WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Của đồng lần thiên hạ tiêu chung…

sau

Của đồng lần thiên hạ tiêu chung – tựa của bài viết – nguyên thủy là một trong hai câu thơ kết, trích trong bài Phận Làm Trai của thi hào Nguyễn Công Trứ (1778-1858):

„-Của đồng lần thiên hạ tiêu chung
Hơn nhau hai chữ anh hùng mà thôi“.

Mấy chữ „Của đồng lần“ theo sự hiểu biết của người viết, là của cải xoay vòng trong xã hội, còn „thiên hạ tiêu chung“ có nghĩa là của cải đó không thuộc về ai, mọi người đều có quyền thụ hưởng một cách bình đẳng tùy theo khả năng, sự làm việc.

„Hơn nhau hai chữ anh hùng mà thôi“, câu này kết hợp với câu trên cho thấy rõ ý của cụ Nguyễn Công Trứ trong bài thơ thượng dẫn, có nghĩa là của cải, tiền bạc, danh vọng, địa vị…đều là hư ảo, có đó rồi mất đó. Người đàn ông sống trên đời chỉ hơn nhau ở những việc có ích lợi cho nhân quần, xã hội, dân tộc, đất nước.

Quan niệm của thi hào Nguyễn Công Trứ ngó bộ (có vẻ) lỗi thời dưới chế độ CSVN hiện nay.

„Của đồng lần“ thì vẫn đúng, bởi của cải trong xã hội Việt Nam, một phần do dân chúng đang nai lưng ra tạo dựng, đóng thuế, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, một phần đi vay mượn hay được giúp đỡ từ các nước tư bản giàu có, phần khác bán đất đai, cho thuê rừng, biển…Nhưng „thiên hạ tiêu chung“ thì không có à nha. Đừng có nghèo mà ham!

„Thiên hạ“ ở đây phải hiểu, chỉ là đám cán bộ, công chức, công an, cảnh sát (các loại), đảng viên đảng cộng sản VN cùng với lũ tư bản đỏ mới được phép „tiêu chung“ thôi. Còn dân chúng ư? Xê ra chỗ khác cho các đầy tớ làm việc. Tò mò, thắc mắc, khiếu nại thì các ông chủ dễ vào hộp lắm đấy.

Của đồng lần bị chúng toa rập, kéo bè, kéo đảng, liên kết với nhau xâu xé, giành giật nhau ăn đến nỗi chị phó Doan ( Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước 2007-2016) đã phải „bức xúc“ quá sức lẽ mình mà ngôn lên rằng:- Người ta ăn của dân không chừa một thứ gì.

Chị phó Doan có lẽ hơi bị „bức xúc“ vì thấy các đồng chí lẫn đồng rận của mình ăn bạo quá, ăn như hạm nên lên tiếng (cho vui) vậy thôi chứ chị phó cũng chẳng có thêm „động thái“ nào, bởi chị (ít nhiều) cũng có phần trong cái đám „thiên hạ tiêu chung“ đó.

Đám „thiên hạ“ này vừa ăn, vừa quậy phá nát bét, phá tan hoang đất nước. Đời cha ăn xong, về hưu (cơ cấu) cho đời con ăn tiếp. Nhưng cũng bởi giành giật, ăn chia không đều nên đấu đá, chửi bới, tố cáo nhau tới bến cho nên bàng dân mới nhìn thấy.

Nhắc lại sơ qua cho bà con biết. Nguyễn Thanh Nghị con trai của Nguyễn Tấn Dũng cựu thủ tướng, Lê Trương Hải Hiếu con trai Lê Thanh Hải cựu bí thư thành ủy Sàigòn, Vũ Quang Hải con trai Vũ Huy Hoàng cựu bộ trưởng bộ công thương…là những nhân vật cộm cán được cơ cấu trực tiếp vào những chức vụ béo bở, những vị trí mà của đồng lần…ngập mặt tương lai – bị khui ra vì thằng này ăn ít hơn thằng khác (chút đỉnh).

Cũng bởi quan niệm „của đồng lần“ là của cải trong xã hội, chẳng của riêng ai nên „thiên hạ“ mặc tình, mặc sức và mặc nhiên xem như của mình. Do đó lũ đảng viên, cán bộ, chức sắc, công an, cảnh sát ăn không thương tiếc, không hối hận, không biết thế nào là no, là đủ.

