WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Luật pháp và lý lẽ của du côn

 

Suốt trong nhiều thế kỷ qua, những tranh chấp giữa các bên thường được giải quyết trên cơ sở lưật pháp hoặc quyết định cuởng chế qua từ ngữ phổ thông là « trọng tài». Tính liên lập và đoàn kết quốc tế vẫn chưa tiến tới thành lập một thứ tòa án thường trực như ngày nay. Từ thời xa xưa, nhiều nơi ở vùng Địa-trung hải như Ba-tư, Hi-lạp, La-mã, dân chúng đã biết vận dụng vai trò trọng tài để giải quyết sự tranh chấp một cách ôn hòa. Tức một thứ «trọng tài hòa giải» trong ý nghĩa mà ngày nay ta hiểu được. Âu châu thời Trung cổ cũng đã biết qua hoạt động hòa giải khá phổ biến . Như một thứ Tòa án, một bên do Giáo hoàng và nhà vua chỉ định, và bên kia do cấp dưới, đại diện Thị xã chọn . Luật lệ áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật giáo hội, luật la-mã, luật tự nhiên, luật thiêng liêng hoặc tập tục địa phương,…

Năm 1899, sau Hội nghị về Hòa bình lần đầu tiên tại La Haye (Den Haag, Thủ đô Hòa-lan), Tòa án Thường trực Trọng tài ( La Cour permanente d’Arbitrage) được thành lập. Đó là một tổ chức quốc tế độc lập có nhiệm vụ giải quyết những tranh chấp giửa quốc gia với quốc gia và cả giữa quốc gia với xí nghiệp hay giữa quốc gia với tư nhân.

Từ năm 1913, Cơ quan này tọa lạc ngay tại lâu đài Hòa bình ( Palais de la Paix , ở La Haye) với sự tham gia của 110 Quốc gia thành viên . Qua thời gian, Tổ chức Quốc tế này trở thành một Cơ sở hiện đại và đa dạng, vận dụng vừa công pháp quốc tế, vừa tư pháp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi giải quyết tranh chấp ngày càng nhiều của cộng đồng quốc tế như trọng tài, hòa giải, ủy ban điều tra… .

Tòa án Thường trực Trọng tài không có Thẩm phán thường trực để phán quyết những hồ sơ tranh chấp đệ nạp, mà mỗi khi có kiện tụng thì Thẩm phán sẽ được các bên chọn lựa trên danh sách đề nghị.

Hôm 12 tháng 7/2016, Tòa án Thường trực Trọng tài La Haye đã xét xử hồ sơ Bìển đông của Philippines kiện Trung quốc và tuyên bố Trung quốc hoàn toàn có lỗi vì vi phạm Công ưóc về luật biển. Hơn nữa, theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của bản Phụ lục VII, phán quyết này còn có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.

Trung quốc và phán quyết của Tòa án

Tòa án Thường trực Trọng tài (Phụ lục VII của bản Công ưóc Liên hiệp Quốc về Luật Biển) xác nhận có đầy đủ thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung quốc vi phạm chủ quyền và quyền lợi của Philippines vừa hoàn toàn nhứt trí thông qua và ban hành phán quyết. Tuy nhiên Tòa án Thường trực Trọng tài nói rõ không phán quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không phân định bất kỳ một ranh giới nào trên biển giửa các bên của vụ kiện.

Vụ kiện do Philippines đề xuất trước Tòa án Thường trực Trọng tài liên quan đến «quyền lịch sử» và nguồn xác định «quyền hưởng các vùng biển» tại Biển Đông, «sự bồi đắp một số đảo trong vùng và các vùng biển của các cấu trúc này và tính hợp pháp  » của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước Quốc tế về Luật biển .

Phái đoàn Philippines trước tòa án ở Hague.

Phái đoàn Philippines trước tòa án ở Hague.

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố «không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng». Tuy nhiên, Phụ lục VII quy định rằng “việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng”.

Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham gia vào tiến trình tố tụng, Tòa án Thường trực Trọng tài “phải chắc chắn rằng Toà có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế”.

Theo đó, trong suốt quá trình tố tụng, Tòa Thường trực Trọng tài đã thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm tra tính xác thực của các hồ sơ do Philippines đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu Philippines cung cấp thêm các lập luận, đặt ra các câu hỏi cho Philippines trước và trong hai phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên viên độc lập có nhiệm vụ báo cáo Toà về các vấn đề kỹ thuật và thu thập các bằng chứng về mặt lịch sử liên quan đến các cấu trúc tại Biển Đông và chuyển các bằng chứng này để các bên bình luận.

