WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lê Duẩn và cuộc chiến tranh Việt Nam [1]

 

Lê Duẩn. Ảnh www.tuyengiao.vn

Lê Duẩn. Ảnh www.tuyengiao.vn

Sự nghiệp chính trị

Lê Duẩn giữ chức vụ Bí thư thứ nhất đảng Lao động VN từ 1960-1976, Tổng bí thư đảng CSVN từ 1976-1986. Ông là người giữ chức Tổng bí thư lâu nhất 25 năm và 303 ngày, người có uy quyền cao nhất của CSVN như Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình bên Tầu. Năm 1954, khi Việt Minh về tiếp thu Hà Đông, Hà Nội người ta chỉ biết có bốn nhân vật chủ chốt Hồ, Giáp, Chinh, Đồng, khi ấy Lê Duẩn không ai nhắc tới vì hoạt động ở trong Nam. Ông ta là một nhân vật quan trọng của Cộng Sản Việt Nam, là người đã vạch ra chiến lược cách mạng với cuốn “Đề cương cách mạng miền Nam”. Từ bản đề cương này, hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam nổ ra, dọn đường cho cuộc chiến xâm lược miền nam.

Duẩn sinh ngày 7-4-1907 tại Quảng Trị trong một gia đình nông dân, mất ngày 10-7-1986. Năm 1920 học hết tiểu học rồi hết năm thứ nhất trung học (đệ thất) rồi nghỉ. Năm 1926 Duẩn làm nhân viên sở hỏa xa, bẻ ghi đường rầy xe lửa Đà nẵng. Năm 1930 ông gia nhập đảng CS Đông Dương, năm 1931 là ủy viên tuyên huấn Bắc kỳ, tháng 4-1931 bị Pháp bắt ở Hải Phòng kết án 20 năm tù, năm 1936 được trả tự do.

Năm 1939 Lê Duẩn được bầu vào Ban thường vụ trung ương đảng, năm 1940 bị Pháp bắt đầy ra Côn đảo án tù 10 năm, đến 1945 cách mạng tháng Tám thành công, ông được đón về, năm 1946 làm việc bên Hồ Chí Minh. Từ 1946-1954 Duẩn làm Bí thư xứ ủy Nam bộ, Chính ủy Bộ tư lệnh Nam Bộ. Năm 1951 ông được vào Ban chấp hành trung ương (BCHTƯ) và Bộ chính trị trong kỳ Đại hội đảng lần 2. Năm 1952 Duẩn ra Việt Bắc họp Trung ương đảng được Hồ Chí Minh giữ lại làm phụ tá tới đầu năm 1954, được cử làm quyền bí thư Trung ương cục miền nam.

Năm 1954-1957 ông được phân công ở lại miền nam lãnh đạo, tới 1957 Lê Duẩn được Hồ Chí Minh gọi ra Hà Nội gấp để giữ chức quyền Tổng bí thư  đảng thay thế Trường Chinh bị ép từ chức vì Cải cách ruộng đất. Tháng 9-1960 tại Đại hội toàn quốc lần thứ III, ông được bầu vào BCHTƯ và Bộ chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất. Từ 1960 theo một số nhận định HCM sức khỏe yếu, Lê Duẫn trở thành người có quyền hành cao nhất.

Trên BBC Tiếng Việt (từ ngày 2-5-2006) có đăng một loạt 4 bài về Lê Duẩn, nội dung cho thấy nhân vật này đã ảnh hưởng nhiều tới cuộc chiến Việt Nam lần thứ hai (1960-1975), xin sơ lược dưới đây.

Bài 1- Nhìn lại vai trò của Lê Duẩn. (ngày 2-5-2006). Năm 1956 cuộc Tổng tuyển cử thống nhất không diễn ra, Lê Duẩn thúc dục Hà Nội chuyển sang đấu tranh vũ lực tại miền nam VN. Ban Lãnh đạo đảng không muốn thông qua phương án này, theo Giáo Sư Pierre Asselin (Đại học Chaminade, Honolulu) nói Hà Nội không muốn khiêu khích sợ Mỹ can thiệp, vả lại cuộc Cải cách ruộng đất đã đưa tới nhiều vấn đề, Đại hội đảng Nga sô năm 1956 (lần thứ 20) Nikita Khrushchev.chủ trương sống chung hòa bình với Mỹ.

Trung ương đảng họp tháng 9-1956 buộc Trường Chinh từ chức sau những sai lầm của Cải cách ruộng đất, ông Hồ Chí Minh Chủ tịch đảng khiêm luôn Tổng bí thư. Cuối năm 1956 Lê Duẩn gửi ra Hà Nội Đề Cương Cách Mạng Miền Nam, đây là một trong những tài liệu quan trọng nhất của CSVN sau năm 1954, sẽ lược thuật sau

Bài 2- Bắt đầu cuộc thâu tóm quyền lực. (4-2-2006). Năm 1957 Lê Duẫn được điều ra Hà Nội được chọn làm quyền Tổng bí thư, tháng 10-1958 Bộ Chính trị cử Lê Duẩn vào Nam và tháng 1-1959 ông quay về Hà Nội mô tả phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam chống Mỹ-Diệm và thúc dục Bộ chính trị ủng hộ cuộc tranh đấu vũ trang. Hội nghị Trung ương  khóa 15 tổ chức tháng giêng 1959 kết thúc ra nghị quyết chuẩn bị phương hướng “khởi nghĩa đánh đổ chế độ Mỹ-Diệm”. Nghị quyết 15 sau này được xem là nền tảng chỉ đạo cho công cuộc vũ trang ở miền Nam vào cuối thập niên 1950, nó quyết định tiếp tục công cuộc đấu tranh vũ trang ở miến Nam. Hà Nội đồng ý góp quân và tiếp viện, tháng 8-1959 đơn vị quân miền Bắc đầu tiên lên đường vào Nam qua tuyến vận tải dọc theo dẫy Trường Sơn (đường mòn Hồ Chí Minh).

Đảng Lao Động VN tổ chức Đại hội 3 tháng 9-1960 đưa ra hai mục tiêu.

-Cách mạng XHCN miền Bắc

-Giải phóng miền Nam

Năm trăm bẩy mươi sáu (576) đại biểu đã bầu Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất, đứng đầu Bộ chính trị, theo Bùi Tín thì Lê Duẩn ở tù lâu nhất nên được giao trọng trách, thực ra ông ta có nhiều kinh nghiệm ở miền Nam.

Bài 3- Cuộc đấu tranh trong nội bộ. (10-5-2006). William Duiker, trong cuốn Hồ Chí Minh (2000), cho rằng vai trò của ông Hồ thập niên 60 bị suy giảm cho tới 1965 chỉ mang tính lễ nghi, Võ Nguyên Giáp bị cô lập. Lê Duẩn và những người đã hoạt động trong Nam ủng hộ đánh vũ trang trong khi Võ Nguyên Giáp thận trọng. Duẩn là người khao khát quyền lực tuyệt đối như Staline, Mao Trạch Đông và ông ta cô lập Hồ, Giáp để thiết lập một bộ máy chính trị trung thành, lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng (Pierre Asselin nhận xét).

Năm 1963 các Sứ quán Đông Âu tại Hà Nội đã báo cáo BV ngày càng phản ảnh quan điểm thân Trung Cộng, chống chủ nghĩa xét lại của Nga chủ trương sống chung hòa bình.   Lê Đức Thọ cánh tay mặt của Duẩn chỉ trích những đảng viên theo chủ nghĩa xét lại của Nga và cô lập những người này. Tại Hội nghị Trung ương ông Giáp, giống như ông Hồ, chấp nhận chủ trương “chung sống hòa bình” mà Liên Xô đưa ra lúc bấy giờ,  đồng thời tin rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh quân sự ở miền Nam.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9 năm 1963 Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng đã phê phán chủ trương chung sống hòa bình và Hội nghị kết thúc với nghị quyết đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam.

Năm 1964 Khrushchev bị hạ bệ, Mỹ oanh tạc Bắc Việt, năm sau đổ quân vào miền nam khiến Hà Nội và Moscow gần nhau hơn. Kể từ đó, ông Lê Duẩn và các đồng minh cảm thấy đủ tự tin để theo đuổi chiến dịch loại bỏ chủ nghĩa xét lại một cách công khai và gay gắt hơn.

Bài 4- Một di sản gây tranh cãi. (19-5-2006). Khi Lê Duẫn làm Bí thư thứ nhất, Lê Đức Thọ được cử làm Trưởng ban tổ chức trung ương Đảng (Lao Động), Lê Đức Thọ làm phụ tá cho Lê Duẩn, Thọ đã cài đặt những người thân tín vào Đảng củng cố guồng máy của Lê Duẩn. Năm 1966 Võ Nguyên Giáp viết một bài nói về cuộc chiến miền Nam có thể kéo dài mất nhiều năm, ông không tin vào “các trận đánh sử dụng đơn vị chính quy lớn vì  điều này có lợi cho chiến lược của kẻ thù.”

