WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vụ Mỹ Lai: Người tốt bụng cuối cùng đã qua đời

Trong chuyến trở lại Việt Nam năm 1998, kỷ niệm 30 năm sau vụ thảm sát, Colburn (phải) và Thompson (trái) ghé thăm một trường tiểu học ở Mỹ Lai (Ảnh Claro Cortes/Reuters)

Trong chuyến trở lại Việt Nam năm 1998, kỷ niệm 30 năm sau vụ thảm sát, Colburn (phải) và Thompson (trái) ghé thăm một trường tiểu học ở Mỹ Lai (Ảnh Claro Cortes/Reuters)

Ông Lawrence Colburn, người xạ thủ phi hành cùng hai đồng đội tìm cách ngăn chận cuộc thảm sát ở Mỹ Lai trong chiến tranh Việt Nam đã qua đời hôm 13 vừa qua tại tiểu bang Georgia vì ung thư gan, thọ 67 tuổi.

Ông là người cuối cùng trong nhóm ba quân nhân phi hành cố gắng ngăn chận vụ giết người hàng loạt này.
Khi vụ thảm sát Mỹ Lai trong tỉnh Quảng Ngãi xảy ra vào ngày 15 tháng 3 năm 1968, Colburn mới 18 tuổi, nhập ngũ được một năm.

Hai đồng đội của anh, Chuẩn úy phi công Hugh Thompson và Hạ sĩ cơ khí viên phi hành Glenn Andreotta, cũng xấp xỉ tuổi anh. Cả ba bay trên chiếc trực thăng trinh sát OH-23 Raven của Lục quân do Thompson lái. Cả ba thi hành nhiệm vụ cách xa quê nhà của họ cả nửa vòng trái đất, tại một đất nước xa lạ mà có lẽ trước khi đến, họ không biết nằm đâu trên bản đồ thế giới.

Chuẩn úy Thompson qua đời năm 2006 tại tiểu bang Louisiana, cũng vì gan, thọ 62 tuổi. Hạ sĩ Andreotta hy sinh tại mặt trận Quảng Ngãi 3 tuần lễ sau vụ Mỹ Lai, khi đó, anh mới 20 tuổi.

Vụ Mỹ Lai được xem là vết nhơ trong quân sử Hoa Kỳ, tạo ra nhiều tranh cãi trong dư luận Mỹ, và là một trong những nguyên nhân gây chấn thương tâm lý cho những người Mỹ cầm súng chiến đấu cho quốc gia.

Tóm tắt vụ việc

Vào ngày hôm đó, 15 tháng 3 năm 1968, Thiếu úy William Calley, trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội C, Tiểu đoàn 1, Sư đoàn 23 Bộ binh nhận được lệnh tấn công vào làng Mỹ Lai thuộc xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chỉ thị mà anh nhận được là tiêu diệt địch quân, và trong làng bây giờ toàn là Việt cộng vì những người không theo Cộng sản đã di tản. Súng nổ và nhà cửa bị đốt.

Sáng hôm đó, như thường lệ, trực thăng của Chuẩn úy Thompson — có Hạ sĩ Colburn và Hạ sĩ Andreotta phía sau — bay ngang qua Mỹ Lai trong một phi vụ trinh sát như mọi ngày. Khi thấy có một số thường dân Việt Nam bị thương phía dưới, họ lấy trái khói màu đánh dấu địa điểm để các đơn vị cứu thương của Mỹ đến giúp.

Một lúc sau bay vòng lại chỗ đó, họ thấy chẳng những số thường dân lúc nãy không được cứu mà đã bị giết.
Thấy có chuyện bất thường, Chuẩn úy Thompson quyết định phải ra tay, dù kết quả có thế nào chăng nữa.
Đầu tiên, Thompson đáp xuống gần một con đê, nơi có một chục phụ nữ và trẻ em đang ẩn nấp, có một lính Mỹ đứng canh. Thompson yêu cầu người lính canh giúp đỡ các thường dân Việt Nam này, anh lính đồng ý nhưng khi trực thăng cất cánh trở lại thì anh lính Mỹ đó xả súng bắn chết những người Việt Nam.