Ăn ít, ăn nhiều tùy theo từng vị trí, địa vị cao thấp trong đảng, trong chế độ, trong công ty, hãng, xưởng…theo đúng tiêu chuẩn: -Phường, xã ăn ít hơn quận, huyện – quận huyện ăn ít hơn, tỉnh, thành phố – tỉnh, thành phố ăn ít hơn trung ương – trung ương ăn ít hơn bộ chính trị…

Nhưng muốn ăn thì phải gian hùng, phải biết lặn sâu hay trèo cao như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc hoặc phải khôn khéo, tỉnh táo như ruồi giống Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân, phải kiếm lá chắn, phải có dù che, phải biết chia chác, cấu kết với nhau, không thể ăn mảnh một mình. Ăn mảnh một mình là chết tươi con nòng nọc.

Nhưng ngay cả khi có dù che cũng chưa chắc đã có an toàn tuyệt đối trên xa lộ. Phạm Quý Ngọ, thượng tướng công an, cái dù to đùng che cho Dương Chí Dũng vụ Vinashin với cái chết đột ngột đầy bí ẩn khiến nội vụ lặng lẽ chìm xuồng đã làm Dương Chí Dũng té đái trong quần.

Một chuyện khác mới đây là vụ thượng sĩ công an lấy xe tang vật bán cho kẻ gian. Đó là th/s Nguyễn Phước Tiền ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã cuỗm 13 xe gắn máy bán cho nhiều người, trong đó có tội phạm dùng xe đã mua từ Tiền để chở hàng lậu.

Theo lời khai của Tiền, số lượng tang vật lớn như thế, một mình Tiền không thể vận chuyển vì kho tang vật của công an thị xã Tân Châu rất kín cổng, cao tường, được bảo vệ nghiêm ngặt 24/24 giờ trong ngày. Tiền chỉ là con chuột nhắt, con chốt thí, không có dù che, lá chắn ở công an thị xã Tân Châu nên khi chuyện đổ bể, chỉ có mình Tiền chịu, đồng bọn, thượng cấp của Tiền vẫn an nhiên tự tại.

Phải khôn ngoan, gian hùng như Trịnh Xuân Thanh, từ chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty xây dựng dầu khí VN, làm ăn thua lỗ 3.200 tỷ VNĐ, sau khi nội vụ bị phát giác, âm thầm từ giã Tổng công ty Xây Dựng Dầu Khí, thênh thang bước lên làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Gian hùng đến thế là cùng, không thể gian hùng hơn được.

Viết đến đây chợt nhớ tới anh „Ba Ếch“ Nguyễn Tấn Dũng, không biết giờ này, sau khi an toàn hạ cánh đã trở thành người tử tế chưa hay vẫn còn tiếp tục âm mưu cho Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng gặm nhắm lai rai của đồng lần?

Nhưng không còn Nguyễn Tấn Dũng thì Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân, cùng muôn ngàn sâu dân, mọt nước khác trong đảng, chế độ cầm quyền CSVN vẫn đang tiếp tục bán đất, bán rừng, bán biển, đục khoét ngân sách quốc gia, phá hoại đất nước không thương tiếc bằng đủ mọi cách, mọi thủ đoạn.

Kẻ hậu sinh xin tạ tội với thi hào Nguyễn Công Trứ, để mạn phép (buồn rầu) sửa lại câu cuối của bài thơ Phận Làm Trai cho hợp với tình trạng xã hội, đất nước như sau:

Của đồng lần „thiên hạ“ tiêu chung
Hơn nhau hai chữ Gian Hùng mà thôi.

Hai câu thơ này từ nay có thể làm châm ngôn, đem vào giáo trình giảng dậy cho các „hạt giống“ ở các trường đảng hay học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Của đồng lần thiên hạ tiêu chung…”

  1. nguyen ha says:

    VN hiện có món nợ 104 tỷ đô la Mỹ ( báo trong nước) ! Số tiền rất lớn,nhưng các nước cho mượn vẩn tiếp tục cho VC vay thêm. Họ không sợ mất,vì sao ?? Dễ ẹt! vì họ biết trước sau gì DCS củng “sụm-ba-chè”,chừng đó sẽ có chính phủ mới do Dân bầu ra ,tài sản của mấy phe nhóm CS, đương nhiên sẽ bị tịch thu. Dư sức để trả món nợ hang tram tỷ đô ,còn được món lới “béo bở ‘ nửa. Sức mấy mà các nước
    ngu hơn VC !!

