WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bác Quang trở lại trường xưa

Phấn trắng vẫn bay bay, tiếng nói vẫn đều đều
Chào thầy con đã về….Thầy cười vui hả hê….

Nguyễn Quyết Thắng

Ông Trần Đại Quang về thăm trường cũ

Ông Trần Đại Quang về thăm trường cũ. Ảnh baogiaothong

Đã lâu, không biết là lâu cỡ chừng nào – dám tới hơn hai mươi năm trước – tôi có gặp Nguyễn Quyết Thắng, khi ông và gia đình ghé thăm California. Ngày ấy, con gái út của tôi vừa mới chập chững biết đi và tôi cũng vừa được bác sĩ gia đình báo tin là mình mắc bệnh viêm gan C.

Chúng tôi ngồi chơi ở nhà Lâm Văn Sang. Đó là lần đầu tiên tôi ngồi cụng ly với bạn bè mà không cảm thấy thoải mái hay an tâm cho lắm!

Loanh quanh bên bàn rượu là ái nữ của Thắng, một cô bé rất xinh, sắp đến tuổi dậy thì. Tôi nhìn cháu mà không khỏi trạnh lòng: “Chả biết bao giờ con mình mới lớn được đến bằng này, và e là mình khó thể sống sót cho đến ngày hôm ấy.”

Vậy mà gần một phần tư thế kỷ đã qua. Các cháu đều đã trưởng thành. Thời gian qua nhanh quá. Mọi chuyện cũng đã phôi pha. Tôi không còn nhớ gì nhiều về buổi gặp gỡ vào chiều hôm đó, trừ giọng hát trầm ấm (và thiết tha) của người nhạc sĩ du ca:

Nhìn diều đang lên cao, nghe sáo trúc reo
Nhìn về nơi thôn xa, trái tim con nở hoa
Nhìn đàn em thơ qua, nghe chúng múa ca
Nhìn vào lòng yêu thương, ngậm lúa thơm quê nhà
Nhìn về trường xưa im bóng trơ vơ

Đường về say sưa bước trên cỏ thưa
Nhìn thầy thân yêu tóc trắng phôi pha
Phấn trắng vẫn bay bay, tiếng nói vẫn đều đều
Chào thầy con đã về….Thầy cười vui hả hê….

(Đứa Học Trò Trở Về - 1973)

 

Nguyễn Quyết Thắng. Ảnh: ducavn

Nguyễn Quyết Thắng. Ảnh: ducavn

Người học trò năm xưa về thăm thầy học cũ, sau một “cuộc chiến dài” nhưng vẫn còn giữ được nguyên tấm lòng hồn nhiên và đôn hậu:

Hôm xưa con ra đi, hòa mình với đời. 

Ôi bao xót thương cuộc chiến dài. 

Con yêu manh áo rách, 

con yêu dòng nước mắt, 

nên con yêu một ngày bình yên. 

Cuộc chiến Bắc/Nam chấm dứt vào tháng 4 năm 1975. Hơn bốn mươi năm đã qua nhưng đất nước chưa bao giờ có “một ngày bình yên” nào cả. Đã thế, giấc mơ được sống yên bình – xem ra – mỗi lúc một thêm xa ở Việt Nam.

Người dân chưa kịp mừng vì viễn ảnh hoà bình và thống nhất thì đã phải ghánh chịu vô số những tai ương liên tiếp, từ những kẻ cầm quyền: chiến dịch đánh tư sản mại bản, chính sách học tập cải tạo, chủ trương đổi tiền, kế hoạch kinh tế mới, chiến tranh Miên/Việt, phong trào thu vàng bán bãi vượt biên…

Những làn sóng vượt biên vẫn tiếp tục kéo dài cho đến tận hôm nay, với những đợt . Tuy có tên gọi là nouveaux boat people nhưng không ai di chuyển bằng thuyền. Họ đi bằng máy bay với những lý do khác biệt: du lịch, du học, lấy chồng ngoại quốc, mang tiền ra nước ngoài đầu tư doanh nghiệp. Tất nhiên, cũng không ít kẻ đi chui – chui trong những chiếc xe tải – qua biên giới xứ người.

Những cái cột đèn – ở cả hai miền – vẫn đều cứ nhấp nhổm muốn đi, nếu chúng có chân. Người ta cũng thế, nếu có điều kiện hay phương tiện.

Sao thảm vậy?

