WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chủ trương 4 Không của Tổng Thống Thiệu với những cái Không của đảng CSVN

Ông Nguyễn Văn Thiệu. Ảnh Wikipedia

Ông Nguyễn Văn Thiệu. Ảnh Wikipedia

Sau khi hiệp định Paris được ký kết vào tháng 01. 1973, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã đưa ra chủ trương 4 Không để đối phó với sư xâm lăng của CSVN.

Bốn Không đó là: – Không liên hiệp, Không nhượng bộ đất đai, Không đầu hàng, Không thương lượng.

-Không liên hiệp tức không chấp nhận cho cộng sản tham gia hoạt dộng trong chính quyền miền Nam.

-Không nhượng bộ đất đai tức chia cắt bớt các vùng lãnh thổ VNCH đang kiểm soát cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

-Không đầu hàng là nếu MTGPMN với sự yểm trợ của cộng sản Bắc Việt tiếp tục tấn công các đơn vị VNCH thì quân đội phải chiến đấu đến cùng.

-Không thương lượng tức không có đàm phán hay hòa hợp, hòa giải với cộng sản.

Với chủ trương Bốn Không này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thấy rõ được âm mưu của CSVN qua việc họ chấp nhận ký kết hiệp định Paris ngày 27.01.1973. Lợi dụng hiệp định này, quân CSBV ào ạt đưa vũ khí, quân trang, quân dụng vào miền Nam mà không sợ bị B-52 đánh bom.

Cộng sản Hà Nội cũng có chính sách 4 không nhưng hoàn toàn khác biệt với chủ trương 4 Không của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Bốn Không của CSHN là Không tôn trọng hiệp định Paris do mình vừa ký kết, Không thương tiếc sinh mạng người lính, người dân Việt Nam, Không đếm xỉa gì đến quốc tế, Không quan tâm đến hậu quả, thiệt hại, mất mát tài nguyên cho chiến tranh

Chưa đầy một năm sau khi ký kết hiệp định, quân CSBV đồng loạt tấn công dữ dội vào các đơn vị VNCH trên toàn miền Nam. Thiếu vũ khí, đạn dược, tiếp liệu, quân trang, quân dụng…,quân đội VNCH đã tan rã.

30.04.1975 cộng sản Bắc Việt chiếm được miền Nam, thống nhất được đất nước bằng bạo lực. Dân tộc Việt Nam bắt đầu một thời kỳ (hòa bình) đen tối nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Khi hệ thống XHCN trên toàn thế giới bị sụp đổ, Liên Xô và các nước Đông Âu như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumania…phải từ bỏ chế độ CS. Chế độ Hà Nội mất chỗ dựa trước đây là Liên Xô.

Hoang mang, lo sợ người dân nổi lên lật đổ chế độ, CS Hà Nội phải muối mặt quay qua qụy lụy cầu cạnh, liên minh với kẻ thù trước đây là Trung Cộng, kẻ thù một thời Hà Nội chửi bới, rêu rao với quốc tế là lũ bá quyền, nước lớn.

Nắm được thóp của tên đàn em ngỗ nghịch, xấc láo, mất dậy, Trung Cộng quay đảng cộng sản VN như quay dế. Để tồn tại và độc quyền lãnh đạo đất nước, cộng sản VN không còn con đường nào khác là tiếp tục chính sách 4 KHÔNG mới:
-Không thấy, Không nghe, Không biết, Không nói.

Không thấy:- Đã gần chục năm nay, hàng trăm tàu đánh cá Việt Nam đã bị tàu Trung Cộng đâm chìm, hàng ngàn ngư dân đã bị thiệt mạng trên biển Đông hay mất trắng tài sản, không thấy chế độ CSVN có phản ứng gì với những biến cố này.