Tướng Nguyễn Chí Thanh (Chủ nhiệm Tổng cục chính trị) bèn phản ứng, ông này viết bài đăng ở Tạp chí Học Tập nói ông tin tưởng vào chiến lược tấn công ở miền Nam (đánh chính qui) là đúng, những người chỉ trích (tức Võ Nguyên Giáp) là không logic.

Tác giả Robert Brigham trong bài “Why the South won the American war in Vietnam” cho biết đã từ lâu Võ Nguyên Giáp công khai nghi ngờ  chiến lược của Tướng Nguyễn Chí Thanh. Lê Duẩn tạo cơ hội cho Tướng Thanh, ông ta thành công khi tạo một thần tượng mới trong quân đội nhân dân. Nguyễn Chí Thanh qua đời đột ngột năm 1967, quan điểm của ông cho rằng  cuộc chiến không thể thắng lợi nếu thiếu hỗ trợ của các đơn vị chính quy lớn, tiếp tục giữ ảnh hưởng ở Hà Nội. Từ cuối 1965 đến 1975, ngày càng nhiều các sư đoàn bộ binh chính quy được đưa từ miền Bắc vào Nam.  Lê Duẩn làm giảm uy tín của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp và đưa những người trung thành lên để tạo quyền lực tối cao.

Pierre Asselin có viết một bài về Lê Duẩn khi ông này chết năm 1986 thì CSVN gần Bắc Kinh hơn vì Duẩn chống Tầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng Hà Nội tự chủ trong chiến tranh chống Mỹ thời Lê Duẩn, hợp tác Nga Tầu nhưng không phải là con rối của họ, đem xương máu ra để làm lợi cho họ. Sau 1986 khi Duẩn chết CSVN phân bố quyền lực rộng hơn và không cho tập trung trong tay một số người.

Đề cương cách mạng miền nam

Cuối năm 1956 tại miền nam VN, Lê Duẩn gửi ra Hà Nội bản Đề Cương Cách Mạng Miên Nam, một trong những tài liệu quan trọng nhất của CSVN sau năm 1954, một bản báo cáo đại cương về cuộc cách mạng tại miền Nam. Lê Duẩn không chấp nhận sống chung hòa bình và tiến hành cách mạng chống Mỹ -Diệm.

Tài liệu này dài hơn 30 trang, vì phạm vi giới hạn của bài viết, tôi xin tóm lược như sau:

Đề cương cách mạng miền nam được soạn tháng 8-1956 gồm có 5 phần:

1-Ba nhiệm vụ chính của cả nước: Củng cố miền Bắc, đẩy mạnh đấu tranh cách mạng ở miền Nam, tranh thủ ủng hộ trên thế giới. Phải đấu tranh ở miền Nam vì Mỹ Diệm áp bức nặng nề, sự nghiệp hòa bình thống nhất bị phá hoại. Cả nước có nguy cơ bị chúng xâm chiếm, nhân dân miền nam chỉ có một con đường là vùng lên chống Mỹ-Diệm để cứu nước và tự cứu mình. Đó là con đường cách mạng, không còn đường nào khác

2- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng cách mạng miền Nam: Mục đích chung giữ gìn hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước. Nhân dân miền nam bị Mỹ-Diệm áp bức, bóc lột khủng bố trà thù, thợ thuyền đói khổ, nạn thất nghiệp gia tăng, dân cầy bị cướp đất, sưu cao thuế nặng, tù đầy tại khắp nông thôn. Tự do dân chủ bị bóp nghẹt, nhân dân miền Nam phải đứng lên đập tan chế độ độc tài phát xít Mỹ -Diệm, trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, giải phóng nhân dân miền nam khỏi ách đế quốc phong kiến, thực hiện chính quyền liên hiệp.

Mỹ -Diệm là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, ta có chính nghĩa sẽ vùng lên đập ta chế độ phản dân hại nước.

3- Yêu cầu và khẩu hiệu của cuộc đấu tranh ở miền Nam: Mỹ-Diệm ra sức phá hoại tổng tuyển cử, nhân dân sẽ đứng lên đập tan âm mưu Mỹ-Diệm. Tự do, dân chủ là yêu cầu bức thiết bảo đảm tài sản, tính mạng nhân dân. Quân lính của Diệm ruồng bố bắn giết nhân dân, coi mạng người như cỏ rác. Chính sách tài chính thuế khóa đi ngược nguyện vọng của nhân dân.

4- Hình thức đấu tranh, khả năng phát triển cách mạng: Liên xô với Đại hội CS lần thứ 20 (1956) chủ trương giải quyết thương lượng hòa bình. Chúng ta muốn chống Mỹ-Diệm chỉ có mỗi một con đường cách mạng nhưng phát triển theo đường lối hòa bình lấy lực lượng chính trị nhân dân làm chỗ dựa chứ không phải bằng lực lượng vũ trang, bạo lực của quần chúng đóng vai trò quyết định. Đấu tranh chống chính quyền độc tài phát xít như Mỹ-Diệm  bằng đường lối hòa bình có đạt mục đích cách mạng không?

Đấu tranh hòa bình có khả năng đánh lùi những bạo lực Mỹ-Diệm, đẩy mạnh cách mạng bằng đường lối hòa bình phù hợp với nguyện vọng của nhân dân thế giới “lấy nhân nghĩa thắng cường bạo”. Đảng tin sức chiến đấu của quần chúng sẽ tạo một lực lượng chính trị đánh bại chính sách bạo lực của Mỹ-Diệm. Đấu tranh làm sụp đổ chính quyền phản động cần một quá trình lâu dài, nhiều giai đoạn.

5- Bài học lịch sử, những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam: Nay ta mới thành công giải phóng dân tộc được một nửa nước, nhiệm vụ cách mạng phải hoàn thành trong cả nước. Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ở nông thôn nhiệm vụ chiến lược của ta là đoàn kết trung, bần cố nông liên hiệp với phú nông, đánh đổ địa chủ phong kiến.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng bộ và đồng bào miền Nam quyết tâm chiến đấu bền bỉ anh dũng xây dựng một nước VN hòa bình thống nhất.

Lê Duẩn gửi ra Hà Nội bản Đề cương này vào cuối năm 1956, vài tuần trước Phiên họp lần 11 của Ban Chấp hành.

Trong một cuộc họp của cán bộ miền Nam tại Nam Vang đầu tháng 12-1956, Bản Đề cương đã được bổ sung và có đề cập tới tranh đấu vũ trang trước khi Duẩn đệ trình cho Hà Nội. Sau khi thảo luận, Ban Chấp hành Trung ương đồng ý cho gia tăng hạn chế hoạt động quân sự ở miền Nam, sau đó được Bộ Chính trị thông qua.

Tài liệu quan trọng này thể một khúc quành lịch sử: Hà Nội xử dụng quân sự để chiếm miền Nam thay vì sống chung hòa bình. Lê Duẩn là nhân vật chính khởi động cuộc chiến người Việt giết người Việt, đưa đất nước vào thảm cảnh hoang tàn, núi xương sống máu.

Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai 1960-1975

Cuộc chiến 1946-1954 được gọi là cuộc chiến Đông dương lần thứ nhất và giai đoạn1960-1975 là Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.

Năm 1957 Lê Duẩn được điều ra Bắc phụ trách quyền Tổng bí thư đảng chia xẻ trách nhiệm với Chủ tịch. Năm 1959 đơn vị quân miền Bắc đầu tiên lên đường vào Nam tháng 8-1959. Cuối năm sau ngày 20-12-1960 Mặt trận Giải phóng Miền Nam được thành lập tại xã Tân Lập Tây Ninh, thực ra chỉ là công cụ của Hà Nội, cuộc chiến tranh du kích bắt đầu từ những năm cuối thập niên 50.

Giai đoạn từ 1960 tới 1963, cuộc chiến chưa mở lớn, Nga Sô hòa hoãn với Mỹ nên Lê Duẩn chưa dám làm mạnh, ngoài ra Duẩn chưa  nắm được nhiều quyền lực nên còn thận trọng.

Giai đoạn từ 1964 cho tới 1968, Lê Duẩn  phần nhờ có phụ tá Lê Đức Thọ cài đặt các nhân vật thân tín trong đảng và nhất là vì Hồ Chí Minh bệnh hoạn khiến Lê Duẩn ngày càng thu tóm nhiều quyền lực. Sau khi Khrushchev bị hạ bệ, chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, CSBV bắt đầu đưa đưa quân chính qui xâm nhập, năm sau 1965 Mỹ đưa quân ồ ạt sang VN.