Sau đó, tử trên trực thăng, phi hành đoàn của Thompson nhìn thấy một nhóm thường dân Việt Nam nấp trong một căn hầm và một toán lính Mỹ đang tiến về phía hầm.

Một lần nữa, Thompson lại đáp xuống cản đường toán lính, dặn Colburn và Andreotta bảo vệ mình. Anh nói với người thiếu úy chỉ huy toán lính anh sẽ đích thân đưa đám người Việt đến chỗ an toàn và nếu toán lính bắn anh, Colburn và Andreotta sẽ bắn lại. Kết quả, anh đã di tản được chục người Việt.

Sau này, Colburn nói với đài PBS, trong tình huống khó xử khi đó, “chuyện đầu tiên là tôi nghĩ đến mẹ tôi. Má ơi, làm sao cứu con ra khỏi chỗ này. Nhưng khi định thần lại, tôi nghĩ nếu má tôi có mặt ở đó, bà cũng muốn tôi làm những gì mà Thompson đang làm.”

Tổng cộng có từ 350 đến 500 người Việt Nam bị giết, theo nhiều nguồn khác nhau, gồm cả người già, phụ nữ, trẻ em; trong đó trung đội của Calley bị tố giác giết 109 người và cá nhân Calley bị kết tội cố sát 22 người.

Lục quân Mỹ lúc đầu tìm cách ém nhẹm vụ việc vì sợ mang tiếng, nhưng một số người trong cuộc đã gửi thư tố cáo với nhà chức trách, báo chí vào cuộc, dư luận bàn tán… hơn một năm sau đó, các vụ xử trước tòa quân sự bắt đầu. Có 26 quân nhân bị mang ra xử, trong đó nổi bật nhất là Thiếu úy Calley. Nhiều nhân chứng được mời ra khai, trong đó có Thompson và Colburn.

Trước tòa, các binh sĩ trong trung đội của Calley có những lời khai bất nhất. Người thì nói chính Calley ra lệnh giết hết, người thì nói không có lệnh đó, người thì viện dẫn tu chính án số 5, không ai bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình.

Calley khai mình chỉ làm theo lệnh của cấp chỉ huy trực tiếp, Đại úy Ernest Medina nhưng ông đại úy này nói rằng mình chỉ ra lệnh giết binh sĩ của đối phương.

Sau 79 giờ nghị án, vào ngày 29 tháng 3 năm 1971, bồi thẩm đoàn gồm 6 người, trong đó có 5 người đã phục vụ tại Việt Nam, tuyên bố Calley có tội. Hai ngày sau, tòa tuyên án Calley tù chung thân và đưa đi giam tại quân lao hắc ám nhất của quân đội Mỹ.

Dư luận Mỹ nhao nhao lên trước bản án. Kết quả thăm dò qua điện thoại cho thấy 79% người được hỏi không đồng ý với bản án, 81% cho rằng bản án quá nặng cho Calley, và 69% cho rằng Calley đã bị đưa ra làm con dê tế thần.
Cuối cùng, Calley chỉ bị ba năm quản chế và được Tổng thống Nixon ân xá vào năm 1974.

Đoạn kết câu chuyện

Vụ Mỹ Lai đi kèm với cái tên Calley gây chia rẽ cho dân Mỹ lúc bấy giờ với hai phe bênh chống.

Ông Chae Myung Shin, Hội trưởng hội cựu quân nhân Mỹ tham chiến tại Triều Tiên nói rằng Calley muốn trả thù cho những cái chết của binh sĩ dưới quyền và trong chiến tranh, đó là chuyện tự nhiên.

