WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quản lý ngoại hối, vấn đề nan giải?

Một nền kinh tế mở không phải là một thành phố mở. Chúng ta không thể không xác lập chủ quyền tiền tệ quốc gia và thực thi một biện pháp quan trọng của nó là quản lý ngoại hối, tăng cường tích lũy và quản lý hiệu quả dự trữ quốc gia.

Chúng ta có một nền kinh tế mở và có một độ hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ trọng cao của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP. Nhưng một nền kinh tế mở không phải là một thành phố mở. Chúng ta không thể không xác lập chủ quyền tiền tệ quốc gia và thực thi một biện pháp quan trọng của nó là quản lý ngoại hối, tăng cường tích lũy và quản lý hiệu quả dự trữ quốc gia.

Một trong những vấn đề nan giải của quản lý ngoại hối hiện nay là tình trạng đôla hóa nền kinh tế, tình trạng này dường như vẫn đang tiếp tục phát triển và chưa thấy điểm dừng.

Đôla hóa rõ ràng đi ngược lại với việc xác lập chủ quyền tiền tệ, nhưng giải quyết vấn đề đôla hóa như thế nào vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt. Theo nhận định của nhiều người, trong điều kiện hiện nay, sống chung hòa bình với đôla hóa xem ra cũng có những mặt tích cực của nó.

Trên thực tế, nếu không có đồng đôla trong lưu thông, các hoạt động kinh tế trong khu vực tư khó mà phát triển để có những đóng góp quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, vì khu vực này vốn là khu vực kém ưu tiên nhất trong việc tiếp cận các khoản tín dụng cần thiết từ hệ thống ngân hàng.

Sự hiện diện dồi dào của đồng đôla trong nền kinh tế cũng đóng góp phần vào việc ổn định giá trị đồng bạc Việt Nam trong nhiều thập niên qua tuy rằng chính nó cũng là thủ phạm nâng cao tỷ giá của đồng bạc, làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.

Đôla hóa đe dọa chủ quyền tiền tệ

Tình trạng đôla hóa của nền kinh tế nước ta có thể đã xảy ra ngay từ trước khi nước ta bắt đầu mở cửa và trở nên phổ biến sau khi nền kinh tế trải qua thời kỳ lạm phát nghiêm trọng vào cuối thập niên 1980 khiến đồng đôla Mỹ trở thành một phương tiện dự trữ giá trị đáng tin cậy trước một đồng bạc Việt Nam đang suy yếu.

Có nhiều nguyên nhân xa gần dẫn đến tình trạng đôla hóa, đầu tiên là chủ trương vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước cho phép các đơn vị xuất nhập khẩu được tự cân đối ngoại tệ, một chủ trương nhằm mục tiêu khuyến khích xuất khẩu nhưng kết quả đạt được lại là một tình trạng nhập siêu kéo dài do ngành xuất nhập khẩu có xu hướng ngốn ngoại tệ nhiều hơn làm ra, và thường xuyên găm giữ ngoại tệ mỗi khi khan hiếm vì hiểu một cách sai lầm rằng ngoại tệ do họ kiếm được là của họ.

Chính sách khuyến khích kiều hối cho phép người nhận kiều hối bằng ngoại tệ mặt hoặc mở tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại và được rút tiền bằng ngoại tệ mặt cũng là một trong những nguyên nhân chính.

Một ước tính không chính thức cho thấy trong thời gian qua, lượng kiều hối từ các nước đổ về Việt Nam lên đến con số tương đương 43 tỉ USD.

Với một lượng tiền đôla mặt rất lớn trong nền kinh tế và có xu hướng ngày càng tăng, thanh toán bằng ngoại tệ ngoài hệ thống ngân hàng được mặc nhiên thừa nhận dù quy định chính thức không cho phép. Ngay cả yêu cầu cấm định giá hàng hóa, dịch vụ trong nước bằng ngoại tệ – một biện pháp rất nhẹ nhàng – cũng không được doanh nghiệp và người dân triệt để chấp hành. Du khách nước ngoài và cả người dân trong nước vẫn có thể thanh toán trực tiếp bằng đồng đôla mặt tiền thuê phòng, tiền ăn và mua hàng hóa, sản phẩm tại khách sạn, nhà hàng và các trung tâm mua sắm trên toàn quốc.

