WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt đang từ bỏ quê hương

 

Mỗi năm hàng trăm ngàn người ra nước ngoài qua ngả 'xuất khẩu lao động'.

Mỗi năm hàng trăm ngàn người ra nước ngoài qua ngả ‘xuất khẩu lao động’.



Cứ mỗi năm cuộc tranh giành quyền lực ở cấp lãnh đạo thượng tầng lại lập đi lập lại, và càng ngày mức độ càng gay gắt. Tôi tự hỏi không biết các vị lãnh đạo có từng bao giờ quan tâm để nhận biết ra rằng từ lâu nhiều người dân VN đã thầm lặng bỏ nước ra đi !

Điều đáng giật mình là – ngày nay người ta rời bỏ quê hương mình không một chút vấn vương luyến tiếc. Quê hương là nơi chốn thiêng liêng, nơi thân thuộc, nơi có cha mẹ, anh em, bằng hữu, có cả một trời thơ ấu; nhưng vì sao người VN lại tìm mọi cách để rời bỏ đất nước mình?

Bốn mươi năm trước, người ta buộc phải dứt áo ra đi, buồn thắt ruột khi phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Thi sĩ Luân Hoán có bốn câu thơ nhớ quê đến nao lòng:

“trông ra cửa kính trời mưa tuyết
ngó lại mình đang ngồi bó tay
quê hương nhắm mắt như sờ được
sao vẫn buồn xo đến thế này?”

Nếu như ngày xưa, người Việt tị nạn lìa xa quê, nhớ từng chiếc lá me, từng cành phượng vĩ, thương từ viên ngói vỡ, bóng con chim se sẻ trước hiên nhà; thì ngày nay, người giàu cũng như nghèo, ngay cả con cái các quan chức nằm trong bộ máy chính quyền cũng tìm mọi cách để rời bỏ đất nước, ra đi không cần ngoái đầu nhìn lại.

Trong cuộc họp tại văn phòng Quốc hội ngày 29 tháng 12 vừa qua, bàn về tình trạng các du học sinh cấp phổ thông trung học và đại học sau khi tốt nghiệp không trở về; Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã nhìn nhận với các đại biểu Quốc hội rằng: “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về”.

Vì đâu có tình trạng này? Chiến tranh, nghèo đói cũng không làm người ta rời bỏ quê hương mình. Chỉ mới ngày nào, khi cuộc chiến biên giới bùng nổ vào năm 1979, hàng hàng lớp lớp thanh niên ưu tú sẵn sàng viết đơn bằng máu để xin ra chiến trường. Dù khó khăn, gian khổ người ta vẫn gắn bó, vẫn hãnh diện về dân tộc mình. Tôi nhớ có lần đọc được trong facebook của một em sinh viên: “Tôi tự hào vì mỗi tên đất, tên đường ở xứ tôi đều viết bằng tên người chứ không phải đánh số”. Nhưng chỉ vài tuần trước đây, một bài viết trên trang mạng BBC viết rằng – tác giả muốn rời bỏ VN để con cái mình khi lớn lên được sống làm người tử tế.

Tôi có dịp gặp một số thanh niên VN ở Philippines. Họ trẻ, tốt lành và trong sáng, nhưng họ quay lưng hẳn và không muốn nhắc đến tình hình xã hội, chính trị tại đất nước mình. Sự gian dối, giả trá khắp nơi đã làm các em chán nản. Một em chia sẻ với tôi là hầu hết các bạn của em đều cảm thấy bất lực và muốn tìm cách rời khỏi VN.

Tôi gặp em H, một thiếu nữ sống một mình ở đất nước xa lạ này. Em sống và chống trả với những bất trắc, bão tố do tình trạng cư trú bất hợp pháp của mình. Gã chủ nhà muốn xâm hại em, thản nhiên cầm điện thoại và hăm dọa nếu em không thuận hắn sẽ báo cảnh sát. Rất may, H là một thiếu nữ thông minh và mạnh mẽ, em đã vượt thoát được. Cha mẹ ở miền quê làm sao biết được em đã phải chống chọi với những gì. Những thiếu nữ yếu đuối, không may mắn khác sẽ hành xử ra sao? Và định mệnh sẽ đưa đẩy các em về đâu?

Tôi cũng gặp một trường hợp khác, một phụ nữ miền biển, nghèo khó, vô danh nhưng chị đã làm tôi xúc động đến ngẩn ngơ.

