WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Văn Thiệu và cuộc chiến 1975

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ellsworth Bunker cùng TT Nguyễn Văn Thiệu và Phó TT Nguyễn Cao Kỳ, 1969. Ảnh: flickr

Những khuyết điểm

Sau khi Cộng quân tràn ngập Thủ đô Sài Gòn ngày 30-4-1975, người dân bàng hoàng như trong cơn ác mộng, họ bảo nhau.

- Ủa tại sao thua nhanh thế nhỉ?

Khoảng một tháng sau ngày mất nước, công chức trung cấp, cao cấp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra trình diện cải tạo  tại trường nữ trung học Gia Long Sài Gòn, một ông  quả quyết nói:

- Thiệu đóng đúng cái vai trò mà Mỹ đạo diễn, ngoài ra không có gì cả!

Các giới chức quân sự, chính trị cũng đều nghĩ rằng ông Thiệu là người đã làm mất miền Nam, gây lên tấm thảm kịch 1975. Mười lăm năm sau ngày mất miền Nam, năm 1990 khi Cộng Sản Nga và Đông Âu thi nhau sụp đổ, ông Thiệu tổ chức buổi nói chuyện với đồng bào Hải ngoại về tình hình đất nước tại Cali, ông đã bị chống đối dữ dội.  Mười lăm năm đã trôi qua người ta vẫn còn oán hận ông vì ông mà mất Sài Gòn.

Đó là chuyện đã qua, dần dần những bí mật về cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tiết lộ, nhất là về mặt quân sự, quốc phòng. Từ giữa thập niên 80 và cuối thập niên 90 ông Cao Văn Viên cựu Tổng tham mưu trưởng Quân độïi VNCH trong cuốn Những Ngày Cuối Của VNCH đã nói về tình trạng kiệt quệ đạn dược tiếp liệu của ta trong những năm 1974, 1975. Nhiều tài liệu sách báo khác cũng cho thấy những khó khăn khốn đốn của ta trước áp lực rất mạnh của Cộng Sản Bắc Việt, lại nữa thuyết Domino không còn giá trị, khi ấy người ta mới thấy rằng còn có nhiều nguyên nhân chính yếu khác đã gây nên sụp đổ chứ không phải chỉ do một mình ông Thiệu.

Cuộc chiến tranh Đông Dương mà hơn 90% diễn ra tại Việt Nam đã được quốc tế hóa từ 1949, 1950. Tháng 10-1950 sau khi Mao nhuộm đỏ nước Tầu, thành lập Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc thì Việt Minh được viện trợ tối đa, họ đã thành lập được 40 ngàn quân chính qui, các trại huấn luyện quân sự mọc lên như nấm dọc theo biên giới Việt Hoa. Trước nguy cơ Cộng Sản lan tràn xuống Đông Nam Á, Mỹ vội nhẩy vào cuộc chiến, tháng 10-1950 họ viện trợ cho Pháp 300 triệu đô la, hàng không mẫu hạm Mỹ chở tới Sài Gòn 40 máy bay Hellcat cho Pháp. Cuộc chiến Đông Dương khởi đầu giữa Thế Giới Tự Do gồm Pháp – Mỹ và Cộng Sản Quốc tế do Trung Cộng đứng sau lưng Việt Minh.

Cuộc chiến Đông Dương kéo dài mấy chục năm cho tới thập niên 70 là giai đoạn chót, phía Cộng Sản Quốc tế gồm Nga Xô, Trung Cộng và các nước xã hội chủ nghĩa anh em vẫn tiếp tục viện trợ không ngừng cho Cộng Sản Bắc Việt. Trong giai đoạn 1969-1972 họ viện trợ cho Bắc Việt 684,666 tấn vũ khí (Theo tài liệu của BBC.com, CSVN công bố trong cuộc Hội thảo tại Sài Gòn ngày 14-4-2006) và giai đoạn 1973-1975 là 649,264 tấn vũ khí, trong khi ấy Thế Giới Tự Do chỉ có một mình Mỹ đứng ra viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, các nước đồng minh Tây phương Anh, Pháp đã không phụ giúp Mỹ mà còn thọc gậy bánh xe phá Mỹ.

Năm 1968 trong trận Mậu Thân, Việt Cộng thảm bại, VNCH đã đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến, trận Tổng công kích của Việt Cộng đã thúc đẩy phong trào phản chiến tại Mỹ lên cao rất nhiều. Năm 1969 Nixon lên nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ, thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh, họ đã bắt đầu nghĩ tới việc rút quân phần vì bị dân trong nước chống đối dữ dội, phần vì thuyết Domino không còn ý nghĩa, từ 1970 họ đã đi đêm với Trung Cộng, ngày 9-7-1971 Kissingger đã bí mật gặp Chu Ân Lai tại Bắc Kinh.

Năm 1969 quân phí của Hoa Kỳ trong cuộc  chiến tranh Việt Nam lên tới đỉnh cao là 29 tỷ đô la, nhưng ngày càng tụt dần, tụt dần cho tới 1975 chỉ còn 700 triệu đô, tức là chỉ còn hơn 2%. Năm 1972 trên 500,000 quân đồng minh đã rút đi, VNCH một mình phải gánh vác chiến trường với quân số bị cắt giảm tới xương tủy. Trong khi Cộng Sản Quốc Tế kiên trì viện trợ cho Bắc Việt thì Hoa Kỳ lại chán nản, thay đổi chính sách tại Đông Dương. Đứng trước những thử thách lớn lao như thế VNCH cũng khó mà vượt qua cơn nguy khốn.