Tín dụng bằng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng được hợp thức hóa như một giải pháp giúp doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, dù rằng không phải doanh nghiệp nào cũng được vay.

Hậu quả là sau hơn 20 năm, hiện tượng đôla hóa đã tạo nên việc phân hóa nền kinh tế thành hai nhóm lợi ích: một nhóm đặc quyền được tiếp xúc không hạn chế với ngoại tệ và một nhóm không có đặc quyền này. Sự phân hóa này đang làm giãn rộng khoảng cách giàu nghèo trong nền kinh tế nước ta.

Những nhà phân tích kinh tế trong và ngoài nước đã nhiều lần cảnh báo về mặt trái của hiện tượng đôla hóa, nhất là tác động của nó trong việc vô hiệu hóa các biện pháp kinh tế vĩ mô. Làm sao chúng ta có thể thành công trong việc khuyến khích, nâng đỡ sản xuất trong nước, giải quyết nạn ứ đọng và giảm giá hàng nội địa, giải quyết nạn thất nghiệp trong nỗ lực khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu vừa qua, khi mà đồng đôla cứ liên tục bơm hàng lậu với giá rẻ mạt qua biên giới?

Làm sao chúng ta có thể hỗ trợ hiệu quả cho nhà xuất khẩu, khắc phục tình trạng nhập siêu kéo dài hàng thập niên, khi mà sự hiện diện không thể kiểm soát của đồng đôla trong nền kinh tế cứ thường xuyên đội tỷ giá đồng bạc Việt Nam lên cao?

Hãy so sánh đồng bạc của ta và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Từ khi mở cửa nền kinh tế, đồng nhân dân tệ luôn luôn được định giá thấp và cho đến ngày hôm nay vẫn tiếp tục được định giá thấp mặc cho áp lực của các cường quốc kinh tế như Mỹ và EU yêu cầu nâng giá nhân dân tệ, trong khi suốt thời gian đó đồng bạc Việt Nam luôn luôn được định giá cao.

Cách đây nhiều năm, David Dapice, giáo sư kinh tế Đại học Harvard, đã từng nhận định: “Tỷ giá hối đoái (của đồng bạc Việt Nam) quá mạnh gây sức ép rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp và công nghiệp” và khiến cho “nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn và phải chịu thua lỗ”. Nhận định này vẫn còn đúng đối với tình hình hiện nay.

“Ngoại tệ” không của riêng ai

Không một nước có chủ quyền tiền tệ nào lại có thể làm ngơ đối với tình trạng đôla hóa nền tiền tệ nước mình trong lâu dài. Thời gian qua, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực nhất định để khắc phục tình trạng này, và gần đây nhất là biện pháp yêu cầu doanh nghiệp kết hối.

Tuy nhiên, nếu ý chí và nỗ lực từ phía các nhà lãnh đạo tiền tệ quốc gia là rất quan trọng, sự hợp tác tự giác của doanh nghiệp và người dân trong hành động giải trừ đôla hóa vì lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân là thực sự cần thiết và mang tính chất quyết định.

Hãy lấy ví dụ về trường hợp kết hối. Kết hối là một yêu cầu đơn giản nhất của biện pháp quản lý ngoại hối thể hiện chủ quyền tiền tệ quốc gia – doanh nghiệp thu được ngoại tệ từ hoạt động thương mại hay dịch vụ với nước ngoài phải nhượng lại số ngoại tệ đó cho các ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại hối (authorized exchange banks) và các ngân hàng này sẽ nhượng số ngoại tệ này cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định – cũng gặp không ít những ý kiến phản bác cho rằng đó là một hành động “cưỡng bức” doanh nghiệp, với suy nghĩ hẹp hòi rằng số ngoại tệ đó thuộc sở hữu của doanh nghiệp, mà không thấy rằng số ngoại tệ đó thực sự là của cả nền kinh tế quốc dân.

