WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kinh nghiệm nóng hổi từ Belarus

Mấy tháng nay, tình hình nước Cộng hòa Belarus thu hút sự quan tâm của công luận quốc tế.

Belarus ở phía Tây Bắc châu Âu, có gần 10 triệu dân, là một trong những nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết trong Liên bang Xô viết bị giải thể cuối năm 1991. Belarus khôi phục chủ quyền quốc gia ngày 27/7/1990 , tuyên bố độc lập ngày 25/8/1991.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Từ khi độc lập đến nay Belarus đã có nhiều thay đổi. Hơn 20 năm nay qua Belarus bị dư luận phương Tây đánh giá là bảo thủ, còn giữ lại nhiều di sản thời Xô viết cũ, duy trì một khu vực kinh tế chỉ huy với các cơ sở quốc doanh rộng lớn, nhất là ngành lọc dầu và chế tạo máy kéo, hạn chế kinh doanh tư nhân, bóp nghẹt giai cấp trung lưu. Hiện nay Belarus là một chế độ độc đoán, độc tài cá nhân, bóp nghẹt tư do dân chủ, hầu như không có tự do báo chí, không có báo tư nhân, đàn áp các cuộc biểu tình, bỏ tù khá nhiều công dân đòi nhân quyền và dân chủ. Chính vì chế độ độc đoán như thế nên Belarus bị lên án rất mạnh mẽ trên các diễn đàn quốc tế, còn bị trừng phạt về kinh tế – tài chính, bị nhiều nước tẩy chay, không cho nhập cảnh, kể cả tổng thống và thủ tướng. Phương Tây đánh giá rất xấu chế độ chính trị của Belarus và gọi Tổng thống Alexander Lukashenko là «nhà độc tài cuối cùng của châu Âu». Nhờ vào bộ máy tuyên truyền rộng khắp và bộ máy an ninh rộng lớn, ông Alexander Lukashenko đã nắm giữ chức tổng thống suốt 20 năm qua.

Hơn một năm nay Tổng thống Lukashenko đã có những đổi mới về chính trị rất ngoạn mục. Trước những biện pháp trừng phạt nặng nề của phương Tây, ông đã ban hành những quyết sách rất cơ bản, mạnh dạn, bất ngờ, như thả gần hết tù chính trị, mở rộng chế độ đa đảng, cho phép các Đảng Mặt trận Nhân dân, Dân chủ Thiên chúa giáo, Mặt trận Trẻ, Cánh tả Thống nhất, Lao động và Công lý đưa người ra tranh cử và được tự do vận động, với báo chí truyền đơn, vô tuyến truyền hình và truyền thanh riêng biệt. Lần này có 4 ứng cử viên tổng thống và ông đã đắc cử với tỷ lệ cao hơn những lần trước, áp đảo các ứng cử viên khác. Cuộc bầu cử năm nay được 1.200 nhà quan sát quốc tế của Liên Hiệp Quốc, của Liên Âu và CIS đánh giá là công bằng, nghiêm chỉnh, không bị nghi ngờ như 4 lần trước.

Vì sao Tổng thống A. Lukashenko lại được người dân tín nhiệm cao như vậy, tuy bị mang cái tiếng là «nhà độc tài cuối cùng của châu Âu»?

Trước hết ông Lukashenko có một tư cách cá nhân khá là đặc biệt. Vốn là đảng viên CS thời Liên Xô cũ, từng ở trong quân đội Hồng quân, rồi tốt nghiệp ở Học viện Nông nghiệp, làm giám đốc một nông trường nhỏ. Ông rất say mê học hỏi, hoạt động chính trị rất sớm, trúng cử đại biểu Quốc hội khi mới hơn 30 tuổi do tính ngay thẳng. Năm 1993 ông được bầu làm Chủ tịch ủy ban chống tham nhũng của Hạ viện khi tham nhũng lan tràn ở mọi cấp, mọi nơi. Trên chức vụ đó ông đã cương quyết khui ra các vụ bê bối, hối lộ ở ngay thượng tầng quyền lực, điều tra, truy tố 70 cán bộ cao cấp, kể cả nguyên chủ tịch quốc hội và nguyên thủ tướng, không khoan nhượng bất kỳ ai. Riêng việc này ông được dân quý trọng, tin cậy để được bầu luôn 5 nhiệm kỳ. Nhân dân Belarus còn quý mến ông Lukashenko về cách phát biểu luôn luôn giản dị, dễ hiểu và pha trộn hài hước của ông.

Không phải chỉ có vậy, ông còn tỏ ra có nhãn quan của một chính khách già dặn, mưu lược. Khi cuộc khủng hoảng Ukraine xảy ra, ông không ngại làm phật lòng ông bạn lớn Nga khi ông lên án cuộc xâm chiếm bán đảo Crimea, bày tỏ cảm tình với Tổng thống Ukraine Poroshenko , rồi tuyên bố sẵn sàng đứng trung lập, mời các bên liên quan đến thủ đô Minsk hội đàm. Với sự kiện này ông nổi lên là một nhà lãnh đạo quốc gia có thiện chí và viễn kiến. Đến khi Tổng thống Putin can thiệp bằng quân sự vào vùng Đông Ukraine, ông lên tiếng phản đối, không sợ nguồn cung cấp của Nga cho các cơ sở lọc dầu của nước mình bị cắt. Ông còn không cho Nga xây dựng một sân bay quân sự lớn trên đất Belarus như đã hứa hẹn, vì cho rằng ông Putin không đáng tin.