Không nghe:- Dù tiếng khóc than ai oán lẫn tiếng kêu uất ức của hàng chục, hàng trăm ngàn gia đình ngư dân gặp nạn đã vang động cả nước, gây căm phẫn nơi người dân nhưng đảng CSVN vẫn bình chân như vại, không một lãnh đạo cao cấp nào có bất cứ hành động gì để chứng tỏ đã nghe đến sự việc.

Không biết:- Vì từ đầu tháng 04.2016, khi tin tức cá chết hàng loạt trải dài trên 240 Km bờ biển VN từ thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh qua Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đã lan truyền sâu rộng trên khắp báo chí, truyền thông lề phải cũng như lề trái, tổng bí thư đảng CSVN vẫn thản nhiên dẫn bộ sậu đi thăm nhà máy thép Formosa, thủ phạm gây ra thảm họa thay vì đi ra bờ biển, đến hiện trường tìm hiểu nguyên nhân của thảm họa ảnh hưởng đến cả mấy trăm ngàn người dân cũng như nền kinh tế của đất nước.

Không nói:- Từ lúc có thảm họa cá chết hàng loạt đến khi chính phủ Đài Loan chính thức công bố kết quả điều tra, kết án Formosa là thủ phạm, đồng thời Formosa chấp thuận đền bù 500 triệu Mỹ Kim, ba người trong tứ đầu chế Trọng, Quang, Ngân vẫn hoàn toàn im lặng, chỉ có Phúc thỉnh thoảng lên tiếng, phát biểu vài câu vô thưởng, vô phạt, không làm rụng cọng lông ai.

Ngay cả khi tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc PCA (Permanent Court of Artribation) ở Den Haag tuyên bố Philippines thắng trong vụ kiện tranh chấp về đường lưỡi bò mà Trung Cộng tự ý vẽ ra không có giá trị trong công ước quốc tế về luật biển, cả thế giới hoan nghênh phán quyết thì lãnh đạo chế độ CSVN vẫn không có tuyên bố nào đồng tình với phán quyết, chỉ ra lệnh cho báo chí, truyền thông trong nước hụ hợ, ca ngợi một cách yếu ớt, cũng như để Lê Hải Bình, phát ngôn viên bộ ngoại giao miễn cưỡng ủng hộ phán quyết, hoàn toàn không có việc chuẩn bị hồ sơ, theo gường Philippines thưa Trung Cộng ra tòa về vấn đề đường lưỡi bò và chủ quyền quần đảo Hoàng- Trường Sa.

Rồi đến lúc người dân thị xã Kỳ Anh khám phá ra hàng trăm tấn chất thải độc hại chứa trong các thùng phuy, được chôn dấu trong trang trại của các quan chức ủy ban nhân dân Hà Tĩnh vẫn không thấy lãnh đạo chế độ CSVN lên tiếng hay tuyên bố hoặc có hành động gì.

Báo chí lề phải loan tin các thùng phuy chứa chất thải độc hại đã được chuyên chở về Phú Thọ để xử lý nhưng theo nguồn tin lề trái thì chất thải vẫn nằm yên ở trang trại, chỉ có thùng phuy rỗng được đem đi.

Đi xa hơn nữa CSVN còn ra lệnh thẳng tay đàn áp, đánh đập dã man, bắt giữ người dân biểu tình ủng hộ phán quyết của tòa trọng tài vì sợ hãi những cuộc biểu tình của người dân làm mất lòng lãnh đạo láng giềng khổng lồ hung bạo, gian manh.

Do đó, kêu gọi hay chờ đợi chế độ CSVN thay đổi, nới rộng dân chủ, tự do hơn, hoặc đảng CS sẽ từ bỏ quyền lãnh đạo duy nhất là chuyện hoang đường. Cũng đừng kêu gọi đảng CSVN từ chức, họ có nắm giữ chức vụ nào đâu mà từ?
Hi vọng chế độ CSVN kiện Trung Cộng ra tòa án PCA về chủ quyền ở Hoàng-Trường Sa lại càng mờ mịt, vô vọng hơn, đó là chưa kể về mặt pháp lý, công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng ký năm 1958 là bằng chứng rõ ràng nhất CSVN thừa nhận chủ quyền Hoàng-Trường Sa thuộc về Trung Cộng, vì thế mà Hà Nội không dám hé miệng hay có một động thái nào trên chính trường quốc tế về chuyện này.

