LUẬT

    Xã hội con người không bao giờ xóa sạch được mọi bản năng thú tính tự nhiên do đó phải cần có pháp luật. Có nghĩa không có pháp luật hay chỉ có luật rừng, xã hội con người sẽ rơi xuống chỗ sinh vật hoang dã.

    Do đó tính hai mặt của pháp luật là pháp luật vừa là công cụ che chắn, bảo vệ xã hội, bảo vệ con người, trong khi mặt khác nó có thể thành công cụ khống chế xã hội, chà đạp lên quyền sống của con người trong các xã hội độc tài độc đoán.

    Truyền thống pháp luật nhân bản là truyền thống của mọi nước dân chủ tự do, đi theo đường lối tư sản về kinh tế những vẫn lấy mục tiêu xã hội chung làm cứu cánh.

    Các Mác trái lại là người duy nhất phủ nhận pháp luật truyền thống của nhân loại nói chung mà ông ta cho đó là pháp luật của giai cấp tư sản, kiểu tư sản. Mác chủ trương xóa bỏ hẳn pháp luật này đi để xây nên một nên pháp luật mới là pháp luật vô sản hay được ông gọi là chuyên chính vô sản. Mác còn nối pháp luật chỉ là công cụ đàn áp của giai cấp thống trị. Do đó phải chuyên chính vô sản, biến pháp luật thành công cụ của giai cấp vô sản trong thời kỳ quá độ để tiến lên xã hội không còn giai cấp, cũng không còn pháp luật gì hết nữa, cả pháp luật tư sản lẫn pháp luật vô sản.

    Quả thật đầu tư duy của Mác có vấn đề. Bởi ông ta không nghĩ rằng nếu có ai đó chỉ lợi dung giai cấp hay nhân danh giai cấp thì sao. Và nếu thế thì cái gọi là thời kỳ quá độ có thể kéo dài cà ngàn năm hoặc hơn nữa sẽ làm đày đọa cả toàn thể loài người. Cái điên dại hay cái không tưởng của Mác quả là ở đây.

    Mặt khác, Mác chỉ biết gắn pháp luật với kinh tế, tức với giai cấp, với chính trị mà không nhìn rộng ra pháp luật còn gắn với cả nền văn minh, văn hóa hay tinh than, ý thức nhân văn của toàn nhân loại. Chính cái nhìn xoàng xỉnh, tầm thường của Mác khiến ông ta chỉ chuộng mỗi nền kinh tế được tổ chức máy móc một cách giả tạo, kệnh cỡm được gọi là kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã hay kinh tế bao cấp mà chính Lênin tuân theo bài bản của ông đã thực hiện và đã hoàn toàn thất bại.

    Do đó chính sự ngu đốt của Mác về mặt con người, về mặt lịch sử, về mặt nhân văn, về văn văn hóa tinh thần nói chung của nhân loại khiến ông ta chỉ nhìn cây che rừng, nêu lên chuyên chính vô sản nhằm chính trị hóa kinh tế xã hội làm cho cả loài người phải điêu đứng trong non một thế kỷ trên toàn thế giới. Rõ ràng ông ta không phải là người nhằm giải phóng loài người như kiểu tự mệnh danh hay kiểu tuyên truyền giả tạo, mà ông ta chính là người nhằm nô lệ hóa nhân loại. Chính ý nghĩa phản khoa học, phản thực tế của ông ta đã mang lại tất cả điều ấy. Cái hào quang giả dối của học thuyết Mác không ngoài là như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (16/9/15)

  2. Huong Nguyen says:

    Cái thằng đầu sói lổ mũi trâu này và cả cái bọn lãnh đạo CSVN coi dân ngu như con bò nên cứ lên diễn đàn ói mữa luật rừng… Chẳng hiểu BBT đưa bài này lên làm gì? – nó chẳng có tác dụng đấu tranh gì cả mà chỉ cho thêm cơ hội để bọn chúng tuyên truyền mà thôi! Thà là đọc bài “Chỉ có ác ôn là có thật” của Người buôn gió mà còn hữu ích hơn!

  3. TT says:

    Ông Nguyễn Sinh Hùng có biết là rất nhiều công an coi thường luật pháp và nhiều công an ngồi trên pháp luật!

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Những trường hợp làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu có nội dung phỉ báng chính quyền nhân dân; Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu gây hoang mang trong nhân dân bị phạt từ 3 – 12 năm.”

    Cách làm luật như trên là sai. Tuy phổ biến thông tin có tính cách phỉ báng nhà nước như đúng sự thật thì không phải là cái tội. Tương tự, phổ biến các thông tin tuy gây hoang mang nhưng đúng sự thật thì cũng không phải là cái tội.

    Vì thế không cần phải làm luật như trên mà chỉ cần làm luật cấm phổ biến thông tin sai sự thật. Việc đúng hay sai sự thật là tiêu chuẩn để xác định là có tội hay không chứ không phải việc có làm hại cho uy tín của nhà nước và đảng hay không là tiêu chuẩn để đánh giá là có tội hay không.

