WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

2 cách đấu tranh

Ảnh mang tính minh họa

Ảnh mang tính minh họa

Phong trào dân chủ ở Việt Nam, cũng như phong trào đấu tranh ở mọi nước dưới chế độ độc tài khác, có rất nhiều mâu thuẫn. Nhưng tất nhiên, do “hoàn cảnh địa lý và lịch sử”, lực lượng đối kháng ở Việt Nam có những mâu thuẫn đặc thù, ví dụ về:

- Thế hệ (lớp già vs. lớp trẻ)

- Tầng lớp xã hội (trí thức vs. ngoài trí thức)

- Tôn giáo;

- Vùng miền, địa phương (Bắc Kỳ vs. Nam Kỳ, Hà Nội vs. Sài Gòn…);

- Trong nước vs. Hải ngoại

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây (khoảng từ 2012 đến nay), có một mâu thuẫn mới đã nổi lên và dường như đang ngày càng trở nên gay gắt hơn, do sự khác biệt là quá rõ. Đó là mâu thuẫn về cách đấu tranh, hay nói một cách hàn lâm, khoa học là về phương pháp tiếp cận.

Nói vắn tắt thì đó là sự đối lập giữa đường lối cứng rắn, không khoan nhượng, không thỏa hiệp, nếu cần thì sẵn sàng ăn miếng trả miếng với cộng sản, kể cả dùng bạo lực hay đòn bẩn như cộng sản; và đường lối ôn hòa, đòi các nhân quyền căn bản, dựa vào luật pháp “của chúng nó”, và nhất định không hướng tới những ý tưởng lật đổ, phủ nhận chế độ hiện tại.

Mặc dù đối lập nhưng “cứng rắn” và “ôn hòa” không phải là hai cực rõ ràng như đen với trắng, mà chúng làm thành một dải rộng từ đen qua xám đến trắng… Kết quả là có những hành động, với người này thì là ôn hòa nhưng với người khác thì lại là cứng rắn, cứng nhắc, thậm chí cực đoan.

* * *

Có thể lấy việc TS. Nguyễn Quang A tranh cử đại biểu QH làm một trong vô số ví dụ.

Một số người sẽ cho rằng đó là một cách đấu tranh thông minh, vận dụng luật pháp và sử dụng quyền của mình để đấu tranh, qua đó góp phần khai dân trí, giúp người dân bình thường cũng hiểu thêm được về quyền của họ – cái ý niệm đã bị chế độ cộng sản tẩy xóa hàng chục năm nay.

Một số người khác sẽ coi đó là một sự tự mâu thuẫn, hay thậm chí thỏa hiệp: Sao lại có thể vừa đấu tranh với chế độ độc tài, vừa sử dụng chính luật pháp của nó, cơ chế của nó? Sao lại chấp nhận tranh cử trong một hệ thống độc tài, mà chắc chắn nó sẽ vùi dập mình bằng đủ trò bẩn thỉu trước khi cho mình thất bại thảm hại?

Vậy tóm lại, ai đúng? Đường lối nào đúng? Chưa có câu trả lời cho câu hỏi này… mà suy cho cùng thì tại sao phải nhất quyết xác định xem ai đúng ai sai? Nếu muốn tham gia, bạn hãy cứ đi theo con đường mà bạn cho là đúng, và cố gắng đi đến cùng.

Theo Facebook Đoan Trang

(Tiêu đề do Đàn Chim Việt đặt)

7 Phản hồi cho “2 cách đấu tranh”

  1. Võ Trang says:

    Gần đây, tôi có đọc bài viết trên facebook của cô Đoan Trang và bài phỏng vấn ông Lê Công Định của BBC. Tôi chọn bài viết của cô Đoan Trang để phản hồi/chia sẽ vì tôi nghĩ cô Đoan Trang có thể là một trong những đại diện cho giới trẻ hôm nay, nhất là trong giới truyền thông, báo chí.

