WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao chưa thể chấm dứt tình trạng nghèo khổ tại Hoa Kỳ?

Ảnh www.npr.org

Ảnh www.npr.org

Hoa Kỳ là một trong những nước giàu nhất thế giới với lợi tức bình quân hằng năm tính theo đầu người vào 2014 là 55.800 đôla, sau Luxembourg, Singapore, Norway, Australia, Switzerland, Hồng Kông, và một số các nước xuất cảng dầu hỏa. Tuy nhiên người ta vẫn thấy tình trạng nghèo khổ xuất hiện một cách công khai tại Hoa Kỳ như để thách thức xã hội và những nhà làm chính sách.

Vào năm 2014, có khoảng 47 triệu người sống trong hoàn cảnh nghèo khổ tại nước Mỹ, chiếm 15% tổng số dân Hoa Kỳ. Theo định nghĩa của chính phủ liên bang, một gia đình bốn người có lợi tức hàng năm từ 24.000 đôla trở xuống là ở trong tình trạng nghèo và mức nghèo cho một cá nhân là 12.000 đôla, hai người là 15.000 đôla, và ba người là 19.000 đôla. Ở Hoa Kỳ có khoảng 21 triệu người, tức 7% dân số, sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ với lợi tức hàng năm chỉ bằng một nửa mức nghèo theo định nghĩa của chính phủ liên bang.

Phân tích kỹ hơn, người ta thấy sự nghèo khổ tác hại không đồng đều trên toàn thể 47 triệu người này. Cũng vào năm 2014, tỉ lệ nghèo của đàn ông là 13% so với 16% của đàn bà. Tỉ lệ nghèo của gia đình với cả vợ lẫn chồng chỉ là 6% trong khi đó tỉ lệ này tăng lên đến 16% đối với gia đình chỉ có chồng và 36% đối với gia đình chỉ có vợ. Thật là đáng sợ.

Thông thường người ta tưởng rằng sự nghèo khổ là một hiện tượng của thành thị nhưng thực tế khác hẳn. Mức nghèo ở nông thôn là 17% so với thành thị là 15%. Khu vực nông thôn nghèo tập trung ở miền Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam, bao gồm Mississippi Delta, Central Appalachia, vùng thuộc thổ dân da đỏ, và vùng Colonias dọc theo biên giới Hoa Kỳ và Mexico. Hai lý do căn bản khiến tình trạng nghèo khổ của vùng nông thôn nói chung nghiêm trọng hơn thành thị:

(1) Vùng nông thôn ít công việc đòi hỏi kỹ năng và trả lương cao.

(2) Trình độ học vấn thấp.

Mức nghèo của các sắc dân cũng khác nhau. Cũng theo thống kê của US Census Bureau, vào năm 2014 tỉ lệ người nghèo của dân da đen là 26%, so với dân gốc người Tây Ban Nha (Hispanics) là 24%, Á châu 12% và da trắng là 10%. Tuy tỉ lệ người da trắng thấp nhất, nhưng số người da trắng nghèo cao nhất (25,7 triệu) so với người da đen (10,7 triệu) vì người da trắng chiếm 80% của dân số Hoa Kỳ (321,4 triệu) so với 12,8% của người da đen.

Bộ Canh Nông Hoa Kỳ ước tính rằng vào năm 2014 có khoảng 17 triệu gia đình (14%) đôi lúc trong năm thiếu thốn thực phẩm. Khoảng 61% những gia đình thiếu thực phẩm đã tham gia vào một hay hơn trong ba chương trình trợ giúp thực phẩm và dinh dưỡng lớn nhất của chính phủ như Supplemental Nutrition Assistance Program (SNAP), thường gọi là Food Stamp. Hai chương trình còn lại là Unemployment Insurance Benefits (Bảo Hiểm Thất Nghiệp) và Earned-Income Tax Credit (Trừ thuế vì có con nhỏ). Ngoài ra còn có chương trình Social Security (An sinh Xã hội) và minimum wage (lương tối thiểu).

