WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lai rai Câu đối Tết: Rồng Rắn lên mây!

Bài thứ hai

Năm nay Rồng sang Rắn, lòng lại bồi hồi nhớ những đêm trăng tuổi thơ, mấy đứa rủ nhau chơi trò Rồng rắn lên mây…

Trò chơi đồng dao này chia làm bốn đoạn:

1/ Đoạn 1: Lên trời tìm thầy thuốc.

Đám trẻ túm eo nhau thành chuỗi như rồng rắn vừa đi quanh khoảng sân sáng trăng, vừa hát như gõ cửa nhà “thầy thuốc”:

Rồng rắn lên mây, có cây núc nác, có nhà điểm binh, thầy thuốc có nhà không? Thầy thuốc trả lời đi vắng (người nhà thầy thuốc trả lời thì đúng hơn) vì lý do gì đấy do lũ trẻ tưởng tượng ra. Cứ thế vài lần.

2/ Đoạn 2: Xin thuốc và cho thuốc.

Thầy thuốc và Rắn giáp mặt:

- Rồng rắn đi đâu?

- Rồng rắn xin thuốc rịt đầu cho con.

- Con lên mấy?

- Con lên một.

- Thuốc chẳng hay!

- Con lên hai.

- Thuốc chẳng hay!…

Cứ thế tăng dần đến “Con lên mười” thì “Thuốc hay vậy” (lúc ấy thầy thuốc mới đồng ý cho thuốc, cho phương án điều trị).

rong ran

3/ Đoạn 3: Sự trả giá cho liều thuốc.

Thầy thuốc bắt đầu đòi trả công, giữa hai bên có cuộc mặc cả, thầy thuốc đòi:

- Xin khúc đầu! (xin đầu người ta thì chết người ta à, nên Rắn cự tuyệt)

- Những xương cùng xẩu! (Rắn từ chối trả giá)

- Xin khúc giữa! (cũng giết người ta luôn)

- Những máu cùng me! (ý nói đây cũng là chuyện giết người)

- Xin khúc đuôi!

- Tha hồ thầy đuổi được (thì) thầy ăn! (chấp nhận sự thách thức)

4/ Đoạn 4: Cuộc chiến giữa “thầy thuốc” và phía bị mang ơn

Theo lời chấp nhận, thầy thuốc đưổi bắt “khúc đuôi”, nhưng “đầu Rắn” giang rộng hai tay chặn lại để bảo vệ đuôi, trong khi thầy thuốc tìm mọi cách để chộp cái đuôi cho kỳ được. Chộp được đuôi Rắn thì ván chơi kết thúc để chơi lại ván khác…

Tuy chưa xác định được tác giả và thời điểm xuất hiện trò chơi này, nhưng ai cũng mang máng thấy trò chơi phản ánh một thời cuộc nào đó của vận mệnh nước nhà. Có người cho đây là thời kỳ Nam Bắc phân tranh Trịnh Nguyễn, có người cho đây là cuộc chiến giữa dân ta và thực dân Pháp, và cũng có người cho đây là “lời sấm” ứng với cuộc Nam Bắc Quốc Cộng phân tranh vừa qua và quan hệ với “ông bạn vàng” Trung Quốc hiện nay.

Tôi nghĩ rằng trò chơi này ứng vào nhiều thời kỳ đều được, vì bài học bi hài này còn xoắn chặt với số phận dân tộc Rồng Tiên (hay Rồng Rắn) này, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần do điều kiện địa chính trị tự nhiên và cội nguồn dân tộc, chừng nào dân tộc chưa có một sự trưởng thành căn bản để thoát khỏi số mệnh.

