WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Watergate và Quyền Lực Thứ Tư

Watergate Scandal

Watergate Scandal

Watergate là do viết tắt từ Watergate-Scandal, vụ nhơ nhớp lớn nhất về chính trị trong lịch sử Hoa Kỳ.

Quyền Lực Thứ Tư ( The Fourth Estate hay The Fourth Power ) là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do bầy tỏ chính kiến.

Được gọi là Quyền Lực Thứ Tư vì trong một nước tự do, dân chủ với tam quyền phân lập là Hành Pháp ( Executive ) Lập Pháp ( Legislative ) và Tư Pháp ( Judicial ), quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến được người dân sử dụng như một sức mạnh gián tiếp để quan sát, theo dõi, kiềm chế, ngăn chận sự lạm quyền của 3 ngành Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp.

Quyền lực Thứ Tư đã được Jean-Jacques Rousseau ( 1712-1778 ) – một trong những người tiên phong, mở đường cho cuộc cách mạng Pháp 1789 khai sinh ra nền cộng hòa – mô tả như là một cột chống thứ tư bên cạnh 3 cột Hành Pháp. Lập Pháp, Tư Pháp chống giữ cho nền cộng hòa.

Trong một thể chế dân chủ, tự do, Quyền Lực Thứ Tư được hiến pháp quy định, bảo vệ, là quyền bất khả xâm phạm. Quyền lực này dù không có sức mạnh trực tiếp nhưng có ưu thế tuyệt đối, có thể ảnh hưởng, tác động đến chính sách, đường lối của chính quyền hay địa vị, quyền lực cá nhân của bất cứ ai, giai cấp nào trong xã hội, bất kể người đó là ai, giữ nhiệm vụ hay đang đảm nhiệm chức vụ nào trong chính quyền kể cả tổng thống.

Sức mạnh tuyệt đối của Quyền Lực Thứ Tư ở Hoa kỳ đã được chứng tỏ trong Watergate-Skandal, vụ nhơ nhớp chính trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Câu chuyện bắt đầu vào đêm 16 rạng ngày 17 tháng 6 năm 1972, một vụ trộm bị tình cờ phát giác bởi một nhân viên an ninh trong tòa nhà Watergate ( Watergate Complex ), nơi đặt bộ tham mưu của đảng Dân Chủ Mỹ ( Democratic National Committee´s ) ở Washington D.C đã trở thành một nhơ nhớp chính trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Hậu quả là một Tổng Thống, ông Richard Nixon ( đảng Cộng Hòa ) đã phải từ chức vào tháng 08.1974 sau đó.

Một nhân viên an ninh trong tòa nhà của đảng Dân Chủ tên Frank Wills đi tuần tiễu, trông thấy một miếng băng keo dán trên một cánh cửa, dường như để ngăn chận cửa không bị đóng sập lại. Ông ta gỡ miếng băng keo rồi đi tiếp.
Khoảng một tiếng sau khi quay trở lại, người này lại trông thấy một miếng băng keo khác được dán trên cánh cửa nơi mình đã gỡ đi. Nghi ngờ có ăn trộm, Frank Wills gọi cảnh sát.

Chỉ trong vòng vài phút cảnh sát tới, bắt được một nhóm gồm 5 người là Virgilio R. González, Eugenio Martinez, James W. Mc Cord Jr., Frank Stugis, Bernard Barker.

Qua cuộc thẩm vấn, cảnh sát được biết đây là vụ đột nhập thứ hai của nhóm người này vào trong tòa nhà nhằm mục đích kiểm soát các dụng cụ nghe lén điện thoại, các dụng cụ liên lạc khác được cài đặt trước đó, đồng thời chụp một số hình ảnh các tài liệu về tranh cử của đảng Dân Chủ.

Sự có mặt của James W McCord Jr. trong những người bị bắt khiến sự việc nổ lớn bởi Mc Cord có liên hệ với ủy ban vận động tái cử cho Nixon của đảng Cộng Hòa. Dư luận bắt đầu nghi ngờ, đồn đoán có sự nhúng tay của tòa Bạch Ốc vào trong vụ nghe lén này.

Trong vài tiếng đồng hồ sau khi bắt giữ nhóm 5 người nói trên, FBI tìm thấy tên Howard Hunt trong sổ ghi địa chỉ của Barker và Martinéz. Hunt cùng một người nữa là Liddy, thường được gọi là The White House Plumbers, những chuyên viên đặc trách nhiệm vụ bí mật nhằm ngăn chận các kẻ hở về an ninh cũng như chuyên đi điều tra các vấn đề về an ninh nhạy cảm.