Mặc dù ông Thiệu không phải là nguyên nhân duy nhất đưa tớisự sụp đổ miền Nam nhưng chế độ của ông cũng đã có nhiều khuyết điểm lớn. Liên danh Thiệu Kỳ đắc cử cuối tháng 10-1967, chấm dứt một giai đoạn biểu tình tuyệt thực nhiễu nhương, năm 1971 ông Thiệu tái cử độc diễn và đắc cử nhiệm kỳ hai. So với thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chế độ Nguyễn Văn Thiệu dân chủ tự do hơn, chính sách cởi mở dễ thở hơn, công nhận chính trị đảng phái đối lập nhưng kỷ cương lại thụt lùi. Về phương diện kỷ luật trong lãnh vực hành chánh, quân sự thua kém thời ông Diệm nhiều. Chế độ chỉ nghiêm chỉnh được một thời gian ngắn rồi dần dần lụn bại trong vũng lầy thối nát tham nhũng.

Những năm đầu của chế độ 1967, 1968, guồng máy tương đối còn có kỷ cương nhưng dần dần đi tới chỗ tham nhũng thối nát tồi tệ, nó đã phá hoại kinh tế vật chất và làm suy sụp tinh thần quân dân. Tham nhũng hối lộ có từ thời Tây nhưng dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu đã tiến tới chỗ tột cùng. Các chính phủ Quốc Gia từ thời Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Cao Kỳ cũng ít nhiều có tham nhũng nhưng người dân còn chấp nhận được.  Sau khi miền Trung thất thủ lọt vào tay Cộng quân, chúng tôi có nghe một người làm cho chính phủ than thở.

“Chế độ Thiệu đi theo vết xe đổ của Tưởng Giới Thạch, các ông tỉnh trưởng chết gục trên đống vàng!”

Nhà báo Phạm Huấn có nói.

“Theo dư luận, cái giá để mua chức Tỉnh trưởng qua đường dây bà Thiệu, bà Khiêm, thường thường từ 10 đến 20 triệu”

Tệ nạn mua quan bán tước ngày càng lộ liễu mà hầu như ai cũng đều thấy cả, những chức vụ, công việc hái ra tiền đều được mua bán sòng phẳng. Tại các bộ phủ, cơ quan trung ương cũng như trong quân đội, các quan chức lớn tham lam vơ vét lộ liễu. Nguyễn Đức Phương nói các hình thức tham nhũng tại miền Nam đã được nhóm nghiên cứu thuộc tổ hợp Rand xếp thành bốn loại chính buôn lậu, hối lộ, mua quan bán tước và lính kiểng, lính ma Trong phim Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình (Vietnam, a Television History), ông giám đốc CIA khi trả lời phỏng vấn cho biết tham nhũng (corruption) đã phát triển quá độ tại miền Nam VN, chỗ nào cũng có, chính phủ Mỹ biết rõ và họ đã phải che giấu không cho báo chí biết sợ đến tai Quốc Hội, viện trợ sẽ bị cắt giảm.

Tại các tỉnh, viện trợ kinh tế, xã hội, bình định phát triển  bị đục khoét nhiều, viện trợ  Mỹ dùng vào mục tiêu kinh tế quân sự  đã vào túi các quan lại tham ô không phải là ít. Tham nhũng vừa phá hoại kinh tế quốc gia, vừa làm suy yếu tinh thần người dân cũng như người lính chiến.

Tham nhũng  ngày càng đào sâu hố bất công xã hội tại miền Nam, trong khi binh sĩ chết như rạ ngoài mặt trận thì tại các thành phố lớn, nhà giầu mua xe hơi bóng lộn, xây nhà cao năm bẩy tầng lầu. Con buôn đầu cơ tích trữ hái ra tiền nhờ chiến tranh rồi cho con cái đi du học ngoại quốc trong khi những kẻ sông pha mũi tên hòn đạn ngoài chiến trường phải chịu cảnh nghèo nàn thiếu thốn. Thực trạng xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần người chiến sĩ, họ phải hy sinh, chiến đấu cho một chế độ bất công thối nát, người dân thì bi quan chán nản không tha thiết ủng hộ chính quyền.

Khởi đầu từ 8 tháng 9 năm 1974, linh mục Trần Hữu Thanh Chủ tịch Phong trào Nhân dân chống tham nhũng cho phổ biến bản cáo trạng số 1 tố cáo ông Thiệu tham nhũng và yêu cầu từ chức. Tổng thống Thiệu bị tố tham nhũng nhiều vụ như nhà cửa, đất đai, đầu cơ phân bón, gạo miền Trung, buôn bán bạch phiến  phong trào lôi cuốn các nhóm khác như sinh viên, ký giả, chính khách. Đầu tháng 2 năm 1975, phong trào phổ biến cáo trạng số 2 tố cáo ông Thiệu nhiều tội và hô hào lật đổ bằng võ lực khiến ông phải dùng biện pháp mạnh cho bắt giam nhiều nhà chính khách, đảng phái. Phong trào chứng tỏ sự phẫn uất của người dân đã lên cao.

Người Mỹ chán nản, tiền của họ đổ vào từ bao lâu nay y như gió lùa vào nhà trống, cựu Đại sứ Bùi Diễm nói.

“Một quốc hội quá chán ngán chiến tranh và mệt mỏi vì đã yểm trợ một đồng minh có quá nhiều khuyết điểm và thối nát”

Nhiều người nói Cộng Sản Việt Nam hiện nay còn tham những thối nát gấp trăm ngàn lần chế độ VNCH trước đây, ta không thể so sánh như vậy để bào chữa cho chế độ Thiệu được. Chế độ Thiệu tham nhũng trong thời chiến nay CS tham nhũng trong thời bình khi chính quyền của họ đang vững chãi, hai sự kiện khác nhau.

Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, cựu Tư Lêïnh Sư đoàn 2 BB trong hồi ký Cuộc Chiến Dang Dở của ông đã chỉ trích nạn bè phái, cho rằng nạn bè phái bổ nhiệm trong quân đội đã khiến cho nhiều người không có thực tài nắm giữ những chức vụ then chốt.

Một khuyết điểm lớn của Tổng thống Thiệu là không nắm vững tình hình quốc ngoại cũng như quốc nội, Chuẩn Tướng Nhựt đã nhận xét như sau.

“Việc ông sửa đổi Hiến Pháp để làm Tổng Thống thêm một nhiệm kỳ năm năm nữa chứng tỏ ông đã không nhìn thấy việc Hoa Kỳ sắp bỏ rơi Việt Nam và đã làm xáo trộn thêm tình hình chính trị trong nước. Như Tướng Khiêm phải ra mặt chống đối Tổng Thống Thiệu vì ông Thiệu không giữ lời hứa là sau 2 nhiệm kỳ làm Tổng Thống của ông thì tới phiên ông Khiêm.”
(Cuộc Chiến Dang Dở trang 273.)

Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu

Người ta đã có chính sách bỏ Đông Dương từ những năm cuối thập niên 60 và bắt đầu thực hiện dần dần vào đầu những năm thập niên 70, họ đã bắt đầu đi đêm với Trung Cộng nhưng ông Thiệu vẫn cho sửa Hiến pháp chuẩn bị ra ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa như thế ông không hay biết gì và quá lạc quan tin tưởng vào những lời hứa xuông của họ. Về điểm này, khi trả lời phỏng vấn của Phạm Huấn, Tướng Vĩnh Lộc nói ông Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ không phải chỉ đi dự tiếp tân mà phải làm một điệp viên (spy) cung cấp tin tức mật cho chính phủ VNCH. Vì thiếu tin tức ông Thiệu đã không biết trước mưu đồ của người bạn Đồng minh ngõ hầu soay trở kịp thời.

Ngay cả đối với tình hình quốc nội, ông Thiệu cũng không nắm vững, vì quá khinh địch cho rằng Cộng Sản Bắc Việt chưa phục hồi sau trận Mùa hè đỏ lửa,  họ không đủ khả năng tấn công vào các thành phố lớn.  Trong cuốn Decent Intreval, Frank Snepp, một chuyên viên cao cấp về phân tích tình báo chiến lược Hoa Kỳ thuộc văn phòng CIA ở Sài Gòn đã cho biết như sau.

“Một điệp viên trong bộ tham mưu thân cận của Tổng Thống Thiệu đã gửi một bản báo cáo tối mật về những kế hoạch và ước đoán của chính phủ Sài Gòn cho Bắc Việt. Theo báo cáo của tên gián điệp này thì vào hai ngày 9 và 10 tháng 12 năm 1974, có một phiên họp cao cấp về quân sự tại Sài Gòn nhằm vào việc thẩm định những dự tính của Hà Nội trong năm tới.Trong phiên họp này, các tướng lãnh cùng đồng ý với quan điểm của Tổng Thống Thiệu là trong những tháng sắp tới, Cộng Sản sẽ “chiến đấu trên một bình diện đại qui mô” hơn trong năm 1974 tuy nhiên sẽ không tổng tấn công như hồi năm Mậu Thân 1968. Điệp viên nói thêm rằng Tổng Thống Thiệu đã kết luận rằng các lực lượng Bắc Việt sẽ không đủ khả năng để tấn công chiếm giữ và bảo vệ các thành phố lớn,
(Trần Đông Phong trích dịch – Việt Nam Cộng Hòa, 10 Ngày Cuối Cùng)

Tài liệu phía Cộng Sản cũng có nói tới gần giống như vậy. Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân đội Cộng Sản Bắc Việt, người chỉ huy trận chiến xâm lăng miền Nam 1975 đã ghi nhận trong hồi ký của y (Đại Thắng Mùa Xuân) như sau.

“Theo tin tình báo của ta, trong hai ngày 9 và 10 tháng 12 năm 1974, trong “dinh Độc Lập”, Thiệu họp với bọn tư lệnh các quân đoàn, quân khu ngụy để phán đoán hoạt động của ta trong năm 1975. Bọn chúng nhận định.

Trong năm 1975, ta có thể đánh với qui mô lớn hơn năm 1974 nhưng không như năm 1968 và không bằng năm 1972. Ta chưa có khả năng đánh thị xã lớn hoặc thành phố, dù có đánh cũng không giữ được. Ta chỉ có thể đánh loại thị xã nhỏ và cô lập như Phước Long, Gia Nghĩa.”
(Trang 40, 41)

Trong khi trên  80% lực lượng chính qui Bắc Việt đã có mặt tại miền Nam nhất là tại Quân khu 1 và 2 từ cuối 1974 và đầu 1975 với quân số và vũ khí đạn dược gấp bội lần năm 1972 mà ông vẫn không hay biết. Theo ông Cao Văn Viên trong buổi họp cao cấp quân sự ngày 6-12-1974 nêu trên dưới sự chủ toạ của Tổng Thống Thiệu đã nhận định.

