WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thị trưởng Moritzburg cải chính: đó không phải là đài tưởng niệm HCM

Bản chuyển ngữ bài báo „Denkmal für einen Diktartor?“ (Đài tưởng niệm cho một nhà độc tài? ) của tờ báo Sächsische Zeitung (Đức), số ra ngày 10.06.2016.

Lưu ý: Tựa đề là do người dịch đặt lại. Tất cả những chú thích dưới ảnh chụp và chú thích trong bài được để trong ngoặc và in nghiêng là của người dịch. Ngoài ra còn có một vài ảnh chụp do người dịch bổ sung.

—————————————

Gần 60 năm trước đây ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam, đã đến thăm thiếu nhi Việt Nam đang lưu trú ở Moritzburg. Khu tưởng niệm sự kiện này giờ đây được dự trù  trùng tu và  gây ra một làn sóng chống đối.

Nơi tưởng niệm ở Moritzburg gây nhiều ý kiến ngược nhau (Ảnh và chú thích của báo SZ)

Nơi tưởng niệm ở Moritzburg gây nhiều ý kiến ngược nhau (Ảnh và chú thích của báo SZ)

 

Moritzburg. Từ năm ngoái hai doanh nhân người Việt đã nỗ lực phục hồi khu tưởng niệm nằm trong khuôn viên của Diakonenhaus (một cơ sở đạo Tin lành) ở Moritzburg (một làng nhỏ gần thành phố Dresden thuộc miền Đông nước Đức). Họ đã tính toán mọi chuyện. Khi ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam, đến thăm Moritzburg 3 tuần trước đây, ông không chỉ được nhìn thấy khu tưởng niệm mới tu sửa lại, mà ông còn đặt bó hoa đúng chỗ, ngay bên cạnh tấm ảnh to dựa vào một cột trụ đá hoa cương. Đó là tấm ảnh chụp Hồ Chí Minh thăm những thiếu nhi Việt Nam sinh sống và học tập 4 năm ở Moritzburg hồi cuối những năm 1950.

Nowy obraz (1)

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng (đeo cà vạt đỏ) và đại gia Võ Văn Long (tức Long Đào gốc người Quảng Bình) chủ nhân chuỗi (hơn 30) quán ăn Thăng Long khắp nơi trên nước Đức và khách sạn Thăng Long ở Berlin. Ông là một trong 2 doanh nhân bỏ tiền ra thuê mảnh đất nhỏ này và sửa sang khu tưởng niệm. (Ảnh báo SZ)

Trong cuộc nói chuyện với ông Thị trưởng và ông Trưởng phòng Hành chính của Diakonenhaus, Võ Văn Long, một doanh nhân sinh sống tại Berlin, đã bày tỏ nguyện vọng, không chỉ thuê lâu dài khoanh đất tưởng niệm này, mà còn mong muốn phát triển thêm. Thí dụ xây dựng một ngôi nhà sàn thu nhỏ của Bác Hồ để trưng bày những chứng tích về sự lưu trú của những thiếu nhi Việt Nam ở Moritzburg. Và ông đại sứ hứa hẹn rằng, một khi khu tưởng niệm này được tôn tạo, thì không chỉ có những „cựu Moritzburger“ – những học sinh Việt Nam hồi xưa học ở Moritzburg mà cho đến giờ họ vẫn tự xưng như vậy – mà còn nhiều người Việt khác sẽ đến làng này viếng thăm.

Đã có thể lường trước được, ý tưởng này rất có thể sẽ gây ra sự phản kháng. Dù sao trong số những người Việt Nam sinh sống ở Đức cũng có rất nhiều người tỵ nạn. Trong lá thư gửi đến Moritzburg (lá thư bản gốc tiếng Đức xem ở đây và bản dịch xem ở đây) mà tòa soạn hiện có, tiến sĩ Dương Hồng Ân, Điều hợp viên của Diễn đàn Việt Nam 21 viết: „Trong khi nhật báo Sächsische Zeitung trong bài „Đi tìm dấu vết bác Hồ„ ra ngày 19.05.2016 chỉ tường thuật về nguyện vọng của Đại Sứ Việt Nam và một doanh nhân từ Berlin, ông Võ Văn Long, muốn phục hồi và mở rộng một khu lưu niệm trong khuôn viên Diakonenhaus ở Moritzburg để tưởng nhớ các trẻ em Việt Nam đã từng sống ở đây, thì hai ngày sau báo nguoiviet.de và nhiều trang mạng Việt Nam khác lại đưa tin về dự án „Khu tưởng niệm bác Hồ sẽ được xây dựng tại Moritzburg.“ Như thế bài báo gây ấn tượng rằng, việc xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Moritzburg là việc đã được quyết định xong rồi.