Vì hơn nửa thế kỷ qua chưa bao giờ thực sự có “một ngày bình yên” ở đất nước này; đã thế, nỗi bất an còn lớn dần theo thời gian, theo như nhận định của một blogger – Nguyễn Hưng Quốc:

“Trước hết là thiếu an toàn về chính trị. Ở bình diện cá nhân, người ta có thể bị bắt bớ hay tra tấn bất cứ lúc nào nếu muốn có một tư duy độc lập và nếu muốn thực hiện quyền tự do ngôn luận. Ở bình diện quốc gia, dù nhà nước Việt Nam luôn xem sự ổn định là một trong những mục tiêu lớn nhất của họ, ai cũng biết, Việt Nam lúc nào cũng ẩn chứa đầy những nguy cơ bất ổn…

Thứ hai là thiếu an toàn về giao thông. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 10.000 người chết vì tai nạn xe cộ. Mười ngàn : tức mỗi ngày trung bình gần 30 nạn nhân. Đó là người chết. Con số những người bị thương tật chắc chắn sẽ nhiều hơn hẳn. Bởi vậy, ở Việt Nam, nhiều người nói, cứ mỗi lần bước ra khỏi cửa nhà là thấy phập phồng. Con đường nào cũng đầy bất trắc…

Nhưng quan trọng nhất là mất an toàn thực phẩm… Thịt : độc. Tôm cá : độc. Rau, trái và củ : độc. Cả không khí người ta thở, đặc biệt tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Sài Gòn, cũng nhiễm đầy chất chì và thuỷ ngân: độc. Cả nước bị nhiễm đầy chất độc… Tôi cứ tự hỏi : Trong một khí quyển như thế, làm sao người Việt Nam có thể sống được và tương lai đất nước sẽ đi về đâu ?”

Giữa lúc “cả nước bị nhiễm đầy chất độc” và mọi người đang hoang mang tự hỏi “tương lai … sẽ đi về đâu” thì ông Bộ Trưởng Công An (bỗng) về thăm thầy xưa và trường cũ:

“Ngày 16/11, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến thăm, chúc mừng thầy và trò Trường THPT Kim Sơn B (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình). Cùng dự có đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, đại diện lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, huyện Kim Sơn và một số cơ quan chức năng của địa phương.”

Trần Đại Quang không trở lại trường xưa với tấm lòng hân hoan, thơ thới, phơi phới, và bình dị như Nguyễn Quyết Thắng:

Đường về say sưa bước trên cỏ thưa
Nhìn thầy thân yêu tóc trắng phôi pha
Phấn trắng vẫn bay bay, tiếng nói vẫn đều đều
Chào thầy con đã về
Thầy cười vui hả hê…

Rời trường THPT Kim Sơn B vào năm 1971, bốn mươi ba năm sau Trần Đại Quang mới chợt nhớ lại chốn xưa, và trở về với cả một phái đoàn hùng hậu: những đồng chí Ủy Viên Trung Ương Đảng, Bí Thư Tỉnh Ủy, cùng không ít quan chức địa phương. Cuộc thăm viếng rầm rộ của trò Quang – xem ra – đã không làm cho những vị thầy học cũ “hả hê” mà chỉ khiến họ ngạc nhiên, lúng túng và (rõ ràng) khúm núm!

Trần Đại Quang không trở lại trường để “chào thầy con đã về” mà với mục đích khác. Ông chuẩn bị dư luận cho bước đường quan chức sắp tới của mình. Ông muốn làm nhoà bớt cái hình ảnh (“công an”) không mấy thân thiện đối với người dân, và cố tô vẽ một bức tranh lễ nghĩa (vốn vẫn thiếu) nơi những kẻ chuyên nghề thủ ác.

Giới truyền thông Việt Nam đủ thông minh để hiểu ngay ra công việc “định hướng” chuyên môn của họ. Cả “dàn đồng ca” được huy động cấp tốc để là đánh bóng (chân đèn) cho vị chủ tịch nước tương lai:

- Đại tướng Trần Đại Quang trở thành chủ tịch nước 

- Thầy Của Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang Tự Hào Kể Chuyện Trò Cũ (Dân Việt).

- Thầy của chủ tịch nước: “Tôi nghĩ anh Quang sẽ thành Đinh Bộ Lĩnh thứ hai.”

- Những đại án được phá khi chủ tịch nước còn làm bộ trưởng bộ công an (Pháp Luật).

 

Tiếc là những nhà báo quốc doanh đã không nhắc đến “đại án” Đoàn Văn Vươn, và “trận đánh đẹp có thể ghi thành sách” ở Tiên Lãng do Đại Tá Đỗ Hữu Ca (Giám Đốc Công An Hải Phòng) chỉ huy, cùng với việc ông được thăng cấp tướng không lâu – sau đó.

Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc CA TP HP được thăng hàm Thiếu tướng. Ảnh & thú thích: báo Pháp Luật

Ông Đỗ Hữu Ca – Giám đốc CA TP HP được thăng hàm Thiếu tướng. Ảnh & thú thích: báo Pháp Luật

Họ cũng quên chuyện Bộ Trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang đã “ra lệnh khen thưởng cho công an tỉnh Phú Yên,” sau vụ n Bia Sơn, và “Thư Kêu Cứu” của thân nhân những người tù trong vụ án tạo dựng (trắng trợn) này. Xin ghi lại một đoạn ngắn để rộng đường dư luận:

Thưa quý cấp! Chúng tôi là thân nhân của 22 tù nhân đang chịu mức án nặng nề trong vụ án “Ân Đàn Đại Đạo” làm đơn Giám đốc thẩm với sự khẩn thiết, mong muốn các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xem xét lại vụ án vì có quá nhiều dấu hiệu oan sai như tôi đã nêu cụ thể trong Đơn Giám đốc thẩm ngày 10/10/2015 (một số báo, đài đã đăng thông tin về nội dung đơn Giám đốc thẩm này).

Đó là việc Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã trọng cung, không trọng chứng. Trước tòa, ông Phan Văn Thu cùng 21 người đều phủ nhận việc Ân Đàn Đại Đạo có Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh…

Tòa cũng đã không đưa ra được bằng chứng để chứng minh cho cáo buộc này. Tuy nhiên, Tòa án đã vẫn giữ nguyên những kết luận trên trong bản tuyên án để buộc chồng tôi và các đệ tử của ông tội “âm mưu lật đổ chính quyền Nhân dân”…

Anh em ông Đoàn Văn Vươn, cùng nhiều gia đình khác – có lẽ – đã không bị vướng vào vòng lao lý, nếu đất đai và tài sản của họ không có giá trị gì nhiều về nguồn lợi kinh tế. Tương tự, hai mươi hai tín đồ của giáo phái Ân Đàn Đại Đạo – chắc chắn – cũng sẽ không phải lãnh đến mức án hai trăm chín mươi lăm năm tù, nếu Khu Du Lịch Sinh Thái Đá Bia trông bớt phần hấp dẫn và không gợi lòng tham của giới quan chức.

 Một góc Khu du lịch sinh thái Đá Bia. Ảnh: báo Công An TPHCM.


Một góc Khu du lịch sinh thái Đá Bia. Ảnh: báo Công An TPHCM.

Bên cạnh những vụ cướp bóc đất đai trắng trợn được bảo kê bởi cường quyền, thời gian Trần Đại Quang giữ chức Bộ Trưởng Công An còn xẩy ra vô số việc làm bẩn thỉu và đê tiện khác: ném bom phân, đổ chất bẩn vào nhà của những người dân bất đồng chính kiến.

Chả trách mà thiên hạ coi ông Tân Chủ Tịch Nước là một vết nhơ: “Nguyên thủ quốc gia trước mắt thế giới đại diện cho danh dự và phẩm giá của một dân tộc. Một chủ tịch nước như ông Trần Đại Quang khác gì một vết lọ nghẹ quẹt lên mặt dân tộc Việt Nam?”

Nếu chỉ là một cái “vết lọ nghẹ quẹt trên mặt” thì chùi cũng dễ thôi, chỉ sợ là vết gì khác dơ dáy hơn nhiều và vô phương tẩy rửa kìa.

Vết gì khác, cha nội?

Nghĩ chưa ra nhưng thôi, học theo gương của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, tôi đi làm việc khác. Kệ cha Bác. Chính trị gia sọt rác!

© Tưởng Năng Tiến

6 Phản hồi cho “Bác Quang trở lại trường xưa”

  1. ĐMCS says:

    Thằng đại bịp này vừa lên chức vội về thăm thầy cũ tỏ ;òng tôn sư trọng đạo giả hiệu giống như thằng nguyễn minh triết ngày xưa cũng vậy. Chả biết ông thầy của đại bịp có dạy nó vì chức quyền bổng lộc sẵn sàng cho lũ đàn em ma cô đầu gấu đàn áp những người vô tội không?? cha mẹ nó chết cả rồi thì chỉ có thầy dạy bảo cho nên người. Và ông thầy của thằng trò đại bịp này nghĩ gì khi có một thằng học trò mình người mà lòng thú, vì công danh sẵn sàng làm bất cứ việc gì kể cả giết người. Không biết nó có nghĩ đến ác lai ác báo không nhỉ?? Gieo giống nào sẽ gặt quả đó chính bản thân mày và giòng giống của mày sẽ bị trời tru đất diệt chứ đừng bốc phét, mọi người đang chờ quả báo đến với mày và lũ ăn hại đái nát ba đình

  2. S.Lam says:

    Thằng Quang này khởi nghiệp thuộc loại ”chó vàng” thời đó,ăn bẩn vặt vãnh rồi được thăng quan tiến chức vù vù,đến nay thì lên chức to đầu nhất “lước”  (đang ngấm nghé cái chức của lão hấp hem Trọng Lú),thời mà tướng công an nhiều như chó con !