Đại tá Harry Summer, một chiến lược gia quân sự có uy tín, nói rằng cả Calley lẫn Medina nên bị treo cổ, lấy xác xuống đem đi thiêu, hài cốt nên được đặt “trước cổng trại Fort Benning, trường sĩ quan bộ binh đã đào tạo hai ông, như một lời nhắc nhở cho những ai đi ngang qua cổng phải biết những gì mà một sĩ quan bộ binh phải làm.”
Cựu Thiếu úy Calley, trong thời hạn quản chế, làm nhân viên tại cửa hàng bán nữ trang của người cha tại thành phố Columbus, tiểu bang Georgia. Qua năm 1975, ông dời về thành phố Atlanta trong cùng tiểu bang để sống với người con trai, và đã ly dị vợ.

Ông từ chối mọi phỏng vấn của báo chí, nhưng tháng 10 năm 2007, ông nhận lời phỏng vấn với tờ Daily Mail của Anh với điều kiện phải chi cho ông 25.000 đô la và chỉ nói chuyện trong vòng 1 tiếng. Khi đến chỗ hẹn và không thấy tiền, Calley bỏ về.

Ngày 19 tháng 8 năm 2009, khi đến Columbus nói chuyện tại hội Kiwanis, một tổ chức của những người tình nguyện phục vụ cộng đồng và trẻ em, Calley đã phát biểu những lời sau đây:

“Không một ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận về những gì đã xảy ra tại Mỹ Lai. Tôi cảm thấy tội cho những người Việt Nam bị giết, tội cho gia đình họ, tội cho các binh sĩ Mỹ đã can dự và gia đình họ. Tôi rất hối hận… Nếu quý vị hỏi tôi tại sao không cãi lại khi tôi nhận được lệnh, thì tôi phải nói rằng lúc đó tôi chỉ là một thiếu úy nhận lệnh của cấp chỉ huy và tôi tuân lệnh – một cách ngu xuẩn, tôi đoán vậy.”

Chuẩn úy phi công Thompson, người tốt bụng thứ nhất, trong nhiều năm trời sau vụ xử Calley, đã nhận được đủ thứ lời khen chê của thiên hạ.

Có người gọi ông đã bán đứng bạn đồng ngũ, có người nói lẽ ra ông mới là người đáng bị mang ra xử.

Đại tá Tom Kolditz, chuyên viên nghiên cứu của quân đội Mỹ xem ông là một tấm gương cho các thế hệ quân nhân Mỹ trong tương lai. Ông nói: “Có nhiều người hiện nay còn đi đứng được là nhờ Thompson. Không phải chỉ riêng người ở Việt Nam mà còn là những người vẫn còn lảm chủ được mình khi gặp tình huống khó khăn, bởi vì họ đã nghe được câu chuyện của Thompson. Chúng ta có thể chẳng bao giờ biết được có bao nhiêu người đã được ông ta cứu sống.”

Qua những gì đã trải nghiệm, Thompson đã bị chấn thương tâm lý, nghiện rượu, ly dị và khi ngủ hay gặp ác mộng. Ông tiếp tục ở trong Lục quân đến tháng 11 năm 1983. Sau hi giải ngũ với cấp bậc đại úy, ông vẫn bay cho các công ty tư nhân ở miền đông nam Hoa Kỳ và qua đời năm 2006, lúc 62 tuổi, ung thư gan.

Xạ thủ phi hành Colburn, người tốt bụng thứ nhì, sau khi giải ngũ làm nhiều ngành nghề. Ban đầu là đánh bắt cá ở Alaska, sau đó là quản lý một cửa hàng trong một khu nghỉ dưỡng, và cuối cùng là điều hành một doanh nghiệp cung cấp vật dụng y khoa.

Mấy chục năm sau Mỹ Lai, ông thỉnh thoảng vẫn năm mơ thấy lại những gì mình chứng kiến tại đó.

Ông ra đi để lại bà vợ cùng chung sống với ông trong 31 năm, và một con trai. Hai mẹ con đang sống tại thành phố Canton, tiểu bang Georgia.

