WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nỗi bẽ bàng bị động của Người hùng Putin

 

Tổng thống Nga Putin. Ảnh www.panorama24.co.uk

Tổng thống Nga Putin. Ảnh www.panorama24.co.uk

Cách đây 2 tháng, khi ông Putin quyết định lao vào cuộc chiến ở Syria với những cuộc không kích mạnh mẽ, nhiều nhà bình luận khen ông đã có một quyết định cao mưu, chủ động làm thay đổi cán cân lực lượng ở Trung Đông, cho thấy Nga đang trở lại trên lĩnh vực ngoại giao cũng như quân sự trong tư thế một cường quốc đáng nể. Nhiều người ca tụng nước cờ cao tay của người hùng Putin đã làm quên đi cơn khủng hoảng ở Ukraine và việc xâm chiếm bán đảo Crimea – hai sự kiện đã làm cho Nga bị thế giới trừng phạt.
Trên báo Pháp Le Monde hồi đó (ngày 26/8/2015) đã có lời bình rằng Hoa Kỳ và phương Tây bị thua một ván cờ, bị động lúng túng đối phó khi nước cờ cao của Putin đã làm thay đổi cục diện, xáo trộn các lá bài trên mặt trận Syria. Lực lượng quân sự Nga được phô trương tại hải cảng quân sự Latakia nước sâu và căn cứ quân sự Hmeymim gần đó, với lực lượng không quân và hải quân hiện đại, như nhiều phi đoàn Su-24, tên lửa phòng không và tuần dương hạm Moskva. Nước Nga đã trở lại Trung Đông với thế mạnh của một cường quốc.