Vẫn chưa hết, sau những quyết sách sáng suốt, mạnh dạn như trên, các nước phương Tây đã quyết định dỡ bỏ phần lớn các biện pháp trừng phạt do vi phạm nhân quyền sau khi phần lớn tù chính trị được trả tự do, một cuộc bầu cử dân chủ đa đảng nghiêm chỉnh được tổ chức, và ông Lukashenko tỏ rõ ý muốn xích lại gần với các nước phương Tây, bất chấp đồng minh cũ là Nga tỏ thái độ đe dọa. Mấy tháng nay ông ra sức cải thiện quan hệ với các nước láng giềng , còn bày tỏ ý muốn gia nhập khối Liên Âu, như Ba Lan, Lithuania và Latvia – 3 nước này có hơn 1 nghìn kilômét biên giới chung với Belarus.

Sự kiện Ukraine và Belarus thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa lâu dài của Nga là 2 thất bại to lớn đối với Tổng thống Putin, người đang cố tìm cách khôi phục sự khống chế đối với một số nước Xô Viết cũ, cụ thể là với Ukraine,Belarus, Lithuania, Latvia là 4 nước quan trọng nhất, ở ngay sườn phía Tây nước Nga. Tuy không nói ra, đây là nỗi đau hơn hoạn cho người hùng Putin.

Belarus với Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Cũng là một nước CS chư hầu của Liên Xô cũ, cũng có biên giới dài với một nước CS lớn luôn có dã tâm bành trưóng và thôn tính, cũng đứng trước nạn tham nhũng lan tràn, mọi cấp, cũng trước ngã ba đường nên theo hướng? Chịu ách Bắc thuộc thêm nữa ? Hay duy trì quan hệ bình thường nhưng liên minh toàn diện với các nước dân chủ hùng mạnh văn minh như Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Úc, EU và Hoa Kỳ để có thế chiến lược ưu việt chưa từng có, bảo đảm cho nước VN an bình, phát triển nhanh và phồn vinh, hạnh phúc cho toàn dân?

Nhóm lãnh đạo và nhóm trí thức nào sẽ vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm quý báu của Belarus vào thực tiễn nước ta, với những quyết sách mạnh bạo, sáng tạo, độc đáo, có trách nhiệm cao, vì cuộc sống xứng đáng làm người của nhân dân?

Một hướng đi quá dễ khi có thiện chí, cũng quá khó nếu như còn chủ nghĩa cá nhân, vẫn nhẫn tâm quay lưng lại với nhân dân, với đồng bào ruột thịt đang khao khát tự do.

Blog Bùi Tín (VOA)

18 Phản hồi cho “Kinh nghiệm nóng hổi từ Belarus”

  1. noileo says:

    Trích: “Thư gửi cụ lão thành cách mạng Bùi Tín!
    Em xin trích mấy câu dưới đây của cụ để bà con ta hiểu là; “Bùi Tín đã già rồi, nghỉ ngơi là vừa, viết thêm bao nhiêu, lẩm cẩm bấy nhiêu”

    (Belarus với Việt Nam có nhiều điểm tương đồng.) Thưa cụ Bùi, chúng nó không có tương đồng. Việt Cộng đập Pháp giành thiên hạ. Mấy anh Đông Âu là do Liên Xô nó tràn qua, dựng nên.” (tonydo tuyên ngôn độc lập 2-9 bìm bịp)

    Nói cho đúng, phải nói là: “Việt cộng làm lính đánh thuê cho giặc tàu giành thiên hạ Việt nam cho giặc tàu”, đó là Việt cộng & Hồ chí Minh cầm cu cho giặc Tàu nhà Mao đái lên bàn thờ tổ tiên Việt nam

    *****

    “Mèo lại hòan mèo”, với tuyên ngôn đôc lập 2-9 bìm bịp “Việt cộng đập Pháp giành thiên hạ” tonydo đã trở lại là một Việt cộng bịp bợm như bọn cộng sản Hồ chí Minh & bọn lão thành cách mạng cộng sản VNDCCH & bọn trí thức cộng sản Lao động Tàu đẻ chân chính tim đỏ thẻ đỏ & bọn trí thức tinh hoa bắc kỳ 2-9 độc lập bìm bịp

    Đúng ra, “theo đúng chính sách của đảng và nhà nước”, tonydo phải tuyên ngôn độc lập 2-9 thế lày: “Việt cộng tay không đập Pháp giành thiên hạ” như rất nhiều trí thức xã nghĩa chuyên nghề làm chứng gian tuyên ngôn độc lập 2-9 bip bom

    Vậy chứ cái bọn mà từ 1950 đã ngửa tay nhận từ viên đạn to nhỏ, từ cây súng ngắn dài, từ cây kim sợi chỉ của giặc Tàu nhà Mao, từng há miệng ăn từng hạt muối, hạt gạo của giặc tàu nhà Mao, lấy sức đi làm công cụ chiến tranh làm lính đánh thuê cho giặc Tàu nhà Mao, mở đường cho giặc tàu nhà Mao tiến vào Việt nam mở ra một thời kỳ bắc thuộc mới cho VN từ 1954, từ 1950, thì không phải là Việt cộng a? thì, là người Việt gốc giặc Tàu nhà Mao à?