Hạ sĩ cơ khí viên phi hành Andreotta, người tốt bụng thứ ba, như đã nói ở trên, hy sinh tại mặt trận Quảng Ngãi trong vòng 3 tuần lễ sau vụ Mỹ Lai. Lúc bấy giờ, ngày 8 tháng 4 năm 1968, chiếc trực thăng trinh sát loại OH-23 do Trung úy Barry Lloyd lái – có anh làm xạ thủ, Hạ sĩ nhất Charles Dutton làm cơ khí viên phi hành – có nhiệm vụ dẫn hai chiếc trực thăng vũ trang đi tấn công Việt cộng.

Andreotta là người đầu tiên trúng một viên đạn súng nhỏ từ dưới đất bắn vào đầu, chết tại chỗ, kết thúc tour phục vụ lần thứ nhì tại Việt Nam của anh. Kế tiếp, bộ phận điều khiển cánh quạt của chiếc trực thăng trúng đạn phòng không 12 ly 7, bốc cháy và rơi xuống đất. Hạ sĩ nhất Dutton đang lăn lộn vì phỏng xăng máy bay thì bị một tay súng Việt cộng chạy tới bắn chết và rút đi. Trung úy Lloyd bất tỉnh nên địch quân tưởng chết, sau đó một trực thăng loại UH – 1 bay đến cứu viên phi công đưa về Chu Lai. https://en.wikipedia.org/wiki/Glenn_Andreotta
30 năm sau vụ Mỹ Lai, vào năm 1998, hai người tốt bụng còn sống và một người tốt bụng đã chết được tặng và truy tặng Soldier’s Medal, huy chương được Quân lực Mỹ trao những ai có hành vi anh hùng trong lúc giao tranh thực sự với đối phương.

Và cũng kỷ niệm 30 năm, Thompson và Colburn rủ nhau về thăm lại Mỹ Lai, mong giải tỏa được những áy náy trong lòng, lương tâm được thanh thản. (Ảnh)

Bài học Mỹ Lai

Cũng giống như các cuộc chiến tranh khác, một trong những bài học của Mỹ Lai, hay đúng ra là một câu hỏi, là khi cấp dưới thi hành lệnh của cấp trên thì có tội hay không, và nếu có tội thì đó là tội của cấp dưới hay của cấp trên?
Ở đây, các binh sĩ làm theo lệnh của trung đội trưởng Calley, và Thiếu úy Calley nghe lệnh của Đại úy Medina.

Trong Thế Chiến 2, sau khi Đức Quốc Xã thua trận, phe Đồng Minh chỉ mang các ông tướng của Hitler ra xử trước tòa Nuremberg, còn cấp tá úy còn lại đều về nhà đuổi gà, vui thú điền viên, trở thành “người tử tế”. Có lẽ vì vậy mà bên thắng bên thua quên hết hận thù chẳng bao lâu sau đó.

Sau 30 tháng 4 năm 75, Hà Nội nhốt hết sĩ quan, không chừa ai, tất cả đều được cho là có nợ máu với nhân dân, cách mạng đã tha chết là may mắn lắm rồi, khoan hồng lắm rồi. Có lẽ vì vậy mà đến giờ vẫn khó nói đến chuyện hòa giải.

Bài học kế tiếp, trong phe “ác” cũng có người tốt người xấu, có âm có dương, có hắc có bạch chứ không phải lúc nào cũng ta thắng địch thua, ta luôn luôn có chính nghĩa, địch luôn luôn là đồ bỏ.

Có đúng là Thiếu úy Calley và binh sĩ trung đội ông là những người khát máu, ác độc, mất nhân tính hay không? Hoặc là những ngày trước đó, họ đã bị quấy rối, bắn tỉa, ném lựu đạn… làm chết mấy bạn đồng ngũ khiến họ điên tiết lên?

Người Cộng sản hay phân biệt “hiện tượng” và “bản chất” thì đây. Người ta chỉ nhìn thấy “hiện tượng” là Tướng Không-quân-làm-cảnh-sát Nguyễn Ngọc Loan giương súng bóp cò vào đầu đặc công Nguyễn Văn Lem, bí danh Bảy Lốp, rồi la làng tướng miền Nam dã man quá. Không ai nghĩ đến “bản chất” là mấy hôm trước đó, tổ đặc công của Bảy Lốp đã hành quyết 7 cảnh sát viên miền Nam và gia đình họ, là những thuộc hạ của tướng Loan.