    Thế nào là thỏa hiệp?
    Thỏa hiệp bao gồm 2 chử thỏa thuận và hiệp/hợp tác. Thỏa hiệp được dùng nhất là trong trường có 2 thế lực đối kháng để tránh tình trạng một mất một còn. Như vậy, đối với CSVN, người Việt Quốc Gia có thể thoả thuận gì với họ và hợp tác với họ để làm chuyện gì?
    Để nói về những người chọn đường lối cứng rắn, cô Đoan Trang đã gán ghép họ với phương pháp dùng bạo lực và “đòn bẩn” (như cộng sản), thậm chí cực đoan…

    Tôi nhớ trong một bài viết khác tôi đã có lần đề cập đến từ cực đoan mà một số người, do vô ý hay sai lầm đã dùng để diễn tả như là một đồng nghĩa với quá khích . Chử CỰC (pole, vị trí cuối của 1 phương hướng) và ĐOAN (đoan chắc, quả quyết) chỉ để diễn tả (1 vị trí trong) sự chọn lựa, 1 lập trường, trong khi quá khích là phản ứng từ một tình trạng tâm lý và không nhất thiết phải ở vào một vị trí cực đoan. Chử cực đoan thật ra chỉ đúng với những người cộng sản, trong lý thuyết cũng như trong hiện thực cách mạng theo đường lối của họ. Trong biện chứng về phát triển của xã hội loài người, người CS đã nói rõ: Không có một chủ nghĩa nào khác cả – để ám chỉ các chủ nghĩa khác như chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa hiện sinh… – bởi vì chủ nghĩa CS đã là chân lý của loài người. Trong hiện thực, chủ nghĩa CS là hiện thân của 1 chế độ độc tài tòan trị. Đảng lãnh đạo toàn diện và bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát. Không đứng chung trong hàng ngũ CS là phản động và phải bị tiêu diệt… Một sự phận cực là hậu quả của đường lối suy luận như thế này chứ không phải vì người Việt Quốc Gia cố chấp hay cực đoan.

    Thế nào là bạo lực?
    Chử bạo lực cũng vậy, cũng có 2 phần: bạo và lực. Dùng vũ lực, sức mạnh, không phải lúc nào cũng mang tiếng “bạo”. Một cuộc chiến đấu chống xâm lăng , chiến đấu cho một nền hoà bình công chính thì dù có phải đổ nhiều xương máu cũng không ai gọi là “bạo” chiến cả mà thậm chí người ta còn phải dùng những từ như “thánh chiến” để nói lên cái chính nghĩa của những hy sinh như thế. Chử “bạo” chỉ thường dùng trong những trường hợp như bạo chúa, bạo hành, bạo lực… nghĩa là xữ dụng vũ lực cho một mục tiêu không chính đáng.

    Thế nào là con đường ôn hòa ?
    Ôn hòa hay dung hòa? Khi có nhiều con đường/chọn lựa khả thi cho cùng 1 mục đích cao cả, người ta có thể dung hòa để chấp nhận những phần khác biệt cho con đường chung ấy. Một trong những sai lầm có tính cơ bản của các nhà trí thức tư sản theo tôi là họ đã vô tình hay cố ý diễn dịch tư tưởng cộng sản qua lăng kính của 1 nền dân chủ tự do. Khi người ta chỉ có thể chọn lựa một trong hai thái độ thì dung hòa là phải làm thế nào? Và khi người ta không thể dung hòa được nữa thì làm thế nào để ôn hòa? – nhất là đối với những vấn đề sinh tử của con người, khi nhà cửa, gia sản của nhiều đời bị cướp dựt, những án tù vô cớ, vô giới hạn, xa hơn là đất nước tụt hậu, đạo đức băng hoại và 1 viễn ảnh hãi hùng: mất nước? Thật là lạ: tôi không thấy người ta tìm đến những nhà lãnh đạo CS để khuyên họ nên ôn hòa với những người đấu tranh cho quyền sốngcủa một con người, đấu tranh cho niềm hãnh diện của một dân tộc mà chỉ thấy họ cứ tìm đến những nạn nhân của chính cái chế độ này để khuyên răn những gía trị cao đẹp của con người, bất kể thực tại họ phải sống như thế nào. Người ta nghĩ như thế nào để khuyên nhủ những thương phế binh của VNCH ngày trước, đói khát và cả con cháu của họ cũng bị gạt ra ngoài sinh hoạt dòng chính của xã hội hãy quên hết hận thù để xây dựng đất nước? Có lẽ 1 danh từ khác chính xác hơn nên xữ dụng ở đây là có nên “cúi đầu” thay vì ôn hòa hay không.