“Buổi họp kết luận năm 1975 là năm Cộng sản sẽ tấn công miền Nam để phá hoại cuộc bầu cử VNCH trong năm 1975 và gây tiếng vang trong cuộc tranh cử Tổng thống Hoa kỳ cho năm 1976…”
(Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa trang 96)

Như vậy chứng tỏ ông Thiệu đã tỏ ra rất khinh địch, cho rằng CS chỉ đủ sức phá hoại cuộc bầu cử, không đủ khả năng đánh vào các thị xã, ông vẫn tin tưởng mình sẽ lên làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.

Về điểm này ông Nguyễn Tiến Hưng nói:

“Trái với nhiều người lầm tưởng, Sài Gòn và Washington không hề ngạc nhiên khi cuộc tấn công mùa Xuân 1975 xẩy ra. Tin tức tình báo cũng như đánh giá về khả năng này đã được thông báo đầy đủ cho phía Hoa Kỳ từ cuối năm 1974 qua nhiều ngả.

Ngày sáu tháng 12, 1974, một phiên họp mật tại Dinh Độc Lập về tình hình quân sự đã đi đến kết luận là năm 1975 sẽ có một cuộc tổng tấn công với mức độ 1972, đi tới cao điểm vào tháng 10, 1975 lúc đó có bầu cử tổng thống ở Việt Nam, rồi kéo dài tới 1976 là năm bầu cử tại Hoa Kỳ”
(Khi Đồng Minh Tháo Chạy -Trang 248)

Nhận định này chắc không đúng vì như đã dẫn chứng ở trên tác giả Frank Snepp, Đại tướng BV Văn Tiến Dũng, cựu Đại tướng Cao Văn Viên đều ghi nhận ông Thiệu cho rằng CSBV không đủ khả năng đánh lớn, đánh vào các thị xã mà chỉ để phá hoại cuộc bầu cử, BV chưa phục hồi sau trận mùa hè đỏ lửa. Chưa tới một tuần sau phiên họp quân sự cao cấp kể trên, vào ngày 13-12-1975 CSBV đưa ba sư đoàn đánh chiếm Phước Long khi ấy ông Thiệu mới tiên đoán là BV sẽ đánh lớn trong năm 1975.

Sự thất bại.

Chúng tôi xin sơ lược tình hình quân sự 1975. Phía Việt Nam Cộng: Hòa Không quân có 2,075 máy bay, đứng thứ tư trên thế giới về số lượng, binh chủng Thiết giáp có 2,200 chiếc (hơn 60% là M-113 và các loại xưa cũ), Pháo binh gồm khoảng 1,500 khẩu (60% là súng 105 ly, 25% loại 155 ly, 15% 175 ly), đây chỉ là những số thống kê lý thuyết, trên thực tế nhiều máy bay, xe tăng, đại bác bất khiển dụng, thiếu cơ phận thay thế. Hải quân có 1,600 tầu chiến và giang thuyền đủ các loại.

Lục quân có hơn một triệu, 40% là chủ lực chính qui khoảng 400 ngàn người gồm các lực lượng tác chiến và yểm trợ, 50% là Địa phương quân, nghĩa quân, không quân, hải quân, cảnh sát, đó chỉ là con số lý thuyết trên thực tế không hẳn như vậy vì phải trừ đi số lính đảo ngũ, lính ma lính kiểng… Quân đội VNCH tổ chức theo lối Mỹ, một người tác chiến có năm người yểm trợ thuộc các ngành tài chánh, quân y, quân trang, quân dụng, lính nhà nghề chỉ vào khoảng từ 160 cho tới 180 ngàn người. Chủ lực quân gồm 13 Sư đoàn (11 Sư đoàn BB và 2 Sư đoàn tổng trừ bị) và 15 Liên đoàn Biệt động quân (có tài liệu nói 17 liên đoàn) tương đương hơn 2 Sư đoàn (một Liên đoàn trên thực tế có hơn 1,000 người) bố trí như sau: Quân khu Một: 5 Sư đoàn và 4 Liên đoàn BĐQ, Quân Khu Hai: 2 Sư đoàn và 7 Liên đoàn BĐQ, Quân khu Ba: 3 Sư đoàn và 4 Liên đoàn BĐQ, Quân

Khu Bốn: 3 Sư đoàn.

Phía Cộng Sản Bắc Việt: Theo tài liệu của Nguyễn Đức Phương và tài liệu phía Cộng  Sản: Lực lực lượng chính qui Bắc Việt 1975 có 4 Quân đoàn (gọi theo thứ tự 1, 2, 3, 4) và đoàn 232 tương đương một Quân đoàn, mỗi Quân đoàn có 3 Sư đoàn, tổng cộng có 15 Sư đoàn chính qui, thêm vào đó một Sư đoàn đặc công, trên 10 trung đoàn độc lập, toàn bộ lực lượng vào khoảng 20 hoặc 21 Sư đoàn, trên 300 ngàn người. Lực lượng yểm trợ gồm trên 20 lữ đoàn, trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không.