Tất cả những chương trình chống nghèo khổ này đã giúp cho 40 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Theo Center on Budget and Policy Priorities, nếu không có những biện pháp trên, số người nghèo đã tăng gấp đôi. Nhưng tình trạng nghèo khổ chưa chấm dứt ở Hoa Kỳ như nhiều người mong ước. Để bi thảm hóa tình trạng này Tổng thống Ronald Reagan từng tuyên bố “We fought a war on poverty and poverty won” (Chúng ta chiến đấu chống lại nghèo khổ và nghèo khổ đã thắng).

Thật vậy, trong tài khóa 2016, chính phủ liên bang, tiểu bang, và địa phương đã chi tiêu tổng cộng khoảng 1.057,4 tỉ đôla vào các chương trình an sinh xã hội bao gồm Medicaid với 577,2 tỉ đôla và các chương trình khác với 480,2 tỉ đôla. Nói một cách khác, Hoa Kỳ đã tiêu khoảng 22.500 đôla mỗi năm cho mỗi người nghèo hay 90.000 đôla cho một gia đình bốn người nhưng tình trạng nghèo ở Hoa Kỳ không được cải thiện đáng kể.

Khi điều nghiên về những người nghèo ở vùng thủ đô Washington, tôi nhận thấy không ai gầy gò ốm yếu. Họ ăn mặc khá tươm tất và mập mạp. Những hình ảnh đính kèm trong bài này và nhiều hình khác tôi chụp được cho thấy rõ như vậy. Thông thường chúng ta hiểu từ nghèo có nghĩa là túng thiếu, cực khổ, không có khả năng cung cấp cho gia đình thực phẩm, quần áo, và nơi trú ngụ. Nhưng chỉ có một số nhỏ trong 47 triệu người được xếp vào loại nghèo bởi Census Bureau đáp ứng những tiêu chuẩn này. Theo tài liệu điều trần trước Ủy Ban Kinh Tế Thượng Viện Hoa Kỳ của Nghiên cứu gia Robert Rector thuộc Heritage Foundation, một người Mỹ nghèo tiêu biểu theo định nghĩa của chính phủ có xe hơi, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, TV, DVD player, và được chăm sóc sức khỏe. Do đó, mức độ nghèo khổ không trầm trọng như ở các quốc gia khác.

Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng nghèo tiếp tục tồn tại trong vài thập niên vừa qua là sự thoái hóa của nền công nghiệp tại Hoa Kỳ vào các thập niên 1980 khiến cho sự nghèo khổ thâm nhập vào miền Trung Tây (Midwest) và Đông Bắc (Northeast). Tình trạng kinh tế trì trệ vào các năm 2007-2009 ảnh hưởng lớn vào tình trạng nghèo khổ. Một lý do khác là sự gia tăng dân số nhanh chóng của người gốc Tây Ban Nha (Hispanic) trong hai thập niên 1990 và 2000, đặc biệt ở các tiểu bang California, Nevada, Arizona, Colorado, North Carolina, và Georgia.

Cũng theo ông Robert Rector, hàng chục triệu học sinh học dở dang đã nhập cư vào Hoa Kỳ trong những thập niên vừa qua một cách hợp pháp và bất hợp pháp. Khoảng 1/3 tất cả số người di dân trưởng thành ở Hoa Kỳ không có bằng trung học. Nói chung tỉ lệ nghèo của khối người di dân khá cao so với khối người còn lại. Một trong tám trẻ em nghèo ở Mỹ thuộc gia đình di dân bất hợp pháp và 1/4 của tổng số người nghèo ở Mỹ thuộc gia đình di dân. Khoảng 38% trẻ em Hoa Kỳ là những đứa trẻ ngoại hôn và sinh ra từ bà mẹ trẻ ít học. Đây là nguyên nhân làm cho chúng trở thành những đứa trẻ nghèo.

Do đó, ông Rector đề nghị rằng Hoa Kỳ cần phải duyệt lại chính sách di dân, giảm bớt nạn nhập cư bất hợp pháp, thi hành triệt để luật cấm thuê nhân công bất hợp pháp và tìm biện pháp phát triển gia đình và ngăn chặn tình trạng ngoại hôn.

Có năm trở ngại khiến Hoa Kỳ chưa thể chấm dứt được tình trạng nghèo khổ:

(1) Một số khá đông dân Hoa Kỳ kiếm sống bằng những nghề lương thấp.