    Các báo chí, cơ quan truyền thông của chính quyền và của đảng cầm quyền cũng phải tôn trọng luật cấm phổ biến thông tin sai sự thật và cũng phải chịu sự trừng phạt, chế tài trước luật pháp như mọi công dân khác khi vi phạm.

    • NON NGÀN says:

      THẬT RA NÓI CHO CÙNG
      NGƯỜI CỘNG SẢN CŨNG KHÔNG CÓ TỘI

      Ở đây là nói người cộng sản trên khắp thế giới kể từ Lênin thành lập nhà nước Xô viết Liên Xô cho tới ngày nó sụp đổ, cho mãi tới nay mà không nhằm ám chỉ cụ thể những ai.

      Người ta đã tổng kết trong non một thế kỷ thực hiện chủ thuyết Mác, trên toàn thế giới có tới 100 triệu người phải bị hi sinh oan uổng tức bị ngược đãi rồi giết chết trong mọi hình thức. Đó là chưa nói mọi quyền tự do thiêng liêng lẫn các tài sản chính đáng của họ đều bị phá hủy, thủ tiêu, cưỡng đoạt, cũng như một bộ phận khác khá lớn khắp nơi của nhân loại.

      Nhưng nếu mọi sự hi sinh đó mang lại được thiên đường cho loài người cũng chẳng nói làm gì. Vấn đề là cuối cùng mọi cố gắng của những người cộng sản trên toàn thế giới đều tan ra mây khói khi ngày nay toàn cầu đã hội nhập trong thế giới thị trường khách quan của nó.

      Tất cả mọi hậu quả đó chỉ là do mọi người cộng sản đã tuyệt đối tin tưởng ở học thuyết Mác và tin theo mọi biện pháp áp dung của Lênin mà không gì khác. Học thuyết Mác chủ trương ba điều : niềm tin, sự cưỡng chế, kinh tế xã hội vô sản tập thể. Để tạo niềm tin Mác tự cho học thuyết mình là học thuyết khoa học làm mọi người đều mê như điếu đổ. Sự cưỡng chế là Mác chủ trương chuyên chính vô sản. Kinh tế tập thể là kinh tế bao cấp theo kiểu một chiều khiến làm tận diện nền kinh tế tự nhiên hợp lý nói chung mà ai cũng rõ.

      Nên cuối cùng, ban đầu từ học thuyết chính trị xã hội không tưởng, thuyết Mác đã trở thành một tôn giáo thế tục. Tôn giáo đó cùng tuyên truyền giả tạo để tạo niềm tin, dùng chuyên chế để tạo sức mạnh quyền hành, dùng các gò bó chủ quan để làm kinh tế xã hội văn hóa mà không thấy rằng điều đó hoàn toàn ngược lại với nhân quyền, với xã hội, vì nó khống chế không chân chính ý thức của tất cả mọi người.

      Nhưng nếu không có lửa thì làm sao có khói. Dù khói có cay mắt thế nào cũng do tàn lửa gây ra. Khói tự nó không thể có, không thể còn nếu tàn lửa không có hay đã bị dụi tắt. Do đó, lỗi thực chất không phải do khói mà chính do đóm lửa đã gây nên khói đó. Nào mọi người thử nghĩ coi, đầu mối có phải do học thuyết Mác sai lầm quá nhiều mặt, hay mọi hậu quả gây ra có phải chăng chính yếu là do tội lỗi của Mác hay không ?

      Có người từng ngụy biện, không phải học thuyết Mác sai mà do áp dụng của Lênin là sai, rồi cũng có người nói, không phải Lênin thực hành sai mà do mọi người cộng sản dốt nát sau này làm sai. Sự ngụy biện như vậy cũng chẳng khác gì nói tại nước mềm nên nó mới khuôn theo hình dạng của vật chứa, không phải nguyên do hay lỗi của vật chứa.

      ĐẠI NGÀN
      (17/9/15)

  5. Minh Đức says:

    Trích: “Không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được”.

    Chống nhà nước không phải là cái tội. Trước hết phải xác định như vậy.

    Trong quốc hội, tại các nước dân chủ có phe cầm quyền và phe đối lập. Phe đối lập được quốc hội công nhận và có quyền bầu lên thủ lãnh của phe đối lập và có phát ngôn viên cho phe đối lập. Phe đối lập có quyền phê phán nhà nước. Sự công nhận phe đối lập có quyền phê phán như vậy có nghĩa là chấp nhận hành vi “chống nhà nước” không phải là cái tội.

    Tuy nhiên chế độ dân chủ cấm phe đối lập dùng vũ lực để chống lại nhà nước. Nhưng chế độ dân chủ cũng chống lại việc nhà nước dùng vũ lực để đàn áp phe đối lập. Chế độ dân chủ cũng cấm việc các đảng phái dùng vũ lực mà tiêu diệt nhau. Các sự tranh chấp mâu thuẫn giữa các tổ chức chính trị được giải quyết theo các qui định đã được hiến pháp và luật pháp viết ra sẵn để nhằm loại bỏ tối đa việc dùng vũ lực.

    Còn đảng của ông Nguyễn Sinh Hùng thì đặt việc dùng vũ lực vào hàng đầu trong việc giải quyết mâu thuẫn.

Leave a Reply to ĐỈNH NGÀN