Năm 1961 chiến tranh du kích khởi sự tại miền nam VN, đầu năm lực lượng Việt Cộng 5,500 người cuối năm tăng gấp 5 lần (25,000). Ngày 18-9-1961 hai tiểu đoàn VC chiếm tỉnh lỵ Phước Thành trọn một ngày, giết tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng và 10 công chức, tổng cộng có 17,000 cán binh xâm nhập miền nam. Ngày 18-10-1961 Tổng thống VNCH ban hành tình trạng khẩn cấp toàn quốc (1). Tổng thống Kennedy mới nhậm chức cho tăng quân số VNCH từ 170,000 lên 200,000 người, gia tăng Cố vấn huấn luyện tới 3,200 người. Năm 1962 Mỹ vội viện trợ cho VNCH ba đại đội trực thăng H-21, 16 phi cơ vận tải C-123, hai chi đoàn thiết giáp M-113 (2). Kennedy cho  tăng số cố vần Mỹ, năm 1960 có 800 quân nhân Mỹ tại VN, cuối 1961 lên 3,000, năm 1962 lên 11,000.

Việt Cộng bị bao vây tiêu diệt dần dần, quân đội VNCH nhờ chiến thuật, vũ khí mới đã đạt thắng lợi năm 1962, địch bị mất tinh thần.

Năm sau 1963, chính phủ Ngô Đình Diệm bị sa lầy vì vụ Phật giáo khởi đầu từ giữa 1963 cho tới 1-11-1963 thì hoàn toàn sụp đổ.

Ngày 22-11-1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas.

Phó tổng thống L.B Johnson lên thay, chính trị miền Nam ngày càng  xáo trộn.. Năm 1964 hỗn loạn, đảo chính, tranh quyền, biểu tình, tuyệt thực…Trong khi CS ngày càng gia tăng xâm nhập (3). Năm 1964 Khrushchev bị hạ bệ,  Brezhnev tiếp tục giúp CSVN dấn thân vào cuộc chiến đẫm máu, nhất là thập niên 70, Nga viện trợ quân sự cho BV rất nhiều để chiếm miền nam. Nga và Trung Cộng gia tăng viện trợ quân sự (4)     Johnson gửi thêm cố vấn lên 23,300 người tính tới cuối năm 1964 (5).     Nhân vụ tầu Maddox bị hải quân CS tấn công tại Vịnh Bắc Việt đầu tháng 8-1964, ngày 7-8 Johnson đưa ra Quốc hội để được ủng hộ can thiệp vào VN và đã được ủng hộ tối đa tại lưỡng viện Quốc hội, được thông qua lấy tên là Tonkin Gulf Resolution, Đạo luật Vịnh Bắc Việt (6).  Sách báo, thống kê về giai đoạn này (nhất là 1964) đều nói đại đa số người dân, thậm chí có tài liệu nói theo thăm dò 78% hoặc 85% người dân ủng hộ cuộc chiến (7).

TT Johnson tin tưởng kế hoạch oanh tạc giới hạn tại BV sẽ khiến họ chấm dứt cuộc xâm lăng nhưng đó là một sai lầm lớn, ngày 3-11-1964 ông đắc cử TT. Tình hình an ninh miền nam VN ngày càng xấu, TT Johnson e ngại cuộc chiến sẽ làm hỏng nhiệm kỳ và chương trình phúc lợi xã hội của ông như: Medicaire, Medicaid, Nhân quyền…Đầu tháng 3-1965, Johnson cho oanh tạc giới hạn Bắc Việt ngăn chận xâm nhập và  vận chuyển tiếp liệu của địch vào miền nam để khiến họ phải từ bỏ cuộc chiến, ngồi  vào bản hội nghị. Cuộc oanh tạc không có kết quả nên Tổng thống và các cố vấn phải thay đổi kế hoạch bằng đưa thêm quân vào miền nam để có thể thắng bằng cuộc chiến dưới đất (8). Giữa năm 1965 VNCH có nguy cơ sụp đổ, trung bình mỗi tuần mất một tiểu đoàn và một quận (9), giữa tháng 7-1965 McNamara sang viếng Sài Gòn quan sát tình hình và báo cáo cho Tổng thống biết tình hình tồi tệ hơn năm ngoái (1964), VNCH có thể sụp đổ trong vòng 6 tháng (10) khiến Johnson quyết định tăng quân, leo thang chiến tranh.

McNamara nói (11) sáu tháng (28-1 tới 28- 7-1965) là giai đoạn quyết liệt trong 30 năm can thiệp, Hoa Kỳ  can thiệp vào VN ồ ạt về quân sự. Trong giai đoạn định mệnh này Johnson đã oanh tạc Bắc Việt và đưa quân vào VNCH từ 23,000 ngươi (1964) lên 175,000 (1965) và khoảng 100,000 cho năm sau và còn tăng thêm nữa.

Năm sau 1966 tăng quân lên 385,300 người năm 1967 lên 485,600, 1968 lên 536,100 trong khi đó QĐVNCH tăng 1963 từ  243,000 người lên 514,000 năm 1964, lên 642,500 người năm 1965,  lên 735,900 người 1966, lên 798,700 năm 1967, lên 820,000 năm 1968…(12)

CSBV cũng gia tăng xâm nhập, bị tổn thât nặng nhưng họ vẫn tuyển quân và đưa người vào Nam, Mỹ ước lượng cuối 1967 có 180,000 quân BV và VC bị giết. Địch bớt xâm nhập nhưng gia tăng tuyển quân. Mặc dù Tướng Westmoreland mở chiến dịch lớn cuối 1967 cuộc chiến vẫn là những đụng độ nhỏ, địch chỉ đánh khi lợi thế. Mỹ tuy mạnh nhưng không tiêu diệt được VC.

Từ 1965 tới 1968 VC đánh du kích không dám trực diện với hỏa lực dữ dội của Mỹ. Johnson-McNamara áp dụng chiến tranh giới hạn về oanh tạc cũng như tại mặt trận trên bộ, không cho đánh qua biên giới Miên Lào nên đã kéo dài cuộc chiến đưa tới chống đối tại đất nhà. Chiến lược lùng và diệt địch của Westmoreland mặc dù tiêu diệt được nhiều địch nhưng họ vẫn chạy qua bên kia biên giới khi bị truy kích.

Sai lầm lớn nhất của Johnson là giao nhiều quyền cho McNamara, một nhà dân sự không hiểu biết gì về quân sự. Nhiều sử gia, chính khách đã đánh giá thấp khả năng McNamara, ông ta thất bại trong chiến dịch oanh tạc cũng như bình định miền Nam. Sau này các Tướng lãnh cho biết Bộ tư lệnh Mỹ bó tay  trước chính sách hạn chế của Johnson-McNamara, áp dụng chiến tranh hạn chế là một sai lầm lớn (13), vì không cho đánh qua miên, Lào khiến cho kế hoạch lùng diệt địch không đạt mục đích mong muốn.

Tỷ kệ ủng hộ cuộc chiến giảm dần, cuối 1965 là 61%, cuối 1966 trên 51%, cuối 1967 khoảng 48%, đầu 1968 còn 42%,  cuối 1968 chỉ còn 37%  (14), địch kéo dài chiến tranh để gây phản chiến tại Mỹ.

Cuối năm 1967 các viên chức Mỹ ước lượng 180,000 tên địch bị giết tính từ 1965 tới cuối 1967 (15). Sự thực số này có thể nhiếu hơn vì năm 1968, trong cuộc phỏng vấn dành cho nữ ký giả Ý Fallaci, Võ Nguyên Giáp cho biết đã mất hơn nửa triệu quân trong cuộc chiến.

Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân.

Theo tài liệu phía CS: “Sự kiện Tết Mậu Thân” (Bách khoa toàn thư, Wikipedia tiếng Việt) cho biết Lê Duẩn là người chỉ đạo chiến dịch này, nhằm đánh thẳng vào sào huyệt địch tại các thành phố, thị xã. Lê Duẩn đứng đầu trong số các nhân vật chỉ huy chiến dịch, kế đó là Văn Tiến Dũng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái. Duẩn là người chủ trương đánh lớn để tạo khúc quành cuộc chiến.

Trong bài “Tướng Võ Nguyên Giáp và tiến trình bí ẩn của kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân (1968)” của Merle L. Pribbenow (Nguyễn Việt dịch đăng trên trang mạng Talawas, năm 2010) cũng có nói kế hoạch này của Lê Duẩn nhằm giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng. Địch chủ trương tổng công kích và kêu gọi quần chúng nổi đậy đánh đổ chính quyền tay sai. Tổng cộng có ba đợt Đợt 1: 30-1 đến 28-3, Đợt 2: 5-5 đến 15-6, Đợt 3: 17-8 đến 30-9

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nổ ra vào đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968 (mồng một Tết Mậu Thân). Suốt từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau. Các lực lượng vũ trang CS bất ngờ tiến công rộng khắp vào 6 thành phố lớn, 44 thị xã, hàng trăm quận lỵ.