Hơn 80% bộ đội chính qui Bắc Việt đã có mặt tại miền Nam từ đầu năm 1975, họ để lại Quân đoàn I (gồm 3 Sư đoàn) ở ngoài Bắc làm lực lượng tổng trừ bị. Trọng pháo được ước lượng không chính xác vào khoảng trên 500 khẩu gồm 130 ly, 120 ly… xe tăng khoảng trên 600 chiếc phần nhiều là xe T-54. Theo tài liệu Cộng sản (Dương Đình Lập, Trần Cao Minh,  Cuộc Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, trang 90, 91)  tại Quân khu 2  lực lượng BV gồm  5 Sư đoàn và 4 trung đoàn độc lập, tương đương 6 Sư đoàn. Tại Quân khu 1, lực lượng Cộng quân gồm 8 Sư đoàn (theo Tướng Cao Văn Viên gồm 5 Sư đoàn và trên 10 trung đoàn độc lập, theo Nguyễn Đức Phương gồm 7 Sư đoàn và 4 trung đoàn độc lập)

Xin nêu thêm những khó khăn của VNCH trong giai đoạn này: sau Hiệp định Paris hơn nửa triệu quân Đồng Minh đã rút đi, Quân đội VNCH một mình phải gánh vác toàn bộ chiến trường với nhiều khó khăn thiếu thốn. Tháng 6-1973 Quốc Hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự Mỹ tại Đông Dương Việt Mên lào, được áp dụng từ giữa tháng 8-1973 cấm hoạt động quân sự trên toàn cõi Đông Dương. Tháng 10-1973 Quốc Hội Mỹ ra Đạo luật hạn chế quyền Tổng Thống về chiến tranh (Wars Powers Act), đòi hỏi Tổng thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến. Quân phí của Hoa kỳ trong chiến tranh Đông Dương tăng dần từ 1967 là 20 tỷ, năm 1968 lên 26 tỷ, năm 1969 lên tới đỉnh cao là 29 tỷ, nhưng năm 1970, 1971 tụt xuống còn 12 tỷ mỗi năm. Cuối 1972 Hoa Kỳ rút hết quân sau Hiệp định Ba Lê, năm 1973 viện trợ quân sự cho VNCH xuống còn 2 tỷ 1, năm 1974 chỉ còn 1 tỷ 4, năm 1975 tụt xuống còn 700 triệu trong đó kể cả ngân khoản để trả lương cho nhân viên DAO Hoa Kỳ.

Theo ông Cao Văn Viên như đã nói ở Chương Bẩy, hậu quả của cắt giảm quân viện khiến cho Không quân VNCH phải giải tán hơn 200 phi cơ chiến đấu, oanh tạc, vận tải thám thính, giảm giờ bay thực tập và yểm trợ, yểm trợ giảm 50%, vận chuyễn trực thăng giảm 70%, không vận bằng vận tải cơ bị cắt giảm 50%. Hoạt động Hải quân bị cắt giảm 50%, hoạt động từ tháng 7-1974 ở sông ngòi giảm 70%, giải tán 600 giang thuyền. Từ tháng 7-1974 hỏa lực giảm trên 70%. Vào tháng 2-1975, số lượng đạn tồn kho của tất cả các loại súng lớn, súng nhỏ chỉ còn khoảng 30 ngày. Tháng 4-1975, đạn tồn kho ở bốn kho dự trữ tuột dốc xuống mức thấp nhất chỉ đủ xài từ 14 đến 20 ngày. Kể từ sau Hiệp định Paris VNCH không còn trông cậy vào yểm trợ của B-52 nữa.

Theo Tướng Viên nạn đào ngũ (trang 79) đã khiến cho quân số thiếu hụt, hàng tháng lính đào ngũ trung bình lên tới 1,5 hay 2 phần trăm tổng số quân  và như vậy hàng  năm quân đội mất đi gần 1/4  quân số, hàng năm phải tuyển mộ từ 200 tới 240 ngàn người để thay thế số thương vong, đào ngũ nhưng trên thực tế không tuyển mộ được đủ số tân binh như phỏng định vì nạn trốn quân dịch.

Trong khi đó Cộng Sản Bắc Việt ngày càng gia tăng xâm nhập chuẩn bị đánh lớn, trong khi miền Nam bị Mỹ cắt giảm viện trợ thì BV được Cộng Sản Quốc Tế giúp đở không ngừng nghỉ. Như đã nói ở Chương Bẩy, theo cuộc hội thảo qui mô tại Sài Gòn ngày 14 và 15-4-2006 của Viện Lịch Sử Quân Sự CSVN, trong giai đoạn 1969-1972 Nga, Tầu, Đông Âu đã viện trợ cho Bắc Việt 684,666 tấn vũ khí đạn dược, trong giai đoạn 1973-1975 họ viện trợ cho BV 649,246 tấn vũ khí đạn dược. Khối lượng hàng viện trợ trong hai giai đoạn tương đương nhau nhưng giai đoạn trước (1969-72) sự vận chuyển vũ khí đạn dược gặp nhiều trở ngại vì bị không lực Mỹ trải bom, đánh phá, trái lại giai đoạn sau (1973-75) đường xâm nhập gần như bỏ ngỏ nên BV đã xử dụng 16 ngàn xe vận tải chuyên chở được nhiều vũ khí đạn dược gấp bội các giai đoạn trước.

Pages: 1 2

26 Phản hồi cho “Nguyễn Văn Thiệu và cuộc chiến 1975”

  1. LeNPhong says:

    Sau khi giết TT Ngô Đình Diệm là vị Tổng Tư Lệnh tối cao của mình thì bọn phản tướng và quân đội miền nam đã mất hết chính nghĩa, vấn đề thua là đương nhiên quí vị ạ! Không có gì phải bàn cải thêm.