Theo đó, Tòa án Thường trực Trọng tài kết luận điều mà Trung Quốc gọi là «  Quyền lịch sử » cho phép Trung quốc làm chủ vùng Biển Đông và các nguồn tài nguyên trong vùng bị Tòa bác bỏ do tất cả lập luận của Trung quốc đều không phù hợp với qui định của Công ước về Luật Biển .

Tòa dẫn giải trong lịch sử những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc hay từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử, Trung Quốc đã chỉ một mình kiểm soát thật sự và thường xuyên có trách nhiệm vùng biển này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong “đường 9 đoạn” do Trung quốc đơn phương tự phát họa .

Tiếp theo, Tòa nhận thấy các đảo của Trường sa đã bị Trung quốc làm biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng và Tòa cũng nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá . Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa chỉ khi nào có khả năng khách quan và ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác .

Toà cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trung quốc trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng thật sự của các cấu trúc đó . Toà kết luận như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định nên không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng .

Trên cơ sở kết luận không một cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có.

Nhận thấy rằng các vùng nhất định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Toà cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines, xây dựng đảo nhân tạo và không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp ở khu vực này .

Toà cũng khẳng định rằng ngư dân  Philippines đã có quyền đánh cá truyền thống ở Bãi Scarborough và rằng Trung Quốc đã ngăn chặn các quyền này bằng cách hạn chế việc tiếp cận khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc gây ra rủi ro va chạm nghiêm trọng một cách bất hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của  Philippines .

Tòa xem xét ảnh hưởng môi trường biển do các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo của Trung Quốc trên 7 cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa gần đây và nhận thấy rằng Trung Quốc đã gây thiệt hại nghiêm trọng các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt.

Toà cũng cho rằng nhà chức trách Trung Quốc nhận thức được việc ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt các loài rùa biển, san hô và trai khổng lồ quý hiếm trên diện rộng ở Biển Đông (bằng các biện pháp gây ra tổn hại nghiêm trọng rặng san hô) và đã không thực hiện các nghĩa vụ trong việc ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động này.

Toà nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông còn là một phần của tranh chấp giữa các bên.

Toà án Thường trực Trọng tài xét xử vụ Philippines kiện Trung quốc được thành lập vào ngày 21/6/2013, phù hợp với những quy định trong Phụ lục VII Công ước Luật biển, đã công bố phán quyết hôm 12 tháng 7/2016 vừa qua hàn toàn bác bỏ mọi lập luận về chủ quyền của Trung quốc trên vùng Biển Đông . Toà bao gồm Thẩm phán người Ghana Thomas A. Mensah, Thẩm phán người Pháp Jean-Pierre Cot, Thẩm phán người Phần Lan Stanislaw Pawlak, Giáo sư người Hà Lan Alfred H.A. Soons và Thẩm phán người Đức Rüdiger Wolfrum. Thẩm phán Thomas A. Mensah là Chủ tịch Tòa Trọng tài . Toà Trọng tài Thường trực là cơ quan đăng ký trong quá trình xét xử .

Tòa Trọng tài nhắc lại rằng trong luật pháp quốc tế có nguyên tắc cơ bản là ” không thiện chí ” không thể tự suy diễn và thấy rằng Điều 11 của Phụ lục VII đã quy định ” phán quyết… sẽ được các bên trong tranh chấp tuân thủ” . Vì vậy, Tòa Trọng tài thấy không cần thiết phải đưa ra tuyên bố nào nữa .

Cư xử văn minh hay hành xử cộng sản?

Trung quốc đã từng tuyên bố «không nhìn nhận phán quyết của Tòa án Thường trực Trọng tài, cũng không thừa nhận toà án này  » vì dư biết trước sẽ bị buộc tội vi phạm luật biển mà Trung quốc đã tham gia .

Bản chất của cộng sản là bạo lực và dối trá . Quyền lực phát xuất từ khẩu súng. Mà ngày nay, Trung quốc chẳng những đã mạnh về quân lực, mà còn có nhiều tiền, là cường quốc thứ nhì thế giới thì có gì họ không dám làm?