Thế của Tổng thống Syria al- Assad đang thua to, bỗng nhiên được Putin ứng cứu bằng hàng trăm cuộc oanh kích và hàng trăm tên lửa phóng đi từ biển Caspian tập trung đánh vào các lực lượng nổi dậy chống al-Assad, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ nhắm vào các mục tiêu của IS (Nhà nước Hồi giáo) đang bị liên minh các nước phương Tây cùng các nước Ả-rập tấn công.
Nhược điểm của ông Putin là đã đến quá muộn, khi al-Assad – bạn đồng minh hiếm hoi – đã bị mất nhiều vùng đất rộng lớn, bị mất hết uy thế do gây nên nhiều vụ tàn sát dân thường. Ông Putin cũng đã chậm chân vì IS đã chiếm được một vùng lãnh thổ rất rộng – 1/3 diện tích Syria và 1/4 diện tích Iraq – thực hiện chính sách giết người man rợ, chuyên chặt đầu tù binh và con tin, trở thành kẻ thù chính của toàn thế giới.
Nước cờ đã tưởng là cao tay của ông Putin hóa ra là nước cờ quá thấp, trái khoáy. Cho đến khi máy bay hàng không dân dụng của Nga bị IS đặt bom làm chết hơn 200 thường dân Nga, ông Putin mới tỉnh ra đôi chút, buộc phải coi IS thực sự là kẻ thù của mình để tập trung các cuộc không kích vào nhóm cuồng chiến man rợ này, nhưng ông Putin không chịu buông bỏ al-Assad, vẫn chơi trò 2 mang, tỏ ra thiếu viễn kiến, thiếu sự bén nhạy của một sỹ quan tình báo lão luyện. Ông còn tiếp đón al-Assad tại Moscow một cách rất thân tình. Sau khi chuyển sang tập trung đánh vào IS, ông Putin vẫn còn tiếc rẻ, tiếp tục đi theo lối mòn cũ, giả dối cam kết với Hoa Kỳ và Liên Âu sẽ tập trung không kích mạnh hơn các cơ sở của IS, nhưng vẫn dành một tỷ lệ cao các cuộc oanh kích đánh phá các nhóm nổi dậy chống al-Assad, trong đó có các nhóm người gốc Thổ ở phía Tây Bắc Syria, sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Và tai nạn không bất ngờ đã xảy ra. Theo loan báo của Thổ Nhĩ Kỳ, một máy bay Sukhoi Su-24 của Nga bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ và đã bị máy bay F-16 của Thổ bắn hạ. Ông Putin lên án Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng chiếc Su-24 không hề vi phạm không phận Thổ, và tố cáo Thổ cố tình «đâm sau lưng» Nga. Ông Putin rất cay khi Tổng thống Barack Obama khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ có quyền chính đáng bảo vệ không phận quốc gia, đồng thời kêu gọi 2 bên tránh leo thang đối đầu. Liên Âu cũng có lập trường tương tự. Mối liên lạc quân sự Nga – Thổ Nhĩ Kỳ bị cắt đứt, nhưng 2 bên đều thấy không thể căng thẳng thêm.
Ông Putin thêm bẽ bàng vì 1 trong 2 phi công từ chiếc Su-24 nhảy dù ra bị thiệt mạng. Hai trực thăng Mi-8 của Nga đến cấp cứu thì một bị bắn rơi, 1 người lái trúng đạn, gây ra một tổn thất kép cho phía Nga trong vụ này. Phía nổi dậy người Syria và Thổ Nhĩ Kỳ nói thẳng ra rằng nếu như ông Putin giữ lời hứa tập trung không kích IS là kẻ thù chung, từ bỏ chủ trương đánh phá các nhóm người Syria và người Thổ Nhĩ Kỳ, xem họ là đồng minh cùng chống al- Assad, thì đã không thể xảy ra những chuyện đáng tiếc như vậy.
Họ đã nói trúng tim đen của người hùng Putin, vì ông vẫn còn giữ ảo vọng duy trì al-Assad bằng mọi giá, vì là bạn hiếm, cánh hẩu mua nhiều vũ khí Nga và còn để Nga sử dụng lâu dài những căn cứ hải quân nước sâu và căn cứ quân sự ở Latakia – là những căn cứ quý hiếm ở Trung Đông. Chính do những tính toán như trên mà ông Putin ở trong tình trạng bất an, và hay bị bất ngờ.
Sau các cuộc khủng bố lớn của nhóm IS ở Paris ngày 13/11, chúng còn dọa sẽ gây sự ngay ở Nga và ở các nước Hồi giáo láng giềng của Nga ; đã có vài trăm người ở các nuớc này sang Syria để được nhồi sọ tôn giáo và huấn luyện khủng bố, ông Putin buộc phải tỏ quyết tâm tham gia mạnh mẽ hành động nhằm tiêu diệt IS – kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân loại. Ông khẳng định lập trường này trong cuộc gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande ở Moscow ngày 26/11 vừa qua, tuyên bố Nga sẽ đẩy mạnh các cuộc không kích, nhận sự phân công chung là không quân và tên lửa Nga sẽ đánh mạnh hơn vào các mỏ dầu và nhất là các đoàn xe quân sự, xe bồn to chở dầu của bọn IS, giáng mạnh vào nền kinh tế tài chính của chúng, đồng thời thỏa thuận sẽ cùng nhau trao đổi thông tin quân sự và tình báo rộng rãi, kịp thời giữa các nước tham gia trận chiến diệt IS.
Đó là con đường duy nhất để khôi phục uy tín của nước Nga, hòa nhập với thế giới hiện đại. Thực tế đã mở mắt thêm cho người hùng Putin về tình hình thực tiễn ở Trung Đông.

Tìm cách khôi phục tư thế cường quốc hàng đầu bằng những tính toán riêng tư thiển cận theo chủ nghĩa Đại Nga chỉ là lặp lại những ảo tưởng lạc lõng của các Nga hoàng xa xưa và của các hoàng đế CS Stalin và Lenin trước đây.
Lời hứa trên đây của ông Putin còn phải được chứng minh ngay trong hành động trong những ngày sắp tới ở Trung Đông.
Blog Bùi Tín (VOA)

26 Phản hồi cho “Nỗi bẽ bàng bị động của Người hùng Putin”

  1. Minh Đức says:

    Kinh tế mới là điều quan trọng trong cuộc xung đột ở Syria chứ không phải là máy bay, hỏa tiễn của Nga.

    Giá dầu sụt giảm sau khi các nước sản xuất dầu OPEC họp vào đầu tháng 12, 2015 đồng ý sẽ không giảm sản lượng dầu. Điều này có nghĩa là Saudi Arabia gia tăng công lực trong khi đấu chưởng với khối Iran – Nga. Saudi Arabia thấy giá dầu rẻ chưa làm cho Iran – Nga ngã quị nên làm cho giá dầu rẻ hơn nữa. Tại Saudi Arabia, một số trợ cấp cho dân sẽ bị cắt vì kinh tế Saudia Arabia cũng bị ảnh hưởng vì giá dầu rẻ nhưng Saudi Arabia nghĩ rằng Nga sẽ bị quị trước.