    Nói cho đúng, phải nói là: “Việt cộng làm lính đánh thuê cho giặc tàu giành miền bắc Việt nam cho giặc tàu, giành thiên hạ Việt nam cho giặc Tàu”, đó là Việt cộng cầm cu cho giặc Tàu nhà Mao đái lên bàn thờ tổ tiên Việt nam

    *****

    Việt cộng không hề đập Pháp giành thiên hạ như tonydo tuyên ngôn độc lập 2-9 bìm bịp, nguợc lại là khác, chính là Việt cộng đã ruớc Pháp vào Việt nam, đặt thiên hạ Việt nam vào tay Pháp.

    Quân Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dưong 1 là do Việt cộng đón vào, là do Việt cộng Hồ chí Minh đón vào hà nội từ ngày 19-5-1946,

    Quân Pháp & chế độ & nhà cầm quyền thực dân Pháp bảo hộ Việt nam từ Giáp Thân 1884 thì đã sụp đổ, đã hòan tòan cáo chung trên tòan cõi Việt nam từ ngày 10-3-1945, ngay sau đó, ngày 11-3-1945, Việt nam đã thâu hồi nền Độc lập, thành lập Đế Quốc Việt nam, theo thể chế Quân chủ Lập hiến.

    • tonydo says:

      Việt Minh đã chiến đấu đơn độc ở núi rừng Việt Bắc, miền Trung và đồng bằng Nam Bộ từ 1946 (khi Pháp trở lại) cho tới khi Mao Trạch Đông đẩy được Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan, chiếm toàn cõi Trung Hoa.

      Phía Quốc Gia, Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng có chiến khu ở Lào Cai, Yên Bái vừa chống Pháp, vừa phải đánh Việt Minh.

      Cho tới sau trận Biên Giới 1950 mở thông cửa phía Bắc để nhận viện trợ từ phe cộng sản, Việt Minh đã chống Pháp bằng những gì họ có trong 3 năm.

      Phía Quốc Gia cũng vậy, tuy nhỏ hơn. Tới khi nhận được viện trợ, và quân sĩ được đưa qua huấn luyện bên Vân Nam trở về, Việt Minh coi như chiếm trọn vùng rừng núi phía Bắc.

      Lực lượng vũ trang của các đảng phái Quốc Gia, một số phải chạy qua Hồng Kông, Nhật..v.v. một số về Thành tham gia chính phủ Quốc Gia.
      Đó là sự thật.

      Và thưa đàn anh noileo:
      Em chỉ biết có vậy, nên viết vậy!
      Kính đàn anh!

  2. tonydo says:

    Thư gửi cụ lão thành cách mạng Bùi Tín!

    Còm sĩ đàn anh Tudo.com chửi những người như cụ và em:
    “40 năm chưa sáng mắt, sáng lòng”, “tư tưởng bầy đàn”, “tín nhiệm cao ở chỗ nào?”..v.v.
    Tuy hơi nhức nhối con tim, nhưng khó cãi lại ông ta.

    Sao vậy?
    Thưa, cứ lấy cuộc đời của cụ ra làm ví dụ:
    Cụ chơi mã tấu, dao găm từ năm 16 tuổi (một ông lão ở San Jose bảo, hồi 18 tuổi cụ đã là đại đội trưởng, mang cần vệ về giết bố ông ta). Mặc dù hơi khó tin cái vụ đập đầu, thọc huyết này, nhưng cái đại đội trưởng cắc bùm thì chính cụ cũng công nhận.

    Nói vậy để cụ nhớ lại rằng thì là; cộng sản Việt Nam chơi dao búa, gậy tầm vông vót nhọn, đòn xóc hai đầu..v.v. để giành chính quyền từ khi mới ra đời….à ơi…

    Họ lấy đấu tranh giai cấp, dùng chiến tranh (với Pháp, Mỹ, Tàu, Căm pu chia, VNCH) để duy trì quyền lực.
    Vì thế, muốn lật đổ cộng sản, chỉ có một con đường “lấy máu rửa máu”. Những cách khác, bảo đảm không đủ gãi ngứa cho Việt Cộng.

    Cờ đã vào thế. Nếu dân ta không liều mạng hôm nay, chắc chắn chúng ta sẽ ôm hận một thời gian….dài…rất dài.
    (Tái bút):
    Chắc nhiều khi cụ thắc mắc: Tonydo là thằng cắc ké nào, thù oán ra sao mà nó cứ thư và đôi khi “chửi” ta hoài?
    Thưa cụ; em đang dùng nghệ thuật “Mượn tên người nổi tiếng” từ bài học “Reputation-Borrowing”.
    Kính cụ!