Chúng ta cần hiểu rằng, người công nhân đổ mồ hôi – và có khi cả máu – trong các nhà máy, người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời trên các ruộng đồng, người ngư dân vượt phong ba bão táp và đánh đổi cả mạng sống, cả tài sản trên biển cả cũng phải được hưởng phần xứng đáng của mình đối với đồng ngoại tệ làm ra. Đường sá, cầu cống, điện nước, viễn thông… cần ngoại tệ để chỉnh trang mở rộng. Và không phải chỉ có nhu cầu kinh tế: cộng đồng dân tộc cần an sinh phúc lợi, xã hội cần an ninh, trật tự, đất nước cần được phòng vệ, con em chúng ta cần được giáo dục – đào tạo, người già, người bệnh cần được chăm sóc, chữa bệnh…

Nhưng nói đi cũng cần nói lại. Yêu cầu kết hối chưa được các doanh nghiệp hưởng ứng tự nguyện còn do chính sách tỷ giá và quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước có nhiều điều bất cập và còn phân biệt đối xử, như tỷ giá mua USD thấp khiến doanh nghiệp xuất khẩu cảm thấy bị thiệt thòi, doanh nghiệp và cá nhân bán ngoại tệ rồi không mua lại được khi có nhu cầu, tỷ giá đồng Việt Nam không ổn định…

Đây là một vòng lẩn quẩn: chúng ta không thể có một chính sách tỷ giá phù hợp, phục vụ lợi ích của nền kinh tế như khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, khuyến khích đầu tư… nếu chúng ta không có điều kiện tập trung quản lý ngoại hối và tăng cường tích lũy khối dự trữ ngoại tệ quốc gia, tức là chấm dứt thành công tiến trình đôla hóa. Nhưng chúng ta cũng không thể tăng cường khối dự trữ ngoại tệ quốc gia, quản lý ngoại hối tốt và đẩy lùi tiến trình đôla hóa nếu chúng ta không mạnh dạn thực hiện một chính sách tỷ giá phù hợp, thực tế và công bằng.

Vòng lẩn quẩn chỉ có thể được cắt đứt bằng lưỡi dao sắc bén của ý thức chung tôn trọng chủ quyền tiền tệ quốc gia. Chủ quyền đó đòi hỏi rằng trong nước Việt Nam chỉ được lưu hành một đồng bạc duy nhất, đó là đồng bạc Việt Nam.

Đồng đôla hay bất cứ ngoại tệ nào khác mà công dân có được từ bất cứ nguồn nào phải được nhượng lại cho Ngân hàng Nhà nước theo một tỷ giá được áp dụng thực tế, công bằng, đảm bảo quyền lợi của người nhượng tệ và khi họ cần mua lại để sử dụng theo nhu cầu hợp pháp, cũng phải được Ngân hàng Nhà nước nhượng lại – thông qua hệ thống ngân hàng thương mại được phép – theo một tỷ giá đảm bảo ổn định. Ngoại tệ không của riêng ai, mà là của cả nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước chỉ thay mặt Nhà nước đảm nhận trọng trách quản lý khối ngoại tệ này nhằm phục vụ một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất cho nền kinh tế quốc dân, cũng tức là cho mọi người dân.

Tác giả Huỳnh Bửu Sơn (Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)

1 Phản hồi cho “Quản lý ngoại hối, vấn đề nan giải?”

  1. A Lúi says:

    A Lúi. Thằng nào mang ngoại tệ đi bán cho nhà nước tức là xúi cho con gái mình đi xuống Đồ Sơn làm ca ve ngay. Còn nếu có con trai thì đi ăn mày. Nói gì mà ngu thế. Không giữ ngoại tệ thì giữ ”rác Việt” trong nhà làm gì?

Phản hồi