Thư ký của Tổng Thống Nixon, Ron Ziegler phủ nhận mọi tin đồn, cho rằng đây chỉ là một vụ trộm nhỏ nhặt không đáng quan tâm. Tuy nhiên khi bản cáo trạng được đưa ra, Mc Cord nhận rằng mình là cựu nhân viên CIA. Chính điều này khiến Bob Woodward, một phóng viên của Washington Post hứng thú, nhẩy vào tìm hiểu nội vụ.

Cùng với một đồng nghiệp, Carl Bernstein và sự chấp thuận cũng như yểm trợ của chủ nhiệm Ben Bradlee, hai người lao vào phóng sự, tìm hiểu các dữ kiện dính dáng đến những kẻ bị bắt. Những dữ kiện tìm thấy được họ công bố trên Washington Post làm rung rinh tòa Bạch Ốc.

Một người bí mật thường được gọi là Deep Throat đã giúp đỡ Bob Woodward và Carl Bernstein trong việc xác nhận các kết quả điều tra, đồng thời chỉ cho họ những sai lầm khi họ đi trật hướng.

Tông tích cũng như lý lịch của Deep Throat được giữ bí mật hơn 32 năm, mãi đến 31.05.2005, người ta mới biết qua một đề mục trên tờ Vanity Fair, đó là Mark Felt, nhân vật số hai ( Deputy Director ) của cảnh sát liên bang FBI.
Bob Woodward và Mark Felt thường bí mật gặp gỡ nhau trong những garaga ngầm trong các tòa building để trao đổi tin tức, dữ kiện thu thập được.

Với lập luận vì quyền lợi đất nước và an ninh quốc gia, Tổng Thống Richard Nixon dùng quyền hạn của mình, tìm đủ mọi cách để đưa CIA nhập cuộc, hòng ngáng chân, ngăn chận cuộc điều tra của FBI nhưng không thành công.
Khi sự việc được phơi bày, dân chúng Mỹ mới biết bên cạnh việc nghe lén còn rất nhiều những mưu mô, thủ đoạn mờ ám khác của Tòa Bạch Ốc được Bộ trưởng tư pháp kiêm chủ tịch ủy ban tái tranh cử CRP ( Committee for the Re-election of the President ) John N Mitchell cùng với Tham mưu trưởng Tòa Bạch Ốc ( White House Chief of Staff ) Harry Robbins Haldeman và phụ tá các vấn đề nội vụ ( Assistant to the President for Domestic Affairs ) John Ehrlichman lên kế hoạch, thực hiện theo lệnh của Nixon.

Đội đặc nhiệm White House Plumber của Tòa Bạch Ốc thành lập từ năm 1971 chỉ huy bởi Gorden Liddy và Howard Hunt, ngoài mục đích tìm hiểu những sơ hở về tin tức nội bộ bị tiết lộ còn thực hiện những kế hoạch đánh phá đảng Dân Chủ mà trọng tâm nhắm đến là Larry O´Brien, chủ tịch ủy ban tranh cử của đảng Dân Chủ, nhân vật có tên trong bảng trả lương của tỉ phú Howard Hughes.

Howard Hughes là người đã từng quyên tiền yểm trợ và hối lộ Nixon trong lần bầu cử Tổng Thống năm 1960. Lần thất bại đó của Nixon là do Hughes và người anh của Nixon là Donald dính dáng đến chuyện lem nhem tiền bạc tranh cử nên Nixon e ngại rằng O´Brien có thể có những dữ kiện hủy hoại uy tín, danh dự của mình.

Nixon quyết định đặt dụng cụ nghe lén tại trụ sở chính của đảng Dân Chủ để tìm hiểu mức độ nguy hiểm của O´ Brien trong lần tranh cử tới của mình ra sao.

Ngày 08.01.1973 tất cả những kẻ đột nhập vào tòa nhà của đảng Dân Chủ ra tòa cùng với Hunt và Liddy. Tất cả đều bị kết tội lãnh tiền để liên minh, ăn trộm tài liệu, nghe lén nhưng họ không khai báo gì thêm.

Điều này khiến cho chánh án John Sirica – người được gọi là Maximum John vì ít khi khoan dung với tội phạm – giận dữ, Sirica tuyên bố các bản án sẽ lên tới 30 năm tù, tuy nhiên sẽ xem xét lại nếu những bị cáo cộng tác, khai báo rõ thêm với tòa tất cả sự việc.