Theo tài liệu VNCH (16) CSBV huy động khoảng 100 tiểu đoàn vào cuộc tổng công kích qui mô này, tổng cộng 84,000 người. Tối mồng một tết tại Sài Gòn Cộng quân tấn công Bộ Tổng Tham mưu, Dinh Độc Lập, Bộ Tư Lệnh Hải quân, phi trường Tân Sơn Nhất  địch tấn công đồng loạt 28 tỉnh và thị trấn.  Hà Nội ra lệnh hoãn cuộc tấn công 24 giờ đồng hồ, các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Bình Định, Pleiku.. khai hoả trước nên miền Nam kịp thời cảnh giác.

Vì TT Johnson không cho đánh qua biên giới nên địch vẫn từ biên giới trở về tân công VNCH và Mỹ. Năm 1968 chúng từ các căn cứ Miên, Lào về mở chiến dịch Tổng công kích Tết Mậu Thân.

Thực ra chỉ có giai đoạn I trong tháng 2 là quan trọng vì địch có yếu tố bât ngờ nhưng dù vậy họ cũng vẫn bị đè bẹp, hơn 80% số VC bị giết thuộc giai đoạn I.  Hậu quả là 100 tiểu đoàn VC bị tan rã gần hết, có tới 70 % bị tử thương, 11% bị bắt làm tù binh, các cơ sở nằm vùng bị bại lộ, tiêu diệt. Theo tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trong tháng 2 -1968 VC bị giết 41,180 người, tháng 3-68 bị bắn hạ 17,192 người tổng cộng 58,372 người, có 9,461 người bị bắt làm tù binh.Trong số 84,000 cán binh được đưa vào trận Tổng công kích chỉ còn 16,168 tên chạy thoát, chưa tới 20%, VNCH có 4,950 người tử trận, 926 người bị mất tích, 15,097 người bị thương. Phía Đồng minh có 4,120 người tử trận, 19, 265 bị thương, 600 người mất tích.

Miền Nam bị thiệt hại nặng về kinh tế toàn quốc có trên 60,000 căn nhà bị hủy, 13 xưởng kỹ nghệ đổ nát vì bom đạn, 20 hãng xưởng khác bị hư hại, thiệt hại lên tới 25 triệu Mỹ kim. Nạn nhân chiến tranh lên gần 700,000 người, TT Nixon chỉ trích sự lưu manh bất lương của truyền thông Mỹ, mặc dù  Mỹ và VNCH thắng lớn nhưng họ đã xuyên tạc sự thật nói CS chiếm ưu thế hoàn toàn, Mỹ thua to (17). Họ không nhắc gì tới cuộc tàn sát đẫm máu của VC tại Huế, chúng đã giết khoảng từ 5 tới 10  phần trăm dân số tại đây nhưng họ lờ đi. Truyền thông chỉ nói sơ sài về sự tàn ác của CS tại Huế và khai thác vụ Mỹ Lai (tháng 3-1968) thật kỹ.

Mậu Thân 1968 là khúc quành bi thảm cho số phận của VNCH, phong trào phản chiến ngày một gia tăng dữ dội, từ tháng 1-1969 tới tháng 2-1970 (thời Nixon) có tới gần 2 ngàn cuộc biểu tình bạo động, đổ máu, 7,500 người bị bắt 43 người chết kể cả cảnh sát (18). Người Mỹ khởi đâu thương thuyết để rút khỏi Đông Dương.

Đầu năm 1968 miền Nam Việt Nam đánh thắng một trận lớn nhưng ta thua cuộc chiến. Trận Mậu Thân theo Davidson là chiến thắng quân sự nhưng thất bại chính trị, tâm lý của Mỹ (19)

Johnson-McNamara không cho đánh CS bên kia biên giới Miên, Lào nên mới có trận Mậu Thân đưa tới sụp đổ tất cả  mọi nỗ lực.

Cuộc Tổng cộng kích do Lê Duẩn chỉ đạo cho thấy chính sách thí quân dã man và tính đa sát điên cuồng của y: nhiều chục vạn thanh niên bị đẩy vào tử địa, mấy chục thị xã, tỉnh thành bị đốt phá, hàng vạn người dân vô tội bị tàn sát để thỏa mãn tham vọng xuẩn động của một tên độc tài thất học.

Cuộc chiến từ 1969, Hành quân vượt biên giới.

Nixon lên nhậm chức Tổng thống đầu năm 1969 bắt đầu đem quân về nước, phục hồi hòa bình khi phong trào phản chiến lên cao. Ông phải giải quyết vô vàn khó khăn do Johnson để lại.

VNCH được Hoa Kỳ yểm trợ đã mở cuộc hành quân sang Miên ngày 13-4-1970 phá hủy các căn cứ CSBV, nơi xuất phát những cuộc tấn công VNCH, để giúp chính phủ Miên chống lại áp lực của CS, cũng như hồi hương các Việt Kiều đang bị Miên bách hại.

Cuộc hành quân bắt đầu từ 29-4-1970 tới 22 -7-1970 có kết quả tốt, ruồng bố được mấy chục ngàn tên địch, giết hàng chục ngàn cán binh, tịch thu được trên 20 ngàn vũ khí, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.

Chiến dịch để giúp Mỹ dễ dàng rút quân khỏi VN và có thời giờ huấn luyện quân đội miền Nam tự vệ. Tháng 1-1970 Hoa Kỳ còn 542,000 quân tại VN, tháng 7 -1970 khi cuộc hành quân sang Miên chấm dứt chỉ còn 404,000 người. Việt Nam hóa chiến tranh khả quan hơn, Hoa Kỳ đẩy mạnh chương trình rút quân dần.

Tháng 1-1971 Nixon ban lệnh hành quân cắt đường mòn Hồ Chí Minh, Mỹ giúp chở tiếp liệu và trực thăng vận quân đội VNCH và yểm trợ phi pháo. VNCH tiến sâu khoảng 20 dặm vào đất Lào theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone, nơi tập trung các tuyến đường xâm nhập của CSBV, kế tiếp tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Trong khi ấy các đơn vị VNCH khác cũng sẽ mở cuộc tấn công tương tự vào các căn cứ CS tại Miên.

Cuộc hành quân lấy tên Lam Sơn bắt đầu ngày 8-2-1971, Quân đội VNCH chiến đấu anh dũng và hữu hiệu nhưng rồi lại gặp trở ngại. Lực lượng hành quân VNCH gồm Sư đoàn 1 BB, Sư đoàn Dù, Liên đoàn 1 Biệt động quân và Lữ đoàn 1 Kỵ binh, Sư đoàn TQLC là lực lượng trừ bị, quân số lúc nhiều nhất là 17,000 người.

BV huy động nhiều sư đoàn, xe tăng, pháo binh…phản công mạnh, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn thiếu yểm trợ không quân. VNCH tiến sâu vào Hạ Lào bị thiệt hại nặng, khi thiệt hại lên tới 3,000 TT Thiệu lệnh cho các Tướng lãnh ngưng tiến quân. Giữa tháng ba, VNCH rút lui về phía nam theo đường 914 bị địch truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1972 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày.

Theo Nixon trái với tin tức báo chí Mỹ, cuộc hành quân đạt thắng lợi quân sự. VNCH giết trên 9,000 tên địch , phá hủy 1,123 súng cộng đồng, 3,754 súng cá nhân, 110 xe tăng, 270 xe vận tải, 13,630 tấn  đạn dược, 15 tấn đạn hỏa tiễn 122 ly .

Nguyễn Đức Phương dựa theo tác giả R.H Cole cho biết:

Mỹ 176 chết, 1,942 bị thương, 42 mất tích, 108 trực thăng và 7 phi cơ bị phá hủy.

VNCH: 1,483 người chết, 5,420 bị thương, 691 mất tích. Thiệt hại quân dụng: 75 chiến xa và thiết vận xa, 405 xe vận tải bị phá hủy

CS: 13,535 chết, 69 tù binh.  Về quân dụng: 76 đại bác, 106 chiến xa, 405 xe vận tải bị tịch thu hoặc phá hủy; 1,934 vũ khí cộng đồng và 5,066 vũ khí cá nhân bị tịch thu” (20).

Cuộc Tổng tấn công 1972

Miền Nam VN thường gọi là trận Mùa hè đỏ lửa, phía CS gọi là “Chiến dịch xuân hè 1972” (Wikipedia tiếng Việt), họ nói nó kéo dài từ 30-3-1972 tới 31-1-1973, đánh Trị- Thiên, Bắc Tây nguyên, miền Đông Nam bộ  và Nam bộ. Chỉ huy chiến dịch gồm Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, văn Tiến Dũng.