Đừng nghĩ rằng chế độ CSVN không biết thực thi quyền hạn của mình trên công pháp quốc tế về vấn đề biển Đông với thềm lục địa 200 km tính từ bờ biển. Họ không thể làm vì há miệng mắc quai, vì đã lỡ ký những hiệp ước bí mật mà người dân không thể biết.

Kiện tụng, phản đối những hành động hung hãn, xâm lăng của Trung Cộng ở biển Đông, đưa nhau ra PCA chỉ làm lộ liễu hơn khuôn mặt bán nước của chế độ CSVN. Đó chính là lý do mà Dương Khiết Trì đã dám mắng thẳng vào mặt lãnh đạo CSVN từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng đến Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang là lũ con hoang.
Từ sau hiệp ước Thành đô 1990, đảng CSVN đã trở thành tay sai của đảng cộng sản Tầu. Một tiếng ho, một cái hắt hơi của Tập Cận Bình cũng khiến cho bộ sậu Tứ đầu chế Trọng, Phúc, Quang, Ngân giật mình, run rẩy, tái mặt. Một lũ đầy tớ thì không bao giờ dám cãi lại chủ.

Lời tuyên bố mới nhất của Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN sau cuộc bầu cử quốc hội bù nhìn của chế độ CSVN cho thấy đảng CSVN coi thảm họa Formosa là nguyên nhân gây ra thất bại của cuộc bầu cử. Điều đó chứng tỏ chưa bao giờ đảng CSVN đặt quyền lợi dân tộc, đất nước trên quyền lợi đảng.

Nói tóm lại, một đất nước được lãnh đạo, cai trị bởi một đảng phái độc tài, duy nhất, không có đối lập, với những con người không còn lương tri, đạo đức, liêm sỉ, lòng tự trọng, không có tinh thần dân tộc, thiếu học vấn lẫn hiểu biết, kiến thức, lại lệ thuộc ngoại bang nặng nề từ kinh tế đến văn hóa, chỉ giỏi to họng mị dân, giáo điều, gian dối không ngượng miệng thì đất nước đó sớm muộn cũng sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới nếu người dân không vùng lên xóa bỏ, lật đổ chế độ đó đi.

Tuy nhiên, điều này bất khả thi khi dân trí người Việt Nam còn quá thấp sau hơn 70 năm bị cai trị bởi chế độ CS. Mấy trăm ngàn người dân ở bờ biển 4 tỉnh miền trung đang đối diện với cái đói, nghèo ập đến nay mai khi không còn ngư trường hành nghề, không biết phải làm gì để sinh sống, không biết đi đâu để tìm việc, chỉ biết ngồi chờ sự cứu giúp, bố thí nhỏ giọt từ chế độ.

Đất đai, làng mạc dọc theo bờ biển ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế sau hơn 2 tháng xẩy ra thảm họa Formosa đã trở nên hoang tàn, vắng lặng, tầu thuyền đánh cá, lưới, ngư cụ đã bị treo, phơi cùng với gió, sương, nắng, cát. Không một sinh vật nào có thể tồn tại trong một môi trường bị nhiễm độc quá nặng nhưng cũng không có một lực nào đủ mạnh để ngăn cản sự hoạt động của Formosa nếu không có sự can thiệp của quốc tế, như từ chính phủ Đài Loan hoặc sự nổi dậy của ngư dân 4 tỉnh miền Trung, nơi trực tiếp lãnh hậu quả của Formosa. Các cuộc biểu tình lẻ tẻ cho dù có lên đến hàng ngàn người cũng sẽ bị đàn áp, dập tắt nếu không huy động được sự tham gia của ngư dân bị ảnh hưởng từ thảm họa.