Eddie Adams, người đã chụp ảnh này, viết: “Ông tướng giết người Việt cộng; tôi giết ông tướng bằng máy ảnh của tôi. Ảnh đứng yên một chỗ là thứ vũ khí giết người mạnh nhất thế giới. Người ta tin những ảnh này; nhưng ảnh từng không nói lên sự thực…”

Adams hỏi những người Mỹ: “Bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông tướng vào thời khắc đó, vào địa điểm đó, vào lúc súng nổ loạn xạ đó; và bạn tóm được kẻ xấu đó sau khi hắn đã hạ gục một, hai hoặc ba lính Mỹ?”

Chiến tranh là chuyện giữa những người cầm súng với nhau. Một trong những quy luật của chiến tranh là không được giết người không có một tấc sắt trong tay, nhất là khi người đó là người già cả, phụ nữ và trẻ em.

Nhưng khi phụ nữ và trẻ em bị đối phương dùng làm bia đỡ đạn trong lúc tấn công hoặc rút đi thì sao? Một tổ chức theo chủ nghĩa “bách chiến bách thắng” rất vô tư nặn ra cây đuốc sống Lê Văn Tám; rất vô tư bán bãi lấy vàng, đẩy người người dân ra giữa đại dương chập chùng; rất vô tư để người dân “tự tử” trong đồn công an… thì chuyện dùng phụ nữ và trẻ em làm bia đỡ đạn chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ.

Đạo đức trong chiến tranh thường đứng về phía phụ nữ và trẻ em, vì thế khi sử dụng phụ nữ để đánh bom tự sát thường gây bất ngờ, ít bị chú ý theo dõi, và tăng hiệu quả tuyên truyền,  và mới đây nhất, một cậu bé 12 tuổi gốc Iraq đã bị cảnh sát Đức bắt về tội định cho nổ quả bom tự tạo nhân dịp Giáng Sinh.

Sau cùng, chẳng biết có phải vì những oan hồn Mỹ Lai báo oán hay không mà thỉnh thoảng nước Mỹ vẫn có những kẻ bỗng nhiên khơi khơi nổ súng giết cả mấy chục người qua đường hoặc đứng lớ ngớ gần đó, chỉ vì những lý do thật là điên khùng, vô duyên hết chỗ nói?

ĐCV tổng hợp

© Đàn Chim Việt

8 Phản hồi cho “Vụ Mỹ Lai: Người tốt bụng cuối cùng đã qua đời”

  1. Dân việt says:

    khoảng tháng 4/1975 cộng sản pháo kích vào sân bay BH nhưng trái pháo rơi trúng nhà dân thường khiến người chết la liệt sao không thấy ai xin lổi dân?

  2. noileo says:

    Công an cộng sản & bộ đội cộng sản, bộ phận chuyên đàn áp người dân, già & trẻ & nam & nữ, hoạt động vì dân chủ, vì nhân quyền, đặc biệt là thành phần công an & bộ đội hồ chí minh được lệnh phục vụ liên minh quan quyền cộng sản + chủ đầu tư đi cướp đất của nhân dân, mà đảng viên cộng sản chân chính Trọng, Quang, Phúc, Ngân gọi là “cưỡng chế đất”, cần phải hoc tập và làm theo viên thiếu úy đế quốc Mỹ THompson, cần biết sẵn sàng chống lại lệnh đánh dân & giết dân, ngăn cản đồng chí giết hại dân lành, không hoc tập và làm theo hồ chí minh the serial killer tàn ác phản quốc bán nứoc, không bắt chước Calley mù quáng tuân lệnh cấp trên

  3. MAI NGÀN says:

    TỘI ÁC

    Con người khi giết người
    Là gây ra tội ác
    Dầu giết vì lẽ gì
    Thực chất đều tội ác

    Dẫu kẻ giết là ai
    Hay giết ai cũng vậy
    Vì chết không sống lại
    Thành tội ác còn hoài