  3. Tudo.com says:

    @Bùi Tín:(Vì sao Tổng thống A. Lukashenko lại được người dân tín nhiệm cao như vậy, tuy bị mang cái tiếng là «nhà độc tài cuối cùng của châu Âu»?)

    Mặc dù được cụ Bùi giải thích về ông Lukashenko, nhưng ai cũng ngờ chữ “tín nhiệm cao”, và có thể thấy rỏ cái di chứng “bầy đàn” dưới chế độ độc tài cộng đảng trị còn tồn tại.Việt Nam mình là một điển hình, dù đã “sáng mắt sáng lòng” hơn 40 năm rồi. Còn Cuba của cụ CáTrê thì còn hơi sớm, phải đợi 15-20 năm nữa mới thấy. . .chữ tín nhiệm.
    Riêng Bắc Hàn thì khỏi bàn, nó vượt tiêu chuẩn, và có thể sẽ trở thành nền “văn hoá khóc” (không biết có liên hệ gì với “nhà khóc học” Thọ Muối không? ) khi chào mừng lãnh tụ. Nhìn thấy cảnh từ cấp tướng quân đội cho tới dân thường ôm mặt rơi lệ một cách nức nở khi Kim chủ tịt xuất hiện mà rỡn ốc!

    Nhưng hãy tưởng tượng, nếu không có Internet, không có 3,000,000 người Việt tị nạn cs ở hải ngoại thì dân của Kim Trọng. . .Lú sẽ không thua dân của Kim Ủn Ỉn một chút nào cả, bảo đảm!

    • tonydo says:

      Cứ để cho dân chúng họ khóc, mà họ khóc thật đấy đàn anh.
      Cõi này cũng chỉ là tạm. Sống phải có “niềm tin”, phải “cảm động”, phải “nhớ thương”. Có thế mới có chuyện liều mạng đánh bom vì dám nói động tới Giáo Chủ của họ.

      Cái đau cho những người đi nhiều như anh em mình là khó có thể “hoan hô” cũng như “khóc” những thằng khác…….
      Biết nhiều quá đôi khi cũng không hay.
      Kính đàn anh!

      • Tudo.com says:

        Cái khốn nạn của thế hệ chúng mình là chẳng những nhìn cảnh anh em đâm nhau lút cán dao mà còn phải nghe:
        . . .thương cha thương mẹ thương mình
        Thương Bác có một chục nhưng thương Xịt Ta Lìn tới. . . một trăm!

        Hai hôm sau, sau khi “mần” cái vụ “giặc lái” đi dự đám tang của ông Võ Phiến, ra quán ngồi uống cà phê bị mấy thằng bạn chửi te tua: tại sao mầy là quân mình mà bắn chiến hữu ta?
        Đằng nầy cũng. . .bực quá, đốp lại, ê..ê.. hành động “tự sướng” đó đối với tớ là Chén-Hũ chớ không phải là chiến hữu đâu nhé!
        Sẵn đây nói cho tụi mầy biết, tao khoái đồng chí tonydo cũng ở cái chổ phân biệt rạch ròi giữa đồng Chí và đồng Choé lắm đó, lạng quạng chí choé chí choé là. . . Cụ cho đi tàu suốt luôn!
        Cho nên đối với dân Việt bây giờ “nguỵ hay VC”. . . No problem.
        Vấn đề là hãy chấm dứt. . .Láo, cũng như anh đang làm gì và sẽ làm gì cho một VN tốt đẹp hơn ?
        Bởi vậy:
        Thượng Đế hởi ! Có thấu cho Việt Nam nầy ?
        Con tim chân chính không bao giờ biết nối.. nói dối..nói dối. . .

        PS:
        Ai đã nói: Vua hư tại dân ?
        Tại sao bây giờ không ai nói: Dân vừa “đi khách” vừa khóc là không phải tại Vua ?

        Sir.Comrade, have a nice weekend !

      • tonydo says:

        @Tudo.com:
        Thưa đàn anh: bây giờ mình ở Mỹ, ấy chết, công dân Mỹ gốc Việt, ta nên bỏ cái từ “đồng chí- comrade” mà hảy làm quen với:
        “Brothers & Sisters” hoặc “chiến hữu” cũng được….!!!
        Giữ sức khỏe quan bác!

  4. tonydo says:

    Thư gửi cụ lão thành cách mạng Bùi Tín!
    Em xin trích mấy câu dưới đây của cụ để bà con ta hiểu là; “Bùi Tín đã già rồi, nghỉ ngơi là vừa, viết thêm bao nhiêu, lẩm cẩm bấy nhiêu”

    (Belarus với Việt Nam có nhiều điểm tương đồng.) Thưa cụ Bùi, chúng nó không có tương đồng. Việt Cộng đập Pháp giành thiên hạ. Mấy anh Đông Âu là do Liên Xô nó tràn qua, dựng nên.