Số tiền bồi thường 500 triệu đô la Mỹ sẽ đến tay người dân được bao nhiêu và bao giờ đến vẫn là một câu hỏi lớn. Đến bao giờ biển ở 4 tỉnh miền trung Việt Nam sẽ hồi sinh cũng là một câu hỏi không có câu trả lời khi chế độ CSVN còn tồn tại, bởi chế độ này không muốn và cũng không đủ khả năng giải quyết tận gốc thảm họa do chính họ gây ra.

Ông Nguyễn Văn Thiệu có thể không phải là một tổng thống có tài nhưng chủ trương 4 KHÔNG của ông xem ra lúc nào cũng hữu lý và chính xác.

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

154 Phản hồi cho “Chủ trương 4 Không của Tổng Thống Thiệu với những cái Không của đảng CSVN”

  1. 1 không says:

    Thiệu có 4 không hay bao nhiêu không thì chung quy lại chỉ là MỘT KHÔNG: VĨNH VIỄN KHÔNG CÒN VNCH.

  2. Nón sắt says:

    Lời kêu gọi của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Hỡi toàn thể quân, cán, chính VNCH, hãy thực thi triệt để chủ trương 4 KHÔNG do tôi đề ra để tiến tới hoàn thành cái KHÔNG thứ 5, đó là: KHÔNG CÒN VNCH ĐỂ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

  3. Đả đảo NVT says:

    Đả đảo Nguyễn Văn Thiệu, vì Thiệu mà nhân dân VN khổ thế này đây :

    https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/09/h1210.jpg

  4. Việt tị nạn says:

    Lời tự thú của tướng Trần Văn Đôn

    Tướng Trần Văn Đôn là Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của VNCH. Là một “nhân chứng lịch sử” trực tiếp chứng kiến những ngày bi thảm và cảnh sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, tướng Trần Văn Đôn khi trả lời phỏng vấn của báo Le Figaro đã thú nhận những sai lầm về chính trị, quân sự… dẫn tới sự sụp đổ tất yếu của VNCH.