Đây là trận Tổng tấn công lớn và đại qui mô gấp bội lần Cuộc tổng công kích Mậu Thân, lần này BV đổi sang chiến tranh qui ước với hơn chục sư đoàn có sự yểm trợ của xe tăng, đại bác. Xử dụng những đại đơn vị chính qui như trận này do Lê Duẩn chủ trương, ông ta chịu ảnh hưởng của Tướng Nguyễn Chi Thanh (mất năm 1967), phía CS cho biết:

Để giành thắng lợi, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã huy động rất nhiều tân binh cho trận quyết chiến này. Rất đông những người lính lên đường mùa hè 1972 ấy là những thanh niên từ 30 trường đại học – cao đẳng của Hà Nội: gần 10.000 bộ đội gồm sinh viên và cả giảng viên trẻ. Hiện nay ở Nghĩa trang Trường Sơn, ở Thành cổ Quảng Trị có rất nhiều bia mộ của những người lính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ghi năm sinh là 1953 hay 1954

Họ cũng nói lực lượng CSBV gồm 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (Nixon trong No more Vietnams trang 150 cũng nói vậy), khoảng 120,000 quân, (chưa kể quân bổ sung) 250-300 xe tăng, ba mặt trận chính:

Trị Thiên (vùng 1 VNCH) Quảng Trị-Thừa Thiên từ 30-3 tới 31-1-1973, gồm 40,000 quân chính qui (3 sư đoàn 304, 308, 324). VNCH có 2 sư đoàn BB, 2 lữ đoàn TQLC phải dàn mỏng ra nên yếu hơn. Đầu tháng 4-1972 VNCH phải rút, ngày 2-5 Quảng Trị bị BV chiếm.

Ngày 5-4-1972 Sư đoàn 5 và SĐ7 và một số trung đoàn độc lập từ biên giới tấn công tỉnh Bình Long, chiếm Lộc Ninh ngày 7-4, bao vây An Lộc ngày 13-4.

Ngày 12-4 Bắc Tây Nguyên nổ súng (Kontum). Sư đoàn 2 (CS) và một số trung đoàn độc lập tấn công Đắc Tô, Tân Cảnh, ngày 24-4 cả Đắc Tô, Tân Cảnh thất thủ.

Cuộc tấn công có kết quả lúc đầu nhờ bất ngờ, CS đã chọc thủng các phòng tuyến VNCH, ngày 23-4 tại Kontum, Sư đoàn 22BB VNCH rút chạy, Sư đoàn 23BB vẫn giữ vững vị trí. Ngày 27- 4 địch tấn công mạnh mặt trận Bắc VNCH, 4 ngày sau Quảng trị thất thủ.

Hoa Kỳ phản kích địch nhanh chóng, các đơn vị lớn của CS như xe tăng, tiếp liệu… làm mồi cho không quân Mỹ. Ngày 1- 4 Nixon cho lệnh oanh tạc (B-52) 40 cây số phía trên vĩ tuyến thứ 17, oanh kích vĩ tuyến 20, cho tập trung các lực lượng Hải, Không quân Đông nam Á, gửi hai tuần dương hạm và 8 khu trục hạm để hải pháo, 20 B-52, bốn phi đội F4 oanh tạc BV trở lại và nhiều đòn giáng trả tiếp theo đó.

CSVN công nhận hỏa lực khủng khiếp của Hạm đội Bẩy:

việc tập trung nhiều lực lượng xung quanh mục tiêu tiến công đã khiến Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đưa lưng hứng trọn hỏa lực, một số đơn vị thiệt hại nặng trước khi nổ súng

Quân đội VNCH sau đó phản công và tái chiếm lại Quảng Trị

Trong tháng 5 -1972 VNCH thắng thế, gió đã đổi chiều, Nixon dùng hỏa lực vũ bão đánh BV và đạt kết quả mỹ mãn. Tháng 8 -1972, VNCH  chiếm lại tỉnh Bình Long,  tại đây phía CS công nhận họ thiệt hại 10 ngàn quân, 25 ngàn thường dân bị giết.

Ngày 28-6-1972 Quân đội miền Nam bắt đầu tấn công mặt trận phía bắc, mười tuần  sau mặc dù mưa gió ba Sư  đoàn VNCH đã đẩy 6 Sư  đoàn BV ra khỏi Quảng Trị. Tháng 10-1972 Cộng quân phải rút lui.

Trong trận chiến này BV đưa hết lực lượng vào Nam, họ chỉ để lại một Sư đoàn và bốn trung đoàn độc lập tại Lào, không để lại Sư đoàn nào tại miền Bắc. CSBV bị đánh tơi tả, 75% số xe tăng bị bắn cháy, cán binh CS nay chỉ toàn là những thiếu niên 16, 17 tuổi, số tử thương khoảng 100,000 người (21)

Trong bài “Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh Việt Nam” của Trần Khải Thanh Thủy có nói ông này đã kể lại: Năm 1972, tại Trận Quảng Trị, Tướng Giáp chủ trương lấy ít địch nhiều, lấy yếu tố bất ngờ để tạo thế chủ động, kéo dài du kích chiến để địch suy tổn lực lượng rồi đánh dứt điểm Cổ thành nhưng Lê Duẩn bác bỏ, ông ta đập bàn và quát trong hội nghị:

“Thế là giảm sút ý chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu, cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu trách nhiệm”.

Tướng Giáp kể tiếp:

“Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu chập choạng tối, một đại đội ta ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 người) và 60 ngày đêm tấn công thành cổ ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn thanh niên, sinh viên, trí thức”

CSBV đánh giá thấp đối phương, Mỹ-VNCH không cần đi lùng địch mà địch tự đến nạp mạng. Họ bỏ du kích chiến lợi hại sang đánh qui ước là một sai lầm lớn, trong khi Mỹ- VNCH quá thành thạo qui ước vì đã được huấn luyện về cuộc chiến này. Lại nữa phía CS đánh lớn thiếu phi cơ là một khuyết điểm lớn, thời Thế chiến thứ hai, các nước  Anh, Mỹ, Đức, Nhật… đều có một lược lượng không quân hùng hậu yểm trợ.

Hậu quả là hàng trăm ngàn cán binh CS đã làm mồi cho B-52, pháo binh,  không quân VNCH, cuộc Tổng tấn công 1972 cũng chỉ là trận đánh thí quân lớn qui mô như Tổng công kích Têt Mậu Thân năm 1968

Lại thêm một sai lầm, một tội ác của Lê Duẩn.

Trận chiến 1975

Cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc là cuộc chiến viện trợ vũ khí đạn dược, cả hai bên đều không làm vũ khí đạn dược mà phải xin viện trợ từ nước ngoài, bên nào vũ khí, tiếp liệu mạnh thì bên đó thắng

Hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973, Hà Nội vi phạm hiệp định sau ngày ngưng bắn, VNCH chống lại. Tháng 2-1973 đã có 175 xe vận tải, 223 xe tăng BV vào Nam qua đường mòn Hồ chí Minh, BV gia tăng xâm nhập.

Quốc Hội Dân Chủ kiên quyết chống chiến tranh VN, tháng 6-1973 họ ra luật cắt hết ngân khoản quân sự dành cho Đông Dương của Hành Pháp khiến VNCH không còn hy vọng yểm trợ của không lực Mỹ (22)

Sau đó họ cắt giảm viện trợ quân sự xương tủy VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ  2,1 tỷ tài khóa  1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975,  (23) khiến cho VNCH suy yếu rõ rệt 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ. Vì bị cúp nhiên liệu,  khả năng lưu động vận chuyển của quân đội không còn. Hỏa lực giảm từ 60 tới 70% , tháng 3 -1975 đạn chỉ còn đủ xử dụng trong một tháng, giữa tháng 4 chỉ còn đủ cho xài khoảng 10 ngày (24)

Trong khi đó Viện trợ quân sự của khối CS cho BV không thay đổi   (25). Giai đoạn 1969-72 Tổng số 684,666 tấn vũ khí, giai đoạn 1973-75 649,246 tấn coi như tương đương.

Theo Kissinger (Years of Renewal trang 481) CSBV đã xin được viện trợ của  Sô viết tăng gấp bội. Thàng 12/1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội. Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV. Sau đó  Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần  trong những tháng kế tiếp, Nga khuyến khích BV gây hấn.

Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì vụ Watergate, Phó TT Gerald Ford lên thay, VNCH suy yếu trong khi BV chuẩn bị tổng tấn công

Ngày 12-12-1974 CSBV tấn công Phước Long tới ngày 7-1-1975 thì chiếm được thị xã, địch thăm dò Mỹ sau đó mở chiến dịch đánh chiếm Ban Mê Thuột bằng lực lượng lớn gần 3 sư đoàn, sau một tuần chiến đầu anh dũng quân trú phòng phải rút bỏ. Ngày 13- 3-1975 Ban Mê Thuột thất thủ, hôm sau ông Thiệu bay ra Cam Ranh mở phiên họp cao cấp quân sự sau dó ra lệnh triệt thoái Quân đoàn II đóng tại Pleiku bắt đầu từ 16-3-1975. Cuộc triệt thoái thảm bại ít nhất 75% lực lượng VNCH bị hủy hoại trong vòng có 10 ngày

Tại quân khu I áp lực đích rất mạnh, lực lượng BV tương đương 8 sư đoàn, hỏa lực áp đảo, ngày 20 rút bỏ Huế về Đà Nẵng , cuộc triệt thoái thê thảm hơn Quân khu II. Quân khu I thất thủ một cách dễ dàng trong khoảng 10 ngày, Đà Nẵng coi như thất thủ ngày 29-3. Cuộc lui binh thất bại hoàn toàn được coi tồi tệ hơn so với Quân đoàn II, hỗn loạn gấp bội phần, sự thiệt hại về nhân mạng cao hơn tại QK II.