    Nga bị liên quan vào vụ xung đột ở Syria khi cuộc Cách Mạng Hoa Nhài lan đến Syria. Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài biến thành cuộc xung đột giữa phe Suni và phe Shia của Hồi Giáo. Nga bán vũ khi cho chính quyền Syria và dùng hải cảng của Syria nên phải bảo vệ cho chính quyền này. Vì thế Nga cũng bị lôi kéo vào cuộc xung đột giữa hai phe Suni, Shia trong thế giới Hồi Giáo. Saudi Arabia thấy Iran bành trướng quá mạnh nên cùng với các nước Suni khác hỗ trợ cho việc lật đổ chính quyền thân Iran ở Syria. Mỹ cố tránh để đừng bị dính vào cuộc xung đột Suni – Shia. Ông Obama tuyên bố Mỹ không muốn nằm trong vụ tranh chấp giáo phái của Hồi Giáo nên không muốn đem quân trở lại Iraq. Mỹ chỉ ngăn cho đám Nhà Nước Hồi Giáo đừng quá mạnh mà phá nước Mỹ.

    Khi giá dầu bắt đầu giảm vào giữa năm 2014, Nga chưa thấy bị nguy vì còn dự trữ ngoại tệ. Nhưng rồi Nga cứ phải gia tăng các hoạt động quân sự ở nước ngoài trong khi phải tiêu vào tiền để dành. Đến lúc nào đó Nga thấy không đủ ngân sách để dùng quân sự bảo vệ cho chính quyền ở Syria nữa thì sẽ phải chấp nhận giải pháp thương thuyết ở Syria. Nếu ông Assad phải xuống thì có nghĩa là ảnh hưởng của Nga tại Syria bị co lại. Ảnh hưởng quốc tế của Nga bị co lại vì nền kinh tế của Nga cũng đang co lại.

    Kinh tế chi phối ảnh hưởng quốc tế cũng đúng với mọi nước khác. Mỹ mà yếu về kinh tế thì cũng bị các nước khác coi thường. Rốt cuộc thì đến lúc nào đó Nga cũng phải quay về lo cho nền kinh tế của mình đừng để bị lệ thuộc vào dầu hỏa quá nhiều.

  2. Trúc Bạch says:

    Bài này của báo Vienamnet chắc chắn sẽ làm cho các fans cuồng Poo đau khổ lắm .

    http://vietinfo.eu/tin-the-gioi/noi-lo-so-khong-the-che-gi%E1%BA%A5u-cua-putin.html

    Thành thực chia ……vui !