    Hỏi: Ông giải thích thế nào về sự sụp đổ quá nhanh của quân đội Nam Việt Nam?
    Trả lời: Quân đội của chúng tôi rất đông, rất mạnh và được trang bị tốt. Nhưng những mệnh lệnh không nhất quán của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và sự lộn xộn về chính trị đã làm cho quân đội tan rã. Sự sụp đổ đầu tiên diễn ra ở Buôn Ma Thuột. Các binh lính của chúng tôi vẫn còn giữ được hai phần ba thành phố, khi đó họ yêu cầu không quân yểm trợ và đã được đáp ứng. Nhưng một quả bom đã ném thẳng vào sở chỉ huy, giết chết hầu như tất cả các sĩ quan và phá hủy các phương tiện thông tin…
    Hỏi: Vào thời kỳ đó, ông vẫn thường xuyên tiếp xúc với binh lính chứ?
    Trả lời: Tôi lên giữ chức Tổng trưởng Quốc phòng từ ngày 10-4-1975, tức một tháng sau khi diễn ra cuộc tấn công của Cộng sản vào Buôn Ma Thuột. Các sự kiện diễn ra dồn dập. Ngay lập tức, tôi đáp máy bay ra thị sát mặt trận và đã thực hiện nhiều chuyến đi lại bằng máy bay lên thẳng. Các binh lính ngây dại bởi cuộc di tản lớn và sự bất tài của bộ chỉ huy nên không muốn chiến đấu nữa. Ngày 15-4, khi tôi đặt chân lên đất Phan Rang dưới những loạt đạn pháo, ở đó tôi gặp các sĩ quan, một tướng-tướng Nghi, một đại tá chỉ huy lính dù đang sẵn sàng giao chiến và cố thủ. Ở đó vẫn còn các máy bay chiến đấu, máy bay lên thẳng, pháo và đạn dược. Tôi hỏi họ thiếu những gì, họ nói: “Máy ngắm cho súng đại bác và máy thông tin cho cấp phân đội”. Tôi lại đáp máy bay về Sài Gòn và cấp báo cho tướng H. Xmít tùy viên quân sự Mỹ, chuyên gia về hậu cần. Nhưng những thiết bị này không được cung cấp nữa. Đêm 18-4, Phan Rang mất, ở đó có nhiều đơn vị chiến đấu giỏi, nhưng binh lính mất tinh thần và cấp chỉ huy bối rối. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi bị Việt cộng bắt. Tối hôm sau (19-4), Phan Thiết bị mất vì binh sĩ không còn tinh thần chiến đấu, dù đại tá tỉnh trưởng Ngô Tấn Nghĩa bố trí binh sĩ khắp các nơi có tính cách chiến lược, nhưng khi nghe tiếng xe tăng Việt cộng vào thành phố là lính bỏ chạy thoát thân. Trong lúc đi thăm tình hình chiến sự ở các nơi thì nhiều sĩ quan than phiền với tôi: “Những tướng tá làm mất các tỉnh cao nguyên và miền Trung bây giờ nhởn nhơ đi chơi ở Sài Gòn, có xe hộ tống đi ăn uống trong khi chúng tôi ở đây chịu hậu quả các việc làm của họ… Chiến sự không kịp xảy ra ở Phan Rang. Vả lại, nhiều nơi khác cũng vậy. Hai quân đoàn 1 và 2 đã tan rã chỉ trong vài ngày và toàn bộ dân chúng ở miền Trung chạy tán loạn về phía biển mà không thấy một người lính cộng hòa nào. Một mệnh lệnh kỳ lạ đã làm cho đất nước tan rã…
    Hỏi: Dẫu sao cũng đã có những trận chiến dữ dội ở Xuân Lộc, cách Sài Gòn chừng 60 km đó thôi?
    Trả lời: Trên thực tế, đó là cuộc giao chiến duy nhất trước khi Sài Gòn thất thủ. Chính Lê Minh Đảo, một tướng trẻ tuổi là người khai chiến. Nhưng yếu tố có tính quyết định của trận giao chiến này là việc sử dụng loại vũ khí khủng khiếp do máy bay vận tải ném xuống: bom CBU làm giảm khí ô-xy. Loại vũ khí này đã chặn bước tiến của quân cộng sản chậm lại mà thôi. Lúc đó, chúng tôi có một loại bom thứ hai, nhưng người Mỹ đã cấm chúng tôi sử dụng vì các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây công phẫn gọi đó là “tội ác chiến tranh” và đã tố cáo ra toàn thế giới. Ngoài ra, chúng tôi còn có bom hóa học-sinh học nhưng chưa kịp sử dụng…
    Hỏi: Tình trạng lộn xộn về chính trị đã ở mức cực kỳ phải không?
    Trả lời: Đúng như vậy! Khi từ chức, Thiệu đã tuyên bố “không còn tổng thống Nguyễn văn Thiệu, nhưng vẫn còn trung tướng Nguyễn Văn thiệu” và thề là “ở lại chiến đấu đến cùng với chiến hữu của mình”. Nhưng ông ta đã bỏ rơi chúng tôi bằng cách nhường quyền cho Phó tổng thống Trần Văn Hương, một ông già ốm yếu, mắt mờ đã 71 tuổi … để chuồn trước. Ông già Hương đáng thương thay đã không thể trụ nổi một tuần. Trong thời gian này, tôi đã thực hiện nhiều chuyến đi tới các vùng châu thổ và bắc Sài Gòn. Quân đoàn 3 và 4 còn kiểm soát vùng của họ. Không quân còn tới gần 150 máy bay tiêm kích, và hải quân có hơn 100 tàu chiến vẫn nguyên vẹn. Tất cả đều đã sẵn sàng kháng cự và chiến đấu. Nhưng ở Sài Gòn, người Mỹ và đại sứ Pháp không quan tâm tới tình hình quân sự. Đối với họ, điều được tính tới là loại bỏ Trần Văn Hương và đưa “Minh lớn”- đại tướng Dương Văn Minh, lên cầm quyền để hòng tiến hành thương lượng hòa bình ngay lập tức, nhằm vớt vát chút ít gì đó cho VNCH. Ngày 28-4, trong buổi lễ nhậm chức của Dương Văn Minh tại Quốc hội, tôi đã làm một bản tường trình chi tiết về tình hình quân sự, đồng thời nói rõ rằng, Sài Gòn đã bị 16 sư đoàn của cộng sản bao vây. Các sư đoàn này đều có súng đại bác tự hành 130 và 152mm với tầm bắn khoảng gần 30km và có cả bệ phóng tên lửa SAM-2.
    Hỏi: Những nguyên nhân làm cho “Minh lớn” thất bại là gì?
    Trả lời: Trên thực tế, “Minh lớn” không có một phương tiện nào để thương lượng việc ngừng bắn. Ông ta cũng không có uy tín trong quân đội nữa. Những tướng lĩnh trẻ không biết ông Minh, nhất là các nhà quân sự đều cho rằng ông ta chỉ là một công cụ của quân đỏ, những người này không để cho ông ta một lối thoát nào khác ngoài việc đầu hàng vô điều kiện. Không có cơ sở thực sự về chính trị lại không được sự ủng hộ của quân đội, ông ta bị cô độc.
    Hỏi: Nhưng còn tướng Cao Văn Viên thì như thế nào?
    Trả lời: Ngày 28-4, ông ta đã qua đại sứ quán Mỹ, trút bỏ bộ quân phục Tổng tham mưu trưởng và mặc quần áo bò. Người Mỹ đã dành riêng cho ông ta một chiếc máy bay nhỏ đưa ông ta sang Băng-cốc (Thái Lan), sau đó lên một chiếc máy bay của hãng Pan Am bay thẳng sang Mỹ. Bộ tổng tham mưu lúc đó thực sự rã đám hoàn toàn… Thực tế, QLVNCH như con rắn đã bị chặt mất đầu từ ngày 28 – 4 – 1975.