Năm 1975, CSBV đốc toàn lực vào chiến trường miền nam  với 15 sư đoàn chính qui (thuộc 5 quân đoàn) và trên mười trung đoàn độc lập, toàn bộ tương đương khoảng 20 sư đoàn. Cuối tháng 3-1975 Quân Khu I và II lọt vào tay đối phương, một phần vì ông Thiệu sai lầm trong chiến thuật tái phối trí lực lượng nhưng phần lớn vì kiệt quệ tiếp liệu đạn dược. Tháng 4-1975 pháo binh hết đạn, máy bay nằm ụ gần hết vì thiếu cơ phận thay thế, thiếu săng cất cánh.  Các Quân đoàn, Sư đoàn rút dần, co cụm….    Quân đội VNCH bị mất một nửa lực lượng tính tới đầu tháng 4-1975, số phận của phần đất còn lại chỉ là thời gian. Nỗ lực cuối cùng của miền Nam đẩy lui địch tại Long Khánh hạ tuần tháng 4-1975. Mười ngày sau 30-4-1975 Sài Gòn thất thủ vì cạn kiệt tiếp liệu, đạn dược.

Trong hồi ký Tướng Văn Tiến Dũng cho biết vào cuối năm 1974, quân đội Sài Gòn suy giảm nghiêm trọng vì thiếu xăng dầu, đạn dược. ông ta nói  vào thời điểm đó, tình hình quân đội Sài Gòn còn bi đát hơn nhiều hơn mà họ không ngờ. Tướng Văn tiến Dũng khoe khoang chiến thắng trong Đại Thắng Mùa Xuân. Cuộc chiến người Việt giềt người Việt đã chẳng hay gì lắm lại là cuộc chiến ăn cướp như Bùi Tín nói. Tướng Dũng khoe đã đánh bại các Quân đoàn, sư đoàn địch…nhưng ông quên kể quân ta đã lấy được bao nhiêu xe Honda, ô tô, khuân được bao nhiêu tấn gạo, TV, tủ lạnh của địch.

Cũng trong bài của Trần Khải Thanh Thủy nói trên Tướng Giáp kể lại: gần cuối tháng 4-1975, ông đề nghị nên tôn trọng Tòa đại sứ Mỹ và các nhà ngoại giao của họ nhưng Ba Duẩn trợn mắt quát.

Không được, phải đánh chết những con chó, kể cả khi nó đã rơi xuống nước. Tất cả bọn Mỹ, dù là cán bộ ngoại giao hay Lầu Năm Góc đều là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Vì thế, phải chiến đấu quét sạch chúng đi, không để một tên xâm lược nào trên mảnh đất chúng ta

Khi lệnh Ba Duẩn ban ra, người Mỹ tại Sài Gòn phải vội vã  tháo chạy  những ngày 28, 29, 30…. để lại một dấu ấn nhục nhã trong lịch sử nước Mỹ.

Võ Nguyên Giáp nói:

Ngay sau đó ta phải trả một giá đắt cho chính sách cực đoan của mình. Hiếu thắng một giây, kiêu ngạo một giờ mà đổi bằng cái giá của 20 năm cấm vận. Cả nước vật lộn trong mưu sinh, khốn khó của thời hậu chiến.

Thời hậu chiến

Cuộc chiến tranh giải phóng đã khiến cho người miền Nam tuyệt vọng liều chết vượt biển tìm tự do trong khi người miền Bắc thất vọng, nay họ mới thấy rõ bộ mặt ghê tởm của Đảng và Nhà nước. Trước đây người ta thường nghe tuyên truyền đồng bào Nam bộ lầm than đói khổ vì Mỹ -Ngụy bóc lột, nay trước mắt họ miền Nam quá sung túc văn minh so với cảnh cơ hàn của miền Bắc.

Hậu quả của các cuộc chiến tranh liên miên đưa tới khủng hoảng về kinh tế, đời sống. Từ 1976 tới 1986 CSVN bị cô lập, ông Trần Văn Thọ (Giáo sư Đại học Waseda, Đông Kinh) viết về tình trạng kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh khi Lê Duẫn nắm quyền:

Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài. Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979 sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm 1976. Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sông của người dân vô cùng khốn khổ. Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam.

(Lê Duẩn -Wikipedia tiếng Việt)

Nguy cơ thiếu ăn kéo dài cho tới thời kỳ đổi mới cuối năm 1986 khi Lê Duẩn chết mới có biến chuyển. Tổng sản lượng trong 10 năm trước ngày đổi mới (1976-1986) chỉ tăng 35% (trung bình một năm 3,5%) trong khi dân số tăng 22%, lợi tức đầu người chỉ tăng khoảng 1%. Việt Nam trong khoảng thời gian này được xếp trong số 10 nước nghèo đói nhât thế giới.

Đỗ Mười, Phó thủ tướng Trưởng ban Cải tạo công thương nghiệp theo chỉ đạo của Lê Duẩn tiến hành đánh tư sản tại miền Nam VN đã gây ra thảm kịch. Ngày 23-3-1978 Mười cho khoảng 60 ngàn đoàn viên Thanh niên CS đi khắp nơi  đóng cửa kiểm kê các nhà tư sản rồi lấy nhà đuổi đi kinh tế mới, có tới mấy chục ngàn cơ sở thương mại bị đóng cửa trong một ngày.

Chiến dịch thất nhân tâm này khiến nhiều người phải tự tử hoặc đi vượt biên, một cuộc ăn cướp vĩ đại trắng trợn, trấn lột tài sản các thương gia để bỏ túi chia chác nhau, lấy nhà cửa phân phối cho các đảng viên từ ngoài Bắc vào. Ước lượng có hai triệu người đi vượt biên, mấy trăm nghìn người thiệt mạng ngoài biển khơi.

Sau này cùng với Duẩn, Mười bị kết án là người đã gây ra thảm kịch kinh tế miền nam sau 1975, đây là một kế hoạch ngu xuẩn khi đem một chủ nghĩa kinh tế mọi rợ, áp dụng vào xã hội tân tiến miền nam VN.

Còn tiếp phần II

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

———————————————————–

Cước chú

(1) Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1955-1963, trang 228,229

(2) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh VN Toàn Tập trang 20, 21

(3) Richard Nixon, No More Vietnams trang 50: trong năm 1964 chủ lực quân địch tăng từ 10,000 lên tới 30,000 người; phụ lực quân địch tăng từ 30,000 lên 80,000 người.

(4) BBC Vietnamese.com. Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh 10-5-2006. Giai đoạn 1955-60: 45 ngàn tấn viện trợ vũ khí, giai đoạn (1961-64) lên 70 ngàn tấn.

(5) Chiến tranh Việt Nam Toàn Tập trang 886

(6) No More Vietnams trang 73, 74, 75

(7) Stanley Karnow: Vietnam a History trang 390; answer.com, Domino theory

(8) Stanley Karnow. Vietnam A History trang 435

(9) Ngô Quang Trưởng, Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, trang 16, 17.

(10) Vietnam A History trang 440, 441

(11) In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam (1995), trang 169

(12) Vietnam war Allied troop Level 1960-73 http://www.americanwarlibrary.com/vietnam/vwatl.htm

(13) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal trang 194, 198.. Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối của VNCH trang 282

(14) Opposition to the US involvement in the Vietnam war, Wikipedia

(15) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal, trang 212

(16) Tổng hợp các tác giả: Chánh Đạo: Mậu Thân 68 Thắng Hay bại;

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975.

Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề

Nhắc Tới Texas 1991

(17) Richard Nixon: No More Vietnams trang 91, 92, 93

(18) Richard Nixon: No More Vietnams trang 126

(19) Phillip B. Davidson: Vietnam At War The History 1946-1975, chương 18 The Tet offensive trang 473.

(20) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 519.

(21) No more Vietnams trang 150, Chiến Tranh VN Toàn Tập trang 587

(22) Khi Quốc hội ra luật bó tay Tổng Thống Nixon như trên coi như họ đã bỏ VN rồi vì theo Nixon ngoài viện trợ cho VNCH 2 tỷ năm 1973, Mỹ cần yểm trợ B-52 ( No More Vietnams tr 189).