Bài học ấy là: Nếu một đất nước lạc hậu còn mang bệnh nan y (cần thuốc “rịt đầu” là do bệnh từ đầu óc, từ não trạng, hay từ giới cầm đầu?), nhưng không có phương thuốc tự chữa mà phải “xin phương thuốc” từ kẻ bên ngoài xa lạ (phải lên trời, lên mây, sang Moscou, sang Bắc Kinh) thì “thầy thuốc” nào cũng đòi trả giá cả, và cuối cùng “nhân dân vẫn chỉ hoàn là cái lưng con ngựa, chỉ thay người cưỡi” như lời Phan Châu Trinh là đúng lắm vậy. Kẻ đã là “ân nhân” nhưng sau lại chuyển thành kẻ xâm lược là bài học quá lớn, không có gì khó hiểu, vấn đề là khi nó đã trở mặt thành kẻ xâm lược mà còn khư khư giữ cái “ơn” lúc trước thì còn ngu muội nào hơn, và nếu cứ trượt dài trên dốc ngu muội, đâm lao phải theo lao, thì khoảng cách từ đó đến chỗ bán nước phỏng có đâu xa? Bài học rút ra không phải là nghi ngờ hết thảy, là tự thu mình, cự tuyệt mọi ân nhân, cự tuyệt sự tìm thầy tìm thuốc để lại chết trong một thái cực ngu muội khác. Túi khôn của một dân tộc có gì khác hơn là sự sàng lọc cho đúng bạn tốt mà chơi, đường sáng mà theo, bụi rậm mà tránh?

Mười hai con giáp chỉ là những tượng trưng có tính chu kỳ để đo thời gian, nhưng với dân Việt Nam thì hai con Rồng-Rắn quả có thân tình đặc biệt, vừa thiêng, vừa yêu vừa sợ. Một đất nước dài loằng ngoằng cong như con rắn với ba khúc khá khác biệt, Đàng Ngoài Đàng Trong, rồi ba kỳ phân định, mấy cuộc phân tranh, các cường quốc thay nhau giằng xé… Cho nên không lạ, người Việt gửi gắm nỗi lòng đau đáu tâm can về vận nước vào một trò chơi đồng dao Rồng rắn lên mây…Trò chơi đã qua nhiều thế kỷ mà đến cuộc bàn giao Rồng-Rắn năm 2013 này vẫn làm nhói tim những thế hệ a còng.

Đất nước Rồng-Tiên này có phải đã thêm một lần dại dột rủ nhau Rồng Rắn lên mây ảo vọng, xin bài thuốc có Mác có Lê để đến nỗi chịu ơn một anh thầy thuốc bợm già đầy duyên nợ, đang đòi nợ bằng những thứ thiêng liêng mà dân Việt Nam mình thà chết chứ không bao giờ chấp nhận.

Xin mở đầu cảm hứng Câu đối Tết năm nay:

-Chuyện Rồng-Rắn lên mây, thầy thuốc ấy đòi công ba (từng) khúc ruột!

-Tình Việt-Trung xuống dốc, bạn vàng đây xiết nợ một (cả) sơn hà?

© H. S. P.

(Tác giả gửi đăng)

4 Phản hồi cho “Lai rai Câu đối Tết: Rồng Rắn lên mây!”

  1. Rồng Rắn trong Nam

    Trò chơi rồng rắn rất vui và còn nhằm luyện tập trẻ em sự di chuyển nhanh nhẹn, chân tay chắc chắn và tính trách nhiệm, bảo vệ, đoàn hợp với nhau. Thường thường là một em lớn đóng vai thầy thuốc. Một em lớn khác đứng đầu đàn để bảo vệ các em khác trong hàng.Em này ôm chắc eo ếch em kia, nối thành hàng dài rồng rắn. Em cuối cùng thường là nhỏ nhứt.

    Trò chơi đơn giản. Thầy thuốc đứng trước. Rồng rắn đứng đối diện. Vấn đáp bằng những câu đồng dao rất ngộ nghĩnh của văn chương dân gian. Thầy thuốc sẽ tìm cách chạy qua chạy lại để bắt cho được em cuối. Thầy thuốc chạy qua phải thì cái đuôi sẽ tránh qua trái. Em dầu đàn sẽ dang rộng hai tay ra nhằm cản thầy thuốc. Nếu các em trong hàng ôm nhau không chắc bị đứt ngang khi di chuyển qua lại, té lăn cù. Thầy thuốc sẽ chạy lại bắt cái đuôi là coi như thua. Trò chơi này rất náo động và vui. Thường thì trò chơi sẽ kết thúc trong sự ngã nghiêng lăn chiêng trên mặt đất. Cười đùa ngặt nghẽo.Trong Nam, lời vấn đáp đồng dao không bó buộc giống nhau. Em lớn thầy thuốc và đầu đàn có thể tự mình ứng đối. Bài vấn đáp thường phần đầu giống nhau phần sau ứng khẩu :