    Chuyển ngữ từ Le Figaro đăng ngày 22-5-1995

    • ViệtcộngbámđítMỹ says:

      Bài phỏng vấn của Le Figaro chỉ thấy đăng trên các trang mạng của bọn Cộng sản. Các trang mạng của người Việt quốc gia và của Mỹ, Pháp không có bài này .

      Râu ông nọ cắm cằm bà kia. Bọn Cộng sản phịa ra bài viết rồi gắn tên tạp chí Le Figaro .

      • Du học sinh VN tại Mỹ says:

        Hãy tìm đọc bài phỏng vấn tướng Trần văn Đôn đăng trên báo Le Figaro. Bài phỏng vấn này được đăng trên trang điện tử của báo Le Figaro ngày 22-5-1995 9taats nhiên là bằng tiếng Pháp), đến nya vẫn còn lưu hành trên internet.

    • Hoàng Lê says:

      Thời nay CS và bọn DLV tay sai nói thì ai tin nhỉ ? Biết bao người đã thất điên, bát đảo, tán gia bại sản, thậm chí bị “thọc tiết” vì ngây thơ nghe theo CS. Phát ngôn của TT Nguyễn Văn Thiệu:”Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỷ những gì CS làm” là một cảnh thức luôn luôn hiện diện trong tâm trí mọi người.
      Phát biểu của Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã bị những kẻ bất lương ở VTV cắt xén, chắp vá để ngài trở thành người làm nhục quốc thể. Đúng là hành vi của phường gian manh, xảo trá. Bài phát biểu của TT Obama cũng không được dịch trung thực, đàng hoàng mà bị VTV cắt xén những đoạn bất lợi.
      Việt tị nạn là một DLV thì cái tài cắt xén, chắp vá phải đạt trình độ cỡ VTV để bôi nhọ, sĩ nhục người Quốc gia chống CS là một điều dễ hiểu.
      Thuốc hết tác dụng rồi, Việt tị nạn cần chuyển phương sách đi!