  2. M ,Vũ says:

    thanhs ,cám ơn sự trà lời của NVTNCS và vào điểm chính ai là Lê chiêu Thống ,mục tiêu ý kiến thô tiễn của tôi là noi lên 2 óhế độ miền nam TT để lại sau lưng nhiều đau khổ cho dân tộc VN ,và sang tới hải ngoại vì cánh chim phải đạn nên cộng đồng khg còn tin (trust) vào những nguời lẵnh đạo củ VN CH nên có nhiều phân hóa chắc may ra thế hệ thứ 2 ? còn anh nói về cụ HỒ thì ông cũng có vài khuyêt1 điểm nhưng nếu mang 3 nguời thi hoa hậu N Đ D ,NGT ,và HCM thì ông cụ H về nhất ,nhưng sau ông H mất và miền bắc cũng có nhiều sai lầm ,và sau 75 chế độ cải tạo làm cho hố đau thuơng ngăn cách nguời Viêt và bao nguời bỏ quê huơng chết trên biển đông .. v . v
    Tôi chỉ mong mỏi nguời VN thức tỉnh lại mổi nguời yêu VN khắc nhau ,nguời QG yêu theo kiểu nguời QG còn CS yêu theo nguời CS chỉ vì lý thuyết CS và tư bãn hai con chó cùng bú sửa mẹ quang cục xuơng là cắn nhau ăn thua đủ , nhưng rốt cuôc cục xuơng có no béo gì đâu ? tôi mong mỏi còn là nguời VN chúng ta bất đồng ý kiến nhưng đừng bất hòa

  3. vthanhthanh says:

    Hoan hô tinh thần phản chiến cuả binh sĩ Việt nam cộng hoà :
    -Các sĩ quan cao cấp các tướng lãnh đã không màng chiến tranh , chỉ lo tranh quyền ,kế vị . chỉ lo kinh taì bẻ gẫy mưu đồ chiến tranh .
    – Các sĩ quan và binh lính lo bỏ ngũ về điền viên vui tuế nguyệt , ủng hộ phản chiến .
    – Các tầng lớp trí thức : baó chí , đảng phaí , sinh viên ,học sinh quậy phá ủng hộ phản chiến .
    _ Các tôn giaó ,thầy tu, thầy chuà , cơỉ aó vác thánh giá , sư phật xuống đường buị trần hoá , ủng hộ phản chiến .
    - Các thanh niên miền quê vô chủ , thân phận “cắc cù ” , tránh chiến tranh , gia nhập mặt trận dể ở gần ba mẹ .gần nhà . ủng hộ phản chiến .

    Còn con dân miền bắc , dĩ nhiên ai cũng kinh khiếp chiến tranh ; nhưng điều IV hiến pháp đã biến con ngươì thành con ngưạ ,kéo caí chủ nghỉa Mac- le .
    Điều IV này là một caí cối xay thịt , được nhập khẩu để xay thịt toàn dân hai miền . hai dòng ngươì chaỷ từ hai miền Nam Bác cứ tuột vào caí miệng cối ấy .

    đó là lý do taị sao toàn quân dân miền nam đã phaỉ phản chiến , để stop caí dòng chaỷ thịt từ caí cối xay ấy ..

  4. Di Linh says:

    LÂU NAY CHĨ ĐỖ CHO MỸ PHẢN BỘI ,
    NHƯNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH LÀ ĐÂY:
    (Vài chi tiết từ năm mẫu nguời khác nhau)

    1)THÁNG BA GÃY SÚNG (CAO XUÂN HUY):
    “Làm thuyền truởng thì phải sống chết theo tàu. Làm đơn vị truởng thì phải sống chết theo đơn vị.Tôi muốn nói đến trách nhiệm cuả nguời chỉ huy.Nguời có quyền hành mà không có trách nhiệm nào có khác gì kẻ phản bội. Chúng ta thua không phải vì kẻ địch mạnh mà vì trong hàng ngũ chúng ta có quá nhiều kẻ phản bội và hèn nhát. Chính vì … sự hèn nhát và vô trách nhiệm cuả cấp chỉ huy nên hình ảnh và diễn tiến những ngày cuối cùng truớc khi cã Lữ đoàn( 4000 nguời) tan rã và bị bắt bỡi khoãng hơn một đại đội du kích
    Việt Cộng cuối tháng ba năm 1975 đã như một cuốn phim nằm im trong trí nhớ cuả tôi…Tôi ôm cái kỹ niệm đau đớn và tũi nhục này cã chục năm nay…”

    2) 25 NĂM KHÓI LƯÃ Th.Tuớng Lý Tòng Bá :
    -”Tham nhũng , thối nát trong quân đội là con dao cuả đao phủ chặt đứt tinh thần chiến đấu haò hùng của chiến binh ngoài trận mạc.” (68)
    - “Chính Quyền TT Thiệu bao che cho bè phái thối nát , tham nhũng và trở thành quốc sách đưa miền Nam VN vào thãm họa.!”(71)
    - “Phe ta tưởng đã ăn chắc với Đôla đầy rẩy tha hồ mà hốt.Chưa nói đến rừng thông Pleiku, cây quế Quảng Ngãi, đất ở Tân Cảng Saìgòn , đồ lậu với coì hụ.”(95)
    -”Cai’ thua cuả chúng ta là cấp lảnh đạo chỉ phục vụ cho tánh “ÍCH KỶ, LỢI ÍCH CA’ NHÂN VÀ BÈ PHÁI.” (120)

    3)-THE SACRED WILLOW.– Duơng Thị Vân Mai ELLiott
    -”General Nguyen Vinh Nghi, the army commander in the Mekong Delta who pilfered tens of thousands of small arms and sold most of the equipment to the Vietcong. Some senior officers were
    even pocketing their units’ payroll.
    -..Government positions that could provide opportunities for graft, such as district and province chiefs, were up for sale through the prime minister’s office or Thieu’s own political party.(p.377)
    -“General Nguyen Vinh Nghi, the army commander in the Mekong Delta who pilfered tens of thousands of small arms and sold most of the equipment to the Vietcong. Some senior officers were even
    pocketing their units’ payroll.”
    -”.Government positions that could provide opportunities for graft, such as district and province chiefs, were up for sale through the prime minister’s office or Thieu’s own political party.”(p.377)