    Thầy thuốc:
    - Có Rồng Rắn ở nhà không?
    Em đầu đàn
    - Không!
    Thầy thuốc:
    - Con gì lục đục trong chuồng?
    Em đầu đàn:
    - Con nhền nhện
    Thầy thuốc:
    - Nhện gì?
    Em đầu đàn:
    - Nhện hùm
    Thầy thuốc:
    - Hùm gì?
    Em đầu đàn:
    - Hùm beo
    Thầy thuốc:
    - Beo gì?
    Em đầu đàn:
    - Beo gấm

    Cứ thế hỏi và ứng đáp rất dài, tới một lúc bất thình lình ông thầy thuốc chạy tới để bắt cái đuôi phía sau. Cho nên trong khi đối đáp, Rồng Rắn phải cảnh giác và sẵn sàng ứng phó, bảo vệ lẫn nhau.
    Những trò chơi của trẻ em VN xưa luôn đi kèm với đồng dao. Như đánh chuyền chuyền đũa, bắc kim thang, nhảy dây, đánh cân, bỏ khăn nỗi chìm, ông đi qua bà đi lại …, Ngoài tính cách giải trí còn gồm nội dung rèn luyện thể chất cũng như trí óc minh mẫn nhanh nhạy vui tươi.

    Bắc kim thang
    Cà lang bí rợ
    Cột qua kèo
    Là kèo qua cột
    Đá vô chun
    Là chun vô đá
    Con cá lìm kìm
    Nó cắn tay tôi
    *

    Ông đi qua
    Bà đi lại
    Chạy nhãn hồng
    Trồng cây bông
    Xách nước tưới bông
    Bông lên cho thắm
    Xách nước tưới hồng
    Hồng lên cho cao

  2. doctin says:

    “Kẻ đã là “ân nhân” nhưng sau lại chuyển thành kẻ xâm lược là bài học quá lớn, không có gì khó hiểu, vấn đề là khi nó đã trở mặt thành kẻ xâm lược mà còn khư khư giữ cái “ơn” lúc trước thì còn ngu muội nào hơn, và nếu cứ trượt dài trên dốc ngu muội, đâm lao phải theo lao, thì khoảng cách từ đó đến chỗ bán nước phỏng có đâu xa?” – Tác giả: Hà Sĩ Phu .

    “Không Tàu đố bọn Việt cộng làm nên ” mãi mãi là câu tâm niệm của bè đảng Việt cộng . Những sự việc chúng bắt hàng triệu triệu người Việt làm những tên lính đánh thuê cho bọn đế quốc Tàu cộng , dâng đất hiến biển cho Tàu cộng ….tất cả chỉ là những phương tiện. Cái cứu cánh của bọn Việt cộng mãi mãi vẫn là sự sinh tồn của cái đảng của chúng và con đường tiến thân của mỗi tên đảng viên . Đất nước và dân tộc chỉ là những con số không to tướng trong đầu óc của bọn chúng .

  3. TaTon says:

    Xưa nay, đời chỉ dối, gian,
    Cả công cha, nghĩa mẹ, cũng chỉ toàn là nói ngang !
    Eng cần ả, ả cần eng,
    Rứa mà cứ bảo: phải một ”phen” sinh thành !?,
    Đời toàn một lủ lưumanh,
    Khi con còn bé đã tậptành dối gian:
    Muốn ăn kwà ‘thánh’, phải ngoan (nô-en)
    Muốn tin nhận ‘chuá’, phải sẵnsàng dối ‘cha’ (rước lễ) !!!

  4. nguyenha says:

    Thiệt hay! Đọc bài như “uống thang thuốc”.Cám ơn Tiên-sinh, người chia tay ý-thức-hệ!!

Phản hồi