      • Vinh says:

        Wikipedia Nguyễn Văn Thiệu: Những câu nói nổi tiếng của Nguyễn Văn Thiệu):

        Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng ![35][36]
        Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập ![37]
        Nếu họ (Hoa Kỳ) muốn ám sát tôi thì cũng dễ thôi. Rồi sau đó cứ việc đổ cho Việt Cộng hoặc là do âm mưu đảo chính.[38]
        Hoa Kỳ là một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo[18]

      • Dân đen says:

        CSVN dù nói đúng các vị chống Cộng cũng không tin nên chẳng bao giờ các vị chống Cộng làm gì được CSVN. Vì thế CSVN ngày càng mạnh và họ cầm quyền còn lâu dài, các vị chống Cộng không bao giờ lật đổ được CSVN.

      • ViệtcộngbámđítMỹ says:

        “Don’t ever say never”.Người Mỹ có câu ” Chớ có khi nào nói chẳng bao giờ “. Tương lai không thể nói trước được đâu nhá bọn dư lợn viên CS.

        Năm 1960, tổng bí thư Cộng sản Liên xô Khrushchev tuyên bố:” Tụi tao sẽ chôn bọn tư bản chúng mày “. Ấy thế mà Tư bản giẫy chết đâu chẳng thấy, chỉ biết là ngày 25 tháng 12, 1991, tổng bí thư Cộng sản Liên xô Mikhail Gorbachev đào huyệt chôn chế độ Cộng sản. Chế độ Cộng sản ở các quốc gia cũng lần lượt bị sụp đổ. Nay thế giới Cộng sản chỉ còn tàn dư 5 nước .

        Năm 1973, Fidel Castro phát biểu: Khi nào người Mỹ có tổng thống người da den và thế giới có Đức Giáo Hoàng người Nam Mỷ thi khi ấy người Mỹ hãy đến nói chuyện với chúng tôi (” The US will come to talk to us when they have a black president and the world has a Latin American Pope”. Nào ngờ, nước Mỹ ngày nay có tổng thống Obama người da đen, và toà thánh Vatican có Đức Giáo Hoàng Francis người xứ Á Căn Đình (Nam Mỹ).

        “Vô sản thế giới hãy đoàn kết lại ” đâu chẳng thấy, chỉ thấy Việt cộng- Tàu cộng- Miên cộng đánh nhau chí chạp :

        Năm 75, Bắc Việt được Trung- Xô ồ ạt viện trợ mà chiếm được miền Nam. Năm 79, quan thày Tàu cộng đem đại binh sang Việt nam giết chết 37000 tên lính Quân Đội Nhân Dân VN, đánh bị thương 7000 tên và bắt được 5000 tù binh – theo diễn văn ngày 16 tháng ba năm 1979 của lãnh đạo Tàu cộng Đặng Tiểu Bình .
        7/1/1979, Cộng sản Việt nam sang chiếm đóng Cao Miên . Nhục nhã, ngày 13-11-1991, đại sứ Ngô Điền rời Phnom Penh mà không được một quan chức Cao Miên nào đưa tiễn . Và Quân Đội Nhân Dân VN ôm đầu máu tháo chạy khỏi Cao Miên . Trong cuốn “Đèn Cù “- tác giả Huy Đức viết : Con số bộ đội Việt Nam bị chết, bị tàn phế bởi mìn zip và mìn K58 lên đến hàng trăm nghìn” .