Nếu bạn đang đi du lịch phượt trên đất Thái. Dừng chân uống một cốc nước dừa trên hè phố hay tại một quán ăn nào đó. Lúc bạn đang cố bập bẹ nói một ít tiếng Thái với người đang phục vụ, thì nhớ rằng người đang nói chuyện với bạn bằng tiếng địa phương đó có thể là một người VN. Bên dưới nụ cười xã giao và ánh mắt lẩn tránh đó, ẩn chứa cả một mối ân tình thắm thiết của người đồng hương.

Tôi gặp chị L, người phụ nữ gầy ốm da ngăm đen đứng bán một xe nước dừa bên hè phố. Ban đầu có lẽ nghe chúng tôi nói tiếng Việt, không nhịn được, chị cất tiếng hỏi tôi có phải người Việt Nam không. Thấy người đồng hương tôi vồn vã hỏi thăm, nhưng thấy thái độ chị lẩn tránh và đáp lại bằng tiếng Thái tôi đoán có lẽ chị đang có vấn đề về di trú. Bốn mươi năm trước, tôi đã gặp một người mẹ cắt ruột đẩy đứa con 6 tuổi của mình ra biển để mong nó tìm được tương lai. Ngày nay, tôi gặp người mẹ khác, cũng thắt ruột bỏ lại đứa con gái năm tuổi của mình cho bà ngoại để đi kiếm sống ở nước ngoài, đi “tha hương cầu thực”.

Khi đã tin cậy, chị níu chặt lấy cánh tay tôi luôn miệng nói chuyện, quên cả bán hàng. Được một lúc chị móc trong túi áo ra 25 baht tôi vừa trả tiền nước, đưa lại. Chị ngượng ngùng bảo tình cảm mà lấy tiền tối về không ngủ được. Tôi xúc động vì sự tốt lành, vì cái ân tình chị dành cho tôi, một người xa lạ. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấu hiểu tấm lòng tha thiết của chị đối với người Việt, đối với quê hương như thế nào. Vậy mà có đến mấy lần chị nói với tôi là chị không muốn trở về VN nữa. Xin ghi lại một đoạn đối thoại của tôi với người phụ nữ này để hiểu vì sao chị không muốn trở về. Tôi cố tình hỏi tiếp:

- Nhưng khi để dành đủ tiền rồi chị về quê mình chứ?
- Thôi không về đâu.
- Tại sao lại không về?
- Ở đây người Thái họ hiền lắm, họ thương mình. Mình đẩy xe đi bán từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới về được đến nhà. Đi ban đêm cũng không sợ… Ở đây từ những người thấp nhất trong xã hội như xe ôm hay cảnh sát họ đều giúp đỡ mình hết mình.
- Nhưng mai mốt chị về thăm con, người khác dành mất chỗ bán của chị thì sao?
- Không sao đâu, không có mình thì họ bán, khi họ thấy mình đẩy xe tới, họ tự động đẩy xe đi chỗ khác.
- …
Những dự thảo văn kiện đại hội đảng có bao giờ đặt ra vấn đề vì lẽ gì mà người dân nghèo, lương thiện lại không cảm thấy an toàn ở quê hương mình? Những người như chị bán nước dừa, hay cháu H đâu cần biết gì đến dân chủ hay nhân quyền !? Họ cũng không cần biết ngày mai ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành Tổng Bí Thư. Họ chỉ cần một môi trường sống ổn định, an lành. Nơi hàng ngày không phải nơm nớp lo sợ gặp cảnh sát giao thông hay quân cướp giật. Nơi họ kiếm được miếng ăn hàng ngày và không phải im lặng trước những điều tai ác.

Đến bao giờ người dân mình khi “Rời Bỏ” quê hương đều ôm giấc mơ sẽ “Trở Về” để sớt chia những gian nan và dựng xây lại đất nước?

Tôi biết những người như vậy, những người đã ra đi, nhưng lại chọn trở về như Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Võ Hoàng, Ngô Chí Dũng…Chúng ta cũng biết những người đang nỗ lực thay đổi xã hội, những người gắn bó với tổ quốc, người muốn dân mình, đồng bào mình được có đời sống đích thực cần có của một con người. Họ là Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Hồ Đức Hoà, Đặng xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Văn Oai, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Đình Cương, Võ An Đôn…Tiếc rằng những nỗ lực của họ chỉ đổi lấy tù tội, bất trắc và gian nan.