Tác giả George Donelson Moss (Vietnam, An American Ordeal trang 388)

nói viện trợ của Mỹ cho VNCH hằng năm phải ở mức từ 3 tỷ cho tới 3 tỷ rưỡi vì họ được huấn luyện chiến tranh kiểu Mỹ rất tốn kém, cần nhiều hỏa lực, 2 tỷ một năm sự thực không đủ

(23) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471; Cao Văn Viên Những Ngày Cuối VNCH trang 82, 83

(24) No More Vietnams trang 187, Cao Văn Viên NNCVNCH 91, 92 , Phillip B. Davidson Vietnam At War, The History 1946-1975 trang 748.

(25) BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006: Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh

 

10 Phản hồi cho “Lê Duẩn và cuộc chiến tranh Việt Nam [1]”

  1. Dao Cong Khai says:

    Tôi thấy rang chính long yêu nước của người VN đã hại chính họ. Họ yêu nước nhưng họ ngu ngốc nên đã bị bọn đầu trâu mặt ngựa cùng chủng tộc của họ lợi dung. và lường gạt đưa họ vào chỗ chết và gây chết choc’, tang thương và điêu linh cho những người VN khác. Chính tôi cũng là nạn nhân của những người VN yêu nước ngu xuẩn đó. Bây giờ đến lúc gần chết, mấy người yêu nước ngu ngốc đó mới … phản tỉnh thì too late rồi. Sorry, không ai thông cảm với họ được, nợ máu thì phải trả bang máu!

    • haingoia says:

      Làm chó gì có chuyện yêu nước ở đây? Vớ vẩn
      Yêu nước để được xe hơi biệt thự, chơi gái chân dài? Để lấy zăm bẩy con vợ bé?
      Yêu nước để được cầm súng vượt dẫy Trường sơn đầy bom đạn, sơn lam chướng khí
      Chẳng qua chỉ là bị bắt ép đi vào chỗ chết thôi
      Mười người lên đường vào Nam chỉ có một người trở về

  2. Tudo.com says:

    @TIẾNG NGÀN:(Quần chúng của hai bên trong cuộc chiến tranh đó, ngay từ đầu cho đến khi kết thúc luôn chỉ được nghe tuyên truyền theo kiểu một chiều, thậm chí lắm khi ngu dân và giả dối.)

    Ông Thầy ơi! Sao lại là “hai bên”?

    Chính phủ VNCH có nói rằng, miền Bắc theo chủ nghĩa CS muốn đánh chiếm miền Nam để bành trướng chủ nghĩa CS và thực tế thì đúng như vậy. Và hầu hết dân chúng miền Nam, trong đó có Thầy được tiếp cận tất cả thông tin, sách báo trên toàn thế giới, kể cả sách báo CS như Tư Bản Luận, thế thì sao có thể gọi là “theo kiểu một chiều”?

    Trong khi đó nhà cầm quyền VNDCCH tuyên truyền rằng, miền Bắc phải giải phóng miền Nam vì sự xâm lăng chiếm đất cướp của bởi đế quốc Mỹ.
    Nhưng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền nam là vì họ chỉ mượn miền Nam để chận đứng làn sóng bành trướng của CS mà thôi.

    Vậy ông Thầy có thể vui lòng giải thích rỏ hơn thế nào là một và hai chiều không?
    Nếu không, mấy ông đặc công. . .cà răng căng tai đọc comment nầy xong sẽ run đùi cười ruồi và nói, thấy chưa, kỳ nầy cho tụi sờ mu. . . mí chị sẽ bị vỡ. . .mật luôn chứ không phải vỡ mặt nữa đâu!

    • HAI BÊN

      Hai bên là cách nói cho công bằng thế thôi, chẳng lẽ chỉ nói một bên trên diễn đàng công khai trước bàng dân thì vẫn lại có người trách. Tuy nhiên có ý kiến phản diện hay phản biện kiểu đó là đã có tiếng nói của ngay ngắn và khách quan rồi. Đó là sự tinh tế và cẩn trọng của ngôn ngữ công cộng vậy mà.

      Hai bên, có nghĩa dù sao cũng phải có bên nào nhiều, bên nào ít trong các tuyên truyền mị dân. Tất nhiên bên nào độc tài, quá khích, duy ý chí hay sắt máu hơn thì càng tuyên truyền bất chấp sự thật mạnh hơn. Hai bên là bên nào cũng tung hô lãnh tụ để lôi kéo dân, chỉ khác là một bên thì tung hô tột trời chủ nghĩa cộng sản, còn bên kia hoàn toàn không, hay theo chiều hướng ngược lại thế thôi.

      Cũng còn cái khác nữa, có bên dù không độc tài lắm cũng bị hô là quá sức độc tài do các bọn phản phé kiểu Hồ Ngọc Nhuận chẳng hạn. Còn bên hoàn toàn độc tài theo nguyên tắc, cũng bị kẻ ăn theo, hùa theo cho rằng dân chủ gấp cả triệu lần, tốt đẹp, nhân văn gấp cả triệu lần, như ni sư Huỳnh Liên, hay Ngô Công Đức chẳng hạn.

      BẠT NGÀN
      (22/4/14)

  3. Hồ Bác Cụ says:

    Giờ đây, người VN chúng ta đã hiểu rõ:
    1. Tội phạm chính trong việc gây ra chiến tranh với Pháp (trận ĐBP) rồi dẫn đến việc chia đôi đất nước, là tội của Hồ chí minh.
    2. Tội phạm chính trong việc khủng bố xâm lăng miền Nam bằng quân sự dẫn đến quân đội Mỹ nhảy vào VN, là tội của Lê Duẩn.

    Nên nhớ rằng Bắc Hàn sau khi xâm lăng Nam Hàn với sự trợ giúp của Tàu cộng bị thất bại, sau đó đã phải dừng lại ở biên giới mà không dám xâm lăng Nam Hàn nữa, chỉ vì Mao lo sợ Mỹ có thể tấn công. Do đó, chủ trương khủng bố xâm lăng miền Nam không đến từ Bắc Kinh, mà chính là do Lê Duẩn đề xướng. Hồ chí minh, theo như một số đảng viên CSVN, đã không đồng tình việc này nhưng chỉ vì do Lê Duẩn vận động trong đảng và khư khư theo đuổi đường lối “Phỏng Giái” miền Nam bằng giải pháp quân sự. Có thể tìm đọc thêm tài liệu: Đồng chí B nói về âm mưu chống VN của bè lũ phản động TQ – Bùi Xuân Bách (Theo Nghiên Cứu Quốc Tế)

  4. Lại Mạnh Cường says:

    Cám ơn Trọng Đạt đã dày công sưu tầm tài liệu và viết bình luận thật hấp dẫn :-) !

    Tác giả đưa bằng chứng cho thấy rõ XÂM LĂNG MIỀN NAM BẰNG VŨ LỰC là chủ trương của Lê Duẫn. Chính nó đã đưa Lê Duẫn lên đài danh vọng và quyết tâm ấy đã phải trả giá bằng bao nhiêu triệu sinh linh, nhà tan cửa nát, biêt bao đổ vỡ tình tự dân tộc …

    CS đã khéo léo che đậy dã tâm trên qua trò bịp bợm CHÍNH TRỊ là, sau Đại hội 3 năm 1960 đã cho gấp rút thành lập Mặt trận Phỏng giái. Rồi gán cho cái nó vai trò quan trọng là QUẨN CHÚNG TRONG NAM TỰ PHÁT nổi lên đấu tranh chính trị và vũ trang chống lại chính quyền quốc gia là Việt Nam Cộng hoà.
    Như thế V+ vô can, trong khi VNCH vi phạm Hiệp định đình chiến Geneva 1954 ngăn trở tổng tuyển cử, làm mẩt lòng dân, rồi đàn áp dân, khiến dân nổi lên chống lại ….

    Ngay từ năm 1959 V+ đã cho người dò đường xâm nhập miền Nam, để ngay sau đó làm thành con đường mòn Hồ Chí Minh (Hochiminh trail) nhằm vận chuyển bí mật vận chuyển người, vũ khí và các tiếp liệu để thành lập đội quân phỏng giải cho cái hình nộm Mặt trận phỏng giái nói trên.

    Thế giới lầm hay người ta cố tình lầm, bởi V+ ra sức tuyên truyền không có bộ đội miền Bắc xâm nhập vào Nam, mậc dù không dấu diếm “miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn” !

    Ta chỉ có thể than thở với nhau: THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU trong hoàn cảnh trâu bò húc nhau !

    Hiện tại ta phải làm sao giải trừ độc tài bằng tranh dấu dựa trên sức mạnh của dân là chính yếu, nhất là cần phải tránh cảnh ăn bám, để rồi tự mình đánh mất quyền tự chủ, bị lệ thuộc số phận hoàn toàn trong tay người lúc nào mà không hay !