    Không nhằm mục đích lật đổ, phủ nhận chế độ hiện tại ?
    Tôi thật không hiểu: Nếu không có sự phủ nhận một giá trị thực tại thì làm sao người ta có thể chấp nhận hy sinh để đấu tranh? Nhìn lại các cuộc cách mạng chống lại các thể chế phong kiến, quân chủ của thời xa xưa đến các cuộc cách mạng chống độc tài cá nhân hiện đại (Gaddafi, Sadam Hussein), độc tài quân phiệt (Miến Điện), và các vận động cách mạng đưa đến sự sụp đổ của thế giới cộng sản Liên Sô và Đông Âu (1989 – 1991), chúng ta thấy ở đâu một sự thỏa hiệp? Bởi vì nếu có thỏa hiệp thì những chế độ đó đã vẫn còn tồn tại. Nếu có ai còn ngây thơ để tin rằng thỏa hiệp chỉ là 1 trạm nghỉ chân trên con đường về cái đích đấu tranh cuối cùng của họ thì đó chỉ là trò cười cho những người CS… Đơn giản thôi: họ chẳng có 1 thực lực cách mạng nào để mặc cả với cộng sản cả! Họ bị lợi dụng và chỉ là những tay sai đáng thương mà tưởng mình vĩ đại.
    Cộng sản là bậc thầy trong thủ thuật thỏa hiệp và chỉ thỏa hiệp khi vai trò độc tôn của họ bị hăm dọa. Họ không đủ tài cán để đưa đất nước đến bờ vinh quang vì chính cái bản chất không tưởng của cái chủ nghĩa mà họ đang đeo đuổi là rào cản của tất cả các phát triển. Nhưng họ đủ lưu manh để bảo vệ vị trí lãnh đạo độc tôn của mình. Họ đủ khôn ngoan để phát họa những bước lùi như trở về với hiến pháp 1946 của Hồ chí Minh hay đổi tên đảng CSVN để “trở về với” đảng Lao Động… Những cải cách “cải lương” như thế xem ra vẫn lôi cuốn được một số người dù lịch sữ cận đại vẫn còn rất rõ những cái gọi là Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt minh) hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam…

    Không phủ nhận, không lật đổ…
    Nếu không phủ nhận, không lật đổ chế độ thì người Việt-Nam, trí thức Việt-nam có thể làm được gì? Tiếp tục viết kiến nghị? Gần đây thôi, tôi thấy có hiện tượng 1 số người tự ứng cử vào Quốc Hội CSVN như là một thách thức với chế độ cộng sản này. Hành động tích cực này cần phải nhìn cho rõ là không giống như thái độ kêu gọi người Việt đi bầu để thể hiện tính dân chủ của nước Việt-Nam cộng sản. Nhưng rồi tôi tự hỏi giả như CSVN cho phép họ vào Quốc Hội thì họ sẽ làm được gì? Họ có thể phát biểu gì hơn những con cò mồi đang được hóa trang để đóng vai phản biện tại đó?

    Cuối cùng, vấn đề không còn là phủ nhận hay không mà là phủ nhận như thế nào? Những vận động nào sẽ được thực hiện theo sau những phủ nhận này? Một sự phủ nhận triệt để thì có khác gì quan điễm của một sự lật đổ, dù có đổ máu hay không?

    Cuộc đấu tranh cho một Việt-Nam tự do và dân chủ hôm nay, từ hạ tầng cơ sở cho đến kiến trúc thượng tầng đã thiếu vắng 1 sự dấn thân cần thiết. Chúng ta đã chưa đủ dũng khí và nhiệt huyết để xuống đường như các dân tộc Bắc Phi. Chúng ta cũng không đủ dũng khí để để xuống đường trong lối đấu tranh bất bạo động mà nhiều người đã cố gắng đánh bóng như là những vận động với tính nhân bản “cần thiết” của thời đại … Chúng ta cũng chưa có đủ những lãnh đạo có tầm nhìn quốc tế và dám hy sinh cho lý tưởng của mình. Dù khác với những kẻ bị mua chuộc, cái mặc cảm trốn chạy đã giúp chúng ta biện hộ cho những thái độ lững lờ, lão đão, thậm chí tự hào như là một chọn lựa khôn ngoan, thức thời.