  5. Có tị nạn kinh tế hay không? says:

    Có nhiều loại tị nạn: tị nạn chính trị, tị nạn kinh tế, tị nạn chiến tranh, tị nạn môi trường, vân vân. Ai cãi bừa chỉ có tị nạn chính trị, không có tị nạn kinh tế và các loại tị nạn khác thì vào internet tìm kiếm để mở rộng tầm hiểu biết của mình chứ đừng cái bừa.

    • Tran Vinh says:

      Đinh nghĩa ” người tỵ nạn – refugee ” theo trang mạng của luật pháp Hoa kỳ đây này :

      Section 101(a)(42) of the Immigration and Nationality Act (INA).The term “refugee” means:

      Any person who is outside any country of such person’s nationality or, in the case of a person having no nationality, is outside any country in which such person last habitually resided, and who is unable or unwilling to return to, and is unable or unwilling to avail himself or herself of the protection of, that country because of persecution or a well-founded fear of persecution on account of race, religion, nationality, membership in a particular social group, or political opinion

      Nếu không đọc được tiếng Anh, thì xem bài tiếng Việt trên trang mạng của Cộng sản dưới đây:

      kenh14.vn : Theo định nghĩa, dân nhập cư là bộ phận những người chuyển đến định cư tạm thời, hoặc vĩnh viễn từ một khu vực, quốc gia tới một nơi khác sinh sống. Có rất nhiều lý do để người ta di cư, ví dụ như một người đi tới lao động tại địa phương khác, hoặc muốn tìm đến một địa phương tốt hơn cho việc phát triển công việc, những người này gọi là “Di dân kinh tế”. Bên cạnh đó, còn có những người di cư vì lý do gia đình, lý do học tập… Còn có những người di cư vì mục đích chạy trốn tranh chấp hoặc trốn khỏi hoàn cảnh bị ngược đãi, nhóm người sẽ được gọi là “dân tị nạn”.

      Tranh cãi cũng nổ ra khi người ta bắt đầu đem so sánh về mặt thuật ngữ giữa hai cụm từ “dân di cư” và “dân nhập cư”. Ý nghĩa chung của từ di cư là hành động chuyển tới định cư tại một địa phương khác, trong khi “nhập cư” lại có phạm trù ý nghĩa nhỏ hơn, chỉ là một người chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh sống vĩnh viễn.
      Dân tị nạn

      Một người được tính là dân tị nạn khi họ buộc phải rời bỏ quốc gia đang sinh sống nhằm mục đích chạy trốn khỏi chiến tranh, sự ngược đãi, hoặc thảm họa thiên nhiên. Năm 1951, Công ước về vị thế của người tị nạn ra đời, chỉ rõ định nghĩa về thế nào là một người tị nạn, quyền lợi của họ ra sao và nghĩa vụ pháp lý của họ là gì.

      Theo Công ước, định nghĩa về người tị nạn là: ” Một người có sự sợ hãi có cơ sở bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, hoặc do là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó, hay vì quan điểm chính trị, đang ở ngoài đất nước mà người đó có quốc tịch và không thể, hoặc, do sự sợ hãi như¬ vậy, không muốn tiếp nhận sự bảo vệ của quốc gia đó; hoặc người không có quốc tịch đang sống ở ngoài quốc gia mà trước đó hä đã từng cư trú do kết quả của những sự kiện đó mà không thể, hoặc do sự sợ hãi, mà không muốn trở lại quốc gia đó.”

  6. Austin Pham says:

    Tôi đề nghị bà con nào có lòng hảo tâm nên đóng góp chút đỉnh để nuôi cháu Vĩnh lông. Tội nghiệp gia đình cháu nó bị mấy trận mưa bom do lão Trọng Đạt gởi tặng nên toàn bộ họ hàng được B52 bốc đi hết rồi. Xuống dưới mà coi, nó mồ côi nên lết vô tới miền trung nhận trung úy hải quân VNCH làm thân nhân kìa. Chịu nổi hôn trời?

Leave a Reply to Đả đảo NVT