Tôi tự hỏi những người như Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, các vị đại biểu quốc hội, những đảng viên “chân chính”… họ nghĩ gì? Họ phục vụ cho ai? Một chính quyền dù có theo đuổi mục đích, lý tưởng cao đẹp gì đi chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì khi mà con em họ, khi mà mọi người dân, từ trí thức cho đến chị bán nước dừa cũng đều muốn ra đi.

Tôi cho rằng các vị lãnh đạo, những người liên hệ trong chính quyền, hay trong trận đấu đá tranh giành quyền lực năm 2016 – từ anh công an quèn quen bóp cổ dân, đến các nhân sự tứ-trụ-triều-đình tương lai cần có câu trả lời chính đáng cho chính mình và cho những người dân hiền lành, chất phác đang phải sống lưu vong khắp nơi.

© Nguyệt Quỳnh

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Người Việt đang từ bỏ quê hương”

  1. vohoan says:

    Một xả hội ưu việt ” đỉnh cao trí tuệ loài người ” của nhửng người cộng sản mà ” cái cột đèn củng bỏ đi ” . Nhận xét nầy của người dân sau bốn mươi năm công sản cầm quyền vẩn còn giá trị. Ôi ! Việt Nam tôi đâu ?

  2. Dao Cong Khai says:

    Thản nhiên ra đi, không hề luyến tiếc. Nếu có rảnh quay lại đó cũng chỉ mục đích để kiếm gái mà thôi. Ngày nay không còn ai dư thời giờ để suy nghĩ, lý luận vấn đề quan hệ với đất nước gì nữa. Chẳng còn gì để nhớ, để thương, ngoại trừ những hận thù, ghê tởm và tủi nhục. Trước khi rời nơi đó, nhớ liệng trở lại một cục …vàng nhão!

  3. Minh Đức says:

    Trích: “- Ở đây người Thái họ hiền lắm, họ thương mình. Mình đẩy xe đi bán từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới về được đến nhà. Đi ban đêm cũng không sợ… Ở đây từ những người thấp nhất trong xã hội như xe ôm hay cảnh sát họ đều giúp đỡ mình hết mình.”

    Đọc tin tức thấy Thái Lan đảo chánh liên miên, chính quyền có tham nhũng. Dù gọi là “chính trị bất ổn”, nhưng dân tình hiền lành, cảnh sát không sách nhiễu dân. Chế độ Thái tuy gọi là “có chỗ chưa dân chủ” thì cái chưa dân chủ đó ở trong lãnh vực chính trị, còn trong đời sống hàng ngày thì người dân làm ăn sinh sống dễ dàng, không bị chính quyền sách nhiễu. Đó cũng là sự khác nhau giữa chế độ độc tài bên phía tư bản và chế độ độc tài toàn trị của Cộng Sản. Chế độ gọi là độc tài bên phía tư bản có nghĩa là hạn chế quyền của người làm chính trị, còn người dân không bị chính quyền xoi mói, gò ép như dưới chế độ cộng sản. Và nhất là chính quyền không nhúng tay vào tôn giáo làm cho tôn giáo bị biến tướng, thối nát như chế độ cộng sản. Chế độ tại Ai Cập thời ông Mubarak cai trị tuy là độc tài về chính trị nhưng dân Ai Cập tương đối tự do hơn là sau này đám Huynh Đệ Hồi Giáo tuy thắng cử trong một cuộc bầu cử dân chủ nhưng rồi đặt ra các điều bó buộc theo luật Hồi Giáo thời xưa khiến do nhiều người dân Ai Cập phản đối.

  4. NgườiViệtYêuNước says:

    Đã từ lâu nhiều người dân VN thầm lặng bỏ nước ra đi không phải họ từ bỏ quê hương mà là vì chán ngấy cái chế độ CSVN, một chế độ độc tài đã ngự trị ở miền Bắc hơn 60 năm và ở cả nước hơn 40 năm.

    TỔ QUỐC và CHẾ ĐỘ

    Ai cũng hiểu Tổ Quốc và Chế độ là hai khái niệm khác nhau. Tổ Quốc là giang sơn đất liền, biển đảo, vùng trời cùng với toàn bộ người dân (gồm nhiều sắc tộc) đã, đang, sẽ làm ăn sinh sống trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời có chủ quyền của quốc gia. Còn Chế độ là thể chế chính trị trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.