  3. Người hùng Putin làm cho ông OBama và cả NaTo sốc nặng, bị giật thần kinh sắp điên luôn vì lo sợ. Xin các bạn đọc bài báo này. Nhưng trước khi đọc nó, tôi xin ông Bùi Tín uống thuốc an thần trước và đeo mặt nạ khỏi xấu hổ đến cùng cực nhé:
    Tên lửa diệt IS từ tàu ngầm – mũi tên trúng đa đích của Nga
    Dùng tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm diệt IS là sự lãng phí về kinh tế, nhưng lại đem lại nhiều lợi ích rất lớn khác cho Nga.
    Tàu ngầm Nga lần đầu phóng tên lửa nhằm vào IS ở Syria
    ten-lua-diet-is-tu-tau-ngam-mui-ten-trung-da-dich-cua-nga
    Tên lửa hành trình Nga phóng lên từ tàu ngầm Rostov-on-Don. Ảnh: RT
    Ngày 8/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo mang tên Rostov-on-Don của hải quân nước này đã lần đầu tiên phóng các tên lửa hành trình 3M-54 Kalibr, tiêu diệt hai mục tiêu của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở sào huyệt Raqqa tại Syria, RT đưa tin.
    Theo chuyên gia phân tích quân sự Tyler Rogoway của FoxtrotAlpha, việc sử dụng tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm của Nga là hành động “bắn một mũi tên trúng nhiều đích”, vừa tiêu diệt được các mục tiêu quan trọng của phiến quân IS, vừa quảng bá được tính năng, hiệu quả của tên lửa hành trình và tàu ngầm lớp Kilo cải tiến với các khách hàng tiềm năng, lại vừa răn đe được Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ.
    Rogoway cho rằng cũng như hai lần phóng tên lửa hành trình từ tàu chiến ở biển Caspian trước đây, vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm của Nga là hoàn toàn không cần thiết nếu xét theo khía cạnh hiệu quả kinh tế và quân sự.
    Tên lửa 3M-14T phóng từ tàu chiến và phiên bản phóng từ tàu ngầm 3M-54 là các loại tên lửa hành trình mới được Nga đưa vào sử dụng từ năm 2012 đến nay, và đây là lần đầu tiên các vũ khí này được đưa vào sử dụng trong chiến trường thực tế. Tuy nhiên, trên chiến trường Syria, việc sử dụng các loại tên lửa đắt tiền này để diệt IS là sự lãng phí lớn, bởi Nga đang hoàn toàn làm chủ bầu trời Syria bằng các hệ thống phòng không hiện đại của mình, và có thể tiêu diệt các mục tiêu IS bằng những loại bom rẻ tiền hơn nhiều.
    Theo Rogoway, khi quyết định ra lệnh phóng những quả tên lửa hành trình này và công bố những đoạn video được quay rất ấn tượng, các chiến lược gia Nga không nhắm mục tiêu chủ yếu vào phiến quân IS, mà là các khách hàng mua vũ khí tiềm năng trên thế giới.
    Đoạn video quay cảnh tên lửa 3M-54 phóng ra từ tàu ngầm Rostov-on-Don, vọt lên khỏi mặt nước, lao đi với vận tốc siêu thanh và sau đó là cảnh quay chúng trút xuống mục tiêu ở Raqqa với độ chính xác cao sẽ gây ấn tượng rất mạnh mới những khách hàng đang có ý định mua vũ khí Nga, chuyên gia này nhận định.
    Video mô phỏng quá trình phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành trình Nga
    Tàu ngầm Rostov-on-Don là chiếc tàu lớp Kilo mới nhất của hải quân Nga, vừa mới hoàn thành chuyến chạy thử vào tháng 10 và được điều đến Syria thực hiện nhiệm vụ đầu tiên. Hải quân Nga mô tả đây là “chiếc tàu ngầm êm nhất thế giới” và được NATO gọi bằng biệt danh “Hố đen giữa đại dương” bởi khả năng tàng hình ưu việt của nó trước các loại thiết bị phát hiện tàu ngầm bằng thủy âm.
    Tàu ngầm này được trang bị các ngư lôi 533 mm và tên lửa hành trình 3M-54. Với lợi thế có kích thước nhỏ, tàu ngầm Rostov-on-Don có thể hoạt động linh hoạt ở cả những vùng biển nông gần bờ trong 45 ngày liên tục.
    Rogoway cho rằng với màn ra mắt rất hoành tráng này, Rostov-on-Don đã cho cả thế giới thấy rằng một chiếc tàu ngầm với giá thành rẻ, chỉ vào khoảng 250 triệu USD mỗi chiếc, cũng có thể tung ra những đòn đánh mạnh bằng tên lửa tương đương với những tàu ngầm cỡ lớn của Mỹ hay NATO, và đây sẽ là một lợi thế rất lớn của Nga trong các thương vụ bán tàu ngầm trên thị trường thế giới trong tương lai.
    Tàu ngầm lớp Kilo Rostov-on-Don mới được đưa vào hoạt động từ tháng 10. Ảnh: Reuters
    Răn đe Mỹ và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ
    Theo giới phân tích, việc Nga liên tục phóng tên lửa hành trình tầm xa để diệt mục tiêu IS là một động thái phô diễn sức mạnh quân sự nhằm răn đe Mỹ và đồng minh, trong bối cảnh quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đang rất căng thẳng sau vụ Su-24 Nga bị bắn rơi.