    4)A BETTER WAR Lewis Sorley
    “Douglas Pike noted : ” The army that had fought so well against such strong force in 1972 didn’t fight at all against a lesser force in 1975.” (380)
    - “And it must be admitted, they ran out of leadership.” (380)
    -“…Thieu continued to be constrained in his actions by fear of a coup“ .(381)

    5) DECENT INTERVAL Frank Snepp
    - Nguyen Ngoc Huy remarked:…” the soldiers are unable to feed their families and have no longer the will to fight. They are demoralized because of shameless exploitation by their superiors…
    Generally speaking, the army become a vast enterprise for corruption: even artillery support must be paid for…(118)
    -The night before( the flight of Cam Ranh bay), Thieu had consulted both his family astrologer and Ted Sarong ( a retired Australian General ,Thieu’s advisor). (192)

    Nhân Dân ngheò khổ cố thế cuả cã hai miền chính là nạn nhân cuả bọn bán máu Nam Bắc. Tầng lớp trí thức có luơng tri đau đớn vì sĩ nhục nên học hỏi guơng trí thức Nhật Âu Mỹ cùng nhau giành lại đất nuớc vào tay mình để cưú nhân dân .

  5. nvtncs says:

    Trả lời M, Vũ:

    Ai là Lê chiêu Thống?

    Trích:
    ———————————–

    Bước đầu tiên viện trợ Việt Nam là phải khai thông giao thông biên giới Trung-Việt, vì có thế vật tư viện trợ Việt Nam mới có thể chở sang Việt Nam thuận lợi. Chỉ cần Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm con đường giao thông chủ yếu trên biên giới Trung-Việt thì quân Pháp sẽ mất ưu thế số một. Chỉ có hai sự lựa chọn khai thông con đường giao thông chủ yếu biên giới Trung-Việt : một là đánh Cao Bằng tiếp giáp giữa Việt Nam và Quảng Tây ; một nữa là đánh Lào Cai tiếp giáp giữa Việt Nam và Vân Nam. Đánh Cao Bằng trước hay đánh Lào Cai trước, hay là đánh cả hai cùng một lúc, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và Trung ương Đảng ta đều đã điều tra nghiên cứu, suy nghĩ trao đổi nhiều lần gần 3 tháng. Ngày 02/7/1950, Mao Chủ tịch gửi điện trả lời Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam : “ Đồng ý ý kiến đánh Cao Bằng trước, phương án tác chiến cụ thể đối với Cao Bằng, chờ sau khi Trần Canh đến, do các đồng chí quyết định cuối cùng. Sau này tác chiến như thế nào do chính các đồng chí căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định. Nếu chúng tôi có ý kiến, cũng chỉ để các đồng chí tham khảo. Bởi vì các đồng chí hiểu rõ tình hình hơn chúng tôi ”.
    Đồng chí Trần Canh là vị tướng được Hồ Chí Minh điểm danh với Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng ta, Mao Chủ tịch, Trung ương đảng ta cử đồng chí Trần Canh làm đại diện của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp tổ chức chỉ huy chiến dịch Biên Giới, đoàn cố vấn quân sự đã tham gia chiến dịch biên giới. Đây là một chiến dịch then chốt. Mao Chủ tịch rất coi trọng và quan tâm theo dõi chiến dịch này, rất nhiều bức điện quan trọng đều do Chủ tịch đích thân phê duyệt, thậm chí thân tự khởi thảo. Trong thời gian chuẩn bị chiến dịch Biên Giới, Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng đồng ý yêu cầu của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đưa một bộ phận quân đội nhân dân Việt Nam đến vùng núi Văn Sơn, Vân Nam, chỉnh đốn đội hình, trang bị, huấn luyện, đồng thời giúp bộ phận quân đội này biên chế thành hai đại đoàn, hình thành hai quả đấm, đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch biên giới. Trần Canh tuân theo chỉ thị của Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng giúp đỡ hết lòng, vô tư. Cuối cùng quân đội nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi to lớn quan trọng trong chiến dịch này, đã xoay chuyển tình thế bị động trên trường Việt Nam, khai thông đường giao thông biên giới Trung-Việt. Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp tỏ ra rất phấn khởi và hài lòng đối với chiến dịch này. Sau khi kết thúc thắng lợi chiến dịch biên giới, ngày 14/10/1950, Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng chí Mao Trạch Đông, Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc : “ Chúng tôi đã thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Thất Khê – Cao Bằng (chỉ chiến dịch Biên Giới). Nguyên nhân lớn nhất của thắng lợi này là sự viện trợ tận tình của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô, sự nhiệt tình cảm động của các đồng chí Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông không nề hà gian khổ chấp hành chỉ thị của các đồng chí trực tiếp để giúp đỡ chúng tôi. Tôi cần nêu lên công lao đặc biệt của Trần Canh, Nhiệm Cùng, Vân Dật, Thiên Hựu, Quý Ba, Kiếm Anh, Phương Phương, Quốc Thanh và các đồng chí cố vấn trong chiến dịch. Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi của đường lối Mao Trạch Đông cách mạng, quốc tế chủ nghĩa. Tôi không nói lời khách sáo : “Cảm ơn các đồng chí”, mà nói các đồng chí Việt Nam và nhân dân chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa giành lấy thắng lợi cuối cùng lớn hơn, lấy thành công để đền đáp sự kỳ vọng tha thiết và giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô anh em ”.


    ———————————
    Hết trích.