  2. Nghiêm Phú Nhuận says:

    Bài thơ của Nguyễn Công Trứ (làm theo thể phú) câu cuối là “Hơn nhau hai chữ anh hùng” chứ không có hai chữ “mà thôi” của tác giả thêm vào.

    Phận Sự Làm Trai

    Vũ trụ chức phận nội
    Đấng trượng phu một túi kinh luân.
    Thượng vị đức, hạ vị dân,
    Sắp hai chữ “quân, thân” mà gánh vác,
    Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
    Không công danh thà nát với cỏ cây.
    Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây,
    Phải hăm hở ra tài kinh tế
    Người thế trả nợ đời là thế
    Của đồng lần thiên hạ tiêu chung,
    Hơn nhau hai chữ anh hùng.

    • MÂY NGÀN says:

      Nguyên bản là những câu thế này :

      - Không công danh thì nát với cỏ cây
      - Hơn nhau một tiếng anh hùng

      Chủ yếu bài thơ nói rằng : Trong trời đất này người nam nhi phải cần làm đúng chức phận của mình. Đó là phải xây dựng tài thao lược cho bản thân để giúp dân giúp nước. Nhưng yêu dân yêu nước cũng phải biết yêu kính cha mẹ, đó là chữ trung và chữ hiếu cần luôn cân phân. Phải có đủ trung hiếu mới xứng đáng giá trị và ý nghia làm trai, danh tiếng như vậy mới là danh tiếng xứng đáng, nếu không thì sống có khác gì cây cỏ. Nên người nam nhi phải đặt chí khí hay ý chí cao cả của mình lên trước, không khi nào được quên điều đó. Tức thời loạn thì ra gánh trọng trách cứu nước cứu dân. Còn thời bình phải tỏ rõ khả năng kinh bang tế thế, mang lại sự giàu có, phong phú cho bản thân, cho gia đình, và cho toàn xã hội. Ý nghĩa của cuộc đời chỉ luôn luôn là như thế. Đó là chức phận của nam nhi và cũng là nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình và xã hội. Mọi cái gì ở đời đều là của trời đất cả, ai cũng được hưởng của chung nơi trời đất hoàn toàn như nhau, giá trị và ý nghĩa sống của mỗi người trong cuộc đời hơn hay thua nhau chỉ có thế.

      Nói chung quan điểm sống hay nhân sinh quan của nhà thơ, nhà chính trị Nguyễn Công Trứ luôn hết sức tiến bộ và sáng suốt. Ông không bao giờ thừa nhận công danh hão hay ích kỷ nhỏ hẹp riêng. Bổn phận hay trách nhiệm làm trai là phải hướng đến và thực hành những ý nghĩa và giá trị to tát, lớn lao. Đó là ý nghĩa sống thật sự chính đáng và thiết yếu của con người, con người có học vấn, có hiểu biết, có tâm hồn, có nhân cách, đầy tính xã hội nhân văn và có chí lớn, mang đại nghĩa như ông quan niệm.

      PHƯƠNG NGÀN
      (18/6/16)

    • Thạch Đạt Lang says:

      @ Xin hỏi Nghiêm Phú Nhuận có phải là Nghiêm Xuân Lý không?
      Bài phú của thi hào Nguyễn Công Trứ tôi không nhớ rõ lắm. Có lẽ tôi sai vì bài phú này học lâu quá rồi, mấy chục năm về trước. Đúng là nguyên tác không có hai chữ (mà thôi).

      TĐL

  3. ĐẠI NGÀN says:

    NÓI VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

    Công bằng xã hội không phải cào bằng mà hợp lý và khách quan. Hợp lý là không ai thấy sai trái, khách quan là đúng tính cách, không thể ai phê phán. Công bằng xã hội có hai phương diện là công bằng về của cải và công bằng về năng lực. Cái gì tự nhiên, tức của đồng lần, của trời cho, không ai làm ra cả mà vẫn được hưởng đều nhau trong hoàn cảnh chung nào đó, như không khí, nước, đất. Mọi của cải khác đều do xã hội cũng như cá nhân làm ra. Phải được hưởng thế nào cho công bằng, đó là sự công bằng.