Lá thư được viết tiếp: „Bài báo của nguoiviet.de đã gây ra hoang mang, bực bội và giận dữ trong giới người Việt ở Đức. Đặc biệt những người Việt tỵ nạn ở Cộng Hòa Liên Bang Đức đã lên tiếng chống dự án này qua các thư phản đối và thỉnh nguyện thư gửi tới ông Dân biểu Quốc hội liên bang Andreas Lämmel.“  Sau khi gặp một nhóm „cựu Moritzburger“ trong chuyến đi Việt Nam hồi tháng tư, ông Dân biểu ở Dresden này đã mời ông tân Đại sứ CHXHCN Việt Nam đến thăm Moritzburg.

Ông Dương Hồng Ân cũng viết trong lá thư gửi ông Thị trưởng và Hội đồng địa phương Moritzburg rằng, ông Hồ Chí Minh không được đa số dân chúng Việt Nam tôn kính như người ta thường nói. Nhiều người buộc ông ta phải chịu trách nhiệm cho hàng triệu nạn nhân trong cuộc chiến. „Một trong số những cựu học sinh Việt Nam ở Moritzburg mà chúng tôi được quen biết đã bày tỏ thái độ phản đối việc xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh.“ (bản dịch lá thư của cựu học sinh Việt Nam ở Moritzburg  xem ở đây)

Và lá thư được viết tiếp: „Chúng tôi nhận thấy không có lý do chính đáng cho việc xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Moritzburg. Mặt khác chúng tôi chấp nhận hình thức tưởng nhớ đến những cựu học sinh Việt Nam khi xưa học ở Moritzburg.

Bà Kirsten Muster ở Moritzburg, dân biểu đảng AfD trong Nghị viện bang Sachsen, cũng lên tiếng phê bình gay gắt: „Rõ ràng là ở đây đã được tính toán kỹ càng, để một khu tưởng niệm có từ thời Đông Đức được trùng tu với sự hỗ trợ của nhà nước Việt Nam và theo ý nghĩa chính trị lịch sử một chiều của họ. Dĩ nhiên trong ý nghĩa của tình hữu nghị giữa 2 dân tộc, thì một sự tưởng nhớ đến trẻ em Việt Nam sinh sống và học tập ở Moritzburg vào cuối thập niên 50 là một điều đáng được khen ngợi. Nhưng dự án lại cho thấy  ý đồ thành lập khu sùng bái lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh, mà qua đó hình ảnh một nhân vật chính trị được trình bày hoàn toàn thiếu phê phán trong khi thật ra vẫn còn cực nhiều tranh cãi về con người này “.

Ban chấp hành đảng bộ CDU ở Moritzburg cũng đã bày tỏ quan điểm: „Có nên hay chăng, khi chính trên khu đất của một cơ sở đạo Tin lành lại để cho một kẻ độc tài được ca tụng và chế độ CHXHCN Việt Nam được nghĩ tới một cách thân thiện, nơi mà ngày nay những Thánh lễ -ở Việt Nam có khoảng 6,5 triệu tín đồ Ki-tô giáo- cần phải có giấy phép của nhà cầm quyền? Chúng ta ở Moritzburg có muốn rao bán việc “di tản trẻ em” theo sắc lệnh nhà nước như là tình hữu nghị giữa hai dân tộc hay không?“ (Thông báo của đảng bộ CDU Moritzburg xem ở đây)

 

Trong cuộc họp Ủy ban hành chánh của Hội đồng địa phương Moritzburg trong tuần này, Thị trưởng Jörg Hänisch (không đảng phái) đã trình bày quan điểm của ông: „Nơi này trong khu đất của ký túc xá thiếu nhi và thiếu niên ngày xưa nhắc nh chúng ta rằng, làng chúng ta đã một thời bảo vệ cho các trẻ em cần được che chở. Đó không phải là đài tưởng niệm cho một ý thức hệ nào, đó cũng không phải là đài tưởng niệm một cá nhân nào, đối với tôi trong tư cách là Thị trưởng,  đó là nơi để khơi gợi cho người ta suy ngẫm về những tội ác gây ra cho trẻ con hồi xưa và ngày nay“.

Nowy obraz

Ông Jörg Hänisch, Thị trưởng Moritzburg, trả lời phỏng vấn đài VTV4 tại khu tưởng niệm ngày 18.05.2016. (Ảnh chụp màn hình đài VTV4). Xem tường thuật của đài VTV4 tại đây.