McCord nhận tội và đã làm bản tuyên thệ, khai báo sự thật, đổ tất cả lỗi lầm cho ủy ban vận động tái cử của Nixon.

Phiên tòa do đó, thay vì kết thúc để tuyên án lại được mở rộng, đào sâu thêm. Thượng viện Hoa Kỳ thành lập ủy ban điều tra, các nhân viên của bộ tham mưu Tòa Bạch Ốc bắt đầu bị ra tòa để trả lời những hiểu biết hay liên hệ của họ đến sự việc.

Ngày 30.04.1973, Tổng thống Nixon bị bắt buộc phải sa thải 2 cố vấn thân cận nhất là Harry Robbins Haldeman và John Erichman. Chỉ một thời gian ngắn sau cả hai người đều bị kết án tù.

Sau đó Nixon cũng cách chức John Dean, cố vấn pháp luật của Tòa Bạch Ốc, người đã lên tiếng sẽ cộng tác với công tố viện. John Dean sau đó, khi điều trần trước ủy ban điều tra Watergate-Skandal của Thượng viện đã trở thành một Key-Witness chống lại Nixon.

Cùng ngày cách chức John Dean, Nixon bổ nhiệm Elliot L. Richardson làm Bộ trưởng tư pháp mới, đồng thời trao quyền chọn lựa, bổ nhiệm một Ủy viên công tố đặc biệt ( Special Prosecutor ) đặc trách điều tra các diễn tiến trong vụ nhơ nhớp Watergate.

Richardson yêu cầu Nixon phải cam kết cho mình được hoàn toàn tự do trong lúc chọn lựa Ủy viên công tố đặc biệt. Ngày 18.05.1973 Richardson bổ nhiệm Law-Professor Archibald Cox, giáo sư luật tại Harvard vào vị trí này.

Tuy nhiên cuộc điều trần tại Thượng viện về Watergate đã bắt đầu một ngày trước đó. Ngày 01.03.1974 bẩy cố vấn của Nixon bị tuyên bố phạm tội cấu kết với nhau, cản trở điều tra trong vụ Skandal và bị tuyên án.

Những hình ảnh, lời khai của John Dean, nhân chứng chính và nhiều nhân chứng quan trọng khác trong các buổi điều trần tại ủy ban điều tra Watergate của Thượng viện được phát đi trong suốt mùa hè 1973 trên hầu hết các đài truyền hình khiến địa vị tổng thống của Nixon bị lung lay dữ dội.

Ngày 16.07.1973 nhân viên điều tra của Thượng viện khám phá thêm một sự kiện chấn động khác. Alexander Butterfield, một người trong số rất ít cộng tác viên của Haldeman, làm việc đến tháng 12-1972 tiết lộ rằng có một bí mật gần như tuyệt đối là tất cả những cuộc nói chuyện tại Nhà Bầu Dục ( Oval Office ) đều được tự động ghi âm.

Qua sự tiết lộ của Butterfield, nhân viên điều tra đi đến kết luận, những cuộn băng ghi âm các cuộc nói chuyện sẽ cho biết là Nixon hay Dean có nói ra sự thật về những cuôc gặp gỡ quan trọng hay không.

Ủy ban điều tra của Thượng viện cũng như ủy viên Archibald Cox yêu cầu tịch thu các cuộn băng ghi âm này để làm bằng chứng.

Nixon không chấp nhận, giải thích rằng sự can thiệp trực tiếp của bộ tư pháp hay ủy ban điều tra của quốc hội vào các cuộn băng ghi âm những cuộc nói chuyện của Tổng thống là vi phạm vào quyền hiến định của người lãnh đạo hành pháp cao nhất và như thế là vi phạm hệ thống tam quyền phân lập.

Cuộc tranh cãi về việc tịch thu các cuộn băng kéo dài cả tháng trời. Nixon cố gắng tìm cách tác động, ảnh hưởng Professor Cox từ bỏ ý định tịch thu các cuốn băng. Cuối cùng vào ngày 19.10.1973 Nixon đề nghị để cho Thượng nghị sĩ John C Stennis, một người đáng trọng vọng, bảo thủ của đảng Dân Chủ ở các tiểu bang miền Nam ghi chép lại những gì đã nghe từ các cuộn băng.

Tuy nhiên Cox từ chối lời đề nghị của Nixon. Giận dữ vì chuyện này, ngày 20.10.1973, Nixon yêu cầu bộ trưởng tư pháp Richardson cách chức Archibald Cox. Richardson viện lý do đã thỏa thuận trước đây với Nixon về việc bổ nhiệm – Ủy viên công tố đặc biệt được toàn quyền hành động – nên không thể cách chức Cox theo lệnh của Nixon.