    Hôm nay, dù chế độ cộng sản vẫn đang còn ngạo nghễ ngự trị trên quê hương Việt-nam, dù những thế lực quốc tế có bắt tay với CSVN cho những lợi ích của họ, đó cũng không phải là lý do để người Việt phải/nên thỏa hiệp với cái chế độ này bởi vì người ta không thể cùng với những tên sát nhân, lưu manh xây dựng những gía trị đạo đức cao đẹp cho xã hội loài người. Chúng ta đã thiếu 1 lý tưởng và 1 quyết tâm – không phải trong hình ảnh của những chiến sĩ cầm súng chiến đấu mà trong mặt trận tư tưởng, văn hoá – đã thiếu vắng những nhận định và hướng dẫn quần chúng trong vai trò của những nhà “trí thức”. Trong 1 cuộc chiến không có sự chọn lựa thì “thành phần thứ 3”, “con đường thứ 3” chỉ là những dối gạt người và chính mình. 40 năm trước, 1 số “trí thức” miền Nam đã chọn con đường này. Và hôm nay, lịch sữ vẫn tái diễn? “Những ai không chịu học bài học lịch sữ thì sẽ được lịch sữ tiếp tục dạy cho những bài học”.

    Sai lạc trong hướng dẫn quần chúng, những nhà trí thức Việt Nam vô tình đã tiếp tay ru ngũ cho một thỏa hiệp không ngày mai – và họ – dù muốn hay không , dù nhìn nhận hay không nhìn nhận – vẫn phải chịu trách nhiệm trước lịch sữ.

    • SAO NGÀN says:

      ĐẤU TRANH CON NGƯỜI VÀ ĐẤU TRANH NHẬN THỨC, ĐẤU TRANH Ý THỨC

      Con người luôn luôn chỉ là thân xác sinh học, ai cũng như ai, chẳng có gì đáng nói. Nhưng cái sai cái đúng trong con người, là cái sai trong nhận thức, và cái xấu cái tốt trong con người, là cái xấu trong ý thức đạo đức, đó mới chính là điều cốt lõi và đáng nói nhất.

      Nhận thức không đúng vẫn cứ tưởng mình nhận thức đung. Ý thức không tốt vẫn cứ tưởng mình ý thức tốt. Bốn mươi năm trước, suốt môt thời gian dài trong Miền Nam, có bao nhiêu trí thức khuynh tả, bao nhiêu sinh viên khuynh tả, bao nhiều thành phần điếu đóm khuynh tả, vẫn tự nghĩ là họ đúng, họ tiến bộ, họ thức thời. Thế nhưng đã suốt 40 năm chẳng còn thấy họ đâu, họ đã đi đâu mất hết.

      Thế thì chỉ nhận thức khoa học, khách quan, chỉ ý thức đạo đức, lành mạnh, mới là điều đáng đấu tranh ngày nay nhất. Bởi vì đây chính là cái cửa mở ra để soi sáng mọi điều mù quáng đã có, cánh cả mở ra để ngọn gió đạo đức, ngọn gió lương tri soi sáng tất cả những tâm hồn còn hổn độn. Đó mới chính là sự đấu tranh hoàn toàn hòa bình và hiệu lực nhất. Bởi mọi con người không ai không biết phục thiện. Sở dĩ họ chưa phục thiện vì họ chưa thấy được cái sai và chưa thấy được con đường phục thiện như thế nào mới là viên mãn và tốt đẹp nhất mà thôi.

      NGÀN SAO
      (19/02/16)

    • Bút Thép VN says:

      Góp ý của tôi ở dưới chỉ nói đại khái về phiá những người đấu tranh, không nên phê bình chỉ trích người khác khi họ không cùng chung đường hướng với mình.