    Hai câu cuối của cụ càng bệnh thêm:

    “Nhóm lãnh đạo và nhóm trí thức nào sẽ vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm quý báu của Belarus vào thực tiễn nước ta, với những quyết sách mạnh bạo, sáng tạo, độc đáo, có trách nhiệm cao, vì cuộc sống xứng đáng làm người của nhân dân?”

    “Một hướng đi quá dễ khi có thiện chí, cũng quá khó nếu như còn chủ nghĩa cá nhân, vẫn nhẫn tâm quay lưng lại với nhân dân, với đồng bào ruột thịt đang khao khát tự do.” (hết trích)

    Khổ quá cụ Búi Tín ơi, cụ có vẻ muốn đa nguyên, đa đảng hay sao đây?
    Đối với các đồng chí Sang, Trọng, Hùng, Dũng và 200 ủy viên trung ương, chỉ có một cách duy nhất là những người cùng khổ vùng lên thịt hết tụi nó. Lấy lại toàn bộ của cải tham nhũng chia cho người nghèo.

    Sau đó thành lập một chính quyền thật mạnh, thật cứng và thật sự: (Do Dân, Của Dân, Vì Dân, không gì ngoài Dân).
    Kính cụ!

    • TRĂNG NGÀN says:

      HAI ANH

      Hai anh cùng choảng nhau chơi
      Một anh thứ cũ anh thời mới đây
      Vào rừng cùng cố đành Tây
      Sau này cũng cố thoát ly đều thành

      Anh đầu đại tá ngon lành
      Anh sau trung úy cũng đành bỏ đi
      Anh đầu ở Pháp nói gì
      Anh sau ở Mỹ cũng thì vậy thôi

      Cũng là cùng ở trong nôi
      Dù là Bùi Tín hay là Tony
      Do đâu mà chõi nhau chi
      Trống xuôi kèn ngược lấy gì mà hay

      Đọc xong ta chỉ thấy cười
      Cái này anh Mác quả người vô duyên
      Đưa ra lý thuyết ưu phiền
      Trắng đen đều khiến mọi miền dang ra

      SUỐI NGÀN
      (03/11/15)

      • tonydo says:

        Trăng Ngàn:
        (Anh đầu đại tá ngon lành
        Anh sau trung úy cũng đành bỏ đi
        Anh đầu ở Pháp nói gì
        Anh sau ở Mỹ cũng thì vậy thôi)

        Vài hàng viết để cười chơi
        Đàn anh qủa thật biết đời, biết xa
        Ôi thôi cũng cõi ta bà
        Cũng chủ nghĩa Mác, cũng là…mộng mơ

        Cuộc đời nhiều lúc như thơ
        Đôi khi gió thổi lờ mờ chân mây
        Ai, người, sống thác, cỏ cây
        SUỐI NGÀN, đôi chữ tặng Thầy, TRĂNG lên..
        Kính!

    • chíphèo says:

      Bùi Tín nói VN và Balan tương đồng vì cùng là cs . CS BaLan xâm chiếm Balan(xưa) hay cs Việt xâm chiếm VN (nay) thì cũng vậy .’
      Đánh Pháp là cái CỚ đẻ tập hợp dân chúng (vì lúc đó VN đã độc lập do Pháp trao trả rồi !)lật đỏ chính quyền dựng lên chế độ “phi nhân tính” cũng như đãng cs liên xô láy giai cấp bần cùng đẻ đánh chiếm Nga hoàng và lập nên chế độ cs còn “dã man” hơn gấp ngàn lần phong kiến !
      Khồng lẻ Ông BT không biết cái vụ đãng csvn rêu rao “3 dòng thác CM ” đẻ áp đặt chũ nghĩa cs lên vn…? Đánh Pháp đuối Pháp cái mẹ gì. Xu thế sau thế chiến thứ II là các nước Tây Phương trao trã độc lập cho các thuộc đị. Ân Độ ,Phi l ,Thái và các nước ĐNA đêu độc lập hết. VN cũng đã tuyên bố đọc lập .Bão Đai và chính phủ đã chủan bị cờ ,quốc ca nhưng VC HCM đã cướp chính quyền ,sau đó tiêu diệt các dãng phái QG,mời Pháp trở lại và lấy CỚ đó ,đã phát động chiến tranh cho ý đồ nhuộm đỏ VN…Xu hương thực dân cáo chung do Mỹ khởi xương và làm gương …cho nên VN “xui xẻo ” vì có tên tay sai của LIên sô là HCM,/CNCS nếu không thì vn đã là Phi ,Thái ,Nhật Ấn vv và vv……
      Tuyên truyền đánh tây dành độc lập thống nhất VN là tuyên truyền thôi.Cũng như sau này đánh miền Nam …Và sau này ,khi Mỹ đem quân vô cưu “bồ” thì lại cho Công Hồ râu lập lại cái cớ đánh Mỹ “tân thưc dân” /nhưng che dấu dã tâm cầm thú khi Lê Duản huỵch tẹc “Ta đánh đây là đánh cho LX /TC”.Nhìn các nước có hoàn cảnh như VN,nghĩa là không là thuộc địa cho Pháp thì cho Mỹ ,cho Anh vv ..được thoát cộng như thế nào và họ có độc lập tụ do dân chũ nhân quyền không ?Và hỏi có cần theo cs tam vô đẻ cam tâm làm vệ tinh ĐỎ quay quanh khối L:X chưa.?
      Cho nên cái com. phê bình Bùi Tín như trên thì dở quá. Có phải tonydo quên lấy mũ cối xúống không ?
      (p)