    Hồi Ký La Quý Ba, đại diện liên lạc của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

  6. vuquaban says:

    Kinh thua Quy Vi,quy vi co nhung y viêt ra trên rât hay. Nhung ! thu hoi ? Nêu Quy Vi o vào vi tri cua hai ông Diêm,Thiêu thi Quy Vi chac cung không làm duoc gi nhiêu hon !!!!! Thuong ,noi rât gioi, song ! khi thuc hành 10 Vi thi du 10 con tê hon !!!!! ?????.

  7. M ,Vũ says:

    Dù sao đi nữa cám ơn diễn đàn báo ĐCViệt để cho nguơì dân Việt nói thoải mái và dân chủ hơn đa số tờ báo ở US hay Tây âu cùa nguời Việt dè dặt ,tránh né ,và dị ứng ,tranh luận một chiều ..
    1950 , US vẻ ra in god we trust để chống dế quốc công sản ,sau mất Trung Hoa cuả TG Thạch ,và trận Triều Tiên ,US nặn ra NĐD và NVT hai ông tuởng mình như trên trời rơi xuống , TTD tuởng mình thay đuợc vua Baỏ Đại cũng cớ gia đình vào mọi chính quyền và thêm hơn 1 triệu ruởi họ đạo miền bắc di cư cọng gia nô ,đảng cần lao .. vây cánh vửng chắc .v.v. xong tới màn NVT khôn hơn tí xiếu mạng còn (tiền) giang sơn thì mất và giờ đây kẻ chê nguời bênh tôi đồng ý điều đó nếu tôi đuợc ân huệ 2 TT đó tôi cun4g ca bài con cá nhưng khg có cửa và khg biết chạy chọt và có tiền phải đi quân dịch vùng 1 ,may mắn còn cái mạng về .. bài học chiến tranh sau đó là gì ?kết quả ra sao ?2 ông chết mà bao nhiêu nguời phaỉ khổ đau mất mát đuợc caí gì ?nêú 2 ông TT có tài dân bầu lên hay muợn tay nuớc ngoài quấy hồ trò buôn bán luờng gạt tinh vi chính trị giông như buôn ma túy thì chắc chắn khg bền lâu bằng chứng như ngày hôm nay , bài học dựa ngoai bang lịch sử Lê chiêu Thống mong chúng ta khg nên vấp phải

  8. Tho-Tuong says:

    Xin qúy vị nhìn bài viết cua Han Lam dã nói. Dủ chứng tỏ là kẻ ngu dốt và kém văn hóa bày dặt
    lên mạn. Dúng là thừ người ỉa chưa biết dầu gío !!!. Kẻ này dược dảng cs nhồi nhét chủ thuyết ngọai
    lai Marx-Lenin và Stalin.Hãy dọc lời nói của TT Medvedev Nga tuyên bố với báo Izvestia trước 2 ngày
    làm lễ chiến thắng. Ông kêu gọi dân chúng Nga nên từ bỏ những di sản Stalin dề lại;”Những di sản dó là chủ nghĩa dộc tài tòan trị dược áp dụng không chỉ riêng các nước XHCN khác.Chủ nghĩa này dả bóp nghẹt các quyền Tự Do của con người. Di sản dó cần xóa bỏ. Dảng csVn nên học tấm gương của TT Medvedev (Nga là cha dẻ chủ thuyết cs), tốt hơn nữa là nước Dức. Còn theo Tàu
    nhân dân VN chì còn tấm khố che mông hay còn hơn nữa. Han Lam có hiểu không ? Tục ngữ VN
    có câu: Biết thì thưa thốt,không biết dựa cột mà nghe.
    Tên Hàn Lam này bỡi cha mẹ bị HCM cho uống nước cam lồ !. Còn mẹ dược HCM kêu vào phủ
    bắc bộ,HCM gieo hạt giống dỏ,nên giờ dầu óc mơ muội theo cs. Trong nước chúng ta có biêt bao
    nhiêu người trẻ dấn thân tranh dấu cho Tự do,Nhân quyền.Cần thiết nên theo xách dép nữ Ls LTCN,
    LS Lê văn Dài,LS Lê công Dịnh,Th/sĩ Ng tiến Trung.v.v…
    Chỉ có chính quyền XHCN/VN tuyền dụng phường lưu ,du thủ du thực vảo nguồn máy chính-phủ
    do dảng cs lãnh dạo ? Han Lam nghĩ thế nảo ? Cảm thấy nhục nhã với thế kỷ thứ 21 này không?
    Han Lam có phải nghĩ chính quyền này dồng hóa thành dảng cướp hay gọi là mafia dâu có khác
    chút nào? .Trá hình dưới một quốc gia, làm nhục quốc thể ,làm nhân dân chịu lây mang tiếng NHỤC NHÃ vô cùng !!!

  9. Hwy Tse says:

    PHONG TRÀO VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT !

    “It is a great talent to be able to conceal one’s talents.” – Francois de La Rochefoucauld

    “Những phong trào Văn Nghệ đáng được trân quý là những phong trào được điều động bởi THIÊN TÀI chưa từng xuất hiện trên đời ; còn tất cả những gì khác đều đáng VỨT VÀO SỌT RÁC !”
    (Theo lời chuyển ngữ của Tiến Sĩ Phạm Công Thiện )

    Hwy Tse, S&FR,…

  10. Hwy Tse says:

    ” THE REST IS SILENCE ! ” – W.S.

    Chúng ta còn muốn nói với nhau những gì nữa?
    Tất cả đều trả lại SỰ IM LẶNG ! (The rest is silence ! – William Shakespeare)

    Hwy Tse, S&FR,…

Leave a Reply to nvtncs