    Tổ quốc Việt nam có Lịch sử dựng nước và giữ nước hơn 4000 năm. Trong hơn 4000 năm ấy đã trải qua nhiều Chế độ xã hội từ Chế độ bộ lạc, nông nô, rồi Chế độ phong kiến, đến Chế độ phong kiến thuộc địa (của Trung quốc, Pháp, Nhật), sau đó là Chế độ Cộng hòa Nghị viện (ở cả hai miền trong thời kỳ đất nươc chưa thống nhất) và 40 năm nay là Chế độ xã hội chủ nghĩa (mới là danh chưa thực, hiểu theo câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”).

    Mỗi Chế độ đều có những quan hệ đối nội và đối ngoại khác nhau. Nhưng Dân tộc Việt Nam không bao giờ vì Chế độ mà để mất Tổ Quốc. Lịch sử 4000 năm của Dân tộc Việt Nam đã chứng minh điều đó bằng núi xương, sông máu của Dân tộc. Không một thế lực nào có thể xóa được Lịch sử đau thương mà kiêu hãnh của Dân tộc Việt Nam.

    Yêu Tổ Quốc (yêu nước) không đồng nhất hoàn toàn với yêu Chế độ. Có người yêu nước nhưng không yêu Chế độ và ngược lại cũng có những kẻ yêu Chế độ nhưng không được coi là yêu nước.

    Ví dụ điển hình cho trường hợp thứ nhất là Nguyễn Trãi. Cả cuộc đời Ông đi theo Lê Lợi, phò Lê Lợi để đánh đuổi giặc Minh. Sau khi Lê Lợi giành thắng lợi, Ông vẫn phụng sự Nhà Lê cho đến khi thấy Nhà Lê bắt đầu “thối nát” thì Ông đã lui về Côn Sơn ở ẩn. Rõ ràng, Nguyễn Trãi luôn là người yêu Tổ Quốc nhưng gần cuối đời, Ông là người “chán ghét” Chế độ.

    Ví dụ điển hình cho trường hợp thứ hai là Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc và rất nhiều kẻ bám đít ngoại bang đi ngược lại quyền lợi của cả Dân tộc. Những kẻ này không ai coi là những người yêu nước vì họ chỉ lo cho quyền lợi của chính họ, gia đình họ cùng lũ quần thần bảo về họ (một đám ăn theo, hùa theo).

    Một Chế độ được coi là ưu việt khi và chỉ khi: Chế độ đó phải bảo vệ được chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời của quốc gia, bảo vệ và gìn giữ được độc lập dân tộc; Chế độ đó phải hòa hợp được dân tộc (người trong một nước phải thương nhau cùng) và luôn phải đặt quyền lợi Dân tộc lên trên mọi quyền lợi cá nhân, quyền lợi cục bộ (bộ phận).

    Khi Chế độ làm được hai điều này thì sẽ (mới) đồng nhất được tình yêu Tổ quốc và tình yêu Chế độ trong đại đa số người Dân và trong từng người dân.

    Nếu một Chế độ nào mà không làm được hai điều trên thì trong xã hội chắc chắn vẫn còn những người yêu nước nhưng không yêu Chế độ và sẽ còn những người phản ứng chống đối Chế độ, phản ứng chống lại những người cầm giữ Chế độ.

    Tổ Quốc Việt Nam mãi mãi trường tồn và không chịu nô lệ ngoại bang; đồng thời người Dân Việt Nam cũng không bao giờ chấp nhận chủ nghĩa “dân tộc hẹp hòi” cực đoan. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không thể nào thay đổi.

    “Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

    Bản tuyên ngôn độc lập ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu ấy đã khắc vào sông núi, bờ cõi, vùng trời, vùng biển Việt nam, vào tâm khảm của người Việt Nam từ bao đời nay không dễ gì xóa được. Đấy là TÌNH YÊU TỔ QUỐC đã khắc vào tim, óc người Việt Nam.

    Về dạy và học cấp phổ thông ở Việt Nam:

    Một số nước phát triển hiện nay có xu hướng ‘tích hợp” kiến thức của các môn học vào “môn tổng quát”; đồng thời với việc thay đổi phương thức dạy và học.

    Lý do mà họ phải làm như vậy là bởi tri thức của loài người đang tăng lên theo cấp lũy thừa nên không thể dạy và học theo phương cách truyền thống (dạy và học nhiều môn riêng rẽ, thầy chủ động giảng bài, trò thụ động nghe giảng). Cách dạy và học truyền thống không thể truyền tải hết kiến thức cần thiết nhất cho học sinh và là một chiều, áp đặt, không phát huy sáng tạo trong dạy và học, không lấy học sinh làm trung tâm. Mặt khác kiến thức của các môn học riêng lẻ có những phần liên quan, “giao” nhau nên việc “tích hợp” các môn học liên quan nhau là cần thiết.

