WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Pháp Luật và những cuộc Cách Mạng xã hội

law
Cách mạng xã hội vốn là kết quả vận động không ngừng của những nhu cầu và quy luật trước đó. Để rồi xoá bỏ cái cũ, thay thế cái mới tiến bộ hơn. Đó là một thay đổi lớn lao trong nhận thức và hành động của con người. Cách mạng làm biến đổi sâu sắc, căn bản, triệt để đời sống chính trị, kinh tế và văn hoá. Nó chuyển từ một hình thái kinh tế – xã hội này sang một hình thái kinh tế – xã hội khác. Nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã phát triển với những quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời. Về mặt chính trị, thì nó là cuộc đấu tranh của các giai cấp cách mạng chống lại giai cấp thống trị mưu toan bảo vệ và duy trì chế độ vì lợi ích bản thân. Một cách khái quát, cách mạng xã hội chính là nhu cầu thay đổi của thời đại, là ý nguyện của lòng dân. Và khi sự vận động đã chín muồi, thì không thể nào khác, cách mạng tất yếu sẽ xảy ra.

Trên thực tế, trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội cũng đều xảy ra những cuộc cách mạng như: Chính trị, văn hoá, kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp…; cách mạng là liên tục và không ngừng, nó sẽ diễn ra chừng nào nhu cầu đã trở nên bức thiết, chín muồi. Cách mạng xã hội có quy mô to lớn nhất, nó ảnh hưởng bao trùm, vậy nên đóng vai trò rất quan trọng.
Phải hiểu rằng, cách mạng không thể là hành động chủ quan nhất thời của một vài cá nhân hay nhóm người, mà là kết quả đấu tranh của những giai cấp tiến bộ được quần chúng nhân dân ủng hộ. Nó đại diện cho cho phương thức sản xuất mới đã xuất hiện. Cuộc đấu tranh giai cấp này phát triển đến một trình độ nhất định thì sẽ tạo nên tình thế cách mạng – điều kiện khách quan để cho cách mạng bùng nổ. Cách mạng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo điều kiện lịch sử của từng dân tộc. Yếu tố quyết định sự thắng lợi nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mối tương quan giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng.

Xã hội Phong kiến xưa vẫn thường gọi và hiểu cách mạng xã hội dưới hình thức những cuộc khởi nghĩa. Khi thắng lợi sẽ lập nên một triều đại mới tiến bộ và được lòng dân hơn, cho dù vẫn tồn tại hình thái xã hội cũ. Danh từ “Cách mạng xã hội” thường được các nhà sử học dùng để chỉ những cuộc cách mạng dân chủ nhân dân sau này. Và cho dù với tên gọi và cách hiểu như thế nào, thì đó vẫn là sự thay đổi rộng lớn và sâu sắc nhất, cả về phương thức sản xuất và nhận thức xã hội. Trong tất cả các cuộc cách mạng đó, chúng ta đều thấy bóng dáng và vai trò không thể thiếu của Pháp luật, nhân tố đại diện cho giai cấp cầm quyền.

Tinh thần của các cuộc khởi nghĩa hay cách mạng thường gói gọn trong những khẩu hiệu phản ánh nguyện vọng người dân. Nó mang tính thời đại và đối lập với hệ thống luật pháp bảo thủ đã hết vai trò lịch sử. Vì thế cho nên vai trò của pháp luật thường gắn liền với các cuộc cách mạng xã hội. Bao giờ cũng vậy, pháp luật đều trực tiếp hay gián tiếp tác động đến tình thế cách mạng.

Lịch sử đã ghi nhận nhiều cuộc khởi nghĩa (hay cách mạng xã hội) có vai trò và ảnh hưởng to lớn tới sự thay đổi nhân loại.
Khởi nghĩa Spartacus (năm 73 tước Công nguyên) là một trong những cuộc khởi nghĩa nô lệ có quy mô lớn nhất lịch sử Roma cổ đại. Nó giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của giai cấp chủ nô. Là hệ quả tất yếu của sự bóc lột thậm tệ và hệ thống pháp luật hà khắc đương thời.

Hay như cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng – Ngô Quãng (Năm 209 trước Công nguyên) để chống lại ách áp bức của nhà Tần. Mở đường cho hàng loạt những cuộc khởi nghĩa nông dân khác, mà tiêu biểu và lớn mạnh nhất là của Lưu Bang và Hạng Vũ. Kết quả là nhà Tần bị tiêu diệt sau 15 năm tồn tại bằng sự độc tài tàn khốc. Như chúng ta đều biết, luật pháp thời Tần vô cùng dã man và tàn bạo, chợ búa cũng bị biến thành nhà tù.

Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ (1775 – 1783) là một cuộc cách mạng to lớn với nhiều ý nghĩa và ảnh hưởng. Là cuộc chiến giữa nhân dân thuộc địa chống lại quân đội đế quốc Anh. Dẫn đến việc nước Mỹ giành được nền độc lập.