    • noileo says:

      TRích: “Việt Cộng đập Pháp giành thiên hạ.” (tonydo)

      “Mèo lại hòan mèo”, Tonydo nay lại trổ dọng bịp bợm của bọn cộng sản Hồ chí Minh phản quốc, bọn cộng sản VNDCCH bán nuớc, bọn trí thức cộng sản Lao động Tàu đẻ, bọn trí thức tinh hoa bắc kỳ 2-9 độc lập bìm bịp

  5. phamminh says:

    Việt Nam và Pelarus có những điểm tương đồng bởi cùng là mô hình CS nhưng cũng có những khác biệt lớn::

    -Pelarus muốn thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa lâu dài của Nga còn VN thì không muốn thoát khỏi cái vòng kim cô của Tàu.

    -Tham nhũng tràn lan nhưng VN từ lâu, dưới sự lãnh đạo ưu việt của đảng CSVN, tham nhũng đã ăn sâu, bám chặt từ hạ tầng cơ sở cho tới thượng tầng kiến trúc. Pelarus quyết tâm chấm dứt còn VN thì dùng tham nhũng để ban phát đặc ân, kết bè phái, nuôi dưỡng chế độ.

    -Pelarus tiếp xúc với các nước tây phương để dân chủ hóa đất nước, VN tiếp xúc với tây phương để: xin viện trợ, đầu tư để cắt xén tham nhũng, đánh đu câu giờ duy trì bảo vệ ghế ngồi.

    -Pelarus muốn đất nước phát triển, người dân có được tự do, dân chủ, nhân quyền. VN muốn bảo vệ đảng.

    Trích: Một hướng đi quá dễ khi có thiện chí, cũng quá khó nếu như còn chủ nghĩa cá nhân, vẫn nhẫn tâm quay lưng lại với nhân dân, với đồng bào ruột thịt đang khao khát tự do.

    Chính xác. Chỉ xin phép bác Bùi Tín cho tôi được ngắn gọn lại vài chữ:

    Một hướng đi quá dễ nếu vì tương lai đất nước dân tộc nhưng cũng quá khó nếu vì quyền lợi của cá nhân và đảng phái.

    Cám ơn

    PM

  6. Người Quan Sát says:

    Alexander Lukashenko có phải là “mẫu mực” cho CSVN như ông Bùi Tín mong đợi (với những lời có cánh: quyết sách mạnh bạo, sáng tạo, độc đáo, có trách nhiệm cao…) không ?

    Để đánh giá về cả ông TT “trọn đời” lẫn cuộc bầu cử vừa qua (11/10/2015), không gì bằng căn cứ vào mấy điểm sau:

    1) Thế “chẳng đặng đừng ” cuả Liên Hiệp Châu Âu (mà tiếng nói cuả chính quyền Đức và Pháp là đại diện). Chọn lựa nào giữa việc (không nên) đẩy Lukashenko vào vòng tay Putin, với việc “khuyến khích” Lu…cởi mở chừng nào hay chừng ấy với phần thưởng cụ thể là “nhấc” …cấm vận? ( Trong khi Hoa Kỳ “thất vọng” về cả Lu…và cuộc bầu cử).

    2) Dư luận người dân Belarus nghĩ thế nào về A. Lukashenko và cuộc bầu cử ngày 11/10/2015 ? Xin xem bài tường thuật cuả phóng viên đài Al Jazeera ngày 11/10/2015 với tựa đề :
    “Belarus election: voices of hope and apathy”.

    http://www.aljazeera.com/indepth/features/2015/10/belarus-election-voices-hope-apathy-151008094332036.html

    3) Dư luận cuả giới truyền thông phương Tây mà đại diện là tờ báo The Guardian (Anh) với 2 bài liên tiếp:

    * “Belarus Election: Alexander Lukashenko wins fifth term with election landslide”.
    ( Xin chú ý đến lời cảnh báo cuả bà Svetlana Alexievich, công dân Belarus, người vừa được giải thưởng Nobel về Văn Chương với EU, về cái bà gọi chế độ cuả Lukashenko là “soft dictatorship”).

    http://www.theguardian.com/world/2015/oct/11/alexander-lukashenko-expected-to-remain-as-belarusian-president

    * ” Belarus Poll: EU lift Sanctions on Lukashenko- “Europe’s- Last-Dictator”
    ( Chú ý tới phát biểu cuà Kent Hasted, người đứng đầu nhóm 400 quan sát viên về bầu cử cuả EU được gửi tới Belarus).

    http://www.theguardian.com/world/2015/oct/13/belarus-poll-eu-lift-sanctions-on-lukashenko-europes-last-dictator

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Trước hết xin cám ơn Người Quan Sát đã cho link để tham khảo tiếng nói của những công dân xứ Bạch Nga (Belarussia). Đúng là “bá nhân bá tánh” mỗi người một ý riêng.