Ngay sau đó Richardson từ chức bộ trưởng tư pháp. Nixon lập tức đưa William Ruckelshaus, nhân vật số hai tức thứ trưởng bộ Tư Pháp lên làm bộ trưởng, đồng thơi yêu cầu thi hành lệnh đã ra cho Richardson, cách chức Cox nhưng William cũng từ chối thi hành, vì thế bị Nixon cách chức luôn sau khi vừa bổ nhiệm.

Đến khi nhân vật số ba trong bộ Tư Pháp, Tổng biện lý ( Solicitor General ) Robert Bork đồng ý bãi nhiệm Prof. Cox, lệnh của Nixon mới được thực hiện.

Truyền thông Mỹ đã nhanh chóng loan tin biến cố này và gọi ngày 20.10.1973 là „Thảm sát đêm Thứ bẩy“ ( Saturday Night Massacre ). Một làn sóng giận dữ bùng lên trong công chúng.

Những ngày sau đó, các dân biểu, thượng nghị sĩ trong quốc hội thành lập những nhóm nhỏ kết hợp với nhau nhắm vào mục đích hạ bệ Nixon.

Nixon tiếp tục từ chối chuyển giao toàn bộ các cuộn băng, mà chỉ đồng ý giao một phần lớn trong số đó, các phần xác nhận đa số lời khai của Dean. Nhưng cuối cùng trong một phiên tòa của Tối Cao Pháp Viện mang tên Liên Bang khởi tố Nixon ( United States vs. Nixon ), Nixon bị bắt buộc phải chuyển giao toàn bộ các cuộn băng cho bộ Tư Pháp.

Cuộc điều tra, tìm hiểu các cuộn băng cho thấy, một phần rất quan trọng trong một cuộn băng đã bị xóa mất. Cuộn băng này chưa hề qua tay người nào ngoài Tòa Bạch Ốc.

Năm 2011 một phần các cuộc ghi âm được công bố.

Giữa năm 1974 hạ viện bắt đầu họp, bàn tính chuyện cách chức Nixon. Trước đó phó tổng thống Spiro Agnew đã phải từ chức vì dính dáng đến chuyện hối lộ tiền bạc. Người kế vị Agnew là Gerald Ford.

Đầu tháng 8 năm 1974, một cuộn băng bí mật, không rõ nguồn gốc được công bố, tiết lộ một cuộc nói chuyện giữa Nixon và Haldeman vào ngày 23.06.1972, tức chỉ ít ngày sau khi nhóm 5 người đột nhập tòa nhà Watergate bị bắt. Cuộc nói chuyện cho thấy Nixon và Haldeman đã lên kế hoạch ngăn cản cuộc điều tra với lý do nhậy cảm là vi phạm an ninh quốc gia.

Cuộn băng này được mô tả như là một khẩu súng vừa khai hỏa, nòng còn bốc khói ( Smoking gun ), là bằng chứng không thể chối cãi được những chuyện làm mờ ám của Nixon. Bằng chứng này khiến những người từng ủng hộ Nixon đến phút cuối cũng phải quay lưng đi. Mười đại biểu quốc hội, những người trước đây bỏ phiếu chống lại việc cách chức Nixon nay đồng ý với chuyện này.

Ngày 07.08.1974 Thượng nghị sĩ Barry Goldwater, người lãnh đạo bảo thủ có nhiều ảnh hưởng trong quốc hội thông báo cho Nixon biết ông không còn nhận được sự ủng hộ nữa. Ngày 09.08.1974 Nixon lên truyền hình, tuyên bố từ chức.
Sự từ chức của Nixon tránh cho ông bị cách chức ( impeachment ) một cách nhục nhã.

Gerald Ford trở thành Tổng thống thứ 38, duy nhất trong lịch sử nước Mỹ không qua bầu cử. Ít tuần lễ sau khi nhậm chức, Gerald Ford vào ngày 08.09.1974 ra lệnh khoan hồng, miễn truy tố Richard Nixon về các tội bị cáo buộc trong vụ Watergate.

Dù dư luận có đề cao kết quả điều tra của Bob Woodward và Carl Bernstein phần nào nhưng không ai chối cãi, nếu không có những tin tức hay phóng sự của họ trên Washington Post, vụ Watergate có lẽ đã chìm xuồng một cách êm thắm.

Quyền lực thứ tư đã lật đổ một tổng thống Mỹ.