      Nhưng phân tích của ông/bà Võ Trang thật chí lý. Tôi nghĩ rằng chỉ đấu tranh ôn hoà với CSVN thì sẽ chẳng đi đến đâu mà có những lúc cần phải tỏ thái độ cương quyết.

      Bản thân người đấu tranh không muốn dùng bạo lực, vì bạo lực là do phiá có thế mạnh và phương tiện (nhà cầm quyền) thường sử dụng để ngăn chận những người đấu tranh như đàn áp, đánh đập, bắt bớ.

      Tuy nhiên, cũng có lúc người đấu tranh phải ăn miếng trả miếng, dùng bạo lực chống bạo lực, để phá vỡ bức tường bạo lực của nhà nước CSVN như anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc Hải Phòng, và anh Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình đã làm thì mới mong có cơ may tiến về phiá trước.

      Dĩ nhiên khi người đấu tranh phải sử dụng đến bạo lực thì sẽ xảy ra cảnh máu chảy thịt rơi, điều không ai muốn nhưng vẫn phải làm khi cần.

      Nói tóm lại, không thể thành công nếu chỉ đấu tranh ôn hoà đối với CSVN, do vậy đấu tranh bằng bạo lực đôi lúc cũng rất cần thiết để hỗ trợ cho đấu tranh ôn hoà.

  2. Bút Thép VN says:

    Một bài viết hay, “Nếu muốn tham gia, bạn hãy cứ đi theo con đường mà bạn cho là đúng, và cố gắng đi đến cùng..

    Góp ý tham luận là tốt, hãy cứ làm bổn phận của mình, đừng bắt người khác phải làm theo mình. Cuối cùng, khi đã thành công thì dù thế nào đi chăng nữa cũng đã có sự góp sức của mình, đó là điều nên hãnh diện.

  3. Hùng says:

    Trích từ chú mày viết nhé :

    “Mọi ý thức kém cõi, mọi nhận thức kém cõi đều làm nên những con người kém cõi, làm nên cơ chế kém cõi, làm nên xã hội kém cõi và làm nên dân tộc cũng như đất nước kém cõi.” – Ngưng trích nhé

    Chú mày viết hay quá …. thế nhưng anh mày tự hỏi hàng vạn, hàng triệu con em Việt Nam Cộng Hòa không hề có nhận thức kém cõi, con người cũng không kém cõi nhưng lại bị Cộng Sản Bắc Việt nhận súng của Liên Xô, Trung Quốc tấn công tới tấp rồi dí súng vào đầu buộc phải đi theo…nhận thức kém cõi, buộc trở thành con người kém cõi thì chúng ta phải làm thế nào?

    Có phải chúng ta cần vùng dậy để bảo vệ nhận thức tốt đẹp mà chúng ta đang có hay không?

    Anh mày tự nghĩ đơn giản là xã hội trở nên kém cõi chưa chắc là vì có quá nhiều người có nhận thức kém cõi mà là có quá ít người có lòng can đảm để bảo vệ nhận thức đúng đắn không …kém cõi!

    • tonydo says:

      (Có phải chúng ta cần vùng dậy để bảo vệ nhận thức tốt đẹp mà chúng ta đang có hay không?)
      Biết rồì, còn phải hỏi!
      Kính!

  4. NGÀN KHƠI says:

    ĐẤU TRANH CON NGƯỜI, ĐẤU TRANH CƠ CHẾ, ĐẤU TRANH Ý THỨC, ĐẤU TRANH NHẬN THỨC

    Nói đến đấu tranh là nói đến sự tranh chấp nào đó, vì mục đích nào đó. Nếu đấu tranh vì lợi ích rộng lớn nào đó, đó là đấu tranh chính đáng, nếu không thì ngược lại. Tức đấu tranh chỉ vì lợi riêng, đó không phải là sự đấu tranh mà chỉ là sự tranh giành quyền lợi hay lợi lộc cho riêng bản thân.