      Cá nhân tôi cũng như ông Bùi Tín và nhiều độc giả chỉ biết theo dõi tình hình qua báo chí hơn là trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên tôi biết chắc một điều là:

      TÔI KHÔNG THÍCH MỘT CÁ NHÂN, HAY MỘT TÂP ĐOÀN NHÂN DANH VÌ LÝ DO NÀO ĐÓ ĐỂ “BẮT VÍT” NGỒI QUÁ LÂU TRÊN QUYỀN LỰC, KHIẾN CHO SINH HOẠT CHÍNH TRỊ (NHƯ Ở BELARUSSIA) BỊ TÊ LIỆT HẦU NHƯ HOÀN TOÀN !

      Đây là một hình thái độc tài phi dân chủ, cần chống tới cùng. Không thề lấy lý do cần ổn định chính trị hơn phát triển dân chủ để có thể đưa đất nước đi lên ! Đó là một cách mị dân, để thâu tóm quyền lực dài lâu về mình.

      Có dân chủ thật sự mới có thể giác ngộ quần chúng, thông qua các bài học dân chủ thực tế. Kìm hãm dân chúng học tập dân chủ, như bằng cách gian lận trong bầu cử
      Nguyễn Văn Thiệu từng ra luật bầu cử để loại bỏ đối lập và rồi ngang nhiên chơi trò độc diễn chính trị trong bầu cử . Hệ quả đất nước rơi hết vào tay CS khi Thiệu cầm quyền.
      Hunsen của Kampuchia cũng chơi trò dân chủ giả hiệu trước áp lực quốc tế chả khác gì Lukashenko ở Belarussia hay tập đoàn quân phiệt ở Miến Điện (Myamar).
      Alexander Lukashenko mị dân bằng cách ân xá tù chính trị trước khi bầu cử để mua lòng dân, đã từng gian lận trong các cuôc bầu cử. Xin lỗi người ta đâu phải chó mèo hay các loại gia cầm như gà vijt heo dê trâu bò …, mà khi buồn cột cổ, khi vui thả chạy rong …
      Đã thế đi đâu y cũng “tha” theo thằng con út vị thành niên, vốn là con tư sinh với bà bác sĩ riêng. Chẳng hạn đi hội kiến với nguyên thủ các quốc gia, với giáo hoàng, họp khoáng đại Liên Hiệp Quốc. Rõ ràng y muốn băt chước cha con ông cháu nhà Kim Bắc Triều Tiên.

      Trích dẫn từ bài báo của Al Jazeera “Belarus election: voices of hope and apathy”

      1/
      Timour Khachtchevatsky, 40, IT manager
      I’m not going to participate in these elections because I consider them to be completely fake. The last 20 years [under Lukashenko] have been very bad. We have a dictatorship in Belarus that paralyses all political activity and almost all economic activity in this country.
      This has been the quietest election period because nobody even has any hope the elections will finish with any other outcome than Lukashenko being re-elected.

      2/
      Katya Remashevska, 32, artist
      I don’t like any of the candidates. The political atmosphere in Belarus is generally negative. People don’t believe that the electoral process is legitimate or transparent.
      We already know 100 percent that the future president of Belarus will be Lukashenko. Is the future of Belarus positive or negative? The future of Belarus looks exactly like Belarus as it is now. Perhaps in 100 years there will be a change here.”

      3/
      Stanislav Fursov, 24
      I’m not going to participate in the elections. I don’t believe that any candidate other than President Lukashenko will be given the opportunity to win.
      I like what Tatiana Korotkevich [of the Speak the Truth party] says. She advocates what everyone wants, including democracy. But her reputation has been damaged since rumours began circulating that she has connections with the KGB, so I can’t believe any of the candidates.
      Most people don’t want to go to the elections. Most people are tired of the political circus we have had over the years. People are disappointed with the opposition candidates too. No one seems to be a real leader. I think these are the most unpopular elections Belarus has ever seen.
      You see that we are under Russia’s influence with Putin’s plans to build a Russian airbase in Belarus.
      I hope that someday Europe will help us. Our president is always shifting sides towards Europe and Russia, and this game has been played for almost the last 15 years.”

      4/
      Anonymous, 19, student
      I will vote for the President Alexander Grigoryevich [Lukashenko] because I like everything about him – his politics, his attitude towards Belarussian people, towards economics. He’s a strong leader.
      I think the political environment in Belarus at the moment is positive, and I think our country will continue to be strong into the future and under Lukashenko’s presidency.
      In Belarus, we consider the Russian president to be our friend, everyone in Belarus likes Putin and Russia because it is our neighbour. Belarussians have a lot of relatives in Russia, and the ties between the two countries are strong.
      But that doesn’t necessarily mean I’m against Europe or the European Union

      5/
      Helen, 22, legal assistant
      I don’t want to vote. I can say that people in our country don’t believe that these elections change anything, and everyone already knows who the next president will be.
      Of course I want to see a European – not Russian – Belarus. And this is the next problem. Many people think that we are more Russian than we are Belarussian people. Many people believe that Russia is their native country, more than Belarus.
      I know that many young people are leaving Belarus at the moment, but I want to stay here. My boyfriend and I are living here and we want to do something to change the situation from here, rather than somewhere else.”