    Công bằng hợp lý như trên nói là công bằng lý tính. Trái lại ý nghĩa đố kỵ, ghen ghét, trâu cột ghét trâu ăn, đó là công bằng giả dối, kiểu như đố kỵ giai cấp, đố kỵ giàu nghèo trong xã hội. Bởi xã hội luôn thừa nhận mọi đặc điểm khác nhau của mọi người, đặc điểm chủ quan cũng như đặc điểm khách quan, do đó không thể nói kiểu công bằng toán học, đếm đầu chia xôi, mà nói sự công bằng hữu lý, tức tùy theo điều kiện đóng góp vào cái chung mà được hưởng theo tùy đó.

    Chủ nghĩa cộng sản kiểu cào bằng do vậy không phải quan điểm công bằng mà là quan điểm bất công. Chủ nghĩa độc tài để mưu cầu công bằng kiểu cào bằng cũng là phi lý và bất công, bởi vì nó hạn chế nhân cách, quyền tự do, năng lực đóng góp khách quan của mọi người, mà trở thành cách đếm đầu chia xôi của những tay cầm chịch. Kinh tế kiểu bao cấp, kiểu tập thể, kiểu chỉ huy trong các nước cộng sản cũ là kiểu như thế. Nó hoàn toàn thất bại và phá sản cũng chỉ do như thế.

    Nên công bằng hữu lý trong xã hội con người là công bằng tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, không ai bị kỳ thị, phân biệt hay hạn chế. Như vậy kết quà đóng góp và hưởng thụ cũng tùy đó mà đạt kết quả hay phát huy hợp lý. Bởi vì mọi tài sản làm ra từ mỗi người đều trở thành của chung về sau cho toàn xã hội, nhưng đầu tiên người làm ra đó phải được hưởng do khả năng đóng góp nhờ cơ hội đúng đắn mang lại cho họ.

    Như thế mọi chế độ độc tài độc đoán, phản tự do dân chủ đều bóp chết công bằng tự nhiên. Nó tạo thành một tầng lớp ăn trên ngồi trước chiếm ưu tiên hết mọi cơ hội tốt đẹp của mọi người khác. Sự bất công ở đây vừa là sự bất công kinh tế, vừa là sự bất công xã hội và sự bất công tinh thần. Bởi lớp người bị trị bị thua thiệt mọi thứ, hi sinh mọi thứ, nhẩn nhục mọi thứ để được tồn tại trong mức độ tối thiểu so với năng lực vốn có của mình. Đó là sự bóc lột mang tính xã hội, mang tính tập thể, mang tính quyền lực, không phải chỉ là sự bóc lột cá nhân, cá biệt, đặc thù, riêng rẻ mà Mác lên án.

    Nói chung lại do không hiểu đích thực hay không chịu hiểu đích thực về công bằng xã hội, do không hiểu ý nghĩa cơ chế kinh tế của xã hội tự do dân chủ, Mác chủ trương chuyên chính vô sản theo cách giả tạo, phản tiến hóa, phản nhân bản và phản xã hội. Từ đó đẻ ra hậu quả xã hội th

    • NON NGÀN says:

      Nói chung lại do không hiểu đích thực hay không chịu hiểu đích thực về công bằng xã hội, do không hiểu ý nghĩa cơ chế kinh tế của xã hội tự do dân chủ, Mác chủ trương chuyên chính vô sản theo cách giả tạo, phản tiến hóa, phản nhân bản và phản xã hội. Từ đó đẻ ra hậu quả xã hội thực chất bất công mọi loại. Bởi vì do ngây thơ hay nông cạn Mác đi ngược lại hoặc không cần đếm xỉa đến ý nghĩa tâm lý tự nhiên của cá nhân con người trong xã hội. Vì con người là dạng sinh vật nên lúc nào cũng đầy bản năng và tham chiếm nếu không có biện pháp khách quan để ngăn ngừa và chế ngự hữu hiệu. Biện pháp hữu hiệu đó chính là cơ chế xã hội tự do dân chủ. Trái lại biện pháp độc tài giai cấp hay nhân danh giai cấp đều là ý nghĩa phá hoại trầm trọng xã hội về mọi mặt mà chính quan điểm sai lầm của Mác đã mắc phải nghiêm trọng nhất trong toàn thể lịch sử xã hội loài người từ xưa nay chưa từng có.

      THƯỢNG NGÀN
      (16/6/16)

Leave a Reply to Nghiêm Phú Nhuận