    “Đây chính là một hành động nhằm phô trương thanh thế, một kiểu đấm ngực của Nga”, ông Christopher Harmer, chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington, nhận định.
    Tên lửa Kalibr của Nga được cho là một đối thủ nặng ký đối với tên lửa hành trình Tomahawk mà Mỹ rất hay sử dụng trong các cuộc tấn công phủ đầu vào đối phương. Những vụ phóng tên lửa này là lời khẳng định của Nga với thế giới rằng sức mạnh của họ không chỉ nằm trên giấy.
    “Chúng ta đã nghe rất nhiều về khả năng quân sự của Nga trên giấy tờ”, Harmer nói. “Sức mạnh về lý thuyết là một chuyện, còn việc thể hiện nó trên chiến trường như thế nào lại là chuyện khác”.
    Theo giới phân tích, việc Nga thông báo cho Mỹ trước khi khai hỏa tên lửa từ tàu ngầm thể hiện sự tự tin rất lớn của các tướng lĩnh nước này vào khả năng thành công và sức hủy diệt của tên lửa Nga, điều mà Mỹ có thể dễ dàng theo dõi và kiểm chứng bằng các phương tiện trinh sát.
    Vụ phóng tên lửa hành trình từ tàu ngầm này được thực hiện trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ vừa tỏ ra rất giận dữ trước bức ảnh một quân nhân Nga giương tên lửa vác vai trên tàu chiến đi qua eo biển Bosphorus của nước này. Đây là một eo biển có tầm quan trọng chiến lược đối với tuyến đường tiếp tế từ Hạm đội Biển Đen của Nga tới Syria.
    Tên lửa hành trình 3M-54E phiên bản xuất khẩu của Nga. Ảnh: Wikipedia
    Theo chuyên gia Stephen Blank thuôc Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ, việc Nga phóng tên lửa hành trình từ biển vào mục tiêu IS sâu trong nội địa Syria là một minh chứng cho thấy Nga hoàn toàn có thể khống chế được các địa điểm chiến lược, chẳng hạn như eo biển Bosphorus, bằng hỏa lực tầm xa nếu xung đột nổ ra.
    “Chúng ta vừa được chứng kiến một ví dụ nữa về khả năng kết hợp hỏa lực của Nga trong chiến dịch quân sự tại Syria. Nó cho thấy Nga hoàn toàn có khả năng áp đặt sức mạnh bằng hỏa lực tầm xa. Đây dường như là một thông điệp của Nga rằng chúng tôi mạnh, các ông yếu, và các ông không thể làm được những điều như chúng tôi”, chuyên gia Blank nhấn mạnh.
    Tb: Gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến đại tá Bùi Tín khi nhìn thấy cảnh thật này trả lời nhận định của ông về ông Putin là rất hoang tưởng và sai lầm nghiêm trọng. Ông đã tự hại mình rồi. Hãy đến chùa ngồi mà Thiền cùng thầy Nhất Hạnh thì hơn, có ích hơn.

  4. Ai bẽ bàng. Các bạn hãy đọc bài phát biểu sau đây của ông ông Chủ tịch Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) Martin Schulz. Nếu nói cho đúng thì Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là tác giả của tình hình tồi tệ ở Syria và cả ở châu Âu và châu Phi nữa. Đúng như tuyên bố mới đấy của ông Chủ tịch Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) Martin Schulz, chúng tôi thấy điều này đã xẩy ra và sẽ còn xẩy ra và là vì Mỹ gây ra chẳng phải ai. Chính Mỹ lùa các con cừu châu Âu vào các chuồng và nay nhốt thêm dòng người tỵ nạn ở khắp nơi trên thế giới vào chung một rọ. Trong đó chắc chắn có nhiều kẻ khủng bố quốc tế của IS , những con sói thâm nhập vào với những người lành.
    Như vậy, Putin theo ông là người anh hùng chống khủng bố kiên cường và hiệu quả nhất. Chào anh Bùi Thất Tín nhé. Xin hoan hỷ chia sẻ cùng anh.

  5. Tôi thành thật khuyên ông Bùi Tín đừng đăng đàn nữa. Anh có thể đã về quá khứ rồi, lẩm cẩm cho trẻ nó cười đấy! Thật khổ. Người xưa có câu: một già một trẻ bằng nhau.
    Thân chào anh. Chúc anh mạnh khỏe.
    Nguyễn Hoàng Như

  6. Tudo.om says:

    Cụ Bùi Tín nói bị động bị đột gì đâu không thấy, chỉ thấy hình chú Putin không Bu teo mà còn có nét dân chơi. . . đứng bến không cần chỉnh.
    Thiệt, dân băng đảng là phải vậy mới chuẩn chứ, phải không anh Putin?

Leave a Reply to Nguyễn Oánh