(2) Ngày càng nhiều gia đình chỉ có một cha hoặc mẹ. Do đó rất khó kiếm được việc làm tốt vừa chăm sóc gia đình.

(3) Chương trình trợ cấp tiền mặt cho mẹ và con với lợi tức thấp gần chấm dứt (Temporary Assistance for Needy Families – TANF).

(4) Vấn đề sắc tộc và giới tính.

(5) Sức khỏe tâm thần xáo trộn khiến bệnh nhân khó có thể tìm được việc làm.

The National Coalition for the Homeless ước tính rằng hàng năm có khoảng 700 người sống ngoài đường chết vì giá lạnh. Những nhân viên xã hội tiếp xúc và khuyến khích họ vào các nhà tạm trú nhưng nhiều người từ chối vì nhiều lý do như thiếu giường ngủ, luật lệ không thích hợp với người tàn tật, thiếu kiểm soát, thiếu riêng tư, sợ đám đông, sợ mất cắp, thành kiến về bệnh tâm thần, nghiện ma túy, không có tiện nghi cho người tàn tật, sợ lây bệnh, thủ tục phức tạp, bị từ chối vì bệnh tâm thần, kỳ thị đồng tình luyến ái, giờ giấc của nhà trú không thích hợp.
Phần lớn lợi tức của mọi cá nhân và gia đình thu nhận được từ việc làm. Phương cách đầu tiên để chống nghèo đói là tạo việc làm trả lương khá. Điều này đòi hỏi đầu tư đáng kể vào giáo dục và sách lược phát triển kỹ năng và kinh tế. Ưu tiên của chính sách quốc gia còn có an ninh, quốc phòng, và ngoại thương. Trong khi đó quốc gia phải đương đầu với tài nguyên hạn chế và quyền lợi mâu thuẫn giữa ba nhóm lợi tức: thượng lưu (30% trên cùng), trung lưu (40% ở giữa) và nghèo (30% thấp nhất). Nạn thất nghiệp là một nguyên nhân của nghèo đói, nhưng không một nước nào trên thế giới có thể xóa bỏ hoàn toàn nạn thất nghiệp. Trong khoảng thời gian từ 1950 đến 2016, tỉ lệ thấp nghiệp thấp nhất ở Hoa Kỳ là 2,5% vào tháng 5/1953 và cao nhất là 10,8% vào tháng 11/1982 và gần đây hơn 9,9% vào 3/2010. Trong nền kinh tế thị trường luôn luôn có một số người không đi làm vì đang ở trong tình trạng thay đổi công việc, chuyển ngành hay không chấp nhận mức lương bổng chủ nhân đề nghị.

Hiện nay chưa có biện pháp nhiệm mầu nào có thể giúp chấm dứt tình trạng nghèo khổ ở Hoa Kỳ. Nhiều đề nghị đôi khi mâu thuẫn và tạo ra tranh cãi giữa hai phái bảo thủ và cấp tiến như tăng mức lương tối thiểu, cấp tiền mặt cho người nghèo, nghỉ làm vì gia đình vẫn được trả lương, và cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em. Mặc dù xã hội tạo cơ hội tương đối đồng đều cho mọi người tiến thân, có những người không có phương tiện hay đủ khả năng nắm bắt được những cơ hội này. Họ sẽ phải nhờ vả vào xã hội lâu dài.

————————————————

Tài liệu tham khảo:

William J. Bennett, Reduce Poverty by Promoting Schools, Families,” CNN January 17, 2013.
Peter Edelman, “Poverty in America: Why Can’t We End It?” The New York Time, July 28, 2012.
Tracy Farrigan, “Geography of Poverty,” Economic Research Service, USDA, December 17, 2015.
Evan Horowitz, “A Proven Way to Reduce Poverty? Give Poor People Money,” Boston Globe, October 29, 2015.
Robert Rector, “Understanding and Reducing Poverty in America,” The Heritage Foundation, September 25, 2016.
Paul Solman, “Will We Ever Get to ‘Full Employment’?” PBS, April 25, 2013.
Sam Webb, “Is Full Employment Possible Under Capitalism?” People’s World, February 27, 2013.
Poverty USA, Poverty Facts: The Population of Poverty USA,” an Initiative of the Catholic Campaign for Human Development, undated.