    Vì vậy, trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam, việc “tích hợp” một số môn học thành “môn tổng quát” là một trong nhiều việc cần phải làm để phù hợp với xu thế chung của thời đại. Ví dụ, có thể tích hợp môn Toán tin với Lý, Hóa với Sinh, Thể dục với giáo dục quốc phòng và kỹ năng sống (thành môn giáo dục con người).

    Riêng môn học Lịch sử thì không thể “tích hợp” với môn nào được bởi Lịch sử của Dân tộc là “Quốc phả” và Lịch sử thế giới là “Quốc tế phả”. Theo thiển ý cá nhân thì có thể xây dựng môn học mang tên “Việt Nam học”. Trong môn học này sẽ dạy về Lịch sử Việt Nam và con người Việt Nam. Trong môn “Việt Nam học” thì các vấn đề thuộc về LS phải khách quan, phi chính trị; còn các vấn đề về người Việt Nam thì phải đầy đủ các đặc trưng đúng là người VN (gồm cả tốt, xấu) và lấy dẫn chứng từ các nhân vật trong LS cũng như hiện tại, và mỗi vấn đề của bài giảng phải có sự đối thoại bình đẳng giữa thầy và trò, giữa trò với trò).

    Ngoài ra, có thể có môn “Quốc tế học” được “tích hợp” tổng quan từ các vấn đề về Lịch sử thế giới, Văn hóa phương Tây và phương Đông và Ngoại ngữ.

    Để chuẩn bị cho việc dạy và học các môn “tích hợp” thì phải đào tạo các thầy đủ năng lực dạy các môn “tích hợp” chứ không thể một môn “tích hợp” như môn “toán tích hợp với lý) lại do hai thầy (toán riêng, lý riêng) dạy; tương tự môn “Quốc tế học” cũng vậy. / K.N.C.

  5. MÂY NGÀN says:

    QUÊ HƯƠNG

    Bốn phương vô sản là nhà
    Quê hương chi nữa gọi là quê hương
    Từ lâu người đã lên đường
    Bảy lăm cuốn gói tỏ tường là đây

    Bây giờ nửa thế kỷ nay
    Ô hay sao vẫn còn người ra đi
    Đi bằng lắm cách mọi khi
    Thật thà mà nói còn gì quê hương

    Người đi tìm đến thiên đường
    Quê hương thành chỗ đoạn trường vậy thôi
    Lời xưa ông Mác nói rồi
    Địa đường hạ giới cần gì quê hương

    Chỉ ai khờ mới vấn vương
    Biết gì ảo mộng thiên đường là đâu
    Quê hương chùm khế chua ngầu
    Chưởi chàng thi sĩ ngày nào nói ngoa

    GIÓ NGÀN
    (10/01/16)

    • BỎ NGÀN says:

      “Lời xưa ông Mác nói rồi” phải là
      “Lời xưa “Bác Hồ’ nói rồi”

  6. Berlin says:

    Bài viết hay .Càng đọc càng thấm thiá .Chưa bao giờ ngưới Việt Nam lại lủ lượt nhau đi như thời thổ tả này .Tổng số người Việt xuất khẩu lao động tại Đức thì đã hơn 100 ngàn ngươì ,đó là con số chính thức đc đưa ra ,và chưa kễ đến những người kg có giấy tờ đang sống khắp nơi .

  7. Thu Quan says:

    Dân Việt và Tàu ao ước sang Mỹ

    “Theo một nghiên khảo của Hurun Consulting Group tại Shanghai, có 64% nhà giàu tại Trung Quốc đã và đang lên kế hoạch để xin di cư ra nước ngoài. Nhà giàu được định nghĩa là có tài sản hơn 12 triệu RMB (hay khoảng 1.8 triệu USD). Điểm đến mong ước? Mỹ (52%), Canada (21%), Úc (9%) và châu Âu (7%). Hai phần ba số người trên sẵn sàng bỏ quốc tịch Trung Quốc.”

    Từ Ba Lan, nhà báo Maciej Michalek cũng có nhận xét tương tự:

    “Họ gửi con cái đi học nước ngoài, chuyển tiền ra nước ngoài, cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để có được hộ chiếu của các nước khác, và cuối cùng, nếu có thể, họ di cư để tìm kiếm một nơi tốt hơn để sống. Điều này cho thấy sự thiếu tin tưởng giữa chính phủ và các doanh nghiệp, cũng như sự thiếu niềm tin vào tương lai của người dân Trung Quốc tại chính quê hương của mình.”