Đòi hỏi tái lập khu tưởng niệm ở Moritzburg xuất phát từ nguyện vọng của những cựu học sinh Việt Nam ở Moritzburg, họ muốn có một nơi kỷ niệm và nguyện vọng này đã được đề đạt đến ông dân biểu Andreas Lämmel. Khu tưởng niệm này đã có sẵn từ xưa, tuy nhiên theo dòng thời gian ngày càng trở nên hoang phế. „Những nỗ lực của ông Lämmel và của tôi với tư cách là Thị trưởng nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam trong những lãnh vực: kinh tế, giáo dục và đặc biệt đối với làng chúng ta là lãnh vực du lịch, và qua đó góp phần vào tình hữu nghị giữa 2 dân tộc“, ông Jörg Hänisch giải thích.

Sau kỳ nghỉ hè tôi sẽ mời những thành viên của Hội đồng địa phương đến tham dự một cuộc nói chuyện riêng biệt và tại chỗ khu tưởng niệm. Đó sẽ là dịp để trao đổi với những người hỗ trợ dự án này, bàn về hình thức nêu trong kế hoạch, nhưng sẽ thu nhận để cân nhắc những ý kiến phê bình về dự án.“, ông Thị trưởng hứa hẹn. „Chính là chúng ta ở Moritzburg, nơi đây trong thời gian cách mạng hòa bình (chú thích: cuộc cách mạng ở Đông Đức vào năm1989, dẫn đến bức tường Berlin sụp đổ và sau đó nước Đức thống nhất mà không đổ máu) đã học được rằng, lịch sử không phải chỉ là đen hay chỉ là trắng.

Tác giả: Sven Görner

Đặng Hà chuyển ngữ

12 Phản hồi cho “Thị trưởng Moritzburg cải chính: đó không phải là đài tưởng niệm HCM”

  1. Thế Vinh – Potsdam. says:

    Thế giới văn minh đã đoạn tuyệt với chủ nghĩa công sản từ lâu rồi, vậy mà cả cái “ Đảng và chính phủ “ vẫn xì xụp bâu quanh xác chết không nơi chôn cất ở Ba Đình. Giờ Long Đào lại lôi sang Đức cho bà con ngửi thì thật là Ác quá !
    Thôi, ông lôi cái hòm đó vào dựng ở sân chợ Đồng Xuân Berlin, tặng cho ông anh kết nghĩa “Hiền râu “ là gọn nhất.

  2. Thắng – Berlin says:

    Khổ thân ông Hồ, chết đã không được chôn theo di chúc, giờ còn bị đám đệ tử lôi từ nhà xác ở Ba Đình ra, đưa sang Đức cho bà con kiều bào ném đá tiếp .
    Vụ này muốn xong, thì ông Đại sứ mới tại Đức – Đoàn Xuân Hưng lên tiếng một câu, là đám lâu la chủ chợ Đồng Xuân Berlin mới thôi quyên tiền xây tương đài.

    • Thắng - Thua says:

      Thế mới nói….

      Nếu tôi mà là ông đại xú Đoàn Xuân Hưng – thì tôi đã đấm vào mặt thằng Long Đào vài đấm (cho má nó nhìn không ra) – về cái tội – chả ai động mồ động mả gì nhà nó – khi khổng, khi không, nó lại lôi đầu bác Hồ ra cho các thế lực thù địch và đám ngoại bang xỉa xói và nhổ nước bọt …

      Không chừng thằng Long đào này là tay sai của Việt Tân đấy .

      Bác Hồ chứ có phải kít đâu, sao nó lại cứ lấy que khều cho thối um lên vậy ? Rõ là đồ phản đông mà !

      Đả đảo Việt Tân!
      Đả đảo Long đào!

    • Anh Ba – Chemnitz says:

      Mà cũng phải, tay Long Đào này mở các tiệm bán mỳ xào bên miền tây nước Đức, nên liên doanh kiếm tiền Euro với nhiều bà con miền nam vượt biên trước năm 1975, bị tiền làm tối mắt, nên xui dại ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng xây tượng đài lãnh tụ cộng sản ở nước Đức dân chủ, đúng là tay chân “Việt Tân “ thâm thật !

  3. Văn Nguyễn says:

    Tượng Danh nhân Dưc Việt ?
    Xây dựng tượng dài “danh nhân ” biểu tượng cho tình hữu nghị Dưc Việt có lẽ nên nghĩ dến Philip Rosler nguyên phó thủ tương Dưc .
    Diều oái oăm hình như ông dị ứngi ” bị coi mình là người việt nam (tất nhiên là công dân xã hội chủ nghĩa VN ), ông chỉ muốn “nhân mình là Công Dân Dức và theo Thiên Chúa giáo giáo .Ông trở về Khánh Hung tìm lại Viện Mồ Côi do các dì phươc Chúa Quan Phòng từng nuôi dưởng ông .Trong các cuộc meeting của người Việt tại Dưc trên cổ ông khoác cờ vàng ba sọc dỏ .Moritzburg là địa bàn của Tin Lành -Tôn vinh một người Thiên Chúa giao vừa phù hợp với “lòng dânMoritzburg,Dưc vừa biểu tượng cho sự thành dạt của người Đưc gốc Việt -Tôn vinh Hồ chí minh thì chẳng khác gì dề cao một tên ác ôn giết hại hàng trăm ngàn, hàng triệu tín dồ thiên chúa giáo phá hủy toàn bộ nhà thờ và chủa chiền .Tôn hán làm quỉ sa tăng thì hợp lý .