      6/
      Oleg Mikheev, 50, IT field engineer
      I’ll vote for Lukashenko because the other candidates don’t represent my views; they aren’t viable alternatives in my opinion.
      I think stability is the most important thing.
      Belarus has to work in order to make a good place in the world. Whether we look towards Europe or Russia is an important question. Belarus depends on many other countries for its economy.
      But I don’t think it’s especially pertinent whether, in the future, Belarus with align itself increasingly with Russia or the European Union.
      I think the main thing is for Belarus to develop economically and to manufacture products or services needed by Russia and European countries. This is the main thing.
      People have to work harder if they want to have a better life. The future of Belarus is positive.”

      7/
      Surayi Matsiakubova, 20, student
      Of course I’m going to vote for Lukashenko, Alexander Grigoryevich Lukashenko.
      To be honest, I don’t want anything to change in our country right now. I like the situation in Belarus as it is. In every country, there are advantages and disadvantages, but I have everything I need here now. If I want to change something, I will – maybe some years later; but right now, I’m happy here.
      My family is from Uzbekistan, and there is corruption there. There is no such corruption here.
      I like that our president gives us the opportunity to study if we want. I can study for free here, and, of course, one of the most important things is that medicine is free in Belarus.
      I want our country to be separate from Russia and Europe. Not only me, but I think everyone wants us to be free, to have freedom.”

      8/
      Yulyan Misiukevich, 26, computer programmer
      I don’t know who I will vote for in the elections, or if I will vote at all. At the moment, I think I will boycott the elections. We don’t have any alternative to Lukashenko.
      I think there will be an economic crisis after the elections, or a deepening of the current economic crisis.
      I don’t think we should focus on the elections, we should work towards the development and well-being of the nation, and ignore the elections.
      For me, that means speaking the Belarussian language, participating in social activities, and volunteering for organisations that promote Belarussian identity and strength.”

  7. Quang Phan says:

    (Trích )

    30 tháng 10 2015

    Trái ngược với nhiều dự đoán, Tổng thống Mỹ Barack Obama không ghé thăm Việt Nam trong dịp ông tới Philippines và Malaysia tháng 11 này.

    Với chuyến thăm Philippines và Malaysia sắp tới, Tổng thống Obama sẽ có đến chín chuyến công du ở châu Á – trong đó ông đã một lần đến Singapore (2009), Cambodia (2012), Thái Lan (2012) và hai lần tới Indonesia (2010, 2011), Myanmar (2012, 2014), Malaysia (2014, 2015), Philippines (2014, 2015).

    Xét về địa chính trị, lại là một nước khá lớn về dân số, kinh tế so với nhiều nước ASEAN khác, Việt Nam là nước tương đối quan trọng trong chính sách xoay trục của Mỹ.

    Nhưng ông đã không thăm Việt Nam trong những lần đến châu Á một phần vì giữa Mỹ và Việt Nam có nhiều khác biệt, bất đồng – đặc biệt về vấn đề nhân quyền, dân chủ, tự do.

    Ông đến thăm Indonesia, Malaysia và Myanmar cũng vì muốn ghi nhận, khuyến khích tiến trình dân chủ hóa đã và đang xảy ra tại đây.

    Trong khi đó, tuy có những cởi mở nhất định, Việt Nam đã không tiến hành những cải cách đáng kể về chính trị.

    Tính đến hết 2015 Tổng thống Obama sẽ có đến chín chuyến công du tới châu Á gồm cả Campuchia nhưng chưa tới Việt Nam .

  8. NGÀN TRĂNG says:

    CON ĐƯỜNG BELARUS

    Nước này Tây Bắc châu Âu
    Thuộc Liên Xô cũ từ thời Lênin
    Cờ tung phất phới búa liềm
    Liên Xô sụp đổ mới thành tự do

    Bày mươi năm quả là bao
    Sau ngày độc lập cũng lèo như xưa
    Cũng còn chế độ độc tài
    Còn con người cũ đứng đầu trên dân

    Bao ngày xách bách xang bang
    Cuối cùng đổi mới hoàn toàn thật hay
    Bây giờ bầu cử tự do
    Lớp người tiên tiến đã lên cầm quyền

    Dân nay sung sướng miền
    Tự mình lựa chọn bầu người mình ưa
    Chẳng cần cái đảng nào thừa
    Lựa người mình muốn buộc dân phải bầu

    Ôi Belarus quả ngầu
    Lukashenko xứng đứng đầu toàn dân
    Dầu dân mười triệu đâu hơn
    Nhưng mà triển vọng giàu lên mấy hồi

    NGÀN TRĂNG
    (31/10/15)

Leave a Reply to noileo