9 Phản hồi cho “Tại sao chưa thể chấm dứt tình trạng nghèo khổ tại Hoa Kỳ?”

  1. Trí Phèo says:

    Tác giả cẩn thận dùng khá nhiều tài liệu để viết bài, nhưng không (dám) dùng Richard Herrnstein và Charles Murray à?

    Không đi làm, không có việc full time, phải làm việc với lương thấp, cho nên… nghèo. Điều này hiển nhiên. Nhưng tại sao họ thất nghiệp, hay chỉ có thể làm những việc ít tiền, tại sao họ không chịu đi học để có việc tốt, tại sao họ cứ thoải mái sinh con ngoài hôn nhân mà không nghĩ đến chuyện các con phải có một người cha trong gia đình, tại sao không kiểm soát con cái học hành để chúng thoát được cảnh nghèo khi lớn… lại là vấn đề khác.

    Năm 1994, một cuốn sách nghiên cứu có tựa đề là The Bell Curve nghiên cứu khá kỹ lưỡng về sự lien hệ giữa chỉ số thông minh (IQ) và sự thành đạt/nghèo khổ của người Mỹ, và đưa ra những kết quả, những thống kê, hiển nhiên như sau:

    IQ càng thấp, thì cơ nguy bị thất nghiệp càng cao
    IQ càng thấp, thì con cái cũng có IQ rất thấp
    IQ càng thấp, thì tỉ lệ bỏ học ở cấp trung học càng cao
    IQ càng thấp, thì cơ nguy bị nằm ở thành phần nghèo khổ càng cao
    IQ càng thấp, thì các bà có tỉ lệ đẻ con hoang (không hôn thú) càng cao
    IQ càng thấp, thì (các bà) có cơ nguy lãnh trợ cấp suốt đời càng cao
    IQ càng thấp, thì (các ông) càng có nhiều cơ nguy bị vào tù.

    Dùng IQ để giải thích tại sao người ta bị nghèo chỉ là một cách giải thích. Có nhiều lý do khác nữa chứ, thí dụ, người ta bị nghèo vì bị bệnh tâm thần, vì suy kém sức khỏe hay tàn tật không đi làm được, hay kém may mắn.

    Nhiều người Việt dễ dãi giải thích, “cái số nó thế”.

    Cuốn The Bell Curve cũng nói rõ, người Mỹ đen, người Mỹ gốc Nam Mỹ, tính trung bình, có IQ thấp hơn Mỹ da trắng. Cuốn sách bị nhiều người, nhiều thành phần xã hội tấn công, cho rằng sách có nội dung kỳ thị chủng tộc, và không có giá trị khoa học vân vân…Nhưng phản bác những con số thống kê trong The Bell Curve cũng không phải chuyện dễ.

  2. Tran Vinh says:

    Năm 2015, lợi tức trung bình của người dân Mỹ là $56,516. Có 13.5 % dân số hay 43 triệu người sống trong cảnh nghèo khổ . Theo thống kê của US Census Bureau, vào năm 2015, tỷ lệ người nghèo của dân da đen là 24%, so với dân gốc người Tây Ban Nha (Hispanics) là 21.4%, Á châu 11.4% và da trắng là 9%.

  3. Tran Vinh says:

    “tỉ lệ thấp nghiệp thấp nhất ở Hoa Kỳ gần đây hơn 9,9% vào 3/2010 “. Nguyễn Quốc Khải .

    Năm 2016 là 4.9 %.

  4. Tran Vinh says:

    “Theo định nghĩa của chính phủ liên bang, một gia đình bốn người có lợi tức hàng năm từ 24.000 đôla trở xuống là ở trong tình trạng nghèo và mức nghèo cho một cá nhân là 12.000 đôla, hai người là 15.000 đôla, và ba người là 19.000 đôla” – Nguyễn Quốc Khải .

    Bộ Canh Nông : Năm 2016, một gia đình bốn người có lợi tức hàng năm từ 31,536 đôla trở xuống là ở trong tình trạng nghèo, và mức nghèo cho một cá nhân là 15,312 đôla, hai người là 20,712 đôla, và ba người là 26,124 đôla .