    Mục đích không biện minh
    Chút nào cho phương tiện
    Khi phương tiện đã ác
    Mục đích đâu còn thiện

    Trừ trường hợp chiến tranh
    Hay bởi do tự vệ
    Tức là tự vệ chung
    Hay tự vệ đơn lẻ

    Giết người trường hợp đó
    Chỉ là chẳng đặng đừng
    Nhưng giết xong cần hối
    Nước mắt cần rưng rưng

    Song giết người theo lệnh
    Lại là kiểu dây chuyền
    Quân nhân không phản lệnh
    Vốn vẫn điều tự nhiên

    Vậy tội lỗi ở đây
    Ai là người quyết định
    Chính là người ra lệnh
    Đâu phải kẻ thi hành

    Chuyện đời đơn giản thế
    Nhân văn của đời thường
    Nó trong như không khí
    Đừng mờ tối tuyên truyền

    Giết người luôn sai trái
    Cứu người luôn nhân văn
    Giết người vô tự vệ
    Quả tội ác nào bằng

    Đó con người trong sáng
    Phải theo lẽ công bằng
    Phân minh từng trường hợp
    Không thể cứ nhập nhằng

    Nên phản lệnh giết người
    Vì thấy điều vô lý
    Mới là kẻ anh hùng
    Không thể đem ra trị

    Anh hùng luôn đáng khen
    Vì trách nhiệm lý trí
    Đó những kẻ can đảm
    Những con người nhân văn

    SẮC NGÀN
    (20/12/16)

  4. Hoa Sơn says:

    Xin góp ý với tác giả bài này, quân đội Hoa kỳ không có cấp bật chuẩn úy nha.

    • Haile says:

      Quân-lục Hoa-kỳ có Cấp-bậc “Chuẩn-úy” Cố-vấn tham-mưu về ngành nghề chuyên-biêt như Hóa-học, Chất độc…….

    • UncleFox says:

      Gửi Hoa Sơn để tham khảo,

      _”Ngoài ra, tất cả các quân chủng trừ Không quân Hoa Kỳ có cấp bậc chuẩn úy đang sử dụng. Trên cấp bậc chuẩn úy 1 (warrant officer one) các quân nhân này có thể được xem là cấp sĩ quan, nhưng thường phục vụ trong một vai trò chuyên nghiệp và kỹ thuật của đơn vị mình. Tuy nhiên gần đây hơn, các quân nhân này cũng có thể phục vụ trong những vai trò lãnh đạo truyền thống hơn như các sĩ quan thông thường khác. Có một ngoại lệ đáng ghi nhận, thí dụ như các phi công trực thăng của Lục quân Hoa Kỳ, những quân nhân này thông thường đã có mặt trong quân đội và từng phục vụ trong vai trò các hạ sĩ quan cao cấp trong ngành mà mình sau đó sẽ phục vụ với cấp bậc chuẩn úy với tư cách là chuyên viên kỹ thuật. Đa số các phi công Lục quân Hoa Kỳ đã từng phục vụ một thời gian trong cấp bậc hạ sĩ quan. Cũng có thể họ đã từng đăng vào tân binh, hoàn thành khóa huấn luyện căn bản, rồi đi thẳng vào trường ứng viên chuần úy tại Trại Rucker, Alabama để sau đó tiếp tục học lái phi cơ.

      Cấp bậc chuẩn úy trong Quân đội Hoa Kỳ có cùng tập tục và tác phong giống như cấp bậc sĩ quan. Họ có thể tham dự các câu lạc bộ sĩ quan, nhận vai trò chỉ huy, và được các quân nhân cấp chuẩn úy dưới bậc và toàn thể hạ sĩ quan binh sĩ chào khi gặp mặt.