Tử tế lắm, họ sẽ dịu lại để tỏ bộ mặt ôn hòa, rồi từng bước nhỏ tiến hành tiếp tục thực hiện dự tính của họ thôn tính trọn Đông Nam Á, tránh những xung đột không cần thiết, để sau cùng làm chủ thế giới . Theo chiến thuật cố hữu «  đánh đánh, đàm đàm » .

Về phía Việt nam, tình hình có thuận lợi nhưng Hà nội vẫn không thể chọn con đường nào khác hơn chủ nghĩa xã hội và bám sát đít Bắc kinh. Sẵn sàng đàn áp nhơn dân để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa hơn là bảo vệ quyền lợi đất nước dân tộc . Cộng sản xưa nay không có riêng Tổ quốc .

Mọi việc chắc chắn sẽ không có gì khác hơn nếu không có ai tuân hành phán quyết của Tòa án Thương trực Trọng tài một cách cụ thể hơn . Công pháp quốc tế chỉ hợp thức hóa những hành động du côn .

Người xưa thường nhắc nhở «cứt trâu để lâu hóa bùn»!

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

10 Phản hồi cho “Luật pháp và lý lẽ của du côn”

  1. tonydo says:

    Đàn chị Nguyễn Thị Cỏ May, người có cách viết dí dỏm, đôi khi dễ dãi, nhưng ở chốn xa thẳm, bông lung, nó luôn xoáy thẳng vào tâm hồn của những khứa già tị nạn, nơi xứ lạ quê người.
    Bài này Sư tỷ nói về “Luật pháp và lý lẽ của du côn”.

    Cho em hỏi bà chị:
    Luật pháp du côn thì người xử (Quan Tòa) và người đưa lý lẽ ghép tội (Viện Kiểm Sát) có du côn không?

    Chả là:
    Toà Án Nhân Dân huyện Thủ Đức mới xử hai cháu vị thành niên tội cướp bánh mì. Cháu Tuấn và Tân trong khi đang đi xin việc tại một nhà hàng, vì đói quá, lại không một xu dính túi nên giả vờ mua, rồi giật ổ bánh mì, và chạy…..không thoát.

    Viện Kiểm Sát đòi tống hai cháu vào tù từ 3-10 năm theo luật của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (không phải luật của du côn đường phố).
    Nhưng Tòa xử nhẹ nhàng, Tân 8 tháng và 10 tháng cho Tuấn.

    Một ngài Luật Sư của tổ hơp luật sư Tin Việt, Trần Thu Nam cho BBC biết về nhận xét của mình:
    “Tôi thấy rằng các mức án ở đây xét xử đối với các vị cáo có thể chấp nhận được.”

    Không thấy Tòa đưa Formosa ra xử về tội CƯỚP CÁ?

    • caillou says:

      Tòa xử như vậy là khá nặng ,nếu 2 em này chưa hề phạm tội nào khác trước đó …
      Chĩ cần 3 tháng tù giam là đủ.
      Đọc Hoàng Đạo phê phán tòa án Pháp xủ các tội đại loại như vậy cung chĩ có 3 tháng (trước vành móng ngựa in năm 1938 /.Hình như Ông phê phán các quan tòa Pháp xử người như cái máy .Tội nào có khung hình phạt tội đó.)
      Thời VNCH có chuyện người tù ăn cắp vặt bị phán 3 tháng tù. Nhưng sau khi tho án xong,chính phủ cho ít tiền ,liền ra chơi kế trai tù ,ăn một bửa no nê,uông cái “xây nại”. xong trả tiền đàng hoàng nhưng y lẩn thẩn dạo chợ một hồi lâu ,và sau đó thản nhiên tới hàng bán vịt sông ,xách 2 con vịt ,tĩnh bơ đi trong đám đông ,,, và phú -lít bắt dể dang ,trả lại vịt và dưa y vào tù…TIẾP
      Sau này gặp người tù này ra chợ ,có người cho ăn vì biết ở tù ra…và họ chờ màn y “ăn cắp đẻ lại vào tù”
      Người ta đặt biêt danh cho y là :ông (lão ,thằng …) Biên Hòa !
      Còn tòa không xử Formosa vì cá chết lý do vì cá là CÁ và Chúng không là sở hửu của AI.
      Chim trời cá nước….bắt đẻ ĂN đẻ BÁN hay Giết chết cũng vậy thôi !
      Không cá không thịt (thịt cung nhiểm độc , /tin cho biết ,sv và công nhân ăn cơm vớ thịt CHÍN có GIÒI SỐNG đẻ Tăng Protein…)
      Như vậy Formosa rất có công vói Phật giáo ta : ĂN CHAY !.Nhất định ĂN CHAY đẻ sơm gặp giáo chủ Hồ Tặc đang ngồi trước mặt Phật thich ca đẻphụ vói Hồ, giám sát Ngài ,,,(Tương Hổ LY được đặt trước tương Thích ca!” ở Quôc Tự Bình Dương)
      Vậy cần gì xử ?
      (caillou)