  5. GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG GIÀU NGHÈO TRONG XÃ HỘI

    Người vô tâm đối với xã hội cốt chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng của mình, ít khi nghĩ tới người khác hay xã hội, thông thường đó là đa phần. Chỉ có số ít nào đó dễ có cảm xúc, vậy là hay quan tâm tới sự giàu nghèo chênh lệch trong xã hội kể cả nghĩ tới những điều họ cho là sự bất công nói chung. Nhưng mối quan tâm này đặc biệt là ở các lý thuyết gia, các nhà khoa học xã hội, cho dầu các lý thuyết họ đề ra nhiều lúc cũng chỉ là cảm tính mà chưa hẳn hoàn toàn mang giá trị tuyệt đối.

    Đối với xã hội nói chung, có thể có kiểu đếm đầu chia xôi một cách ổn định, bao quát và toàn diện. Bởi số lượng đầu người luôn luôn thay đổi, nhu cầu của mỗi người cũng hoàn toàn khác nhau, sự đóng góp của mỗi người cũng khác, sự tiêu phá của mỗi người cũng khác. Có nghĩa tổng thể kinh tế và tổng số dân số là hai biến số lớn hoàn toàn độc lập, luôn luôn biến chuyển, thay đổi, nên không phải lúc nào cũng đạt đến một tỷ lệ phân chia hoàn toàn cân đối, ổn định, đó là lý do luôn luôn có các sự giàu nghèo, khác biệt hay chênh lệch đời sống như thế nào đó trong xã hội.

    Còn ý nghĩa khác là nguyên tắc tự nhiên, mỗi người ai cũng phải nghĩ đến vợ con, gia đình, cha mẹ, anh em, thân thuộc là trước nhất. Lao động bản thân của họ nhất thiết luôn gắn liền với các đối tượng và mục đích đó, vả chăng nguyên tắc may mắn về cơ hội, nguyên tắc ngẫu nhiên trong đời sống cũng là những tính cách khách quan khó thể nào loại bỏ hay hoàn toàn khắc phục hoàn toàn chủ động được trong mọi trường hợp. Đó cũng chính là những gia số cho các yếu tố trước tạo nên mọi sự giàu nghèo trong xã hội như là tính khách quan không thể chỉ căn cứ trên cảm tính chủ quan mà giải quyết hết được.

    Cho nên kinh tế học hay xã hội học đều là những khoa học có tầm nhìn và các yêu cầu giải quyết trên bình diện đại tượng, vĩ mô, không thể nào trên bình diện tiểu tiết, vi mô, đó là ý nghĩa tại sao chỉ có thể lý tính hóa các ý nghĩa kinh tế xã hội mà không thể nào cảm tính hóa theo kiểu nhiêu khê và phản lại mọi cơ sở khách quan khoa học hoàn toàn tự nhiên như những dữ liệu thiết yếu.

    Bởi vậy trong lịch sử giải quyết chung về vấn đề giàu nghèo như trên của nhân loại, đã có hai thử nghiệm nổi tiếng và gây nhiều hệ lụy nhất mà cuối cùng vẫn thất bại, đó là chủ nghĩa quốc xã phát xít và chủ nghĩa vô sản đấu tranh giai cấp của Mác. Chủ nghĩa quốc xã và phát xit biến cá nhân và xã hội chỉ thành các bánh xe vô hồn trong toàn bộ cơ chế độc tài vận động duy nhất trong bàn tay của nhà độc tài. Sự công bằng chưa thấy đâu nhưng sự tàn ác, phi nhân thường là thấy rõ ngay trước mắt.

    Nhưng chủ thuyết Mác còn đi đến cách quá quắt hơn, coi mọi đạo đức cổ điển truyền thống chỉ là đạo đức tư sản. Bởi vậy đưa ra niềm tin mô tín kiểu đấu tranh giai cấp theo lối cách mạng vô sản. Cũng lấy nguyên tắc độc tài làm cơ sở, nhưng lại là độc tài nhân danh giai cấp mà thật ra cuối cùng cũng chỉ do một thiểu số cầm quyền nào đó quyết định. Tất nhiên quyền vẫn sẽ đi đôi với lợi, nên rốt cuộc vẫn bất công theo các hình thức khác, không những về quyền lợi kinh tế mà cả đến mọi quyền lợi dân sự, tức quyền lợi tinh thần, quyền lợi chính trị trong xã hội thường đều bị hi sinh tuốt tuột.