    Hiện trạng Việt Nam, tất nhiên, cũng không thể khác. Từ Hà Nội phóng viên Luke Bùi có bài tường thuật (“Người Giầu Ở Hà Nội Tìm Đường Sang Mỹ”) chi tiết: “Trong bối cảnh nợ công của Việt Nam sắp vượt trần, phân hóa giàu-nghèo ngày càng cách biệt, đời sống xã hội có nhiều rủi ro, giới giàu có ở Hà Nội đang ráo riết tìm đường định cư ở Mỹ …

  8. Thu Quan says:

    Dân Việt yêu Mỹ, ghét Tàu cộng

    25/07/2015

    Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Mỹ hôm 14/7, công bố kết quả thăm dò: 74% người Việt coi Trung Cộng [TC] là mối đe doạ lớn cần phải lo đối đầu, 60% người Việt và 56% người Phi cực kỳ ghét TC.

    Đó là kết quả do Pew khảo sát từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 5 năm nay 2015 tại Việt Nam và từ ngày 13/4 đến 28/4 tại Phi, bằng cách hỏi ý kiến 1 ngàn người ở cả hai nước.

    Khai thác sự kiện xã hội học này, ngày 17.07.2015 đài VOA có một phóng sự, có hỏi ý kiến của “Thanh Phong, một người trẻ ở Đà Lạt thường xuyên theo dõi thông tin qua các trang mạng xã hội, nói với VOA Việt ngữ, lòng tin của người dân Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội đối với Trung Quốc đã xuống tới mức thấp nhất, nếu không muốn nói là chạm đáy: “Cứ nói 16 chữ vàng-4 tốt và môi hở răng lạnh nhưng từ xưa tới giờ họ [TQ] chỉ lăm le xâm chiếm Việt Nam thôi. Từ người trẻ tới người già, ngay cả con nít bây giờ đều ghét Trung Quốc. Nếu cho con nít đồ chơi mà nói là đồ chơi Trung Quốc, nó không lấy. Chỉ cần nghe tới Trung Quốc thôi thì ngay cả em bé cũng đã không thích rồi.”…

    “Những năm gần đây, người Trung Quốc qua Việt Nam làm việc, họ có thái độ rất là kỳ cục. Cho nên, giờ người Việt cũng không thích người Trung Quốc mấy nữa. Hiện nay càng lúc càng đi xuống, xuống tới mức rất thấp. Hồi trước không đến nỗi người ta kỳ thị Trung Quốc, nhưng vài năm gần đây, các vấn đề từ thực phẩm đến nguy cơ bị xâm lược khiến người ta càng lúc càng kỳ thị người Trung Quốc nhiều hơn. Người ta vừa sợ, vừa kỳ thị.”

    “Đại đa số người Việt, kể cả người cộng sản, muốn đi theo Mỹ. Nếu nói Mỹ là cựu thù của Việt Nam thì chỉ là cựu thù với giới cộng sản thôi. Theo dõi trên mạng xã hội, em thấy những người thuộc giai cấp thống trị, con ông cháu cha, những người có lợi ích trong chính phủ thì họ ủng hộ Trung Quốc. Họ ủng hộ nhưng chỉ ngoài mặt thôi, chứ trong thâm tâm thì tất cả đều muốn ngã sang Mỹ và muốn Mỹ hợp tác. Mặc dù hồi xưa miền Nam Việt Nam bại trận cũng là do các nước lớn người ta bắt tay với nhau, nhưng hiện giờ nếu được chọn lựa thì đa số người Việt sẽ ủng hộ Mỹ hơn để cân bằng về chính trị-quân sự vì trong khu vực không có nước nào đối lại Trung Quốc bằng Mỹ. Vì đồng minh của Mỹ hiện rất rộng lớn, trên khắp khu vực luôn, và Mỹ có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới luôn.

    Về chánh trị dân chúng VN tỏ ra càng ngày càng rất có cảm tình với chủ nghĩa kinh tế tự do và ưa thích đất nước và nhân dân Mỹ. Thăm dò nói trên của PEW hỏi quốc gia nào có thiện cảm nhất, chỉ có 16% dân VN trả lời Trung Quốc; 67% nói Ấn Độ, 76% nói Mỹ, và 77% nói Nhật.

Leave a Reply to Thu Quan