  5. Hoàng Lê says:

    Chịu khó đọc sách, báo, tra cứu từ Net, chịu khó suy nghĩ với lương năng, lương tri thì rõ ràng chiến tranh VN là phi nghĩa đối với người Việt. Trong cuộc chiến tranh ấy, súng ống, bom đạn, gạo cơm, xăng nhớt là do các siêu cường của hai thế lực kình chống nhau còn máu xương là của VN. CSVN rất tự hào, tự mãn với kết quả “Mỹ cút, Ngụy nhào” nhưng họ có nghĩ đến mà xót xa rằng máu của người Việt chảy thành sông và xương chất thành núi? Biết bao nhà cửa, cầu kỳ, đường sá bị tàn phá? Biết bao góa phụ, con côi cô đơn, đói khổ? Và hậu quả di lụy đến ngày nay là một VN hèn yếu phải câm nín, xuôi tay trước những tuyên bố láo xược, hành động ngang tàng của Tàu cộng. Một chiến thắng làm cho Mỹ cút, nhưng hiện nay ta lại rất muốn cầu thân với Mỹ, rất muốn xài đồ Mỹ, học hành ở Mỹ thì chiến thắng ấy vô nghĩa 100%. Chắc là giới cầm quyền của các siêu cường Mỹ, Nga, Trung và những ai biết sự thật phải cười nhạo, khinh bỉ CSVN rằng dại khờ, ngu dốt và hăng máu!

  6. THỬ NHÌN LẠI BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM TRONG QUÁ KHỨ

    Bây giờ chiến tranh đã qua 41 năm rồi, mọi người thức giả và có đầu óc công tâm Việt Nam phải nên nhìn lại. Thời kỳ chiến tranh đó đã kéo dài 30 năm, từ 1945 đến 1975, có bốn lực lượng tham dự trong đó là những người cộng sản VN, những người VN không CS, lực lượng của Pháp, và lực lượng can thiệp của Mỹ.

    Ban đầu chiến tranh xảy ra giữa lực lượng Pháp và lực lượng Việt Minh (bao gồm những người CSVN và những người VN chống Pháp), bởi Pháp vẫn muốn một chính sách hậu thuộc địa, hay it ra nước VN phải ở trong Liên Hiệp Pháp. Vấn đề tế nhị là chính phủ được gọi là Quốc gia Việt Nam hay chính phủ Bảo Đại lại đứng về phía Pháp chống lại Việt Minh.

    Đến khi chiến tranh kết thúc sau 9 năm, phía Pháp thua trận Điện Biên Phủ phải cuốn gói, đất nước bị chia đôi chính thức, mien Bắc lực lượng cộng sản lên cầm quyền, miền Nam chính phủ Ngô Đình Diệm lên cầm quyền lập ra chế độ Việt Nam cộng hòa đối địch lại với chế độ Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

    Thế nhưng trong bối cảnh cuộc chiến tranh chung như thế, thực sự nó không phải cuộc chiến tranh hoàn toàn riêng lẻ, tách biệt hay đơn độc tại riêng Việt Nam, mà thực chất nó được lồng chung trong cuộc đối đầu ý thức hệ, một bên là tư bản chủ nghĩa hay thị trường tự do đứng đầu là Mỹ, một bên là cộng sản chủ nghĩa hay kinh tế tập thể phi thị trường, đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc khi ấy.

    Có nghĩa mọi người lãnh đạo hay cầm quyền trong chiến tranh Việt Nam khi đó ở cả hai phía đều không đi ra ngoài bối cảnh chung của cuộc đối đầu ý thức hệ bao quát như đã được nói. Chính vì Mỹ đã có ý đồ hất chân Pháp khỏi Việt Nam, nên cuối cùng Pháp đã thất bại mau lẹ. Nhưng cuối cùng Trung Quốc và Mỹ bắt tay nhau, cũng như Mỹ và Liên Xô trao đổi ngấm ngầm chiến lược toàn cầu của mỗi bên tính toán thế nào đó và Mỹ đã để thua và những người cộng sản Việt Nam đã chiến thắng.

    Vậy nhưng lịch sử không phải chỉ lô-gich hay đơn giản như người ta suy nghĩ chủ quan theo ý mình muốn. Đùng một cái, khối Liên Xô, Đông Âu hay khối cộng sản cũ đã sụp đổ và tan thành mây khói. Thế là bao bao nhiêu năm quyết tâm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở toàn miền Bắc rồi toàn cả nước sau ngày 30/4/75 một cách vất vả, ngặt ngèo và không kết quả, cuối cùng những người CSVN đành phải ngưng lại, bỏ dở và chuyển sang kinh tế thị trường theo gương Trung Quốc.

    Đấy bối cảnh chung như thế, nên không có cá nhân nào công đức, thật sự tài năng riêng hoặc thần thánh gì trong suốt cuộc chiến tranh này. Đó chẳng qua là hoàn cảnh lịch sử chung của đất nước cũng như toàn thế giới đưa lại lúc đó. Bởi nếu không có chủ thuyết Mác, không có sự lập nên chế độ nhà nước Liên Xô, Trung Quốc, không có sự chủ quan của người Pháp, không có sự can thiệp của lực lượng Mỹ cũng chưa chắc đã có cuộc chiến tranh này, hay nếu có biết đâu nó cũng xảy ra hoặc diễn ti

    • Đấy bối cảnh chung như thế, nên không có cá nhân nào công đức, thật sự tài năng riêng hoặc thần thánh gì trong suốt cuộc chiến tranh này. Đó chẳng qua là hoàn cảnh lịch sử chung của đất nước cũng như toàn thế giới đưa lại lúc đó. Bởi nếu không có chủ thuyết Mác, không có sự lập nên chế độ nhà nước Liên Xô, Trung Quốc, không có sự chủ quan của người Pháp, không có sự can thiệp của lực lượng Mỹ cũng chưa chắc đã có cuộc chiến tranh này, hay nếu có biết đâu nó cũng xảy ra hoặc diễn tiến theo cách khác hoặc giả cũng chẳng thể kéo dài lâu đến thế, đúng ba thập niên mà sau thế chiến thứ hai cũng chưa có cuộc chiến tranh nào kéo dài, tốn phí, khủng khiếp và tàn phá nhiều mặt đối với đất nước giống như nó.

      Quần chúng của hai bên trong cuộc chiến tranh đó, ngay từ đầu cho đến khi kết thúc luôn chỉ được nghe tuyên truyền theo kiểu một chiều, thậm chí lắm khi ngu dân và giả dối. Bởi quy luật chiến tranh hay chính trị là như vậy, mỗi bên đều muốn giành phần thằng theo cách của mình, đặc biệt nếu là cuộc chiến tranh kiểu ý thức hệ thì mọi cách tuyên truyền lại được đẩy mạnh thành cao trào mọi mặt hơn ai hết. Nên chỉ có nhân dân tức quần chúng đơn thuần là chịu nhiệu hậu quả và hệ lụy nhất. Và họ cũng thường chỉ nói, hiểu biết, hay suy nghĩ một chiều do chính yếu tố quyền lực bề ngoài và bên ngoài tác động lên đó. Song cuối cùng không gì qua được chính lăng kính của lịch sử, và càng lùi xa quá khứ để tiến dần đến tương lai thì chính lăng kính đó càng được rõ hơn, sáng tỏ hơn cũng như mọi điều khách quan qua đó sẽ không có ai giấu ai được cả.

      ĐẠI NGÀN
      (19/4/16)

      • Tudo.com says:

        @TIẾNG NGÀN:(Quần chúng của hai bên trong cuộc chiến tranh đó, ngay từ đầu cho đến khi kết thúc luôn chỉ được nghe tuyên truyền theo kiểu một chiều, thậm chí lắm khi ngu dân và giả dối.)

        Ông Thầy ơi! Sao lại là “hai bên”?

        Chính phủ VNCH có nói rằng, miền Bắc theo chủ nghĩa CS muốn đánh chiếm miền Nam để bành trướng chủ nghĩa CS và thực tế thì đúng như vậy. Và hầu hết dân chúng miền Nam, trong đó có Thầy được tiếp cận tất cả thông tin, sách báo trên toàn thế giới, kể cả sách báo CS như Tư Bản Luận, thế thì sao có thể gọi là “theo kiểu một chiều”?
        Trong khi đó nhà cầm quyền VNDCCH tuyên truyền rằng, miền Bắc phải giải phóng miền Nam vì sự xâm lăng chiếm đất cướp của bởi đế quốc Mỹ.
        Nhưng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền nam là vì họ chỉ mượn miền Nam để chận đứng làn sóng bành trướng của CS mà thôi.

        Vậy ông Thầy có thể vui lòng giải thích rỏ hơn thế nào là một và hai chiều không?
        Nếu không, mấy ông đặc công. . .cà răng căng tai đọc comment nầy xong sẽ run đùi cười ruồi và nói, thấy chưa, kỳ nầy cho tụi sờ mu. . . mí chị sẽ bị vỡ. . .mật luôn chứ không phải vỡ mặt nữa đâu!

Leave a Reply to SƯƠNG NGÀN