      • tonydo says:

        Các cụ bảo:
        Đi một ngày đàng, học một sàng khôn!
        Mới viết dăm chữ vớ va, vớ vẩn tâm sự với bà chị Cỏ May (thần tượng của em) thì gặp ngay Thầy caillou dạy cho hai bài học tuyệt hay.

        Bài học thứ nhất, ngài phán: (Chim trời cá nước, có nuôi đâu mà bảo là cướp?) Hơn nữa, cá là cá, không phải là người, CÁ phải do tòa CÁ xử.

        Hôm vừa rồi một bà mẹ để một đứa con ba tuổi chạy lon ton trong sở thú, luýnh quýnh sao đó cháu bị con khỉ đột nổi tiếng tấn công. Anh bảo vệ phải bắn hạ chú khỉ.

        Nhiều người thương tiếc con cháu Tôn Ngộ Không, trách móc anh bảo vệ. Công Tố Viện cũng khá phân vân, không biết có nên khởi tố anh ta hay không?

        Riêng anh bảo vệ thì lý luận; dù chú khỉ là của qúi, mang lại niềm vui cho dân chúng trong vùng, nhưng giữa người và khỉ, anh ta độp khỉ.

        Quan chức Đà Nẵng, mặc dù ăn cá ở vùng khác mang tới, nhưng nhảy xuống vùng biển có cá chết, tức là vùng nước độc (tất nhiên theo lệnh đảng) để bảo vệ thép. Vậy giữa người và thép, đảng độp người?
        Lạy Thầy, Thầy quả là siêu!

        Bài học thứ hai; (Ăn cắp để vô tù).
        Cái này thì ở Mỹ nhiều lắm. Ngoài đời khó kiếm sống, nhiều đứa vào nhà hàng đánh chén no nê đâu đó, không trả tiền, còn nhờ bồi bàn gọi phú lít tới bắt.

        Có đứa ra tù thành luật sư, có đứa thành nhà văn viết sách trong bốn bức tường. Đa phần những cháu tuổi vị thành niên, khi ra khỏi tù đều có bằng phổ thông tương đương, GED (General Education Development). Có nghĩa là tốn kém thuế của dân quá trời.
        Cám ơn quan bác!

    • Người Ta Lớn Chỉ Vì Ta Quỳ Xuống says:

      Sao vác Tonydo lại “quỳ gối” trước cô nàgng NTCM, hay vì Tonydo là kẻ “háo của ngọt”, mà chắc gì nhan sắc của NTCM hơn gì Thị Nở hay không..
      Hãy đứng thẳng, đừng có bao giờ khom lưng kể cả khi được gặp TT Obama, vì ông ta cũng chỉ là con người, còn chức TT là do xã hội phân công!

      • tonydo says:

        Các cụ đã dạy rằng:
        (Văn là người!)
        Văn chương của bà chị Nguyễn Thị Cỏ May gần như được đăng trên hầu hết các báo Việt Ngữ ở Mỹ.

        Người đẹp viết về ăn của dân Pháp cũng khéo như viết về cảnh ở Âu Châu. Thấy tên Cỏ May là hầu như ai cũng đọc.

        Quan bác chắc không phải dân văn chương. Em đoán, chắc lại dân Thuốc Men gì đây. Dân Mổ Xẻ các bác thì đẹp, xấu gì cũng đè cho được.
        (Không phân biệt bệnh là người).
        Cám ơn đàn anh!

    • Tien Ngu says:

      Nữa, cũng cái tật…láo…

      Toà VC xử vậy là du côn quá xá rồi, còn hỏi…móc họng?