    Như vậy kết luận xã hội phải vận hành theo nguyên tắc khách quan của nó mà không thể vận hành theo ý chí chủ quan của số người hay vận hành theo cảm tính nào đó mà số người nào đó ưa thích. Nguyên lý khách quan bao trùm nhất là nguyên lý tự do dân chủ, vì tiên quyết mọi cá nhân sinh ra đời đều hoàn toàn bình đẳng, tự do. Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc phát huy sự đóng góp của mọi người về mặt đại tượng vĩ mô cho xã hội là điều phải nói đến trước hết. Vì chiếc bánh càng tỏ thì sự phân chia càng hiệu quả. Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc tiết kiệm xã hội, tức mọi sự hinh sinh phải càng ít càng tốt. Nếu hi sinh nhiều mọi mặt mà kết quả ít về mọi mặt, đó chỉ là sự phi lý và ngu xuẩn mà chẳng thông minh sáng suốt gì. Nguyên tắc thứ tư là nguyên tắc lý tính, tức lý giải, áp dụng, thực hiện mọi sự theo nguyên tắc lý tính mà không theo cảm tính. Bởi lý tính thì mới khách quan và sự công bằng hay nhân ái mới có cơ sở khoa học thật sự. Trái lại chỉ theo ý chí hay theo cảm tính lại càng đi xa khỏi khoa học cũng như hoàn toàn phản ngược lại mọi sự hữu lý khách quan cũng lại là sự hàm hồ hoặc thực chất chỉ là phi lý mà người ta không thể ngờ tới được.

    ĐẠI NGÀN
    (26/9/16)

  6. HN says:

    t/g nói
    người da trắng chiếm 80% của dân số Hoa Kỳ (321,4 triệu) so với 12,8% của người da đen.
    lợi tức đấu người Mỹ 55,8000/năm thua Úc

    Xin góp ý
    Úc lợi tức đầu người chỉ có 47,000/năm không hơn Mỹ 55,000
    Da trắng không được 80% nay chỉ khoảng 65% thôi vì da đen chiếm từ 13 tới 14%, Mễ khoảng 14%, Á châu, Trung đông… khoảng 6 tới 8%….
    Đời sống Mỹ vẫn cao hơn nhiều nước vì vật giá thấp, các nước Lục Xâm Bảo, Singapore, Thụy điển.. vật giá cao gấp 2 Mỹ

    Người nghèo ở Mỹ có thể do không chịu làm việc, người Việt tỵ nạn vào Mỹ đa số không biết tiếng Anh, đàn bà VN nhiều người không biết tiếng Anh, không biết lái xe .. nhưng vẫn làm nhiều tiền, nuôi con lên đại học, mua nhà xe….họ đi nhờ xe (trả tiền săng), làm móng tay biết nói how are you là được rồi
    Mỹ dễ sống quá, người Việt đa số không biết tiếng tiếng Anh có ai nghèo đâu? không biết tiếng Anh, nói ba trật ba zuộc … mà vẫn ngon lành, mua nhà trăm ngàn hay hơn thế, mua xe mới trả tiền mặt…..trong cộng đồng VN tôi chả thấy ai nghèo cả

    • tonydo says:

      Rất đúng. Thực tế là như vậy.
      Thanks đàn anh!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Hoàn toàn đồng ý :-). HN đưa ra những sự việc thực tế ngoài đời rất đúng.
        Cứ dựa dẫm vào thống kê báo cáo hơn là quan sát kỹ thực tế ngoài đời sẽ suy đoán sai, nhất là khi báo cáo láo và thống kê sai lầm không đúng qui cách.

        Ngày xưa Mỹ đã suy đoán sai ở VN nói riêng và Đông Nam Á nói chung, do dựa vào thống kê báo cáo, cũng như thuyết Domino là chính yếu, nên rút cục thất bai thê thảm, phải bỏ của chạy lấy người.
        Gần đây nhất chính giới Mỹ suy đoán sai về Hồi giáo Trung Đông, về T+, về Nga ngố, khiến cho Mỹ nói riêng và thế giới nói chung bị chao đảo nhiều phen, có khi đến kinh hồn táng đởm.