      Không quân Hoa Kỳ không còn sử dụng cấp bậc chuẩn úy từ năm 1959 khi bậc lương E-8 và E-9 ra đời. Đa số các nhiệm vụ không bay do các quân nhân cấp chuẩn úy đảm nhiệm trong các quân chủng khác được Không quân Hoa Kỳ thay thế bằng các quân nhân hạ sĩ quan cao cấp…” (Wikipedia)

      • Hoa sơn says:

        Xin trao đổi với Unclefox,

        Theo tôi hệ thống cấp bậc của VNCH và của Hoa kỳ khác nhau, nên quân đội HK không có cấp bậc tương đương với cấp bậc chuẩn úy của quân đội VNCH. Nê’u dịch Warrant Officer là chuẩn úy càng không tương xứng vê` y’ nghĩa.

        1. Warrant officer: la` một sĩ quan kỹ thuật hay là một chuyên viên có hiểu biết sâu vê` một ngành nào đó trong quân đội. Warrant officer thường không phải là sĩ quan tác chiến, ngoại trừ những phi công lái trực thăng chiến đấu. Cấp bậc thấp nhất là W-1 và cao nhất là W-5. Nếu dịch W-1 là chuẩn úy thì W-2, W-3, W-4…là gì ??

        2. Khi tô’t nghiệp từ trường võ khoa Thủ Đức, khóa sinh mang câ’p bậc chuẩn úy. Nê’u tô’t nghiệp từ võ bị Đà Lạt thì được mang lon thiếu úy. Chuẩn úy là cấp bậc sĩ quan thấp nhất trong QLVNCH. Trong khi đó Second Lieutenant (O-1) (tức là thiếu úy) là cấp bậc sĩ quan thấp nhất trong quân đội HK

        3. QLVNCH đào tạo chuẩn úy cho cả hai ngạch chuyên ngành và tác chiến (commanding officer). Khi thăng chức chuẩn úy sẽ lên thiếu úy, rồi trung úy…etc. Một Warrant officer trong quân đội HK không bao giờ được thăng thành thiếu úy (Second Lieutenant O-1) mà W-1 sẽ thăng thành W-2, W-3…etc.

        Tóm lại quân đội HK có 2 ngạch sĩ quan là Warrant Officer và commisioned officer. Muốn trở thành O-1 ba.n phài là commissioned officer. Khi thăng chức Warrant officer và Commissioned officer mỗi bên thăng theo ngạch của mình. Cho nên không có cấp bậc tương đương cho chuẩn úy trong quân đội HK vì là 2 hệ thống khác nhau. Một ví dụ khác nữa, quân đội các nước CS giữa trung úy và đại úy, giữa trung tướng và đại tướng họ có hàm thượng úy, thượng tá và thượng tướng, vậy những hàm này tương đương với cấp bậc gi` của QLVNCH và quân đội HK.

  5. Nguyễn Kim Nên says:

    Ở đời, khó nhất là giữ được nguyên tắc (nhân đạo, chính nghĩa, lòng can đảm) khi trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, cực kỳ áp lực.

    Ít có hoàn cảnh nào khó khăn, áp lực hơn là những người lính chứng kiến cuộc tàn sát thường dân bởi những đồng đội của chính mình. Tiếp tay với chúng thì đi ngược lại với lương tâm mình. Mà ngăn cản bọn chúng thì có thể mang tội cãi lệnh cấp trên, mang tội phản bội đồng đội, phản quốc … những tội có thể ra tòa án binh, có thể bị kết án chung thân, tử hình.

    Lawrence Colburn, Hugh Thompson và Glenn Andreotta là 3 người anh hùng vĩ đại vì đã vượt qua những áp lực đó để thực hiện nguyên tắc nhân đạo, cứu sống hàng chục, hàng trăm người dân. Hệ thống tòa án và kỹ luật quân sự của nước Mỹ dù không hoàn hảo nhưng cùng đã cố gắng để kết tội những kẻ chịu trách nhiệm trong tội ác này và tuyên dương 3 người anh hùng nói trên. Rất tiếc là những tội ác này vẫn thỉnh thoảng xảy ra, chưa được triệt tiêu trong các hoạt động của quân đội Mỹ sau vụ Mỹ Lai.

Leave a Reply to MAI NGÀN