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

————————————————

Tài liệu tham khảo:

https://de.wikipedia.org/wiki/Watergate-Aff%C3%A4re

33 Phản hồi cho “Watergate và Quyền Lực Thứ Tư”

  1. Thạch Đạt Lang says:

    @Phạm Minh!

    Tiếp tục đi Phạm Minh! Những bài viết cẩu thả của tôi bị nhiều người “phản biện” và những ý kiến ” phản biện” vẫn cón lưu trong các bài cũ. Cám ơn ông đã góp ý “phản biện”.

    Thạch Đạt Lang

  2. UncleFox says:

    Đệ Tứ Quyền của Mỹ có oai phong và danh giá hơn Đệ Tứ Khoái của người Việt chúng ta mấy bậc, vì được Hiến pháp Mỹ bảo vệ . Tuy nhiên nếu Đệ Tứ Quyền đem ra xài một cách bừa bãi bất chấp đạo lý thì nó cũng giống như mấy đứa thất phu vô lại xử dụng Đệ Tứ Khoái để ỉa đường thôi !

    • phamminh says:

      Muốn biết Đệ Tứ Quyền ở Mỹ được Hiến pháp bảo vệ ra sao thì mời mọi người xem kết quả vụ NV v.s. SGN là biết ngay thôi, Mr. Uncle. Sơ sơ có 4.5 millions USD.

      Tại sao cái Quyền Thứ Tư của bà HDT/SGN (có đăng ký hành nghề báo chí và tất nhiên có đóng thuế đấy nhé) lại không được tôn trọng, bảo vệ ? Khó nhỉ ?

      PM

      • Bút Thép VN says:

        Cũng dễ hiểu thôi.

        Tại vì bà HDT/ SGN đã sử dụng “Đệ tứ quyền” thái quá giống như “đệ tứ khoái”, nói cho khoái khẩu, viết cho hả dạ nên mới nên nông nỗi?

        Hiến pháp bảo vệ quyền ra báo, làm báo, chứ không bảo vệ những kẻ viết lách tạp nham, vu khống, phỉ báng hay chụp mũ cho người khác!

        Toà phạt bà HDT chứ không phạt SGN, nhưng vì công ty Little Saigon News nộp đơn khai phá sản, bà HDT là chủ hụi, không đủ khả năng bồi thường cho báo NV nên mới bị toà giao cho NV xử lý và quản nhiệm!

      • VN says:

        Bạn là người cuốc ra cuốc vào? Nếu là người QG mà bạn a dua với kẻ thắng (thân Cộng) mạ lỵ người ngã ngựa (chống Cộng) thì hơi hèn đấy bạn ạ, người ta sẽ khinh rẻ bạn

      • VN says:

        Ngưới Việt QG có nhiều thằng hèn, trước khi có vụ kiện NV-SGN thì nhao nhao chửi báo NV thân cộng khen bao SGN can đảm
        Nay SGN thua te tua thì sợ té đái, không dám chửi NV sợ tòa phạt tiền bèn ca ngợi NV mạ lỵ SGN

  3. Tudo.com says:

    Trích:” Dù dư luận có đề cao kết quả điều tra của Bob Woodward và Carl Bernstein phần nào nhưng không ai chối cãi, nếu không có những tin tức hay phóng sự của họ trên Washington Post, vụ Watergate có lẽ đã chìm xuồng một cách êm thắm.”

    Ông Thạch Đạt Lang chính xác: Đó là ưu điểm và sức mạnh của đệ tứ quyền!

    Vụ Watergate Scandal nầy đã có rất, rất nhiều bài viết, nhưng hình như chưa nghe ai đặt câu hỏi vì sao mà ông Nixon “đến nỗi” phải cho đàn em hành động một cách mờ ám như vậy ?
    Có người sẽ nói, thì chuyện Bầu cử.

    Tôi nghĩ dó là vấn đề Phụ thôi. Vấn đề chính mà ông Nixon muốn biết là, kế hoạch bí mật của đảng Dân Chủ chống ông về vấn đề chiến tranh Việt Nam để mà dể bề đối phó.

    Nói tới chiến tranh VN là phải nói tới ông Hồ Chí Minh, làm sao sưu tầm được tài liệu vì sao bà Nông Thị Xuân và gia đình người tình của Bác đã bị tàn sát hết ? Và ai đã ra lệnh giết người vô tội như vậy?

    Phải chi, ông TĐLang “điều tra”, rồi cho một bài như vậy về Bác thì quá hay !?

Leave a Reply to Thạch Đạt Lang