  4. việt gian Nguyễn phương Hùng says:

    Gần 60 năm trước đây ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam?? ….Chưa bao giờ {Nước Việt-Nam} chính thức có chủ tịch Hồ chí Minh qua phiếu “bầu cử” tự do hay sự bằng lòng cũa người dân cả nước Việt-Nam, ngoại trừ một “nhóm bất lương” đã tổ chức “cướp chánh-quyền” rồi tự phong. Nhưng chỉ phần nữa từ Trung ra Bắc bị lệ thuộc dưới dã tâm vô đạo, khi ‘hắn’ [Hồ chí Minh] lên ngôi xoán đế , bản chấc ác nhân biểu lộ bởi những hành động giết người tàn bạo cũa kẽ mất lương tri , như một con thú vô hồn khát máu , tru diệt người yêu nước…vân-vân , tội ác cũa HcM nhiều và …nhiều vô kể , sách vở sẳn ghi khỏi cần nhắc lại , chủ tịt “HcM Chết” vì thích “Sống trong Quần” chúng .

  5. To Van Lai says:

    Hãy để cho người Đức xây tượng đài vinh danh anh Hồ, danh nhân việt cộng, chống làm gì. Nhưng cũng xin xây thêm đài tưởng niệm các em học sinh chết vi bị bọn việt công bắn đạn pháo vào Cai Lậy giết hại hang chục em học sinh đến trường đi học. Phải in khắc bài “gặp bác Hồ lần đầu tiên tôi mất trinh” của một nhân chứng ở Dà Nẵng thì mới công bằng và đủ bộ. Đã làm thì làm cho đủ và cho tốt. Đề nghi ảnh Hồ đứng giữa, hình tượng các em guc chết bên phải, hình bảng chử ghi câu chuyện yêu các em nhi đồng bên trái. Nghĩ là thấy thật cân xứng và đẹp.

  6. Thị Yến says:

    Ừ, đúng là vậy bạn. đáng lẽ ông ta tập chung thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế Đức – Việt thì hay hơn là sang xây tượng đài. Dân ngán mấy thứ sáo rỗng đó lắm rồi !

  7. Van Thanh says:

    Bạn Hoàng Bình ở Leipzig thông cảm.
    Quan chức Việt Nam là vậy, làm ít chơi nhiều. Bạn tới các hộp đêm ở Berlin là biết bao nhiêu ông cộng sản sang đây được các em Âu Á phục vụ rồi .
    Chuyến này sang Đức nhiệm kỳ cuối, tranh thủ “ ăn chơi “ chút có sao đâu ?

  8. Hoàng Bình - Leipzig says:

    Chỉ có kẻ ngu ngơ như ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng mới nghe xui dại của tay đảo mỳ Tàu “Võ Văn Long“ ở Berlin, dựng tượng đài HCM tại một nước dân chủ như CHLB Đức.
    Ông mải đánh Golf suốt ngày, đâu có thời gian làm việc để hiểu nước Đức, họ đã vớt và cưu mang hàng chục nghìn người Việt Nam chạy nạn cộng sản qua đây, trong đó hàng trăm nghìn người đã chết vì chìm xuồng, làm mồi cho cá biển đông.
    Giờ thì lực lượng biểu tình trước ĐSQ Việt Nam tại Berlin hàng năm sẽ ngày càng đông hơn !

  9. Người VN says:

    VC là thứ gian manh giả trá, điếm đàng và lừa đảo số 1 trên trần gian này! Không gian manh, lừa đảo không là CS! Nhờ gian manh HCM mới chiếm công của các đảng phái kháng chiến chống ngoại xâm Pháp, để cướp chính quyền Trần Trọng Kim, và sau đó tiêu diệt các đảng phái yêu nước khác, để CS lên nắm chính quyền, và thể hiện thể chế của quỷ đỏ trên đất nước VN! Thấy CS là thấy ghê tởm!
    Xin Thượng Đế sớm đưa loài quỷ đỏ này về địa ngục để cứu dân lành!

Leave a Reply to Thắng – Berlin