Cuộc cách mạng Pháp (1789 – 1799) là một sự kiện trong lịch sử nước Pháp và thế giới. Khi lực lượng Dân chủ và Cộng hoà nổi lên lật đổ nền Quân chủ chuyên chế. Sự ảnh hưởng của cách mạng Pháp rất lớn lao, làm rung động cả Châu Âu, là một hình mẫu mà nhiều phong trào cách mạng sau này hướng vào.

Pháp luật là tinh thần của Nhà Nước, cách mạng để thay đổi Nhà Nước cũng đồng nghĩa với việc thay đổi Pháp Luật. Bởi vậy mà Pháp Luật luôn đồng hành với các cuộc cách mạng xã hội.

“Thức thời là Tuấn Kiệt”, xưa nay các bậc nghĩa sĩ vẫn dựa vào thời thế mà tạo phúc cho dân, thúc đẩy xã hội tiến lên. Đó là những hành động cách mạng tiên phong mà lịch sử ghi nhận. Cách mạng xã hội đóng vai trò rất to lớn cho sự phát triển của đất nước và nhân loại.

07/01/2014

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Pháp Luật và những cuộc Cách Mạng xã hội”

  1. nguenha says:

    “Cuộc đấu tranh giai cấp (nây phát triển đến một trình độ nhất định thì sẽ tạo nên tình thế Cách Mạng(CM).Điều kiện CM bùng nổ” Sao lại có “Đấu tranh Giai cấp “ở đây ?? Đấu tranh giai cấp có phải là điều kiện để CM bùng nổ ?? Nếu đúng vậy,thì “Đấu tranh giai cấp”,Ai đứng ra Tổ chức cuộc “đấu tranh” nầy hay là phong trào “tự phát” ??Càng hỏi thì càng đi vào ngỏ của ‘Bác thằng bần’ ! Phải nói thẳng ra ,không biết tác-giả có hiểu nổi 2 chữ CM không mà dám viết bài (chủ) ! CM =revolution,nghĩa đen là Sự xoay quanh một trục,trái đất xoay quang mặt trời,bánh xe quay xung quanh trục…nghĩa rộng là : sự thay đổi mạnh mẻ (changement brusque et violent-)từ ngữ của Larousse. Sự-thay -đổi nầy xẩy ra cho nhiều lảnh vực,nhỏ và lớn: CM văn hóa ,CM nghệ thuật…
    CM Dân tộc. Nói cho cùng CM là thay đổi từ “cái Xấu” đến ” cái Tốt”. Vì nghĩa đen CM là “trục xoay”,
    nên khi Xả-Hội đả đi đế tận đáy của cái Xâu thì “tất nhiên” nó phải “quay” qua cái Tốt. Và cứ như thế
    Xả hội loài người thăng tiến mải trong Vòng quay của Lịch sử!!Thay đổi một Chế độ,một Xả-hội,mà không làm cho Nó “Tốt hơn”,thì Bánh xe đả quay “Ngược-chiều”.Đó không phải là cuộc CM =Revolution! Mà là “Cuộc Ăn Cướp ‘.Lịch sử CS đả chứng minh điều đó. Lại nửa tác giả khẳng định:
    “yếu tố quyết định thắng lợi ( CM)Nhanh hay Chậm tùy thuộc vào sự tương quan giữa lực lượng CM và phản CM”.Câu nói nầy Ban tuyên huấn Trung ương DCS thường nói.Nhưng ,ai là CM,??ai là Phản CM ?? Rỏ ràng những tên CS bán nước là Phản-CM! Những người Việt yêu chuộng Tự Do trên toàn thế giới là Lực lượng CM . Như thế thì câu nói của Minh văn “nghiệm đúng”.:Lực lượng Phản-cách-Mạng (CS) có sung ống..nên CM phải “Chậm’! Đó là lý luận theo ý Tác giả.Nhưng thực ra
    CM nhanh hay Chậm tùy vào Dân trí của Quốc gia đó./

  2. quang minh says:

    Tác giả dường như vẩn còn nặng đầu óc phong kiến.Thời nay đã khác xưa lắm rồi,không ai cai trị ai,không ai mang lại hạnh phúc cho ai,mà mỗi cá nhân phải sử dụng quyền tự do của chính mình do Thượng đế ban tặng để thực thi quyền tự chủ và tìm hạnh phúc được,Ở tầm xã hội nhũng người tự do đó kết hợp nhau hình thành một xã hội bình đẳng,thỏa thuận cách thức quan hệ nhau bằng khuôn khổ pháp luật và tinh thần thượng tôn pháp luật.Về mặt nhà nước thì chỉ là một công cụ do người dân chỉ để điều hành các công việc chung.Nhà nước nhu thế được gọi là” nhà nước dân chủ pháp quyền”.Ai cũng có thể được tuyển chọn vào bộ máy nhà nước nếu được người dân chấp thuận và quan chức nhà nước nào cũng có thể bị miển nhiệm nếu không làm tròn nhiệm vụ.Đơn giản chỉ có thế mà thấy không biết bao nhiêu bài viết cứ vòng vo,khó hiểu giống như sợ ma vậy.Nhà nước mà dân không được đụng tới chỉ có thể gọi đó là một nhà nước độc tài không phải của dân do dân vì dân.

Phản hồi