  3. Lan says:

    Nếu thầy có học trò về thăm lại trường xưa, thưa rằng… “Em là Carnot, thầy còn nhớ em không?” thì không sao, hả hê cười là điều dễ hiểu… Đằng này Quang là đứa giết người như ngoé, nó về kéo theo một bọn, ấm ớ đàn em nó tẩn cho bỏ mẹ – mà đàn em nó mặc đồ công an đánh người thì còn dễ biết đường mà kiện cáo, nó giả côn đồ gậy sắt vụt vào đầu thì có mà chết ông thầy. Thầy khúm núm là phải!

  4. nguyen ha says:

    Viết nhầm ,xin sửa lại ” nhất tự vi sư,bán tự vi sư “. Cám ơn

  5. Tran Vinh says:

    Tội ác của đàn chó công an của con chó đầu đàn Trần đại Quang dưới chế độ Cộng sản Hà nội :

    ***Nhà văn Phạm Đình Trọng : Công an cùng côn đồ dùng sức mạnh Nhà nước và sức mạnh xã hội đen đánh người dân lương thiện tay không, sức yếu, thế cô ngay trên phố đông, ngay giữa làng xóm yên lành. Công an huy động côn đồ hành hung dân đến làm việc ngay trong phòng trực ban công an. Công an đánh chết dân ngay trong nhiệm sở chỉ vì những vụ việc dân sự thông thường hàng ngày…Xã hội rừng rú càng được khuyến khích phát triển, bạo lực càng tràn lan trong xã hội qua cách ứng xử của pháp luật và dư luận xã hội với hai vụ việc bạo lực trên…Người dân bị hành hung, bị đánh chết trong đồn công an cứ liên tiếp diễn ra trên khắp đất nước. Xã hội Việt Nam cứ mãi mãi là xã hội rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể trong xã hội rừng rú đó.
    …..Bóng công an, bóng bạo lực, bóng tối Trung Cổ đè xuống cuộc sống. Công an giết dân. Côn đồ giết dân. Mạng sống của người dân quá mong manh. Xã hội đầy nhiễu nhương, bất an”.

    ***Blogger Cánh Cò : Những chiếc dùi cui made in China thi nhau bổ vào đầu những người biểu tình chống Trung Quốc .

    ***Trước cảnh tượng công an đàn áp dân chúng trong vụ cưỡng chế tước đoạt đất của nông dân giao cho chủ đầu tư tư nhân Ecopark ở Văn Giang hồi tháng 4/2012, giáo sư, tiến sĩ khoa học của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hoàng Xuân Phú, đã mô tả:

    “Lồng lộn dã thú
    Nhằm mặt, chúng đấm
    Nhè đầu, chúng vụt
    Trút căm thù bằng cú đá tung chân
    Đánh cho đã cơn ghiền man rợ
    Đỡ bứt rứt tim đen mưng mủ
    Vừa tận trung với chủ
    Vừa thỏa thú côn đồ”

  6. nguyen ha says:

    Nghe Thầy Thạnh dạy trò Đại Quang,tôi lại nhớ câu chuyện vềThầy giáo Doãn- mậu- Hòe (đăng ở báo trong nước), Thầy Hòe nếu còn sống phải trên 90 tuổi hiện ở tại Đà nẳng. Thầy Hòe học tới lớp 3 trường làng (thuở xưa), được HCM bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Bổ Túc văn hóa Quân khu 5 ,ở trong Rừng-Rú (Quảng Nam-Quảng Ngai) .Thầy Hòe kể thuở đó, lớp “chống nạn mù chữ” vỏn vẹn có 7 người ,sau này thành Tướng (VC) cả,trong đó có Nguyện chí Thanh,Chu văn Tấn …Thầy Hòe khoe ,học trò Nguyện chí Thanh thông minh,học giỏi hơn cả …Đúng là “Nhất tự vi sinh,bán tự vi sinh “! Dù hơn “nửa chữ ” củng đả làm Thầy ,huống chi “lớp 3″! Chỉ tội cho Dân ,bổ-túc-văn -hóa mà trở thành Lảnh đạo Tướng Lảnh !! Không trách Thầy Hòe ,vì trong bụng Thầy chỉ-có-bấy-nhiêu-đó thì học trò lấy đâu ra mà “thông minh sang lạn” !Không biết Thầy Thanh dạy Đại Quang, kiến thức có going Thầy Hòe năm xưa không ?? nhưng nghe đâu sau nầy Đại Quang “tậu” bằng cấp củng thuộc vào loại Chuyên tu-tại chức cả !! Giáo dục VC cho ra Lò toàn sản phẩm “thứ dữ”,làm bằng “Độc Dược” !!Bệnh tình tràn lan,mất nước mất Đất là phải ??

Leave a Reply to Tran Vinh