      Lý ra, nếu…không du côn, em toà phải tìm hiểu nguyên nhân…sâu xa hơn tí, vì sao mà các em thiếu niên VN phải…ăn cắp bánh mì?
      Rồi tìm cách giúp đở, giáo dục đường hoàng, cho tiền các em …đi mua bánh mì, thay gì là dùng bạo lực ép các em đi tù…

      Nhà nước Cộng láo củng cò mồi, em Đù, khoe õm củ tỏi là VN độc lập, tự do, hạnh phúc, dốp diếc om sòm, tăng tốc đếm không xuễ.
      Lúc nào cũng có…vài điều gương đạo đức chỉ dạy thanh thiếu niên…

      Ấy thế mà lại có thiếu niên vì…đói quá, không có xu dính túi, phải …ăn cướp bánh mì!

      Còn ra vẽ nhân đạo, kể rằng mỗi em chì tù vài tháng, thay vì…vài năm.

      Cái này đúng nà vừa…du côn, vừa đạo đức giả, vừa…đù.

      Vụ án có tí tẹo mà xử theo cái cách…đù như thế, tư cách gì xử…Formosa?

      Hỏi, nghe thiệt nà…láo. Bỏ cái tật đó đi Đù à Đù. Nó xấu nắm em…

      • tonydo says:

        Lạy Thầy! Xin Thầy học đàn anh caillou đi là vừa rồi đó.
        Chim trời cá biển, có ai nuôi đâu mà….xử….cướp. Em hỏi cho vui đời tị nạn, chứ động vào Formosa thì lấy thép ở đâu mà….công nghiệp hóa?

        Mỹ còn phải tăng thuế lên 400% để thép Tàu nó không có cửa vào.
        Có điên mấy cũng bố bảo thằng nào dám động vào Formosa. Nó định đổ mẹ nó mấy trăm tấn chất thải xuống vịnh Mễ Tây Cơ, Mỹ cũng chỉ dám phạt nó 13 triệu.

        Cầu cống, biêu đinh tấp nập xây lên hàng ngày. Mỗi năm về một khác, nhiều người bảo thế, lầy thép đâu ra, thưa Thầy?
        Mua của Mỹ? Chỉ có nước bán mẹ nó cả tổ quốc+tổ cò cũng không kham nổi, mắc lắm.
        Kính Thầy!

  2. Bắc Việt says:

    Về hùa với bọn du côn Tập cận Bình là lũ ngụy quyền Cộng sản Hà nội tay sai. Ngày 17 tháng 7 , những người dân Hà nội định tổ chức biểu tình để hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế đều bị bọn công an du côn bắt bớ, ngăn chặn .

  3. Sophina says:

    Trung Quốc đương nhiên sẽ «không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng». TQ thừa biết chắc chắn sẽ thua kiện với Philippines cho nên đã âm thầm lặng lẽ bồi đắp đảo, xây sân bay, quân sự hóa các đảo đã bồi đắp nhằm để tạo việc đã rồi cho dù tòa có phán đường lưỡi bò sẽ không có hiệu lực. Một cách hành xử lưu manh như vậy từ một cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, rồi lại bị thua kiện thì thật là mất mặt quá. Để cho đỡ mất mặt với thế giới TQ nên âm thầm lặng lẽ phá hủy các thực thể cũng như các đảo mà mình đã bồi đắp, phá hủy các sân bay cũng như thu hồi các nguồn nhân lực và vũ khí về lại lục địa của mình. Rồi sau đó công bố với thế giới qua các kênh truyền hình và báo chí rằng TQ đã tuân thủ và thi hành theo phán quyết của tòa. Có làm như vậy thì may ra TQ không bị mang tiếng là anh nhà giàu du côn, tham lam và xấu tính. Thật là xấu hổ và mất mặt quá!

  4. Bắc Việt says:

    “Trung Cộng có “quyền lịch sử”, bởi vì “chúng tôi đã giong buồm và đánh cá trên biển Nam Trung Hoa ngay cả trước khi Chúa Jesus ra đời” “. (“Quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông là quyền gì? – Tác giả Trần Trung Đạo )

    Lập luận ” quyền lịch sử” của bọn đế quốc Trung Cộng nghe ấu trĩ và ngu đần cũng tương tự như bè lũ Cộng sản Hà nội cho đến nay vẫn ra rả gọi Mỹ là “đế quốc” . Trong khi nước Mỹ chẳng chiếm một quốc gia nào, còn quan thày Trung cộng của chúng thì đã thôn tính các xứ Mông Cổ (Nội Mông), Tân Cương, Mãn Châu, Tây Tạng, Hoàng sa, Trường sa, biển Đông của Việt nam.

Leave a Reply to Người Ta Lớn Chỉ Vì Ta Quỳ Xuống