        Đến ngay các báo cáo khoa học, có lắm khi cái nọ chửi bố cái kia. Nguyên do cách thức khảo sát khác nhau. Cho nên trong các nghiên cứu (research) phải nêu rõ ngay từ đầu cách làm khảo sát ra sao.

        Không thiếu gì các ông bà viết báo, nhất là làm báo tài tử, đọc ở đâu đó rồi đưa ra các con số thống kê báo cáo, các kết luận mơ hồ, thiếu chính xác.

        Nói đâu xa về các nhân vật lịch sử VN thời cận và hiện đại, như Bảo Đại, Trần Trọng KIm, Cường Để, Hồ, Diệm, Thiệu, Kỳ … người ta vẫn tiếp tục tranh luận tới bến về họ. Khen chê lung tung loạn cả lên, và ai ai cũng trích dẫn chứng minh nhận định của mình là đúng, là đứng đắn nhất :-) ! Rồi có khi mạt sát kẻ nào không đồng ý, khiến nổ ra các tranh luận kéo dài vô bổ, vô hình chung biến thành … đống rác !

        Còn bảo nghèo ở Mỹ không phải chỉ dựa vào cái ăn cái mặc và gia cư, mà còn phải đề cập đến nhiều điều khác nữa (bảo hiểm y tế, giáo dục, giải trí, phương tiện di chuyển …)
        Chỉ ở các xứ nghèo như VN, Tàu … đông dân, thiên tai dồn dập, chính quyền tồi tệ mới chú trọng nhiều đến các điều căn bản tối thiểu như ăn no mặc ấm và có nhà ở .
        Cho nên nghèo ở Mỹ không phải do không đủ điều kiện sinh sống và tranh đua, mà thường là do bởi lười biếng, do khuyết tật (bẩm sinh hay bệnh tật, tai nạn sau này), do mới nhập cư chưa kịp hội nhập trọn vẹn …
        Điều kiện an sinh xã hội ở các nước tiên tiến phương Tây rất cao, cơ hội thăng tiến trong xã hội hầu như được phân bố đồng đều và rộng rãi, nên những ai có ý chí tiến thủ sẽ vươn lên không sớm thì muộn.
        Tóm tắt, hoàn toàn khác hẳn ở các nước như ở ta hay Tàu theo như motto “nhất thân nhì thế tam tiền tứ chế” , hay “chuyên xài luật rừng bởi có cả rừng luật” !

    • Tudo.com says:

      Dân Mỹ thuộc con cưng nhà giàu nên ỷ lại.

      Quan sát xung quanh nơi làm việc hay láng giềng cho thấy, đa số dân Mỹ trắng và Mỹ đen mặc dù không có bằng chuyên môn cao, nhưng họ không chấp nhận làm việc chân tay như cắt cỏ, xây dựng nhà cửa hay ở những nông trại.
      Trong hãng xưởng kỷ nghệ như xe hơi, máy móc được trả lương khoảng $15 đô một giờ cộng benefit đầy đủ, nhưng họ cũng than cực khổ mà lương không nhiều, chán quá, nghỉ ở nhà ăn thất nghiệp rồi. . .nhậu.
      Hết tiền thất nghiệp, chạy kiếm job khác vài tháng rồi tình trạng củ lại tái diễn, với khả năng như vậy nhưng họ muốn làm boss với số lương vài trăm ngàn một năm thì bao giờ giấc mơ Mỹ của họ có thể thành sự thật?

      Dân Việt mình con nhà nghèo nên cực khổ cỡ nào cũng ráng vượt qua để sống còn.

      Nói chung dân Mỹ giới nào cũng thua dân Việt:

      Dân Mỹ lao động không chịu cực khổ bằng dân Việt tị nạn cộng sản nên vẫn nghèo.

      Dân Mỹ. . .liều lâu lâu chơi cái nhà bank kiếm chút cháo, không bằng dân Việt Cộng cướp “đại trà”, cướp toàn quốc, cướp xuyên quốc gia nên giàu sụ.

Leave a Reply to HN