    Nhưng đấu tranh giữa những con người cụ thể, điều đó cũng chưa mang màu sắc gì, vì con người thực chất chỉ mới là thân xác, chỉ mang tính cách tương đối. Chính đấu tranh cao hơn lại là đấu tranh giá trị, đấu tranh ý thức, hay đấu tranh nhận thức. Chẳng hạn, giá trị tốt đấu tranh với giá trị không tốt hay xấu, ý thức tiến bộ đấu tranh với ý thức lạc hậu, thoái hóa, nhận thức cao, đúng đắn đấu tranh với nhận thức sai lầm hay nhận thức tệ hại. Đó mới là những ý nghĩa đấu tranh tích cực và hữu ích nhất trong xã hội.

    Đó là chưa nói con người làm nên cơ chế, và cơ chế làm bó buộc xã hội, làm hạn chế con người. Có nghĩa đấu tranh cơ chế trước hết phải đấu tranh con người, nhưng không phải con người như đơn vị thân xác mà con người với trình độ hiểu biết và với ý thức phù hợp. Từ đó rõ ràng đấu tranh ý thức, đấu tranh nhận thức là đấu tranh tiên quyết, hiệu lực nhất. Bởi những con người dốt nát, những con người ý thức kém cõi luôn sẽ làm nên những cơ chế trì trệ. Vậy đấu tranh cơ chế trước hết phải là đấu tranh về ý thức, về nhận thức.

    Nói chung lại, đấu tranh vì xã hội tốt đẹp, vì đất nước tốt đẹp, vì dân tộc tốt đẹp, rõ ràng trước hết phải là đấu tranh về cơ chế, nhưng muốn đạt đến kết quả về điều đó phải đấu tranh xuyên qua con người bằng chính sự đấu tranh về ý thức và về nhận thức. Mọi ý thức kém cõi, mọi nhận thức kém cõi đều làm nên những con người kém cõi, làm nên cơ chế kém cõi, làm nên xã hội kém cõi và làm nên dân tộc cũng như đất nước kém cõi.

    Vậy thì ý nghĩa chung nhất hay căn cơ nhất, bao quát nhất của đấu tranh trong xã hội là gì, đến đây mọi người đều nhận thức ra được cả. Nhưng nếu xã hội chỉ là yếu tố chung nhất, không mấy cụ thể, cũng như kinh tế lại là yếu tố quá cụ thể, chỉ hầu như lợi ích riêng tư ngự trị phần lớn, thì chính đấu tranh chính trị thông qua đấu tranh ý thức và đấu tranh nhận thức mới là điều tích cực và hiệu nghiệm cũng như kết quả nhất.

    Có nghĩa chính trị không phải chỉ thuần túy kình chống hay phá phách, tính cách đó chỉ hạn chế và thường tình, nhưng chính đấu tranh ý thức và đấu tranh nhận thức nhiều khi lại là đấu tranh chính trị trên nguyên lý vĩ mô, bao quát, rộng lớn mà cũng là căn cơ nhất.

    Điều đó cũng có nghĩa đấu tranh xã hội quan trọng nhất và thiết thực nhất chính là đấu tranh cơ chế hay chính trị, và ý nghĩa tích cực cũng như hiệu quả nhất lại vẫn luôn căn bản là đấu tranh ý thức và đấu tranh nhận thức, lại vẫn là con đường thông minh, thiết thực mà nhiều khi lại là hiệu quả nhất. Bởi vì đấu tranh tích cực nhất bao giờ cũng phải là đấu tranh vì mục đích cao nhất cũng như vì hiệu quả hay kết quả hiệu nghiệm nhất.

    Tính phản động hay tính trì trệ đối ngược lại tính tích cực hay tính cao quý ở đây cũng chính là vì thế.
    Có nghĩa đấu tranh bằng tay chân nhiều khi lại không ăn thua được như lời nói, nhất là lời nói tích cực và hiệu lực của số đông nhiều người cũng chính là kết quả cuối cùng như vậy. Nói chung mọi hình thức và nội dung đấu tranh chính đáng cho xã hội phải luôn là những cái gì hiệu quả nhất là điều mà mọi người cần nhận định.

    ĐẠI NGÀN
    (09/02/16)

Leave a Reply to SAO NGÀN